Sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non

này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yê cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với lứa tuổi nhất là lứa tuổi mầm non là rất cần thiết.

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” đã được Bộ giáo dục và đào tạo phát động từ năm học 2008 – 2009 và đã được các trường trong cả nước thực hiện trong suốt 8 năm qua. Với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Nội dung rèn kỹ năng sống cho học sinh chính là một trong năm nội dung của phong trào này.

 

docx20 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 4293 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh cuối năm:
Nội dung giáo dục lễ giáo
Kết quả
Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin thể hiện mình
24/28 = 85,7%
Trẻ biết chào hỏi xưng hô lễ phép
25/28 = 89%
Trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh trong ăn uống
24/28 = 85,7%
Trẻ biết nhường nhịn,chia sẻ, hợp tác  giúp đỡ bạn
26/28 = 92,8%
Trẻ biết cất dọn, sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định
24/28 = 85,7%
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
26/28 = 92,8%
3. KẾT LUẬN
* Giá trị của sáng kiến kinh nghiệm:
Học tập không bao giờ là muộn, tuy nhiên việc cho trẻ học Kỹ năng sống thì không nên chờ hay trì hoãn. Cần khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành những kỹ năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong việc chuẩn của người lớn đối với trẻ.
Trẻ em được giáo dục kỹ năng sống tốt thì khả năng thích nghi và thành công trong cuộc sống sẽ dễ dàng hơn. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Điều đó khẳng định được giá trị và ý nghĩa thiết thực của đề tài .
* Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
- Ý nghĩa: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp cho trẻ tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống, trẻ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng như giao tiếp, thích nghi, khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tạo niềm vui, tự bảo mình, kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng tự quyết một số tình huống phù hợp với lứa tuổi. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non có một ý nghĩa rất lớn trong sự hình thành con người của trẻ sau này.
- Phạm vi ứng dụng và triển vọng của đề tài: Với kết quả đạt được của lớp 4 – 5 tuổi B trường mầm non Song Khê đã cho thấy tính khả thi của đề tài, tính hiệu quả của các giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ với bậc học mầm non, đáp ứng được xu hướng đổi mới trong giáo dục mầm non, vì vậy tôi thấy những giải pháp nêu trên có thể phổ biến tới toàn bộ lớp học trong trường mầm non Song Khê, trong thành phố, trong tỉnh nhằm thực hiện tốt việc giáo dục toàn diện cho trẻ.
- Bài học kinh nghiệm: Qua việc nghiên cứu và áp dụng đề tài tôi cũng tự rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi cần phải xác định được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hình thành các kỹ năng sống cho trẻ.
Thứ hai, giáo viên cần phải là người có kỹ năng sống tốt và luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
         Thứ ba, người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, tích cực trau dồi, học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn, làm phong phú vốn sống và vốn hiểu biết của mình về nhiều lĩnh vực và biết mềm dẻo vận dụng vào thực tế, phải yêu nghề, mến trẻ, có sự quan tâm đến từng cá nhân trẻ.
         Thứ tư, cần có mối liên hệ mật thiết giữa gia đình – nhà trường – xã hội cùng chung tay giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
* Ý kiến đề xuất:
Bộ giáo dục xuất bản các tư liệu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, bổ sung các tài liệu giáo trình giảng dạy về kỹ năng sống cho trẻ mầm non đến giáo viên.
Phòng giáo dục đào tạo Thành phố cần tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là việc rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Ủy ban nhân dân tham mưu với các cấp lãnh đạo tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để giáo viên có điều kiện tốt hơn giáo dục trẻ
Nhà trường thường xuyên tổ chức cho giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng về rèn kỹ năng sống cho trẻ do ngành tổ chức
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ đã giúp tôi đạt được kết quả cao trong việc Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Tôi biết rằng những kinh nghiệm này của cá nhân tôi chưa phải hoàn thiện và khoa học nên tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban Giám Hiệu nhà trường, Công đoàn, tổ chuyên môn và các bạn đồng nghiệp để giúp tôi giáo dục trẻ được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
                                           Giáo viên: Phùng Thị Thuần
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mầm non - Sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo.
