Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển thể chất thông qua vận động tinh mẫu giáo 4-5 tuổi

Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện cho trẻ ở trường mầm non. Trong đó trò chơi vận động giúp trẻ củng cố và rèn luyện kĩ năng và khả năng vận động cần thiết ở trẻ góp phần rất lớn trong việc phát triển thể chất và tăng cường sự dẻo dai cho trẻ.

“Phát triển vận động tinh cho trẻ” chính là một sự chuẩn bị quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên sự khéo léo, tỉ mỉ, dẻo dai của trẻ. Với những nội dung như: Cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ.

Nhưng thực tế hiện nay đa số trẻ thích leo trèo, chạy nhảy, hoạt động vận động mạnh mẽ, chưa kiên trì chịu khó như: vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón, vê, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối,gập giấy, lắp ghép hình, xé, cắt đường thẳng, tô, vẽ hình, cài, cởi cúc, xâu, buộc dây.

 

pptx30 trang | Chia sẻ: Đức Học | Ngày: 02/03/2024 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển thể chất thông qua vận động tinh mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG 
TRƯỜNG MẦM NON HẢI THƯỢNG 
Chào mừng hội thi GVDG cấp Huyện 
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG 
TRƯỜNG MẦM NON HẢI THƯỢNG 
“ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 
 THÔNG QUA VẬN ĐỘNG TINH 
 MẪU GIÁO 4-5 TUỔI 
Giáo viên trình bày: Nguyễn Thị Hồng Quyên 
“ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT THÔNG QUA VẬN ĐỘNG TINH   MẪU GIÁO 4-5 TUỔI ” 
I . 
II. 
III. 
IV. 
PHẦN MỞ ĐẦU 
NỘI DUNG 
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIÊN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT THÔNG QUA VẬN ĐỘNG TINH. 
KẾT LUẬN 
MỞ ĐẦU 
 PHẦN I. 
LÍ 
DO CHỌN BIỆN PHÁP 
Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện cho trẻ ở trường mầm non. Trong đó trò chơi vận động giúp trẻ củng cố và rèn luyện kĩ năng và khả năng vận động cần thiết ở trẻ góp phần rất lớn trong việc phát triển thể chất và tăng cường sự dẻo dai cho trẻ . 
“ Phát triển vận động tinh cho trẻ” chính là một sự chuẩn bị quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên sự khéo léo, tỉ mỉ, dẻo dai của trẻ. Với những nội dung như: Cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ. 
. “ 
Nhưng thực tế hiện nay đa số trẻ thích leo trèo, chạy nhảy, hoạt động vận động mạnh mẽ, chưa kiên trì chịu khó như: vo , xoáy, xoắn, vặn, búng ngón, vê, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối,gập giấy, lắp ghép hình, xé, cắt đường thẳng, tô, vẽ hình, cài, cởi cúc, xâu, buộc dây . 
Chính vì vậy tôi chọn “ Biện pháp phát triển thể chất thông qua vận động tinh mẫu giáo 4-5 tuổi” tại Trường Mần non Hải Thượng. 
NỘI DUNG 
 PHẦN II. 
BIỆN PHÁP: 
“PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 
THÔNG QUA VẬN ĐỘNG TINH 
 MẪU GIÁO 4-5 TUỔI ” 
Đánh giá thực trạng 
- Giáo viên biết dùng mọi thủ thuật để thu hút trẻ vào trò chơi. 
- Phươ n g tiện đồ dùng dạy học đảm bảo, trẻ hứng thú tích cực. 
- Bố trí các hoạt động tương đối phù hợp. 
- Tỷ lệ trẻ chuyên cần tương đối cao, được làm quen và củng cố thường xuyên nên đã thành hệ thống. 
 - Trẻ còn thụ động, chưa chủ động trong các hoạt động, trẻ chủ yếu làm theo cô. 
