Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non

Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng thì sự ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng hào, cân nặng đảm bảo. Ăn uống không điều độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của trẻ. Nếu cho trẻ ăn uống không khoa học, không có giờ giấc thì thường gây ra rối loạn tiêu hóa và trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chảy, còi xương, khô mắt do thiếu vitaminA.

Từ xa xưa, con người đã biết mối quan hệ giữa ăn uống và sức khỏe. Danh y Việt nam, Tuệ tĩnh (Thế kỷ XIV) đã từng nói: “Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn”. Nếu các kỹ sư xây dựng dùng gạch, cát, xi măng. làm vật liệu để xây dựng ngôi nhà thì Khoa học dinh dưỡng cũng cho chúng ta biết: Thức ăn, các chất dinh dưỡng làm vật liệu xây dựng cơ thể. Các vật liệu này thường xuyên đổi mới và thay thế thông qua quá trình hấp thụ và chuyển hóa các chất trong cơ thể. Ngược lại khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ không thể phát triển bình thường và đó là nguyên nhân gây ra bệnh tật như suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do thiếu sắt.

Năm 1967 trong cuốn “Cán bộ giữ vườn trẻ và nhóm trẻ nhỏ của vườn trẻ mẫu giáo” của tác giả M.Đ.Côvryghina mới đưa ra một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức nâng cao bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non như: Cho trẻ ăn tùy thích thú, không được bắt buộc trẻ ăn, như thế dạ dày mới tiết dịch mạnh. Giữa các bữa ăn không cho trẻ ăn bánh kẹo ngọt, cho trẻ ăn đúng lúc sẽ làm giảm khẩu vị, làm ức chế trung tâm điều khiển ăn uống và làm phá hoại chế độ ăn uống đúng đắn. Ngoài ra thức ăn có hình thức đẹp, mùi vị hấp dẫn thì sẽ gây cảm giác thèm ăn của trẻ. Mọi khẩu phần giành cho trẻ em thì phải cho ăn cùng một lúc để trẻ quen và ăn hết khẩu phần.

Sức khoẻ liên quan mật thiết với sự phát triển con người. Sức khoẻ tốt tạo điều kiện cho con người phát triển thể chất nói chung, học tập và lao động nói riêng. Nhiều công trình cho thấy trí nhớ, sự chú ý, sự cần cù, độ dẻo dai trong học tập phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái chung của sức khoẻ và thể lực. Chính vì vậy công tác tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục vệ sinh, giáo dục sức khoẻ trong trường mầm non đã được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng luôn luôn được đặt lên hàng đầu.

 

docx28 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng minh thư nhân dân, có xác nhận của Ủy ban xã. Nếu xảy ra ngộ độc thức ăn hoặc thực phẩm không tươi ngon thì bên cung cấp thực phẩm phải có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Làm như vậy người bán có trách nhiệm hơn.Vì vậy trong những năm qua không có trường hợp nào ở trường bị ngộ độc thức ăn. 
Nhà trường luôn ưu tiên phụ huynh học sinh và gia đình giáo viên, nhân viên trong trường có rau, củ quả sạch cung cấp cho nhà trường. đặc biệt tổ nuôi dưỡng của nhà trường rất đoàn kết biết phân công công việc và bố trí thời gian để làm rau sạch tại vườn trường.
(Ảnh vườn rau khu Yên Thịnh)
(Ảnh vườn rau khu Trung tâm)
Tổ nuôi dưỡng cả hai khu đã cung cấp 100% rau sạch cho trẻ trong năm học 2016-2017 và cố gắng duy trì ở những năm tiếp theo. 
Trẻ đến trường được tham gia rất nhiều hoạt động như: hoạt động có chủ đích, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời....và hoạt động vệ sinh cá nhân trẻ cũng nằm trong chuỗi hoạt động một ngày không thể thiếu của trẻ mà cô giáo trực tiếp phụ trách lớp cần thực hiện thường xuyên và Ban giám hiệu .
(Ảnh tổ chức cho trẻ vệ sinh trước khi ăn cơm)
Trước khi ăn cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, dạy trẻ có thói quen vệ sinh khi ăn uống, ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ, ăn uống từ tốn, biết nhặt cơm rơi vãi vào nơi quy định. 