Download.com.vn xin giới thiệu đến các bạn mẫu sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mầm non được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp chính xác và mới nhất. Hy vọng đây là tài liệu sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức về các biện pháp giáo dục và nuôi dạy trẻ mầm non những kỹ năng sống cơ bản. Nếu không được trang bị những kỹ năng sống cần thiết thì sau này các bé rất dễ bị lệch lạc về nhân cách, lối sống cũng như bị lôi kéo vào nhiều hành vi sai trái, bạo lực, làm ảnh hưởng đến chính các bé và xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo. 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình: “Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai”. Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ.
Như chúng ta đã biết, đất nước ta hiện nay nền kinh tế phát triển đang trên đường hội nhập Quốc tế, chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... Hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, và lối sống ích kĩ lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
Vậy làm thế nào để thế hệ trẻ chúng ta nhận thức và giữ vững được nền văn hóa của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay và trong thời đại mới là nhiệm vụ cần thiết nhất trong các mục tiêu xây dựng phát triển con người toàn diện trong thời đại hiện nay để sớm đào tạo cho xã hội những con người tài đức vẹn toàn.
Là một giáo viên mầm non, sau nhiều năm thực tế trãi nghiệm tôi quyết định trình bày sáng kiến Kinh Nghiệm: “Một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non” một vấn đề đang được quan tâm trong giáo dục Mầm non hiện nay.
* Vấn đề được nghiên cứu:
Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống.
Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị cuộc sống để phát triến nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ.
* Thực trạng vấn đề:
Lâu nay, chúng ta thường quan niệm: Rèn dạy kỹ năng sống chủ yếu chỉ dành cho người lớn. Nhưng đối với trẻ ở lứa tuổi tập nói, dạy lễ giáo đạo đức ban đầu cho các cháu ở trường mầm non là rất quan trọng trong việc hình thành thói quen và nhân cách của bé sau này.
Thực tế từ các trường cho thấy, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thường được thực hiện bằng cách cho trẻ xem tranh truyện, tổ chức hội thi: “Bé khỏe, bé ngoan” có giáo viên, cha mẹ và trẻ cùng tham gia thi hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống để khơi dậy lòng nhân ái trong trẻ, giúp trẻ có được những kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử. Tuy nhiên do tác động ngoại cảnh hay trẻ được nuông chiều và đáp ứng mọi thứ theo yêu cầu nên có những biểu hiện không đúng trong lễ giáo với mọi người trong gia đình và bạn bè, trẻ không có được kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng lãnh đạo
Theo nhận định của nhiều giáo viên, do lớp có số lượng trẻ quá đông, số giáo viên trong một lớp cũng chưa đủ theo qui định nên việc uốn nắn hành vi, cử chỉ cho từng trẻ cũng là vấn đề khó khăn. Điều kiện cơ sở vật chất để dạy trẻ thực hành hành vi lễ giáo, liên hệ thực tế cũng còn nhiều khuyết điểm nên việc giáo dục chỉ dừng lại ở cung cấp kiến thức.
* Lí do chọn đề tài:
Câu nói: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do Giáo dục mà nên”.
Thật vậy: Nếu trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt thì trẻ sẽ có những đức tính tốt ngược lại trẻ sống trong một môi trường thiếu Giáo dục thì nhân cách của trẻ sẽ phát triển không tốt.
Với những thực trạng mà tôi vừa nêu ở phần trên kết hợp với nhận định của bản thân kỳ vọng của tôi trong năm học này là đẩy mạnh giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ mầm non để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Giáo dục hiện nay.
* Giới hạn nghiên cứu:
Hành trình giáo dục kỹ năng sống sẽ bắt đầu từ “động tác” cung cấp kiến thức và hình thành những cảm xúc, những hành vi lễ giáo của trẻ. Ví như với bản thân, trẻ biết tên mình, vị trí của mình ở trường, ở nhà, biết cách đi, đứng ngồi lịch sự, yêu thương quí mến những người thân. Rồi biết thưa gửi, vâng dạ, không nói trống không, không nói leo, biết xưng hô thân mật, biết đảm nhận trách nhiệm và biết lãnh đạo... Trẻ phải được tiếp cận những kỹ năng cơ bản của lứa tuổi như kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng học tập, kỹ năng tự phục vụ. Giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Câu thành ngữ :“Tiên học lễ, hậu học văn” của cha ông ta từ ngàn xưa đã để lại đến bây giờ vẫn không thể thiếu trong các trường học. Lễ phép là nét đẹp văn hóa được đặt lên hàng đầu khi đánh giá về một con người.
Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục
phải đào tạo ra những con người “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Trong đó giáo dục kỹ năng sống là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của công tác giáo dục trẻ.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Khi tìm hiểu thực trạng của trường, giáo viên và gia đình đã giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi nhận thấy yếu điểm xuất phát từ yếu tố kinh tế, xã hội, gia đình và nguyên nhân chủ yếu là do các bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong quản lí gia đình, ít gần gũi với con cái hoặc nuông chiều trẻ quá mức gây tác động đến kỹ năng ứng xử của trẻ như: Trẻ không biết chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi về nhà không thưa người lớn trong gia đình
Năm học này, tôi được phân công đứng lớp Lớn 2 Tam Hòa hầu hết các cháu là con nông dân nên việc quan tâm đến con em còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó còn có các cháu gia đình luôn nuông chiều thái quá. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho con em ở lứa tuổi Mẫu giáo, nên thường khoán trắng cho giáo viên.
Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, ra vào lớp tự nhiên, hay nói leo, trả lời không trọn câu hay một số cháu rất ít nói và rụt rè trong giao tiếp...
Môi trường sống của trẻ ở gia đình và môi trường sống, học tập vui chơi của trẻ ở trường là hai nơi mà trẻ luôn được tiếp cận.
Với tình hình như vậy, là Giáo viên Mầm non trăn trở với những thực trạng trên tôi mạnh dạn đề xuất ra một số giải pháp thích hợp để từng trẻ lớp tôi có được những thói quen và hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, để trường học thực sự văn minh, thanh lịch.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học của ngành, tôi quyết tâm lấy mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của năm học này, để góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình hình thành nhân cách trẻ thơ trong thời đại mới.
Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non không có giờ dạy đạo đức riêng, mà thông qua sử dụng hình thức tích hợp với nội dung bài dạy của các lĩnh vực để hướng trẻ tới cảm xúc, tình cảm, hành vi lễ giáo.
1. Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết học:
Lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hóa.
Ví dụ:
* Giờ học phát triển thể chất
Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, trẻ biết trong khi tập không chen lấn xô đẩy nhau...
* Giờ học khám phá xã hội:
Tôi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp qua đề tài: Gia đình bạn, gia đình tôi
- Trẻ biết chia sẻ thông tin về gia đình, kể về các thành viên trong gia đình, những việc mà trẻ thường làm ở nhà.
Kỹ năng sống trẻ học được đó là: Giao tiếp cởi mở với bạn, lắng nghe bạn nói và chờ đến lượt mình nói. Biết nói rõ ràng để bạn hiểu và chơi cùng bạn.
* Đối với giờ học tạo hình: “Vẽ ngôi nhà của bé”
Cô giáo dục trẻ biết yêu quí ngôi nhà mình ở, biết quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp gọn gàng...
* Đối với giờ học làm quen văn học: Qua câu chuyện “Người bạn tốt”
Cô đàm thoại cùng trẻ:
Linh và Trang là đôi bạn như thế nào?
Khi Linh gặp nạn thì Trang đã làm gì?
Con học tập được đức tính gì ở hai bạn?
Cô giáo dục trẻ tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè, biết nói những lời cảm ơn chân tình khi được người khác giúp đỡ mình.
* Đối với giờ học làm quen chữ cái: dạy trẻ phát âm đúng, nói rõ ràng, biết sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp.
* Giờ học Giáo dục âm nhạc: Dạy bài hát “ Rửa mặt như mèo”
Qua bài hát này đã giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Kỹ năng sống là phương pháp học mà chơi, chơi mà học.
