SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường Tiểu học

Thực trạng về sinh hoạt chuyên môn trong những năm qua:

 a. Đặc điểm đội ngũ:

 Tổng số cán bộ giáo viên gồm 29 đồng chí, trong đó giáo viên có 24 đồng chí, chia làm 2 tổ chuyên môn. Trình độ giáo viên: Trên chuẩn 24/24 – 100%, trong đó: Đại học 16 – 66,7 %; Cao đẳng 8 – 33,3%.

 b. Thuận lợi:

Trường Tiểu học tôi đang công tác thuộc vùng thuận lợi trên địa bàn huyện. Trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ II. Trình độ đội ngũ 100% trên chuẩn, trong đó Đại học chiếm 72%. Đội ngũ có ý thức trong việc chăm lo công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết với nghề nghiệp. Tổ trưởng chuyên môn có nhiều năm công tác, có kinh nghiệm trong giáo dục học sinh cũng như trong hoạt động chuyên môn. Ban giám hiệu có trình độ Đại học, có ý thức cao trong nhiệm vụ, luôn chăm lo cho công tác chuyên môn của đội ngũ cũng như chất lượng giáo dục học sinh.

c. Khó khăn:

Đội ngũ giáo viên tuổi đời, tuổi nghề bình quân trẻ, kinh nghiệm trong chuyên môn, trong giáo dục cũng như kinh nghiệm sống còn ít. Việc tiếp cận đổi mới trong giáo dục có nhiều hạn chế. Trong sinh hoạt chuyên môn giáo viên còn ngại trao đổi ý kiến, chưa mạnh dạn đặt ra vấn đề cần đồng nghiệp giúp đỡ. Trước yêu cầu đặt ra của đổi mới nhiều giáo viên còn ngại thay đổi. Công tác tuyên truyền với phụ huynh để phối hợp giáo dục theo yêu cầu đổi mới chưa đủ mạnh để giúp phụ huynh hiểu được sự cần thiết phải đổi mới của giáo dục, đặc biệt TT30/2014 và sự thay đổi không gian lớp học của mô hình dạy học VNEN. Một số giáo viên nhận thức chưa thật sâu sắc mục đích, cách thức trong đổi mới sinh hoạt chuyên môn.

 

doc24 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết đúng chính tả, trình bày đẹp. Rèn viết đúng độ rộng con chữ, chữ viết sẽ đẹp hơn.
c. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế của việc học của học sinh. Ở đó, giáo viên cùng nhau chia sẻ, suy ngẫm những vấn đề liên quan đến hoạt động học của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học vào bài học hằng ngày một cách hiệu quả. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không nhằm đánh giá, xếp loại giờ dạy mà ở đó giáo viên được khuyến khích học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh hứng thú/ không hứng thú tham gia hoạt động học tập, đồng thời đề xuất biện pháp để giúp tất cả các học sinh học tập thực sự, qua đó giúp giáo viên tự điều chỉnh một cách linh hoạt các hình thức, phương pháp dạy học phù hợp đối tượng lớp mình.
Mục đích của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là:
- Tạo cơ hội cho tất cả học sinh được học tập và phát triển, đặc biệt những học sinh khó khăn trong học tập.
- Xây dựng mối quan hệ bình đẵng giữa các thành viên trong nhà trường: Cán bộ quản lý – giáo viên; Giáo viên – giáo viên; Học sinh – học sinh; Học sinh – giáo viên trên cơ sở cùng cộng tác, học hỏi để phát triển. Đồng thời tạo môi trường thân thiện, dân chủ, hướng tới sự phát triển cho các thành viên trong nhà trường. Góp phần đổi mới quan trọng đến nhà trường.
- Giúp giáo viên giải quyết những vấn đề khó khăn gặp phải từ thực tiễn trong việc giảng dạy của chính bản thân họ. Ở đó giáo viên giữ vai trò là người cải cách, nhà quan sát, tự đánh giá thực tiến công việc của mình và là nhà nghiên cứu phát triển.