Trên thực tế khi tổ chức giờ ăn một số cô giáo thường hay cắt xén một số yêu cầu như rửa tay trước khi ăn hoặc chia cơm, canh ra bát theo số bàn ăn. Vì vậy chúng tôi yêu cầu giáo viên phải thực hiện nghiêm túc quy chế tổ chức một giờ ăn cho cháu. Khi đi kiểm tra giám sát nhiều hôm lớp không có nước các cô giáo rất vất vả sách nước từ bếp lên tầng 2 để phục vụ công tác vệ sinh cho trẻ. 
(Ảnh kiểm tra giờ ăn của trẻ)
Các lớp chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phục vụ giờ ăn, bố trí chỗ ngồi của trẻ hợp lý để cô dễ quan sát, giới thiệu các món ăn cho cháu biết, quan tâm đến những cháu ăn chậm, cháu suy dinh dưỡng. Đặc biệt nhắc trẻ xúc miệng bằng nước muối sau khi ăn. Ban giám hiệu, y tế thường xuyên kiểm tra tổ chức giờ ăn cho trẻ coi đây là một hoạt động quan trọng trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Từ đó các lớp đã thường xuyên tổ chức giờ ăn chu đáo giúp trẻ ăn ngon miệng, hết xuất, đồng thời cung cấp cho trẻ một số kiến thức về dinh dưỡng cũng như rèn thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống.
 * Chăm sóc sức khoẻ cho các cháu:
Chúng tôi căn cứ vào những yêu cầu của kế hoạch năm học và chương trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ để đặt ra những yêu cầu cho các cô giáo. Y tế nhà trường chủ động liên hệ với trạm y tế khám sức khỏe định kỳ cho các cháu, cụ thể:
- Khám sức khoẻ cho các cháu 2 lần/ năm; 
- Qua khám sức khoẻ phát hiện cháu nào mắc bệnh, giáo viên thông báo ngay với phụ huynh và đề nghị cho cháu đi khám và điều trị kịp thời.
Đối với trẻ sụt cân, giữ cân, Ban giám hiệu chúng tôi yêu cầu giáo viên tìm hiểu nguyên nhân: do trẻ bệnh tật ốm đau hay do các bà mẹ thiếu kiến thức về nuôi con, hay cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn, cho con ăn không đủ chất, không đúng giờ vv... để từ đó trao đổi với phụ huynh có hướng khắc phục và thống nhất cách chăm sóc trẻ.
Môi trường là một vấn đề nổi cộm ở tất cả mọi nơi, nhất là ở trường học vấn đề này không phải là nhiệm vụ của cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh trong trường mà rất cần thiết có sự cộng tác của phụ huynh học sinh và của cộng đồng.
Học sinh mầm non các cháu còn nhỏ, buổi sáng bố mẹ vội đi làm sớm, đưa con đến trường mầm non trước giờ nhận trẻ mua cho con hộp xôi, cái bánh, cái xúc xích.đưa con vào trường không giao con tận tay cho cô giáo. Các cháu ăn xong vứt luôn vỏ hộp, túi bóng ra sân trường, bồn hoa.
Nhận thấy vấn đề này thực sự nghiêm trọng đồng thời hưởng thực hiện kế hoạch 596 ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội về việc tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngành giáo dục và đào tạo năm 2017 tôi đã phát động Đoàn thanh niên trường tôi với phong trào: “Tuần lễ An toàn giao thông và bảo vệ môi trường” đồng chí Bí thư chi đoàn đã phân công đoàn viên xuống sân hướng dẫn phụ huynh học sinh để xe đúng nơi quy định gọn gàng để đảm bảo an toàn giao thông tại trường học và nhắc nhở phụ huynh học sinh không cho con ăn quà trong khu vực sân trường.
Sau “Tuần lễ an toàn giao thông và bảo vệ môi trường” các bậc phụ huynh đưa và đón trẻ đã có nề nếp để xe đúng nơi quy định gọn gàng, không cho trẻ ăn quà và vứt rác bừa bãi ra sân trường nữa.
(Ảnh các đồng chí Đoàn viên thanh niên trong thời gian phát động “Tuần lễ an toàn giao thông và bảo vệ môi trường” )
Sau một tuần ra quân thu được kết quả đáng khích lệ. phụ huynh đã đưa con đến tận lớp giao cho cô giáo và ký vào sổ nhật ký đón trả trẻ của giáo viên. Tình trạng bỏ vỏ hộp xôi vào bồn cây đã không còn, phụ huynh đưa con đến trường để xe đúng nơi quy định. Sân trường giờ đón trả trẻ gọn gàng nề nếp, môi trường: xanh - sạch - đẹp cho khuôn viên trường.