Thông qua giáo dục trực quan trên thiết bị hiện đại, những bài học về tinh thần đồng đội, giao tiếp, thuyết trình, tư duy được khái quát bằng hình ảnh, ngôn từ có vần điệu, những bài đồng dao, ca dao phù hợp với chủ đề được đưa vào để trẻ dễ dàng tiếp thu trong quá trình học tập. Bên cạnh đó giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế mạnh của mình từ đó phát triển những ứng xử tích cực và tự tin trong cuộc sống.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải gò ép trong những tiết học chính thức mà phải kết hợp qua các hoạt động vui chơi của trẻ:
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá
1
2
3
4
5
Click để đánh giá bài viết
Trang chủ
 Tài nguyên
 Tài nguyên
BÀI TIN LIÊN QUAN
Trò chơi âm nhạc
GIÁO ÁN LÀM QUEN CHỮ VIẾT
GIAO AN THỂ DỤC: CHUYỀN BẮT BÓNG QUA ĐẦU, QUA CHÂN
SKKN“ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo”
GIÁO ÁN THỂ DỤC: BẬT CHỤM TÁCH CHÂN VÀO 5 Ô
Truyện:"Sự tích Hồ Gươm"
VĂN BẢN PHÒNG GD&ĐT
 Số: số 129-GDĐT
Tên: (CV số 129-GDĐT- V.v đánh giá, phân loại CB, GV, NV năm học 2018-2019)
Ngày ban hành: (29/03/2019)
 Số: CV 5942 BGDĐT-QLCL
Tên: (CV 5942 HD tư đánh gia và đánh gia ngoài trường Mầm Non)
Ngày ban hành: (10/03/2019)
 Số: Số 03/KH-GDĐT
Tên: (KH số 03.KH chỉ đạo và thực hiện công tác phổ biến, giáo dục PL và theo dõi thi hành PL năm 2019 của ngành GD&ĐT TPBG)
Ngày ban hành: (13/02/2019)
 Số: Số 54/KH-GDDT
Tên: (CV Số 54-GDDT - Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch giờ trái đất năm 2019)
Ngày ban hành: (12/02/2019)
 Số: số 539.GDDT
Tên: (CV số 539.GDDT- Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trước, trong và sau tết NĐ Kỷ hợi năm 2019)
Ngày ban hành: (20/12/2018)
 Số: số 45.KH-GDDT
Tên: (KH số 45.KH-GDDT- KH XD môi trường GDAT, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trong nhà trường năm 2019)
Ngày ban hành: (20/12/2018)
 Số: số 537.GDDT
Tên: (CV số 537.GDDT-Tăng cường công tác đảm bảo và báo cáo KQXD trường họcan toàn về ANTT)
Ngày ban hành: (19/12/2018)
 Số: 462/GDDT
Tên: (CV số 462.GDDT- Tổ chức KN 60 năm ngày QT Hiến chương các nhà giáo và 36 năm ngày Nhà giáo VN 20.11)
Ngày ban hành: (06/11/2018)
 Số: KH số 35.KH
Tên: (KH số 35.KH kiểm tra chuyên nghành giáo dục và hướng dẫn kiểm tra nội bộ trường họcnăm học 2018-2019)
Ngày ban hành: (20/09/2018)
 Số: số 32.KH-GDDT
Tên: (KH số 32.KH-GDDT- KH chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ khảo thí và kiểm định chất lượng GD năm học 2018-2019)
Ngày ban hành: (18/09/2018)
 Số: số 30.KH-GDDT
Tên: (KH số 30.KH-GDDT- KH chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2018-2019)
Ngày ban hành: (17/09/2018)
Tên: (KH số 12.KH-GDDT- KH tổ chức hội thi XD MT GD lấy trẻ làm trung tâm trong các CSGD MN năm học 2017- 2018)
Ngày ban hành: (18/03/2018)
 Số: CV số -559.GDDT
Tên: (CV số -559.GDDT-Chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2018)
Ngày ban hành: (29/12/2017) - Ngày hiệu lực: (29/12/2017)
 Số: CV số 554.GDĐT-HD
Tên: (CV số 554.GDĐT-HD sơ kết học kỳ I năm học 2017-2018)
Ngày ban hành: (29/12/2017) - Ngày hiệu lực: (29/12/2017)
 Số: số 129-GDĐT
Tên: (CV số 129-GDĐT- V.v đánh giá, phân loại CB, GV, NV năm học 2018-2019)
Ngày ban hành: (29/03/2019)
 Số: CV 5942 BGDĐT-QLCL
Tên: (CV 5942 HD tư đánh gia và đánh gia ngoài trường Mầm Non)
Ngày ban hành: (10/03/2019)