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đạt hiệu quả sẽ phát triển được năng lực chuyên môn, mang lại ý nghĩa lớn cho đội ngũ giáo viên, đây là nhiệm vụ cần thiết trong bồi dưỡng đội ngũ. 
Quy trình thực hiện chuyên đề theo nghiên cứu bài học:
Tổ trưởng xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề theo cấu trúc sau:
	TÊN CHUYÊN ĐỀ
1. Đặc điểm, tình hình 
- Thuận lợi (cơ hội, điểm mạnh)
- Khó khăn (thách thức, điểm yếu)
2. Mục tiêu (định tính, định lượng)
- Mục tiêu 1:
- Mục tiêu 2:
3. Nội dung, biện pháp
- Nội dung 1 – biện pháp 
- Nội dung 2 – biện pháp 
	4. Tổ chức thực hiện: thời gian, phân công
 Hiệu trưởng Tổ trưởng
- Phân công (tự nguyện) dạy minh họa.
- Thiết kế bài dạy minh họa: Tổ chuyên môn, tập thể đội ngũ cùng xây dựng thiết kế ý tưởng bài dạy. Thiết kế bài dạy khuyến khích theo hướng linh hoạt, sáng tạo, chủ động, không lệ thuộc máy móc vào quy trình, các bước dạy.
- Dạy minh họa, dự giờ: Người dạy minh họa thay mặt cho nhóm thiết kế thể hiện ý tưởng đã thiết kế trong bài nhưng quyết định cuối cùng về bài dạy là do giáo viên dạy minh họa. Điều quan trọng là người dạy minh họa không được dạy trước cho học sinh.
- Thảo luận phân tích bài dạy minh họa:
+ Người chủ trì dẫn dắt buổi thảo luận tập trung vào nội dung trọng tâm, tạo không khí thân thiện, cởi mở trong thảo luận.
+ Người dạy minh họa chia sẻ mục tiêu bài học, cách tiến hành, ý tưởng mới, những thay đổi điều chỉnh nội dung, cảm nhận của mình qua bài dạy.
+ Người dự đưa ra ý kiến suy ngẫm, chia sẻ, suy xét về những nguyên nhân thành công, chưa thành công qua tiết dạy, cách giải quyết tiếp theo. Tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
2.2.5. Chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai các chuyên đề trong sinh hoạt chuyên môn:
Vận dụng thực hành nội dung các chuyên đề là trọng tâm của sinh hoạt chuyên môn. Theo kế hoạch chỉ đạo và kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ, tôi chỉ đạo cho các tổ chuyên môn triển khai thực hành các nội dung chuyên đề đã nắm bắt. Quá trình chỉ đạo vận dụng thực hành như sau:
- Chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề. Nội dung sinh hoạt tập trung cụ thể vào vấn đề nào, mục tiêu đạt được là gì, để khi theo dõi thực hiện người quản lý xác định được mức độ thành công.
- Hiệu trưởng ký duyệt kế hoạch của tổ chuyên môn. Tổ trưởng triên khai thực hiện.
- Ban giám hiệu tham gia vào sinh hoạt cùng tổ chuyên môn giống như một thành viên.
- Sau buổi sinh hoạt cùng tổ chuyên môn đánh giá về kết quả đạt được, cùng bàn bạc đưa ra biện pháp tháo gỡ vướng mắc, xác định rõ khó khăn từ thực tế đặt ra và ai là người phải giải quyết. Nếu vấn đề chưa thể giải quyết được trước mắt thì nên lựa chọn biện pháp nào thay thế cho phù hợp thực tế của nhà trường, lớp.
Trong năm qua chúng tôi đã triên khai được những chuyên đề sau:
* Chuyên đề đổi mới:
- Thực hiện đánh giá theo học sinh theo TT30/2014/TT-BGD ĐT ngày 28/8/2014 đi sâu vào nội dung thực hành đánh giá thường xuyên bằng lời của giáo viên với học sinh, thông qua dự giờ.