- Trong và ngoài lớp chúng tôi yêu cầu cô giáo phải đảm bảo giữ gìn sạch sẽ, gọn gàng để có môi trường sạch đẹp và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ vừa tạo cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh văn minh nơi công cộng.
- Đồ dùng cá nhân của các cô nuôi luôn phải gọn gàng sạch sẽ móng tay phải cắt ngắn, đeo khẩu trang, tạp dề khi làm việc, thường xuyên vệ sinh nơi chế biến thức ăn sạch sẽ, mọi đồ dùng phải cọ rửa và tráng nước sôi.
5.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao tay nghề cho giáo viên nhân viên.
- Trình độ chuyên môn và tay nghề của giáo viên trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Như Bác Hồ đã nói “ Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó’. Trường chúng tôi trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng đều, có một số giáo viên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong mọi công việc. Trước những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ chúng tôi thấy cần phải luôn luôn học tập để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ. 
- Hàng năm Ban giám hiệu, giáo viên và nhân viên trong trường thường có những thảo luận nêu ra những yêu cầu cần được bồi dưỡng chuyên môn. Chúng tôi xem xét những yêu cầu nào cấp thiết, những vấn đề còn hạn chế để bồi dưỡng, chọn những hình thức bồi dưỡng phù hợp nhất cho giáo viên, nhân viên mà không ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Chúng tôi thường tiến hành bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên dưới những hình thức:
+ Cho giáo viên, nhân viên đi học dài hạn các lớp Cao đẳng, Đại học từ xa (học thứ 7, chủ nhật)
+ Tham dự các lớp học bồi dưỡng do phòng giáo dục tổ chức.
+ Tổ chức các đợt thi quy chế nuôi dạy trẻ, hội giảng cho tất cả giáo viên, nhân viên. Tổ chức cho các cô nuôi thao giảng lập thành tích chào mừng ngày 20/11, ngày hội dinh dưỡng cấp trường, tham gia ngày hội dinh dưỡng cấp huyện. 
+ Tự học hỏi qua bồi dưỡng thường xuyên, qua các bạn đồng nghiệp, tham khảo qua sách báo, qua mạng Internet như: cách rèn nề nếp khi trẻ ăn, ngủ. Cách tổ chức giờ ăn hợp lý khoa học.....
5.4. biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tham mưu phối hợp với các cấp lãnh đạo:
 Một trong nhiệm vụ của trường mầm non là đưa giáo dục mầm non đến mọi gia đình nhằm giúp các bậc cha mẹ trẻ biết cách nuôi dạy con một cách khoa học. Do vậy nhà trường chúng tôi đã làm tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức.
Qua các giờ đón và trả trẻ, các cô giáo trao đổi kinh nghiệm về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, nhất là những cháu suy dinh dưỡng, cháu lười ăn để phụ huynh nắm được và kết hợp chăm sóc trẻ thêm ở nhà.
Hàng năm vào các buổi họp phụ huynh đầu năm, nhà trường tổ chức tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường, thông báo sức khoẻ của từng trẻ suy dinh dưỡng để phụ huynh nắm bắt được và có kế hoạch cùng nhà trường có chế độ chăm trẻ tốt hơn. Bằng nhiều hình thức linh hoạt, thiết thực đã giúp cho các phụ huynh có được một số kiến thức và kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ như: Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi (Trẻ mẫu giáo cần 1600 kcal/ ngày, trẻ nhà trẻ cần 1300 kcal/ ngày), cách cho trẻ ăn bổ sung, phương pháp chăm sóc trẻ bị bệnh, cách giữ gìn môi trường sạch sẽ, thoáng mát. Cũng nhờ tuyên truyền tốt mà chúng tôi đã thu hút được 100% trẻ ăn bán trú tại trường. 
Công tác tham mưu : Theo kế hoạch đầu năm học nhà trường đề ra những vấn đề về cơ sở vật chất cần được tu sửa và đầu tư trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, các hội thi....chúng tôi đều thông qua ban lãnh đạo địa phương, phòng giáo dục để xin ý kiến chỉ đạo. Do vậy nếu tham mưu tốt sẽ có rất nhiều thuận lợi cho nhà trường hoạt động đồng thời giúp lãnh đạo địa phương hiểu được ngành học mầm non một cách sâu rộng hơn. 
