Sáng kiến kinh nghiệm Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh Tiểu học

 Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng vì thế hệ trẻ hôm nay và tương lai đất nước mai sau. Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây ngành Y tế và Giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp chỉ đạo, xây dựng mạng lưới y tế trường học. Nhờ đó hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sức khỏe học sinh đã có những bước cải thiện đáng kể và đạt được những kết quả khả quan. Tuy vậy công tác y tế trường học vẫn còn gặp không ít khó khăn do nhân lực tại các trường học còn thiếu hoặc chưa đáp ứng đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ. Một mặt do cán bộ y tế chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về chuyên môn y tế trường học, mặt khác do điều kiện thực tế tại các trường học còn thiếu thốn về cơ sơ vật chất chính vì vậy mà việc triển khai thực hiện công tác y tế trường học chưa đạt được kết quả cao nhất.

Dựa trên những điều kiện thực tế trên, tôi mong muốn đóng góp một vài ý kiến nhằm khắc phục những thiếu sót và phát huy hiệu quả hơn nữa những gì đã đạt được giúp công tác y tế trường học ngày càng phát triển.

 

doc26 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệnh: 10 -12 ngày.
        b. Thời kì khởi phát:
        - Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt 38,5oC - 40oC, nhức đầu, mệt mỏi 
        - Hội chứng xuất tiết niêm mạc:
       + Mắt: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
        + Hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, khản tiếng, ho khan, có khi có ít đờm.
        + Tiêu hoá: Nôn,chớ, đi ngoài phân lỏng.
       - Có hạt nội bang: Trên nền niêm mạc má đỏ hồng nổi lên những chấm trắng, nhỏ, đường kính khoảng 1mm.
        c. Thời kì toàn phát: 
         - Sốt cao 39oC - 40oC, có thể mê sảng co giật, trẻ ho nhiều, viêm nhiễm và xuất 
tiết đường hô hấp, chảy nước mắt, có nhiều dử mắt.
        - Phát ban với đặc điểm:
        + Là ban rát sẩn, màu đỏ, hồng hay tía. Hình tròn hạt hình bầu dục, to bàng hạt đậu, hay cánh bèo tấm, sờ vào mềm, mịn như sờ vào tấm vải nhung, giữa các ban sởi có khoảng da lành.
        + Thứ tự mọc ban:
        Ngày thứ nhất: Ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán, má đầu, mặt, cổ.
        Ngày thứ hai: Ban mọc tới ngực lưng và hai tay.
        Ngày thứ ba: Ban mọc xuống bụng và hai chân.
        + Ban sởi tồn tại hai đến ba ngày rồi lặn theo trình tự đã mọc để lại trên da những vết thâm vằn như da hổ da báo. Khi ban lặn các dấu hiệu lâm sàn khác giảm dần.
        4. Biến chứng: 
        Virus sởi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc và hệ thống miễn dịch, làm giảm lượng vitamin A, do đó trẻ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
        - Bội nhiễm: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
        - Thần kinh: Viêm não sau sởi .
        - Suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem.
        - Loét miệng: Các vết loét ở trong miệng, môi lưỡi; vết loét có màu đỏ, được phủ một lớp trắng rất đau. Vết loét có thể sâu, rộng làm cho trẻ ăn khó khăn.
        - Chảy mủ mắt.
        - Mờ giác mạc, đây là dấu hiệu nguy hiểm có thể do thiếu vitamin A.
        5. Phòng bệnh: 
        - Tiêm phòng vác xin sởi đầy đủ cho trẻ dưới một tuổi.
        - Phát hiện sớm và cách ly trẻ bị sởi.
 - Vệ sinh thân thể, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý.
        Vừa rồi tôi đã tuyên truyền tới các thầy cô cùng toàn thể các em học sinh triệu chứng và cách phòng bệnh sởi.
        Tôi hy vọng rằng buổi tuyên truyền hôm nay sẽ đem lại cho các thầy cô cùng các em học sinh nhưng hiểu biết quý báu về bệnh sởi.
        Cuối cùng xin kính chúc các thầy cô giáo và các em một sức khoẻ dồi dào và có một tuần học bổ ích.
 Bài 4: Vệ sinh cá nhân phòng bệnh học đường như: Cận thị, cong vẹo cột sống. giữ vệ sinh trường lớp, xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp.