- Thực hành đổi mới sinh hoạt chuyên môn về kỹ năng chủ trì điều hành, chia sẻ.
- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, thông qua dự giờ minh họa, tập trung thực hiện mục đích của chuyên đề.
- Ứng dụng mô hình dạy học VNEN đi sâu vào thay đổi không gian lớp học, hoạt động dạy học theo nhóm thông qua dự giờ.
* Chuyên đề củng cố:
- Dạy học dạng bài “Mở rộng vốn từ” cho học sinh khối lớp 3.
- Dạy học phân môn tập viết cho học sinh khối 1.
- Dạy học phân môn tập đọc kỹ năng rèn đọc cho học sinh lớp 2.
- Dạy học môn toán dạng bài luyện tập cho học sinh khối 4.
- Dạy học phân môn tập làm văn thể loại văn tả cảnh cho học sinh khối 5.
Nội dung các chuyên đề được triển khai vào các thời điểm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng đồng thời phù hợp với chương trình dạy học của học sinh, việc thự hiện nhiệm vụ của giáo viên.
VD: Chuyên đề “Dạy học phân môn tập viết cho học sinh khối 1” được triển khai vào tuần 10 sau khi học sinh đã làm quen, ổn định với mọi nhiệm vụ học tập. Chuyên đề “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn kỹ năng chủ trì, điểu hành, chia sẻ” được tổ chức tháng 9, thời gian đầu năm để giáo viên tiếp cận và thực hiện trong suốt năm học.
Việc triển khai chuyên đề trong năm học đã tạo điều kiện cho đội ngũ vừa củng cố lại những vấn đề cơ bản trong phương pháp dạy học, vừa giúp đội ngũ tiếp cận được những vấn đề đổi mới áp dụng trong qua trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới kịp thời.
2.2.6. Chỉ đạo ứng dụng mô hình dạy học VNEN thông qua sinh hoạt chuyên môn:
Mô hình dạy học VNEN đã được áp dụng khá rộng rãi trong các trường học, song về vấn đề ứng dụng mô hình này vẫn còn nhiều bàn luận về mức độ của nó. Xác định là mức độ 1 nhưng nhiều giáo viên chưa hiểu mức độ 1 của mô hình này là phải làm những gì? Làm như thế nào? Với mức độ yêu cầu và đặc điểm của nhà trường, tôi đưa ra một số yêu cầu và việc làm cụ thể:
- Thay đổi không gian lớp học, tổ chức cho học sinh học theo nhóm, sử dụng tường lớp học có thể là nơi trưng bày sản phẩm học tập để cùng nhau thảo luận.
- Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm, cùng nhau thảo luận tìm ra kiến thức theo yêu cầu của sách giáo khoa, yêu cầu của giáo viên.
- Tập cho học sinh kỹ năng điều hành nhóm hoạt động, kỹ năng hợp tác của các thành viên trong nhóm trong quá trình học tập.
- Rèn luyện khả năng thể hiện ý kiến của mình trước tập thể đối với tất cả các học sinh.
- Dạy cho học sinh biết cách tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, biết nhận xét góp ý với bạn, thông qua đó biết cách tự học.
Với chuyên đề này chủ yếu thực hiện thông qua dự giờ thực hành trên lớp để rút kinh nghiệm.