Hơn nữa nhà trường đã chủ động phối hợp với ngành y tế để xây dựng nội dung và các hình thức tuyên truyền cho có hiệu quả. Thông qua đài truyền thanh của địa phương, nhà trường thường xuyên cung cấp thông tin, phổ biến rộng rãi kiến thức, kinh nghiệm và kết quả chăm sóc trẻ của trường đến cộng đồng.
5.5. Biện pháp 5: Tổ chức tốt các hội thi về dinh dưỡng:
Để thu hút sự quan tâm của cộng đồng đến sự nghiệp trồng người, nhà trường có triển khai tổ chức tốt các hội thi và đã mời phụ huynh tham dự quy trình chế biến món ăn của trẻ tại hội thi: Nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường.
Với những hoạt động thực tế này, với bảng công khai tài chính chi đúng chi đủ cho bữa ăn của trẻ phụ huynh rất hiểu và tin tưởng vào công tác nuôi dưỡng trẻ của nhà trường.
 (Ảnh hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường)
Để bồi dưỡng chuyên môn chế biến và cách trình bày món ăn cho trẻ, Nhà trường đã tổ chức hội thi cắt tỉa cho tổ nuôi dưỡng.
Với vốn kiến thức cắt tỉa cơ bản đã được học, với đôi tay khéo léo cần mẫn các đồng chí trong tổ nuôi đang tiến hành thi cắt tỉa và bày viền đĩa.
(Ảnh tổ nuôi đang thi cắt tỉa và bày viền đĩa thức ăn)
(Ảnh sản phẩm của nhóm 1 và nhóm 3)
(Sản phẩm của hội thi cắt tỉa và bày viền đĩa)
Với tinh thần học hỏi, sáng tạo và rèn luyện đặc biệt với sự đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 
Qua đó tạo được sự chuyển biến cao trong nhận thức của mọi người về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ; về phòng chống suy dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làm thay đổi nhận thức của nhiều người về việc cho trẻ ăn bán trú tại trường. Cũng qua các hội thi đó tạo ra động lực thúc đẩy sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương ngày càng tốt hơn. Nhà trường luôn nhận được sự hỗ trợ về kinh phí để tổ chức các hội thi từ các đoàn thể và hội cha mẹ học sinh.
5.6. Biện pháp 6: Công tác kiểm tra, thi đua.
Mặc dù giáo viên, nhân viên trong nhà trường rất nhiệt tình, tự giác, có ý thức trong công việc nhưng vẫn phải kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện những sai sót trong công việc để tìm cách khắc phục đồng thời có kiểm tra thì Ban giám hiệu mới tìm ra những điều không hợp lý trong công tác quản lý, trong trang thiết bị cơ sở vật chất và tìm hiểu được nguyện vọng của giáo viên. Trường tôi thường kiểm tra dưới các hình thức:
(Ảnh Ban giám hiệu kiểm tra quy trình chế biến món ăn tại bếp)
+ Ban giám hiệu kiểm tra bếp ăn và các lớp
+ Thường xuyên kiểm tra từng công đoạn trong dây chuyền nuôi dưỡng nhất là khâu giao nhận thực phẩm, xuất kho, sơ chế và chia ăn theo đúng định lượng.
+ Thường xuyên kiểm tra giáo viên tổ chức giờ ăn, ngủ tại lớp, giờ ăn chiều và sinh hoạt chiều. Đối với lớp nhỡ và lớp lớn thì chúng tôi quan sát trẻ làm để biết được giáo viên có rèn trẻ thực hiện đúng theo quy chế chăm sóc nuôi dưỡng không.
Để động viên kịp thời cho cán bộ giáo viên, nhân viên không ngừng nâng cao chất lượng trong nhà trường đã phát động thi đua bằng nhiều hình thức ngay từ đầu năm học:
+ Thi đua dạy tốt. Thực hiện chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tốt, trẻ có nề nếp thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp và trong ăn uống. Không có trẻ suy dinh dưỡng.
+ Thi đua trang trí lớp đẹp, sạch. Hoàn thành sổ sách theo cập nhật thông tin đầy đủ kịp thời.
+ Thực hiện vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp.
