Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kĩ năng chia sẻ cảm xúc cho trẻ mẫu giáo bé trong trường mầm non

Về lí luận:

Trong cuộc sống, con người nói chung vốn có rất nhiều nhu cầu như ăn, ở, mặc, đi lại, giải trí, giao lưu. trong đó nhu cầu giúp cho con người mở rộng các mối quan hệ và các cơ hội học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để bản thân ngày càng phát triển hoàn thiện, đó chính là nhu cầu giao lưu, chia sẻ.

Với trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng cũng vậy, những nhu cầu bản năng ( được ăn, ở, mặc.) giúp trẻ tồn tại và lớn lên, song những nhu cầu xã hội trong đó có nhu cầu chia sẻ cảm xúc lại giúp cho đứa trẻ ngày càng hoàn thiện và phát triển về tâm lí. Tâm lí của đứa trẻ phát triển tốt sẽ kích thích đứa trẻ phát triển toàn diện hơn về mọi mặt như thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ.

Mặt khác, trong các cuốn sách viết về tâm lí học trẻ em cũng đều khẳng định rất rõ việc giao lưu cảm xúc ở trẻ nhỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lí, cũng như sự phát triển toàn diện của đứa trẻ về sau. Điều đó cũng khẳng định rõ rằng: Việc dạy trẻ biết chia sẻ cảm xúc với mọi người xung quanh cũng là một việc làm vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Trong xây dựng các kế hoạch giáo dục trẻ mầm non, cụ thể là kế hoạch mục tiêu đầu chủ đề, nếu lĩnh vực phát triển thể chất luôn được đưa lên đầu tiên để khẳng định rằng phát triển thể chất là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ, thì lĩnh vực phát triển tình cảm - quan hệ xã hội cũng được đưa lên trước cả các lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, nhận thức và thẩm mỹ để thể hiện mục tiêu phát triển tình cảm - quan hệ xã hội trong đó có yếu tố chia sẻ cảm xúc cũng hết sức quan trọng và vô cùng cần thiết.

 

doc27 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 3615 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kĩ năng chia sẻ cảm xúc cho trẻ mẫu giáo bé trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra. Tôi đã đưa tình huống :
“ Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm thế nào?”
Qua tình huống này tôi dạy trẻ :
 Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé phải chạy xa chỗ cháy. Hãy hét to để báo với người nhà và những người xung quang có thể nghe thấy. Nếu không có người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm.
 Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm cách giải quyết vấn đề. Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũng chính là kinh nghiệm mà ta cần dạy trẻ . Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự tư duy lôgích, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống.
3.8. Biện pháp 8: 
Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh.
Đây là biện pháp không thể thiếu khi giáo dục trẻ, bởi vậy giáo viên cần có sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với phụ huynh để cùng xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ.
Thông qua các giờ đón, trả trẻ, các buổi họp phụ huynh tuyên truyền và trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, khả năng của trẻ, đưa ra các biện pháp giáo dục trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất.
Tuyên truyền với phụ huynh sưu tầm tranh ảnh, nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
 Xây dựng nội dung bảng tuyên truyền “Cha mẹ cần biết” phong phú về nội dung, kiến thức phù hợp với chủ đề, bài dạy để phụ huynh nắm bắt và kết hợp luyện kỹ năng cho trẻ.
Có thể thấy, trẻ thường dễ dàng kết bạn khi chơi theo đôi bạn trong môi trường của riêng chúng hơn là chơi trong một nhóm bạn tại trường. Nhiều giáo viên thấy rằng, một số trẻ có khó khăn trong việc kết bạn hoặc chia sẻ với bạn theo nhóm lớn, lại có thể hình thành mối liên kết thân thiết với bạn mới trong môi trường gia đình của trẻ. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình. Cha mẹ hãy hỏi trẻ muốn mời ai về nhà chơi? Mối quan hệ này được trẻ duy trì khi đến trường, khi có được mối liên kết với một trẻ nào đó trong lớp, các mối quan hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách dễ dàng hơn. 
Tuyên truyền để cha mẹ trẻ không nên bực bội khi trẻ về đến nhà hoặc cho rằng trẻ chỉ biết chơi suốt ngày. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa học khi chơi với nhau. 
Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trừơng. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường
Trong gia đình, cha mẹ luân phiên cùng anh chị lớn đọc sách cho trẻ nghe, hoặc thống nhất giờ đọc sách của gia đình, vào giờ đó các thành viên trong gia đình đều đọc sách, báo hoặc đọc một thứ gì đó của mình. 
Khi còn nhỏ cha mẹ cần dành ra 15 phút / ngày để trò chuyện, đọc sách cho trẻ nghe các loại sách phù hợp với lứa tuổi. Khi trẻ có thể tự đọc được lúc đó việc đọc sách trở thành là niềm vui có giá trị và có ý nghĩa hơn giúp trẻ phát triển sự ham hiểu biết, tìm tòi phát triển nhân cách của trẻ. 
	Bên cạnh việc dạy trẻ ở trường, tôi cũng chú trọng đến việc trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dạy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự vệ , nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống. Điều đó được chứng minh rõ ràng từ thực tế. Chính vì vậy, cách bảo vệ trẻ tốt nhất chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân.
 	Việc dạy trẻ những kỹ năng đó phải là một quá trình . Nhiều phụ huynh cho rằng con mình còn quá bé để hiểu được những điều đó cũng như nghĩ rằng trẻ mẫu giáo vẫn được sống trong sự bao bọc, bảo vệ tuyệt đối của bố mẹ. Những trên thực tế, không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên con khi có tình huống xấu. 
Thời gian gần đây, có nhiều trẻ em bị lạm dụng, xâm hại thủ phạm lại chính là người thân quen như bạn bố mẹ, hàng xóm quen biết. Chính vì vậy, người lớn phải khéo léo, tế nhị kể cho con nghe những tình huống xấu có thể gây hại cho bé và giúp con biết cần xử lý như thế nào. Cô giáo phối hợp cùng phụ huynh khéo léo dạy trẻ cách giữ gìn và bảo vệ các cơ quan , bộ phận trên cơ thể. Giúp trẻ chủ động , cảnh giác với tình huống khi có người quan tâm thái quá đến cơ thể của trẻ. Dạy trẻ một số cách phản kháng và bảo vệ bản thân. 
Trong cuộc sống hàng ngày, nên dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất trắc mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức trò chuyện, tạo tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm ra cách giải quyết. Không áp đặt, cấm đoán trẻ .
 Thay vì “Con không được làm thế này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào?
Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết . Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp . Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng biết bảo vệ mình trong cuộc sống sau này.
 	Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng: Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ trẻ . Nội dung giáo dục phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ . Trẻ cần có điều kiện để cọ sát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành và áp dụng.
Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thống nhất phương pháp giáo dục trẻ:
 - Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ.
 - Tôn trọng ý kiến của trẻ , không áp đặt ý kiến của mình .
 - Không nói dài và nói nhiều , không đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưa câu hỏi để trẻ tự tìm tòi.
 - Không vội vàng phê phán đúng - sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận và có thể đưa ra kết luận của mình.
3.7. Biện pháp 7: 
Tạo ra tình huống có vấn đề tăng cường khả năng tư duy và đưa ra ý kiến của mình
Tình huống có vấn đề là quá trình tạo ra một tình huống có mâu thuẫn buộc trẻ phải suy nghĩ tích cực để giải quyết mâu thuẫn đó.
 Sự có mặt của những tình huống có vấn đề sẽ tạo hứng thú và duy trì hứng thú của trẻ đến nhiệm vụ nhận thức, kích thích sự tò mò lòng ham muốn tìm hiểu khám phá của các vật xunh quanh. Phát triển khả năng tự thể hiện mình.
Thực chất của biện pháp này là tổ chức hoạt động tìm kiếm cho trẻ, cuốn hút trẻ vào hoạt động khám phá, tạo điều kiện cho trẻ chủ động diễn đạt theo ý hiểu và vốn từ của trẻ.
Với tình hình phức tạp trong xã hội hiện nay, nhiều tình huống bất trắc có thể xảy ra đối với trẻ như bị bắt cóc, xâm hại .. Tôi đã đưa ra những tình huống để dạy trẻ như : 
 “ Nếu có người không quen biết cho bé quà bé nên làm như thế nào ?
 Ở tình huống này, với lứa tuổi của trẻ trên thực tế trẻ rất thích khi được cho quà và sẽ không biết tại sao không được nhận. 