2.2.7. Giải quyết một số vấn đề thường gặp trong sinh hoạt chuyên môn.
Trong sinh hoạt chuyên môn nói chung, sinh hoạt tổ chuyên môn nói riêng thường xảy ra một số tình huống như: các ý kiến trái chiều trong thảo luận, một số thành viên ít hoặc không tham gia ý kiến phát biểu, luôn luôn “Nhất trí với ý kiến của các đồng nghiệp”, buổi sinh hoạt khó tìm ra hướng giải quyết vấn đề,  Nếu không giải quyết được khó khăn, vướng mắc đó thì chuyên để triển khai chỉ dừng lại ở hình thức, không có hiệu quả trong bồi dưỡng đội ngũ, và đổi mới chỉ dừng lại trên lý thuyết. Trước vấn đề trên tôi đã tháo gỡ bằng cách sau:
Nắm kế hoạch triển khai chuyên đề vào thời gian nào, trong cuộc họp hội đồng, phần triển khai nhiệm vụ mới tôi đưa ra một số vấn đề liên quan cần đạt được trong thực hiện chuyên đề tới: Mục đích thực hiện chuyên đề “A” là gì, yêu cầu tổ chuyên môn xác định rõ trong kế hoạch. Tổ chức chuyên đề “A” phải giải quyết những vấn đề nào là chính? Vấn đề nêu ra vừa định hướng vừa xác định tư tưởng cho đội ngũ trước khi bước vào thực hiện chuyên đề mới.
Ban giám hiệu cùng tham gia vào sinh hoạt chuyên đề với tổ chuyên môn. Trước khi tham gia sinh hoạt chuyên đề yêu cầu người chủ trì điều hành nêu rõ yêu cầu từng nội dung đối với mỗi thành viên. 
VD: Chuyên đề “Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học”:
- Khi dự giờ yêu cầu mỗi giáo viên phải tập trung quan sát hoạt động học tập của học sinh, ghi chép lại cụ thể những gì quan sát được trong tiết học, phải có suy ngẫm về vấn đề quan sát được (nguyên nhân, hướng khắc phục).
- Khi thảo luận yêu cầu tất cả các thành viên chuẩn bị ý kiến phát biểu: đồng chí đã quan sát được gì trong giờ dạy? Đồng chí có suy nghĩ gì về vấn đề đó? Không có đồng chí nào đưa ra ý kiến “Nhất trí với ý kiến đồng chí B đưa ra”.
Khi trong buổi sinh hoạt chuyên môn có ý kiến trái chiều, tôi định hướng cho các thành viên: Hãy suy nghĩ về ý kiến đó của đồng chí C, chúng ta không nên bỏ qua bởi vì có một lý do nào đó đồng chí C mới đưa ra ý kiến đó. Yêu cầu cùng nhau suy nghĩ một chút và lắng nghe đồng chí C giải thích thêm về ý kiến của mình, tại sao đồng chí có suy nghĩ như vậy?... để hiểu thêm và tôn trọng ý kiến trái chiều. Đồng thời giải quyết xung đột trong thảo luận. Có những ý kiến không nhất thiết phải được tán thành hay không mà nên để cho mỗi người tự suy ngẫm thêm.
Nếu buổi sinh hoạt chuyên môn khó đưa ra được hướng giải quyết vấn đề chính, với cương vị là người chỉ đạo tôi gợi ý để người chủ trì, điều hành đưa ra một số nội dung định hướng người thảo luận đi vào vấn đề chính: Mục đích của chuyên đề này là vấn đề gì? Những khó khăn, vướng mắc nào khi thực hiện? Nêu hướng giải quyết của cá nhân? Sau đó cùng nhau phân tích mốt số vấn đề hiện tại: về đặc điểm lớp học; CSVC; những thói quen trong sinh hoạt chuyên môn, trong dạy học; Mức độ tiếp cận vấn đề; để định hướng tốt hơn cho suy ngẫm của mỗi người về lựa chọn cách giải quyết cho bản thân.
2.2.8: Triển khai áp dụng đại trà các chuyên đề.
Triển khai áp dụng đại trà các chuyên đề trong dạy học là khâu quan trọng nhất. Bởi vì nó là cái đích mà mỗi nhà quản lý cũng như giáo viên vươn tới. Kết quả triển khai đại trà các chuyên đề sẽ đánh giá được hiệu quả công tác chỉ đạo của các nhà quản lý.