 - Phụ huynh còn nặng đến việc học kiến thức của trẻ, mà chưa chú ý đến việc phát triển sự khéo léo, tính kiên trì cho trẻ, luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, nhút nhát, thiếu tự tin không có khả năng chờ đến lượt, các kỹ năng tỉ mỉ, dẻo dai rất hạn chế.  
- Có một số trẻ còn quá hiếu động, một số trẻ nhút nhát nên việc rèn vận động tinh còn gặp khó khăn. 
Thuận lợi: 
Khó khăn: 
TRÌNH BÀY BIỆN PHÁP 
- Để phát triển thể chất thông qua vận động tinh cho trẻ bản thân giáo viên phải nắm vững đặc điểm vận động tinh để từ đó giáo viên có phương pháp dạy trẻ tốt hơn. 
+ Trẻ ở độ tuổi này các nhóm cơ bắp đặc biệt là các nhóm cơ tay và cơ chân đã phát triển nên trẻ có thể định hình được tay trái tay phải, trẻ có thể cầm bút bởi các ngón tay cái và ngón trỏ, đặt trọng tâm lên ngón giữa và tô màu không lem ra ngoài. + Trẻ ở độ tuổi này có thể tự mình rửa tay và lau khô tay, trẻ có thể vẽ được một số hình tam giác, hình vuông mà trẻ thích. 
Giải pháp thứ nhất: Giáo viên nắm vững đặc điểm phát triển vận động tinh cho trẻ 4-5 tuổi.  
Trước hết để lựa chọn trò chơi phù hợp với chủ đề, từng hoạt động, tôi xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động tinh cho trẻ trong một năm học theo từng hoạt động cụ thể có nội dung mang tính giáo dục phát triển vận động tinh, từ đó lồng ghép một số trò chơi mà tôi sưu tầm sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ ở lớp. 
Giải pháp thứ hai: Lên kế hoạch tìm kiếm và lựa chọn trò chơi. 
- Ví dụ: Trò chơi “Lắp ghép   Lego và xây dựng mô hình theo ý trẻ” giúp trẻ cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay. 
- Trò chơi “Tay ai khéo”: giúp trẻ tô hình ảnh các bức tranh và vẽ hình, gập giấy, nặn các chữ cái, đồ chơibiết xé, cầm kéo cắt đường thẳng. 
- Trò chơi “ Trèo lên xuống 5 gióng thang”: giúp trẻ cử động phối hợp tay, chân, mắt. 
Trò chơi “Ai đáng yêu nhất”: giúp trẻ biết cài, cởi cúc, xâu, buộc dây . 
Giải pháp thứ ba: Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng để tổ chức các trò chơi 
Đồ dùng, đồ chơi dạy học là một trong những phương tiện dạy học đạt kết quả cao nhất. Đồ dùng, đồ chơi dạy học hấp dẫn sẽ giúp trẻ nhớ rất lâu những kiến thức mà cô cung cấp nhất là khi trẻ được trực tiếp quan sát, trực tiếp hoạt động, trãi nghiệm với đồ dùng, đồ chơi qua đó giúp trẻ ghí nhớ lâu hơn những kiến thức, kĩ năng mà trẻ được học, được chơi. Vì vậy trước khi tổ chức trò chơi vận động tinh cho trẻ tôi chuẩn bị đồ dùng đầy đủ. 
 Ví dụ tổ chức trò chơi nhằm phát triển vận động tinh cho trẻ: Với chủ đề “Gia đình” tôi chuẩn bị đồ dùng lắp ghép để trẻ ghép những người thân trong gia đình, ngôi nhà, khu vườn... 
Ví dụ với trò chơi “Tay ai khéo” tôi chuẩn bị sáp màu, giấy A4, các loại vỡ có in các hình ảnh và các nét chấm mờ, thủ công, hồ, kéo... 
Ví dụ với trò chơi“Ai đáng yêu nhất”tôi chuẩn bị búp bê, áo búp bê có cài cúc, các loại hột hạt, dây xâu, áo quần cài cúc bằng đồ chơi, các loại dây để trẻ đan tết. 