Khi trẻ thảo luận, tôi đưa ra những giả thiết, những tình huống xấu “ Nếu đó là kẻ xấu thì sẽ rất nguy hiểm cho bé”. Tôi phân tích, giải thích cho trẻ và giúp trẻ có phương án giải quyết đó là : 
 Tuyệt đối không nhận quà, ăn bánh kẹo của người lạ vì có thể bị người xấu tẩm thuốc mê và trúng mưu của kẻ xấu.
Khi gặp trường hợp này bé nên nói “Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu không cho nhận quà của người lạ”.
 + Với chủ điểm “Gia đình”, ngoài việc giáo dục trẻ nhận biết và tránh những đồ dùng nguy hiểm như bàn là, phích nước, bếp đang đun 
 Tôi đưa tình huống trẻ biết tránh những mối nguy hiểm khác như:
 “Nếu con đang ở nhà một mình , có người đến gọi mở cửa con sẽ làm gì ?
Tôi cho trẻ nói suy nghĩ , cách giải quyết của mình. Trong khi thảo luận với trẻ tôi gợi mở: cũng có trường hợp kẻ xấu có thể gây hại cho bé hoặc lấy trộm đồ của gia đình cũng chính là người thu tiền điện, nước hoặc chính là người quen biết với bố mẹ bé để giúp trẻ suy đoán tìm cách giải quyết. Sau đó cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất trong trường hợp này:
Tuyệt đối không mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ, người thu tiền điện, nước. Nếu có người lớn ở trên gác chưa biết thì gọi xuống còn nếu không có ai ở nhà thì hẹn họ nhắn lại gì hoặc tối đến gặp bố mẹ.
Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọi nhà. Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo tuy trẻ còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng cần dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra. Tôi đã đưa tình huống :
“ Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm thế nào?”
Qua tình huống này tôi dạy trẻ :
 Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé phải chạy xa chỗ cháy. Hãy hét to để báo với người nhà và những người xung quang có thể nghe thấy. Nếu không có người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm.
 Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm cách giải quyết vấn đề. Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũng chính là kinh nghiệm mà ta cần dạy trẻ . Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự tư duy lôgích, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống.
3.8. Biện pháp 8: 
Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh.
Đây là biện pháp không thể thiếu khi giáo dục trẻ, bởi vậy giáo viên cần có sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với phụ huynh để cùng xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ.
Thông qua các giờ đón, trả trẻ, các buổi họp phụ huynh tuyên truyền và trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, khả năng của trẻ, đưa ra các biện pháp giáo dục trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất.
Tuyên truyền với phụ huynh sưu tầm tranh ảnh, nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
 Xây dựng nội dung bảng tuyên truyền “Cha mẹ cần biết” phong phú về nội dung, kiến thức phù hợp với chủ đề, bài dạy để phụ huynh nắm bắt và kết hợp luyện kỹ năng cho trẻ.
Có thể thấy, trẻ thường dễ dàng kết bạn khi chơi theo đôi bạn trong môi trường của riêng chúng hơn là chơi trong một nhóm bạn tại trường. Nhiều giáo viên thấy rằng, một số trẻ có khó khăn trong việc kết bạn hoặc chia sẻ với bạn theo nhóm lớn, lại có thể hình thành mối liên kết thân thiết với bạn mới trong môi trường gia đình của trẻ. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình. Cha mẹ hãy hỏi trẻ muốn mời ai về nhà chơi? Mối quan hệ này được trẻ duy trì khi đến trường, khi có được mối liên kết với một trẻ nào đó trong lớp, các mối quan hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách dễ dàng hơn. 
Tuyên truyền để cha mẹ trẻ không nên bực bội khi trẻ về đến nhà hoặc cho rằng trẻ chỉ biết chơi suốt ngày. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa học khi chơi với nhau. 
Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trừơng. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường
Trong gia đình, cha mẹ luân phiên cùng anh chị lớn đọc sách cho trẻ nghe, hoặc thống nhất giờ đọc sách của gia đình, vào giờ đó các thành viên trong gia đình đều đọc sách, báo hoặc đọc một thứ gì đó của mình. 