Việc áp dụng các nội dung chuyên đề đổi mới trong quá trình dạy học không chỉ trong một vài tiết học, một giai đoạn nhất định mà nó xuyên suốt cả quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, bao trùm lên mọi lĩnh vực của công tác giáo dục. Chẳng hạn: “Kỹ năng chia sẻ trong sinh hoạt chuyên môn” khi áp dụng nó không chỉ dừng lại ở phạm vi các buổi sinh hoạt chuyên môn mà nó được vận dụng vào trong khi giao tiếp với đồng nghiệp, với phụ huynh. Bởi vì trong kỹ năng chia sẻ nó bao hàm cả nhiều kỹ năng: lắng nghe tích cực, tôn trọng ý kiến người khác, trao đổi ý kiến của bản thân với người cùng chia sẻ, suy ngẫm về vấn đề trái chiều của người khác, Chính vì vậy, tôi định hướng cho đội ngũ việc áp dụng nội dung các chuyên đề đổi mới phải được thực hiện trên bình diện rộng, dần dần đưa những điểm mới vào trong nếp nghĩ, nếp làm của mỗi cá nhân.
Để thực hiện được những mong muốn trên tôi chỉ đạo phụ trách chuyên môn, các tổ chuyên môn phối hợp đan xen, cụ thể: Tổ 4,5 thực hành nội dung chuyên đề 1, tổ 1,2,3 cùng dự cùng học hỏi, cùng rút kinh nghiệm; Sau đó, tổ 1,2,3 thực hành trên cơ sở khắc phục tồn tại của tổ 4,5 cả hai tổ cùng dự, cùng chia sẻ. Việc tổ chức thực hành chuyên đề không chỉ diễn ra một lần, hai lần mà tùy vào mức độ đạt được và những vướng mắc cần tháo gỡ để tạo điều kiện cho nhiều giáo viên được trãi nghiệm, cùng nhau chia sẻ khó khăn, gánh vác trách nhiệm, từ đó tự bản thân họ sẽ thấy được trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục. Khi dự thực hành áp dụng chuyên đề đổi mới người dự cần bám sát vào nội dung chuyên đề đã triển khai để nhận xét, rút kinh nghiệm đồng thời cũng phát hiện những hạn chế vướng mắc phát sinh để kịp thời điều chỉnh.
Bên cạnh triền khai thực hành nội dung chuyên đề trong dạy học hằng ngày, tôi còn tổ chức Hội giảng thông qua các ngày lễ lớn như ngày 20-10; 20-11; 8 -3.... tạo nên phong trào thi đua, thúc đẩy nhanh hoạt động thực hiện đổi mới trong nhà trường. Động viên viết sáng kiến kinh nghiệm về chuyên đề đổi mới để đúc rút thêm kinh nghiệm, năm qua đã có 18 sáng kiến kinh nghiệm, trong đó có 3 sáng kiến kinh nghiệm viết về vấn đề đổi mới.
2.2.9. Tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động sinh hoạt chuyên môn:
Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm là một hoạt động không thể thiếu trong công tác quản lý. Đây là việc làm giúp cho người quản lý cũng như đội ngũ xác định được mức độ thành công ban đầu và hướng phát triển của chuyên đề trong tương lai. Khi tổ chức rút kinh nghiệm tôi đã chỉ rõ những thành công của chuyên đề để tiếp tục phát huy và những hạn chế cần phải tiếp tục khắc phục trong qua trình áp dụng tiếp theo. 
Một chuyên đề được đánh giá tốt khi chuyên đề đó giải quyết được vấn đề khó, vướng mắc và góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Do vậy, trong quá trình tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm tôi không quên nhấn mạnh hướng phát triển và đích cần đạt cho mỗi chuyên đề trong thời gian tới.