- Nghiên cứu tài liệu tập san, truy cập Internet tham khảo giáo án, các trò chơi của tiết thi giáo viên dạy giỏi các cấp, ứng dụng công nghệ thông tin để có thêm kinh nghiệm kiến thức mới để áp dụng các trò chơi phát triển vận động tinh cho trẻ vào các giờ dạy trên lớp và mọi lúc mọi nơi . 
- Qua chị em đồng nghiệp trong trường tôi học hỏi chị em đồng nghiệp rất nhiều thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ chuyên đề để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm tổ chức trò chơi. 
Kỹ năng vận động tinh là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải thành thạo để có thể hoạt động linh hoạt nhất. Kỹ năng vận động tinh giúp trẻ có thể tự thực hiện việc chăm sóc bản thân như đánh răng, mặc quần áo. 
Nội dung giáo dục với các loại cử động bàn, tay, ngón tay và cổ tay và mở các ngón tay: Các động tác cong lòng bàn tay vào trong, bởi những điều này giúp phối hợp chuyển động giữa các ngón tay với nhau, từ đó tiến đến kỹ năng quan trọng khác như vẽ, tô hình, cầm đũa, cởi quần áo và nắm 
Phát triển vận động tinh thông qua HĐC có mục đích học tập. 
Giải pháp t hứ tư : Tổ chức các hoạt động 
* Sử dụng biện pháp trò chơi phát triển vận động tinh cho trẻ trong hoạt động học: 
VD: Chủ đề TMN đề tài “những quả bóng xinh” luyện sự khéo léo linh hoạt của các ngón tay ( vo giấy tạo thành quả bóng) 
VD: Chủ đề BT với đề tài “ai đáng yêu nhất” trẻ cài, cởi cúc, xâu, bộc dây nhằm rèn kĩ năng VĐ tinh phát triển sự khéo léo dẽo dai của đôi bàn tay, các ngón tay và sự phối hợp của mắt, tay. 
VD: Chủ đề GĐ với đề tài đôi bàn tay xinh trẻ gấp quạt giấy tặng cho bà, rèn sự dẽo dai phối hợp tay mắt. 
Ví dụ: Tích hợp nặn chữ o,ô,ơ vào HĐ học. Phát triển sự khéo léo của bàn tay. Việc sử dụng ngón tay cái, ngón trỏ và các ngón tay khác với nhau để thực hiện động tác như vo, uốn, gắn, nối... 
Kỹ năng sử dụng song song hai tay: Cho phép trẻ sử dụng cả hai tay cùng một lúc, hỗ trợ cho quá trình thực hiện động tác. 
Kỹ năng sử dụng kéo: Trẻ có thể học cách dùng kéo và kết hợp cách điều khiển sức mạnh tay và phối hợp với mắt. 
- Giờ đón trẻ: Cho trẻ về nhóm chơi cùng chơi đan tết nhằm cử động bàn tay, ngón tay, cổ tay kết hợp tay mắt nhịp nhàng. 
* Lồng ghép vận động tinh để giáo dục phát triển thể chất cho trẻ . 
: 
- Giờ hoạt động góc: Góc là khu vực riêng biệt, trong nhóm chơi trẻ có thể làm việc một mình hoặc theo nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng để trẻ xem xét và khám phá. Tôi có thể làm việc riêng với từng nhóm nhỏ mà không sợ ảnh hưởng đến sự hoạt động tích cực của trẻ ví dụ: Góc nghệ thuật cho trẻ tô màu, tô nét chấm mờ.; Ví dụ góc xây dựng lắp ghép trẻ chơi  trò chơi Lego và xây dựng mô hình theo ý trẻ. 