Khi còn nhỏ cha mẹ cần dành ra 15 phút / ngày để trò chuyện, đọc sách cho trẻ nghe các loại sách phù hợp với lứa tuổi. Khi trẻ có thể tự đọc được lúc đó việc đọc sách trở thành là niềm vui có giá trị và có ý nghĩa hơn giúp trẻ phát triển sự ham hiểu biết, tìm tòi phát triển nhân cách của trẻ. 
	Bên cạnh việc dạy trẻ ở trường, tôi cũng chú trọng đến việc trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dạy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự vệ , nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống. Điều đó được chứng minh rõ ràng từ thực tế. Chính vì vậy, cách bảo vệ trẻ tốt nhất chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân.
 	Việc dạy trẻ những kỹ năng đó phải là một quá trình . Nhiều phụ huynh cho rằng con mình còn quá bé để hiểu được những điều đó cũng như nghĩ rằng trẻ mẫu giáo vẫn được sống trong sự bao bọc, bảo vệ tuyệt đối của bố mẹ. Những trên thực tế, không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên con khi có tình huống xấu. 
Thời gian gần đây, có nhiều trẻ em bị lạm dụng, xâm hại thủ phạm lại chính là người thân quen như bạn bố mẹ, hàng xóm quen biết. Chính vì vậy, người lớn phải khéo léo, tế nhị kể cho con nghe những tình huống xấu có thể gây hại cho bé và giúp con biết cần xử lý như thế nào. Cô giáo phối hợp cùng phụ huynh khéo léo dạy trẻ cách giữ gìn và bảo vệ các cơ quan , bộ phận trên cơ thể. Giúp trẻ chủ động , cảnh giác với tình huống khi có người quan tâm thái quá đến cơ thể của trẻ. Dạy trẻ một số cách phản kháng và bảo vệ bản thân. 
Trong cuộc sống hàng ngày, nên dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất trắc mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức trò chuyện, tạo tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm ra cách giải quyết. Không áp đặt, cấm đoán trẻ .
 Thay vì “Con không được làm thế này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào?
Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết . Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp . Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng biết bảo vệ mình trong cuộc sống sau này.
 	Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng: Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ trẻ . Nội dung giáo dục phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ . Trẻ cần có điều kiện để cọ sát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành và áp dụng.
Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thống nhất phương pháp giáo dục trẻ:
 - Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ.
 - Tôn trọng ý kiến của trẻ , không áp đặt ý kiến của mình .
 - Không nói dài và nói nhiều , không đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưa câu hỏi để trẻ tự tìm tòi.
 - Không vội vàng phê phán đúng - sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận và có thể đưa ra kết luận của mình.
Bảng tuyên truyền của lớp
Bảng hình ảnh các hoạt động của các con
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1 Về bản thân
- Giáo viên phải nắm vững phương pháp, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nghệ thuật lên lớp.
- Rút ra nhiều kinh nghiệm trong quá trình dạy trẻ kỹ năng sống.
- Tạo ra môi trường hoạt động tốt.
 4.1 Về trẻ
 - Trẻ mạnh dạn, tự tin và hứng thú hơn khi tham gia hoạt động.
 - Trẻ có vốn từ phong phú, phát âm rõ ràng, nói chính xác
 - Trẻ có nề nếp thói quen tốt trong các giờ hoạt động.
 - Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái thông qua các hoạt động.
 - Thời gian tập trung vào hoạt động của trẻ tốt hơn.
Một số kết quả trên trẻ: 
XÕp lo¹i
Tổng số trẻ
(48 trÎ)
§Çu n¨m
Cuèi n¨m
Tính tự lập
Giao tiếp
Làm việc nhóm
Tính tự lập
Giao tiếp
Làm việc nhóm
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Đạt
28
58
30
62
20
42
45
94
47
98
48
100
Chưa đạt
20
42
18
38
28
58
03
06
01
02
0
0
XÕp lo¹I
Tổng số trẻ
(48 trÎ
§Çu n¨m
Cuèi n¨m
Kỹ năng ứng phó
Kỹ năng chia sẻ
Kỹ Năng học tập
Kỹ năng ứng phó
Kỹ năng chia sẻ
Kỹ Năng học tập
Số trẻ
%
Số Trẻ
%
Số Trẻ
%
Số Trẻ
%
Số Trẻ
%
Số Trẻ
%
Đạt
10
20
20
42
24
50
48
100
48
100
48
100
Chưa đạt
38
80
28
58
24
50
0
0
0
0
0
0
PHẦN III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết luận:
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường Mầm non là vô cùng quan trọng	
Điều cần làm trước hết là người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.