 4.1. Phòng bệnh cận thị:
 Bệnh cận thi là một căn bệnh rất dễ mắc phải đối với lứa tuổi học sinh chúng ta, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh cận thị như: Góc học tập của các em bị thiếu ánh sáng, đọc sách lúc nhá nhem tối, đọc sách cúi sát mặt vào quyển vở, khi viết bài cúi sát mặt xuống bàn... Vì thế chúng ta phải biết cách đề phòng bệnh cận thị để tránh bệnh cận thị các em cần thực hiện tốt các nội dung sau:
 a, Góc học tập ở nhà các em phải có đủ ánh sáng, bàn ghế ngồi phải đúng quy cách, phù hợp với chiều cao của các em.
 b, Không đọc sách, đọc bài ở những nơi thiếu ánh sáng.
 c, Không nằm để đọc sách, không vừa đi vừa đọc sách.
 d, Luôn luôn giữ gìn mắt sạch sẽ và đề phòng các bệnh về đau mắt hột, khô mắt, ăn uống đủ chất dinh dưỡng cho mắt.
4.2. Bệnh cong vẹo cột sống
 Để đề phòng bệnh cong vẹo cột sống:
 - Nguyên nhân chủ yếu của bệnh cong vẹo cột sống ở học sing là do thói quen ngồi học không ngay ngắn, lệch, vẹo, gù hoặc ưỡn, do bàn ghế hoặc sự chiếu sáng lúc học tập không đầy đủ. Do đó cần thực hiện các biện pháp sau:
 + Bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc và lứa tuổi học sinh, phải đúng tiêu chuẩn đã ban hành.
 + Góc học tập phải đủ ánh sáng.
 + Không được xách cặp một bên mà phải đeo cặp hai bên vai, Không lao động nặng quá sớm.
 + Phòng các bệnh có ảnh hưởng tới cột sống như còi xương, suy dinh dưỡng, bại liệt.
4.3. Giữ vệ sinh trường lớp
 Để đảm bảo yêu cầu của nhà trường cũng như đảm bảo công tác vệ sinh trường lớp sạch xẽ các em cần thực hiện tốt các nội dung sau:
 - Thực hiện làm vệ sinh lớp học thường xuyên vào đầu các buổi học.
 - Quét dọn sân trường thường xuyên vào đầu các buổi học theo sự phân công của tổ chức đội.
 - Thường xuyên khơi thông cống rãnh xung quanh lớp học của mình.
 - Làm tót công tác vệ sinh cá nhân sạch xẽ trước khi đến lớp. 
4.4. Xây dựng cảnh quan môi trường
 Để thực hiện tốt công tác xây dựng cảnh quan môi trường tạo môi trường xanh sạch đẹp các lớp chú ý các việc sau:
 - Trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh,
 - Tăng cường trồng cây bóng mát ở khu vực sân trường
Bài 5: Hiểu biết về Bệnh Thuỷ Đậu ( tuyền truyền cho CBGVNV)
 Thuỷ đậu là một bệnh ngoài da do virus gây ra lây truyền rất nhanh. Thuỷ đậu có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tất cả trẻ em, trừ những trẻ suy giảm miễn dịch đều nên được tiêm phòng thuỷ đậu.
a. Thủy đậu là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Thuỷ đậu là một bệnh ngoài da do virus gây ra rất thường gặp ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh là virus varicella-zoster. Đa số trẻ em đều đã bị thuỷ đậu trước 15 tuổi, nhiều nhất từ 5 đến 9 tuổi, tuy nhiên bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Thuỷ đậu thường nặng hơn khi xảy ra ở người lớn và ở trẻ còn nhỏ. Mùa đông xuân là thời gian các trường hợp thuỷ đậu xảy ra nhiều nhất.
b. Thủy đậu lây lan như thế nào?
Thuỷ đậu lây truyền rất nhanh. Nó rất dễ lây lan giữa các thành viên trong gia đình và giữa các học sinh cùng trường khi hít phải những giọt nước bọt lơ lửng trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các mụn nước và vết lở trên da người bệnh. Nó còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng giộp. Bệnh nhân có thể truyền bịnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban và không còn lây lan nữa khi các mụn nước khô vảy.
c. Triệu chứng và dấu hiệu của thủy đậu?
Triệu chứng thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ 10 đến 21 ngày. Thuỷ đậu biểu hiện bằng sốt nhẹ từ một đến 2 ngày, cảm giác mệt mỏi toàn thân, và phát ban (thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh).
