SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non

Xuất phát từ mục têu chung của gáo dục mầm non hiện nay là giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các nhà giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách thụ động mà các nhà giáo dục tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các nhà giáo dục hay giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ.

Trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”, việc học và việc dạy không tự nó diễn ra mà giáo viên cần tạo ra các điều kiện để thực hiện. Môi trường giáo dục được thiết kế tốt là điều kiện hỗ trợ hiệu quả nhất cho giáo viên và trẻ thực hiện hoạt động dạy và hoạt động học ở trường mầm non, cho phép trẻ tham gia một cách tích cực, chủ động và càng độc lập hơn. Cũng từ đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non là nhận thức về thế giới xung quanh qua hình ảnh trực quan.

Các nhà giáo dục đã nghiên cứu thực nghiệm và chứng minh: Trẻ lọt lòng mẹ đã sớm hình thành con đường học tập. Học tập với trẻ mầm non không phải cứ là học “toán”, học “văn” . học của trẻ mầm non rất đơn giản, học của trẻ mầm non là học để tiếp cận với nền văn minh của xã hội, học của trẻ mầm non: là học tên gọi của mọi người và đồ vật xung quanh; là học cách sử dụng đúng thiết bị đồ dùng hàng ngày; là học cách dùng, cách sử dụng thiết bị vệ sinh cá nhân, đồ dùng vệ sinh chung, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng phục vụ ăn ngủ sao cho đúng, phù hợp với kinh nghiệm của người lớn - dù chỉ là học cách mở vòi nước, tắt vòi nước; là học cách sắp xếp đồ dùng cá nhân trên giá hoặc trong tủ một cách nhanh nhất, gọn gàng nhất; học của trẻ mầm non là "Tái tạo" thực tế cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ thông qua việc chơi các trò chơi vv.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 70 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục
 lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”
 MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................2
 1. Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm:.................................................................2
 2. Lý do chọn đề tài...........................................................................................2
 a. Cơ sở lý luận:.............................................................................................2
 b. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến....................................................................3
 3. Mục đích của sáng kiến.................................................................................4
 4. Đóng góp của bản sáng kiến kinh nghiệm. ...................................................5
 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................5
 Phạm vi:.............................................................................................................5
 6. Đối tượng khảo sát: .......................................................................................5
 7. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................5
PHẦN II: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI...................................................6
 1. Thực trạng .....................................................................................................6
 1.1. Thuận lợi: ...............................................................................................6
 1.2. Khó khăn: ...............................................................................................6
 1.3. Khảo sát thực tế đầu năm học: ...............................................................6
 2. Nguyên nhân của thực trạng:.........................................................................8
 3. Những biện pháp chính: ................................................................................8
 4. Những biện pháp cụ thể.................................................................................8
 4.1. Biện pháp 1:............................................................................................8
 4.2. Biện pháp 2:..........................................................................................10
 a. Thế nào là môi trường giáo dục trong trường mầm non..........................10
 b. Nội dung của xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm......................10
 c. Ý nghĩa của môi trường lấy trẻ làm trung tâm trong trường MN:...........10
 d. Nguyên tắc xây dựng môi trường trong trường mầm non: .....................10
 e. Các yêu cầu đối với việc chuẩn bị môi trường giáo dục: ........................11
 f. Tổ chức cho trẻ hoạt động trong môi trường giáo dục: ...........................12
 4.3: Biện pháp 3:. ........................................................................................13
 4.4: Biện pháp 4: .........................................................................................14
 4.5: Biện pháp 5: .........................................................................................20
 4.6: Biện pháp 6: .........................................................................................20
 4.7. Biện pháp 7:..........................................................................................22
 4.8.Biện pháp 8:...........................................................................................23
 4.9. Biện pháp 9:..........................................................................................24
 5. Kết quả so sánh có đối chứng sau khi thực hiện đề tài................................26
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................28