+ Đạt kết quả cao trong các đợt hội giảng.
+ Đạt kết quả tốt trong hội thi giáo viên, nhân viên giỏi.
Qua các đợt thi đua này trường đều có thưởng cho những giáo viên, nhân viên đạt kết quả tốt và khen thưởng kịp thời. 
6. Kết quả thực hiện:
Để đạt được những kết quả trên trước hết là nhờ sự quan tâm của Phòng giáo dục đào tạo Ba Vì, lãnh đạo địa phương, và sự đoàn kết một lòng của Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên Trường mầm non .
Với những biện pháp trên thiết tưởng rất đơn giản là những công việc bình thường hàng ngày nhưng đã tạo cho tôi niềm đam mê trong công việc. 
Sau khi áp dụng các biện pháp trên nhà trường đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Hầu hết giáo viên nắm chắc mục đích, yêu cầu, nội dung của việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Chị em từ đó tích cực, chủ động trong việc tìm tòi các biện pháp, các hình thức hay trong giảng dạy và hoạt động để lồng nghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm một cánh linh hoạt, làm tốt công tác truyền thông về dinh dưỡng cho tất cả phụ huynh và cộng đồng. Nhiều phụ huynh có nhận thức được tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ, hiểu được phương pháp cho trẻ ăn uống khoa học, hợp lý phù hợp với tuổi... và phụ huynh thấy được lợi ích thiết thực của việc cho con ăn bán trú tại trường, từ đó tích cực phối hợp với nhà trưòng trong việc nuôi dưỡng các cháu ngày một tốt hơn.
Trong năm học 2017 - 2018 trường chúng tôi đã làm tốt công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. 100% trẻ được cân đo và được theo dõi biểu đồ tăng trưởng. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm so với đầu năm có số liệu cụ thể như sau: 
Thời gian
Số trẻ cân
Tỷ lệ %
Kênh BT
Kênh SDD
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Đầu năm
521
100
460
88,2
61
11,7
Cuối năm
521
100
510
95,9
23
4,4
Cuối năm trẻ kênh bình thường tăng 7,7 % 
Số trẻ suy dinh dưỡng giảm 7,3%
Kết quả khám sức khoẻ lần 2 số cháu bị bệnh giảm so với đầu năm 
Thời gian
Số trẻ khám
Tỷ lệ %
Tai, mũi họng
Mắt
Da
Răng
Còi xương
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Đầu năm
521
100
40
7,6
2
0,3
4
0.7
73
14
2
0,3
Cuối năm
521
100
10
1,9
0
0
0
0
33
6,3
0
0 
Cuối năm số trẻ mắc bệnh giảm so với đầu năm:
	+ Tai mũi họng : 5,7%
	+ Răng : 7,7%
	+ Mắt + Da và còi xương: Không còn cháu nào mắc nữa. 
Nhờ chế biến ăn ngon, canh rau thường xuyên kết hợp tôm tươi ngon miệng hợp khẩu vị mà trẻ thường xuyên ăn hết xuất.
Trẻ có kỹ năng, nề nếp, thói quen vệ sinh như rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn xong trẻ biết lau mặt, xúc miệng nước muối, cất đồ dùng đúng nơi quy định, biết yêu thương đoàn kết với bạn, biết nhường nhịn nhau và biết bảo vệ đồ dùng, đồ chơi.
Biết nói năng văn minh lịch sự, có kỹ năng vệ sinh văn minh nơi công cộng.
Đầu tư cơ sở vật chất : Bếp ăn đã được đầu tư mua sắm. Có tương đối đầy đủ các phương tiện phục vụ cho công tác nuôi dưỡng. như: tủ cơm ga,bếp ga công nghiệp, máy xay thịt, tủ sấy bát cho trẻ.
Lãnh đạo địa phương và các ban ngành đoàn thể, phụ huynh học sinh ủng hộ nhà trường trong các phong trào như ngày hội, ngày lễ, các hội thi. Đã nhiệt tình tham dự đông đủ và đã động viên nhà trường kịp thời bằng những phần thưởng cho cán bộ giáo viên và có quà tặng cho các cháu.
Điều động viên tôi rất lớn đó là mặc dù gặp rất nhiều khó khăn thử thách nhưng tôi đã cố gắng khắc phục và kết quả qua các hội giảng, hội thi như sau:
* Trong đợt thao giảng lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Có 11 đồng chí nhân viên tham gia, trong đó đạt Tốt: 8; Khá 3; Trung bình 0.