Việc học của trẻ nếu luôn đựơc người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân và chúng thường hy vọng vào tương lai nhiều hơn.
Nhân cách ý chí tình cảm của trẻ được hình thành thông qua chơi, chơi để lớn lên. Vì thế, người lớn cần tạo cơ hội để trẻ chơi, từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều cách học khác nhau, những kinh nghiệm trẻ nhận được trong các trò chơi là nền tảng tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ, bởi trẻ nhận ra rằng, học vừa vui mà vừa có ý nghĩa.	 Đồng thời, khi trẻ tham gia vào trò chơi, trẻ cần biết lập kế hoạch chơi, sáng tạo với các cách chơi và cố gắng đạt mục đích đây chính là những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này. 
Thường xuyên chỉ ra cái mới mà người lớn cũng tìm tòi một cách hăng hái bằng nhiều cách, hãy trao đổi với trẻ về những thông tin mà cô giáo, cha mẹ mới tìm thấy cho trẻ thấy rằng học lúc nào cũng vừa vui, vừa thử thách
Tham gia vào việc giáo dục của con cái không nên để tốn quá nhiều thời gian và cũng không cần tốn sức tập luyện, cha mẹ chỉ tốn ít thời gian khi cho trẻ thấy cha mẹ rất coi trọng giá trị của việc giáo dục.Việc tham gia ở mức độ nào không quan trọng nhưng thời gian đó thật đáng giá và đó là sự đầu tư cần thiết cho tương lai của trẻ
Kể chuyện cho trẻ hàng ngày bằng phương pháp mưa dầm thấm lâu: Cô giáo, cha mẹ hãy dành thời gian mỗi ngày để kể cho trẻ nghe những câu chuyện, dành thời gian trò chuyện với con trẻ vì chuyện là kho báu của dân tộc, kể chuyện là con đường ngắn nhất, đơn giản hiệu quả nhất giáo dục nhân cách cho trẻ.
Để hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen, nghi thức văn hóa trong ăn uống cần thiết không chỉ có sự tập luyện mà còn cần sự thống nhất những cách thức và phương thức giữa gia đình và trường, lớp mầm non. Chỉ có sự kiên trì, nhẫn nại, sự đồng cả, sự quan tâm, chú ý và sự giúp đỡ quý báu của người lớn mới giúp trẻ vượt qua những khó khăn, trở ngại, mới tạo được một bầu không khí vui vẻ và hạnh phúc.
	2. Bài học kinh nghiệm
 - Giáo viên phải nắm vững phương pháp, biện pháp, nắm được đặc điểm tâm sinh lý theo từng giai đoạn và độ tuổi. 
- Tạo cho trẻ môi trường hoạt động phong phú, phải thường xuyên đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các đồ dùng, đồ chơi và môi trường hoạt động của trẻ.
 - Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, được giải quyết các tình huống có vấn đề nhằm phát hiện ở trẻ những điểm mạnh và những chỗ thiếu để có biện pháp giáo dục trẻ phù hợp..
- Làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong quá trình dạy kỹ năng sống cho trẻ.
3. Khuyến nghị và đề xuất:
- Rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện, mở nhiều lớp tập huấn hơn nữa, tạo cơ hội được tham quan , kiến tập các trường bạn để giáo viên được học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.
- Nhà trường tạo điều kiện bổ sung các tài liệu, tạp chí, tập san về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Các đ/c giáo viên tích cực tìm tòi hơn nữa những biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, linh hoạt tích hợp trong các hoạt động, các bài dạy một cách hiệu quả.
Trên đây là một số kinh nghiệm và tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi của bản thân tôi. Kính mong được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các đồng chí cán bộ quản lý và các đồng nghiệp để tôi có thêm nhiều vốn kinh nghiệm hơn nữa trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 Tôi xin cam đoan bản sáng kiến kinh nghiệm là của tôi viết, tôi không sao chép của bất kỳ ai.
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Dung

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_ki_nang_chia_se_c.doc
Sáng Kiến Liên Quan