 Số: Số 03/KH-GDĐT
Tên: (KH số 03.KH chỉ đạo và thực hiện công tác phổ biến, giáo dục PL và theo dõi thi hành PL năm 2019 của ngành GD&ĐT TPBG)
Ngày ban hành: (13/02/2019)
 Số: Số 54/KH-GDDT
Tên: (CV Số 54-GDDT - Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch giờ trái đất năm 2019)
Ngày ban hành: (12/02/2019)
 Số: số 539.GDDT
Tên: (CV số 539.GDDT- Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trước, trong và sau tết NĐ Kỷ hợi năm 2019)
Ngày ban hành: (20/12/2018)
 Số: số 45.KH-GDDT
Tên: (KH số 45.KH-GDDT- KH XD môi trường GDAT, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trong nhà trường năm 2019)
Ngày ban hành: (20/12/2018)
 Số: số 537.GDDT
Tên: (CV số 537.GDDT-Tăng cường công tác đảm bảo và báo cáo KQXD trường họcan toàn về ANTT)
Ngày ban hành: (19/12/2018)
 Số: 462/GDDT
Tên: (CV số 462.GDDT- Tổ chức KN 60 năm ngày QT Hiến chương các nhà giáo và 36 năm ngày Nhà giáo VN 20.11)
Ngày ban hành: (06/11/2018)
 Số: KH số 35.KH
Tên: (KH số 35.KH kiểm tra chuyên nghành giáo dục và hướng dẫn kiểm tra nội bộ trường họcnăm học 2018-2019)
Ngày ban hành: (20/09/2018)
 Số: số 32.KH-GDDT
Tên: (KH số 32.KH-GDDT- KH chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ khảo thí và kiểm định chất lượng GD năm học 2018-2019)
Ngày ban hành: (18/09/2018)
 Số: số 30.KH-GDDT
Tên: (KH số 30.KH-GDDT- KH chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2018-2019)
Ngày ban hành: (17/09/2018)
Tên: (KH số 12.KH-GDDT- KH tổ chức hội thi XD MT GD lấy trẻ làm trung tâm trong các CSGD MN năm học 2017- 2018)
Ngày ban hành: (18/03/2018)
 Số: CV số -559.GDDT
Tên: (CV số -559.GDDT-Chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2018)
Ngày ban hành: (29/12/2017) - Ngày hiệu lực: (29/12/2017)
 Số: CV số 554.GDĐT-HD
Tên: (CV số 554.GDĐT-HD sơ kết học kỳ I năm học 2017-2018)
Ngày ban hành: (29/12/2017) - Ngày hiệu lực: (29/12/2017)
TIN ĐỌC NHIỀU
Trẻ bị bỏng dạ (thủy đậu) : nguyên nhân và cách điều trị
GIAO AN THỂ DỤC: CHUYỀN BẮT BÓNG QUA ĐẦU, QUA CHÂN
SKKN“ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo”
GIÁO ÁN THỂ DỤC: BẬT CHỤM TÁCH CHÂN VÀO 5 Ô
Trang trí lớp - tạo môi trường mở cho trẻ trải nghiệm khám phá
SKKN: “Một số biện pháp rèn thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi”
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Hôm nay :539
Hôm qua :645
Tháng 01 :28.706
Năm 2020 :28.706
THÔNG BÁO, PHỔ BIẾN
 Số: Số 156-GDDT
Tên: (CV Số 156-GDDT- Hiện tượng Búp bê Kuman Thong)
Ngày ban hành: (16/04/2019)
 Số: CV số 554.GDĐT-HD
Tên: (CV số 554.GDĐT-HD sơ kết học kỳ I năm học 2017-2018)
Ngày ban hành: (29/12/2017) - Ngày hiệu lực: (29/12/2017)
 Số: CV số -559.GDDT
Tên: (CV số -559.GDDT-Chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2018)
Ngày ban hành: (29/12/2017) - Ngày hiệu lực: (29/12/2017)
 Số: Số 156-GDDT
Tên: (CV Số 156-GDDT- Hiện tượng Búp bê Kuman Thong)
Ngày ban hành: (16/04/2019)
 Số: CV số 554.GDĐT-HD
Tên: (CV số 554.GDĐT-HD sơ kết học kỳ I năm học 2017-2018)
Ngày ban hành: (29/12/2017) - Ngày hiệu lực: (29/12/2017)
 Số: CV số -559.GDDT
Tên: (CV số -559.GDDT-Chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2018)
Ngày ban hành: (29/12/2017) - Ngày hiệu lực: (29/12/2017)
Tài nguyên

File đính kèm:

  • docxsang kien kinh nghiem mam non giao duc ky nang song_12751180.docx
Sáng Kiến Liên Quan