 1. Kết luận: ......................................................................................................28
 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm. .........................................28
 3. Khuyến nghị. ...............................................................................................29
 1/29 “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục
 lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”
xã hội (bao gồm: bầu không khí giao tiếp trong trường mầm non, phong cách 
làm việc, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa trường mầm non với 
các tổ chức kinh tế, xã hội, văn hóa khác). Một quan điểm khác lại phân chia 
môi trường giáo dục thành môi trương vật chất và môi trường xã hội. Môi 
trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ 
chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày 
của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu 
hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã 
hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính 
trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi 
trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong 
trường mầm non, bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ 
với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa 
mang tính chất gia đình. Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, song đều 
quan trọng đối với giáo dục mầm non. Theo tôi, môi trường đó cần phải cung 
ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích 
cực, chăm sóc trẻ tốt qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt.
 Với quan điểm của tôi trong sáng kiến kinh nghiệm này xin đề cập đến 
vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có: Môi trường vật 
chất và môi trường xã hội.
 b. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến.
 Giáo dục Mầm Non có một ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm 
thế sãn sàng đi học cho trẻ, cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt 
gần gũi với hoạt động học tập. Để trẻ có thể mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt 
động và hòa nhập tốt hơn ở các bậc học tiếp theo. Trẻ cần phải có sự rèn luyện 
một cách tích cực về vận động, về trí óc, có sự hiểu biết về bản thân và gia đình, 
môi trường xung quanh...Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi thực hiện chương trình 
giáo dục mầm non, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà cả hệ thống giáo 
dục đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng, Nghị quyết TW 8 khóa 
XI về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Do đó xây dựng môi 
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là xây dựng một môi trường giáo dục an 
toàn, thuận tiện, gần gũi, thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia 
vào các hoạt động, tạo cho trẻ học mà chơi, chơi bằng học, có cơ hội trải nghiệm 
và giao tiếp một cách tích cực, tự nhiên.
 Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là 
thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong 
công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt 
 3/29 “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục
 lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”
 Tích cực hoá hoạt động của trẻ, trẻ được tự khám phá, trẻ được trải 
nghiệm bằng các giác quan, chú trọng giáo dục cá nhân kết hợp giáo dục trong 
nhóm, lớp giữa hoạt động chung và hoạt động góc, tăng cường giao tiếp giữa cô 
và trẻ, giữa trẻ với trẻ. 
 Giáo viên linh hoạt, sáng tạo, không bị gò bó khi tổ chức các hoạt động 
vui chơi trải nghiệm cho trẻ, giáo viên có thể sử dụng tối đa nguồn nguyên vật 
liệu sẵn có ở địa phương để làm phong phú môi trường giáo duc của trẻ, gây 
được sự chú ý của trẻ, trẻ ham học, nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, giao tiếp 
ngôn ngữ tình cảm phát triển.
 Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo, dục trẻ trong trường mầm non.
 4. Đóng góp của bản sáng kiến kinh nghiệm.
 * §ãng gãp vÒ mÆt khoa häc: Xây dựng môi trường giáo dục theo quan 
điểm lấy trẻ làm trung tâm trong giáo dục mầm non.
 * §ãng gãp vÒ mÆt thùc tÕ: Giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo, không bị 
gò bó khi xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ nhất là môi trường trong lớp, 
giáo viên có thể sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để 
làm phong phú các góc chơi của trẻ, gây được sự chú ý của trẻ, trẻ ham học, 
nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, phát triẻn khả năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ 
và tình cảm.
 Tập thể giáo viên đã nhận thức được việc xây dựng môi trường giáo dục 
lấy trẻ làm trung tâm là rất cần thiết trong việc thực hiện đổi mới chương trình 
giáo dục bậc học mầm non. 
 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động không mệt mỏi và hăng say khám phá, 
sáng tạokết quả các mặt giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt.
 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 
 Đối tượng: Nghiên cứu xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm trường mầm non.
 Phạm vi:
 Tại trường mầm non: Từ tháng 9/2022 
 6. Đối tượng khảo sát: 
 - Môi trường trong lớp học và ngoài lớp học.
 - Nhận thức và hứng thú của trẻ khi hoạt động với môi trường.
 - Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về xây dựng môi trường giáo 
dục lấy trẻ làm trung tâm.
 - Khảo sát về cơ sở, vật chất đồ dùng, đồ chơi.
 7. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp điều tra khao sát
 - Phương pháp thực hành
 5/29

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_xay_dung_m.doc
Sáng Kiến Liên Quan