* Hội thi cắt tỉa và bày viền đĩa có 3 nhóm tham gia. Kết quả giải nhất: 1; giải nhì: 2.
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1. Kết luận: 
 Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc, hay nói cách khác, dinh dưỡng quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Ở trẻ em tuổi cơ thể đang phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Nếu thiếu ăn, trẻ em sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả của các bệnh về dinh dưỡng. Vì vậy ăn uống là cơ sở của sức khoẻ. Ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt, trẻ em khoẻ mạnh, học giỏi, thông minh. Muốn có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Theo quan niệm hiện nay khẩu phần ăn cân đối và hợp lý phải bao gồm đầy đủ các điều kiện sau:
- Đảm bảo không có trường hợp nào bị ngộ độc xảy ra tại trường.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể
- Các chất dinh dưỡng phải theo tỷ lệ cân đối và thích hợp. 
Quản lý chỉ đạo giáo viên, nhân viên thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là một quá trình liên tục, lâu dài và phải có kế hoạch cụ thể. Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, là nền móng vững chắc để chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện tốt giúp trẻ vào lớp 1 trường tiểu học. Vì vậy là người quản lý phụ trách nuôi dưỡng phải nắm vững và biết vận dụng một cách linh hoạt những chủ trương, chính sách, của nhà nước, những qui định của ngành vào chỉ đạo và quản lý công tác nuôi dưỡng trẻ. Phải phối hợp cùng kế toán để điều chỉnh mức tiền ăn cho trẻ một cách hợp lý; đảm bảo cho trẻ đủ no, ăn đủ chất, phù hợp với giá cả thị trường, với khả năng kinh tế gia đình trẻ. Thường xuyên giám sát việc xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn và quá trình thực hiện qui chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, phát huy khả năng, năng lực của từng người, tạo được sức mạnh đồng bộ của toàn trường, từ đó nâng cao chất lượng công việc, củng cố thêm chất lượng của trường. Trong năm học qua trường chúng tôi đã phát huy những thành tích để đạt được những kết quả ngày càng tốt đẹp. Khắc phục mọi khó khăn để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và quan tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ ngày càng tốt hơn.
Qua công tác quản lý này đã giúp tôi hiểu được và học tập được rất nhiều bài học bổ ích cho công tác quản lý của mình cụ thể là công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Nó rất quan trọng và cần thiết cho người cán bộ quản lý hiện nay và nắm chắc các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. 
2. Các đề xuất và khuyến nghị
2.1. Đối với nhà trường:
- Tuyên truyền phụ huynh để phối kết hợp làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ hơn nữa.
- Tổ nuôi dưỡng phát huy sự sáng tạo của mình hơn nữa trong việc xây dựng thực đơn cho trẻ.
- Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, không ngừng học hỏi phấn đấu đạt kết quả tốt hơn ở những năm sau. 
- Có kế hoạch đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng cả 2 khu.
2.2. Đối với Phòng giáo dục:
- Quan tâm hơn nữa đến chế độ đời sống cho nhân viên nuôi dưỡng để họ yên tâm công tác.
- Tổ chức cho cán bộ, nhân viên được tập huấn nâng cao kiến thức về cách tính khẩu phần ăn, tỷ lệ dinh dưỡng, về an toàn thực phẩm và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non.
Trên đây là một số kinh nghiệm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non tôi đã áp dụng ở trường, do kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, khả năng còn hạn chế, vì vậy kính mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp để những biện pháp trên mang lại hiệu quả thiết thực và cao hơn. 
Tôi xin cam đoan đây là bản SKKN tôi tự viết không sao chép nội dung của người khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách chiến lược giáo dục đến năm 2020
Chương trình chăm sóc giáo dục của các độ tuổi, nhà trẻ, mẫu giáo mầm non 2000-2005.
Tài liệu bồi dưỡng giáo dục mầm non từ 2000-2008.
Hướng dẫn chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm của bộ giáo dục mầm non.
Các tập san, tạp chí giáo dục mầm non.
Các văn bản quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của bộ y tế và bộ giáo dục.
Các kênh thông tin, tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm , nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
Nghiên cứu học tập kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp. MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docxSKKN_c_thanh_-_Son_da_28decff317.docx
Sáng Kiến Liên Quan