- Những miếng ghép lego sẽ giúp trẻ có cảm giác, ghi nhớ về hình khối và màu sắc. Khi chơi lego, trẻ không chỉ vận dụng tư duy mà phối hợp các ngón tay, cổ tay, bàn tay để ghép theo những mô hình yêu thích như hình ngôi nhà, khu vườn, trường học, công viên  
 Hoạt động ngoài trời: Các lớp có khu vực chơi riêng biệt ở ngoài sân và được chơi theo từng nhóm nhỏ, ví dụ nhóm chơi trèo thang, nhóm chới với cát nước, nhóm chơi xếp hình bông hoa, hay lắp ghép... 
- Hoạt động chiều: Tôi cho trẻ tô màu tranh theo chủ đề, ôn luyện vỡ toán, chữ cái, tô nối theo hình vẽ, theo nét chấm mờ... 
 - Giờ trả trẻ: Trao đổi với phụ huynh về nội dung giáo dục phát triển vận động tinh khuyến khích phụ huynh cho trẻ lao động tự phục vụ ở nhà như tự mang quần áo, cài cúc áo, đánh răng, trong thời gian ở nhà cho trẻ tiếp xúc với đất nặn, sáp màu để trẻ có kĩ năng cầm bút đưa màu... 
PHẦN III. 
HIỆU QUẢ 
CỦA BIỆN PHÁP 
Sau một thời gian thực hiện với lòng kiên trì, lòng say mê kết hợp với việc sử dụng biện pháp phát triển thể chất thông qua hoạt động tinh một cách linh hoạt. Tôi nhận thấy nội dung mình lựa chọn đạt kết quả trẻ như sau: 
 Trẻ thực hiện tốt các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ một cách khéo léo, dẽo dai, tỉ mĩ. 
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠI NHÓM LỚP 
Nội dung 
Trước khi chưa áp dụng biện pháp 
Sau khi áp dụng biện pháp mới 
Số trẻ đạt 
Tỷ lệ (%) 
Số trẻ đạt 
Tỷ lệ (%) 
- Cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ. 
1. Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối... 
17 
56,6 
28 
93.3 
2. Gập giấy 
15 
50 
30 
100 
3. Lắp ghép hình. 
  18 
60 
30 
100 
4. Xé, cắt đường thẳng 
14 
46.6 
29 
96.6 
5. Tô, vẽ hình 
16 
53.3 
30 
100 
6. Cài, cởi cúc, xâu, buộc dây 
14 
46.6 
29 
96.6 
 PHẦN IV. 
KẾT LUẬN 
Ý NGH Ĩ A CỦA BIỆN PHÁP 
Việc sử dụng trò chơi vận động tinh để giáo dục thể chất cho trẻ là vô cùng quan trọng. Sau một thời gian thực hiện các biện pháp phát triển thể chất thông qua vận động tinh tôi nhận thấy chất lượng được tăng lên rõ rệt. Trẻ đã mạnh tự tin biết cách vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối,gập giấy, lắp ghép hình, xé, cắt đường thẳng, tô, vẽ hình, cài, cởi cúc, xâu, buộc dây. 
Qua đó chúng ta đều thấy được giáo dục phát triển thể chất qua vận động tinh   rất cần thiết đối với trẻ . Kỹ năng vận động tinh liên quan đến chuyển động của các nhóm cơ nhỏ hơn ở bàn tay, ngón tay, cổ tay giúp trẻ thực hiện những nhiệm vụ tự chăm sóc bản thân mà không cần sự trợ giúp, chẳng hạn như: Đánh răng, tự đút ăn,cài cúc áo, mặc quần áo. 
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 
* Tổ chức chuyên đề giáo dục thể chất qua vận động tinh cho trẻ mẫu giáo để giáo viên được giao lưu học hỏi. 
Trên đây là “Biện pháp phát triển thể chất thông qua vận động tinh cho trẻ 4-5 tuổi” tại Trường Mầm non Hải Thượng . 
KÍNH CHÚC BAN GIÁM KHẢO SỨC KHỎE 
CHÚC HỘI THI THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP 
TRÂN TRỌNG CÁM ƠN 

File đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phat_trien_the_chat_thong_qu.pptx
Sáng Kiến Liên Quan