* Kết quả đạt được:
Trong một năm qua, sau khi áp dụng các biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn tôi thấy những biện pháp trên có hiệu quả cao. Chất lượng đội ngũ chuyển biến tốt về áp dụng các nội dung đổi mới giáo dục. Kỹ năng giao tiếp giữa giáo viên - học sinh, học sinh – học sinh thân thiện hơn; Vận dụng TT30/2014 về đánh giá học sinh đúng hướng, bước đầu đã đi vào chiều sâu; Cách chia sẻ trong sinh hoạt chuyên môn đã có hướng tích cực, thói quen xoáy sâu vào nhận xét cách dạy của giáo viên đã được dần xóa bỏ, trong dự giờ giáo viên đã biết tập trung quan sát hoạt động học của học sinh. Nhìn chung việc tiếp cận đổi mới đã đi đúng hướng, chuyển biến tích cực trong toàn đội ngũ, góp phần vào nâng cao chất lượng đội ngũ cũng như chất lượng giáo dục.
Chất lượng một số kỹ năng của đội ngũ qua áp dụng những đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn:
Thời gian
Trình độ giáo viên
Sử dụng kỹ năng chia sẻ trong SHCM
Kỹ năng vận dụng mô hình dạy học VNEN ở mức độ 1
Đại học
Cao đẳng
T. thống
Đổi mới
Tốt
Khá
TB
Tháng 8/2014
16/24
8/24
24
(100%)
0
(0%)
0
0
0
Tháng 1/2015
16/24
8/24
18
(75%)
6
(25%)
2
(8,3%)
5
(20,8%)
17
(70,8%)
Tháng 5/2015
16/24
8/24
4
(16,6 %)
20
(83,3%)
5
(20,8%)
8
(33,3%)
11
(45,8%)
Chất lượng đội ngũ cuối năm so với năm trước:
Năm học
Xếp loại năng lực sư phạm
Xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp
GVDG cấp huyện
Tốt
Khá
Xuất sắc
Khá
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2013 – 2014
17/23
73,9
6/23
26,1
17/23
73,9
6/23
26,1
10
2014 - 2015
20/23
87,0
3/23
13,0
20/23
87,0
3/23
13,0
13
Chất lượng mũi nhọn so với năm trước:
Năm học
Hội thi
Cấp huyện
Cấp tỉnh
Cấp Quốc gia
2013 - 2014
TNNT
1 giải nhất, 4 giải nhì, 6 giải ba; đồng đội 1 giải ba, 1 giải KK
1 giải ba đồng đội, 1 giải ba cá nhân
HKPĐ
3 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba
1 huy chương vàng, 1 huy chương đồng
Olympic
Tiếng Anh
1 giải nhì, 1 giải ba
2014 - 2015
Tiếng Anh qua mạng
1 giải nhì, 3 giải ba, 1 giải KK
2 giải ba
1 giải KK
Năng khiếu TA
Giải ba
HKPĐ
2 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba; 2 giải ba đồng đội, toàn đoàn xếp thứ ba.
1 huy chương vàng đồng đội
Kể chuyện Bác Hồ
Đạt danh hiệu
GVCNG
Đạt danh hiệu
GVDG
Đạt danh hiệu
Chất lượng học sinh so với năm trước:
Năm học
Sĩ số
HK/Phẩm chất (HT/đạt)
 Học lực
TBTL/Hoàn thành
Học sinh được khen
SL
%
SL
%
SL
%
2013 - 2014
377
377
100
377
100
297
78,8
2014 - 2015
370
370
100
369
100
322
87,0
3. PHẦN KẾT LUẬN
Ý nghĩa của đề tài:
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng, đề xuất và thể nghiệm, đề tài có ý nghĩa, tác dụng thiết thực trong việc chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường Tiểu học. Qua một năm áp dụng đã cho thấy sự chuyển biến tích cực qua kết quả đạt được của đội ngũ trường tôi công tác.
Ý nghĩa của đề tài còn thể hiện ở một số bài học kinh nghiệm như sau:
1. Thực hiện tốt tốt công tác tuyên truyền nhằm giáo dục nâng cao nhận thức của đội ngũ về đổi mới giáo dục gắn liền với đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
2. Chỉ đạo đội ngũ xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và tính khả thi, đồng thời ưu tiên những vấn đề cấp thiết.
3. Trong quá trình chỉ đạo đội ngũ thực hiện các nội dung đổi mới người quản lý cần chú ý đến một số vấn đề cơ bản trong triển khai thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn như: quy trình chỉ đạo, một số yêu cầu đối với đội ngũ trước yêu cầu đổi mới.,
4. Trước khi triền khai thực hành chuyên đề cần tổ chức cho đội ngũ tìm hiểu về những vấn đề đổi mới trong chuyên môn. Giúp đội ngũ tiếp cận, có hiểu biết cơ bản về nội dung đổi mới, góp phần nâng cao hơn về nhận thức, trách nhiệm của bản thân trước nhiệm vụ đặt ra.
5. Hiệu trưởng cần trực tiếp cùng chuyên môn chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai các chuyên đề, cùng tham gia sinh hoạt chuyên môn các chuyên đề đổi mới với đội ngũ với cương vị như một thành viên trong tổ chuyên môn.
6. Ban giám hiệu cần lựa chọn và đi sâu chỉ đạo một số chuyên đề mang tính ứng dụng đổi mới trên bình diện rộng. Cụ thể như mô hình dạy học VNEN đang được áp dụng rộng rãi trong các trường học, mô hình này đòi hỏi sự đổi mới trong vận dụng kỹ năng chủ trì, điều hành, chia sẻ đối với giáo viên cũng như học sinh.
7. Trong quá trình thực hiện đổi mới có nhiều vấn đề mới thường nảy sinh đòi hỏi người quản lý phải giải quyết. Vì vậy Hiệu trưởng phải đặt ra những giả thiết và có hướng giải quyết hợp lý về một số vấn đề thường gặp trong sinh hoạt chuyên môn.
8. Sau khi tổ chức chuyên đề mới qua sinh hoạt chuyên môn cần phải chỉ đạo đội ngũ triển khai áp dụng đại trà các chuyên đề vào trong hoạt động giáo dục.
9. Sau mỗi giai đoạn, mỗi năm học cần phải tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động sinh hoạt chuyên môn. Đặc biệt đánh giá mức độ thành công của các chuyên đề đổi mới, chỉ ra hướng phát triển của chuyên đề trong tương lai, tiếp tục định hướng tốt hơn cho đội ngũ trong quá trình áp dụng.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
* Đối với cấp ngành: Phòng giáo dục cần mở một số chuyên đề đổi mới với bình diện rộng cho đội ngũ giáo viên tiếp cận, học hỏi, áp dụng tốt hơn trong quá trình thực hiện.
* Đối với cấp trường: Ban giám hiệu cần tập trung chỉ đạo các nội dung đổi mới thông qua sinh hoạt chuyên môn của đội ngũ, giúp đội ngũ có hiểu biết, có quan điểm đúng đắn về những vấn đề đổi mới. Từ đó đội ngũ có hướng đi, cách áp dụng vấn đề đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục một cách đồng bộ, thống nhất.
* Đối với giáo viên: Cần có nhận thức đúng đắn quan điểm chỉ đạo đổi mới của Bộ giáo dục trong lộ trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện đối với giáo dục phổ thông. Phải xác định đúng trách nhiệm của người trực tiếp giảng dạy trước yêu cầu đổi mới của xã hội, đặc biệt là vấn đề đổi mới của ngành đề ra. Phải xây dựng cho mình một kế hoạch tự bồi dưỡng để thực hiện thực sự có hiệu quả những vấn đề đổi mới đang đang đặt ra.
Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ của trường Tiểu học, chúng tôi đã thực hiện bước đầu đạt hiệu quả, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện trong những năm tới. Kết quả đạt được của nhà trường vẫn còn nhiều khiêm tốn song tôi xin mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình để đồng nghiệp tham khảo, rất mong được góp thêm ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng rộng rãi trong các trường Tiểu học của bạn./.
 Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp, xin chân thành cảm ơn!
 Quảng Bình, ngày 23 tháng 5 năm 2015

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_moi_sinh_hoat_chuyen_mon_g.doc
Sáng Kiến Liên Quan