Một số rất ít trường hợp, bệnh nhân có thể bị bệnh mà không thấy phát ban. Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở, rồi đóng vảy. Thường phát ban đầu tiên ở da đầu, xuống thân mình (nơi ban trổ nhiều nhất), sau cùng xuống đến tay chân. Những phần da nào sẵn bị kích ứng như hăm tã, eczema, cháy nắng v.v. thường bị ban thuỷ đậu tấn công nặng nhất. Ban thuỷ đậu thường rất ngứa.
d. Điều trị thủy đậu ra sao?
- Điều trị thuỷ đậu chủ yếu là điều trị triệu chứng như chống ngứa chẳng hạn. Có thể dùng Acetaminophen (Tylenol) để giảm sốt và đau nhức thường đi kèm các bệnh nhiễm siêu vi trong giai đoạn đầu. Không bao giờ được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong).
- Tắm thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng trung tính sẽ bớt ngứa. Ngoài ra, có thể bôi lên da các dung dịch làm dịu và làm ẩm như dung dịch calamine.
- Chlorpheniramine, fexofenadine v.v. hoặc các loại thuốc kháng histamine khác có tác dụng giảm ngứa. Hãy bàn luận với bác sĩ về các chọn lựa trong điều trị.
- Ngoài thuốc men, cần áp dụng một số biện pháp dự phòng khác. Với trẻ nhỏ, nên cắt sát móng tay để tránh tổn thương da do gãi và đề phòng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát.
Sau cùng, đối với một số trường hợp thuỷ đậu có thể dùng Acyclovir. Acyclovir là một thuốc kháng virus được sử dụng để rút ngắn thời gian của bệnh. Thuốc chỉ hiệu quả nếu được dùng sớm, trong thời gian từ 1 đến 2 ngày khi bắt đầu phát ban thuỷ đậu. Acyclovir thường được chỉ định cho những bệnh nhân có bệnh kèm theo nguy hiểm (ví dụ lupus, đái tháo đường, người cao tuổi, bệnh nhân suy giảm miễn dịch).
e. Các biến chứng có thể xảy ra?
- Thuỷ đậu có thể gây biến chứng. Khi các mụn nước vỡ ra và bị nhiễm trùng có thể gây sẹo xấu, đặc biệt khi bệnh nhân gãi nhiều ở vùng tổn thương.
- Nhiễm trùng da là biến chứng của thuỷ đậu thường gặp nhất ở trẻ em.
- Biến chứng khác thường gặp là tổn thương thần kinh trung ương bao gồm những rối loạn ở tiểu não (rối loạn thất điều tiểu não, chóng mặt, run, rối loạn ngôn ngữ), viêm não (nhức đầu, co giật, rối loạn ý thức), tổn thương thần kinh (liệt thần kinh) và hội chứng Reye (kết hợp tổn thương gan và não khả năng gây tử vong, có thể xảy ra do dùng aspirin ở trẻ em).
- Các biến chứng đặc biệt nặng có thể xảy ra trên bệnh nhân AIDS, lupus, bịnh bạch cầu, và ung thư. Biến chứng còn xảy ra trên những bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch, như các corticoid. Trẻ sơ sinh có mẹ bị thuỷ đậu ở 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ chịu những nguy cơ cao của bệnh. Nếu mẹ phát bệnh thuỷ đậu 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sanh, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh có thể lên đến 30%.
g. Thủy đậu có thể phòng ngừa bằng vaccin?
Người đã bị thuỷ đậu sẽ có miễn dịch suốt đời và không bao giờ bị lại. Nhưng nhiều khi về sau, virus có thể bộc phát lên bề mặt trở lại dưới dạng zona (giời leo). Mục tiêu hiện nay của nhiều nước trên thế giới là làm sao tiêm phòng thuỷ đậu cho hầu hết các trẻ em. Chỉ cần tiêm 2 mũi. Mũi đầu tiên tiêm lúc trẻ 1 tuổi và mũi thứ hai (tiêm nhắc lại) lúc 4 tuổi. Đối với người lớn chưa bị thuỷ đậu, có thể tiêm phòng vào bất cứ lúc nào. Phản ứng phụ khi tiêm phòng thuỷ đậu xảy ra không đáng kể. Tất cả trẻ em, trừ những trẻ suy giảm miễn dịch, đều nên được tiêm phòng thuỷ đậu.
Bài 7. Hình ảnh tranh vẽ các  yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ:
 -Hình ảnh/tranh vẽ các  yếu tố nguy cơ gây ngã cho trẻ
Ngã do chạy xô đẩy nhau ở trường
 Ngã do nển nhà trơn trượt
Ngã do chạy vấp ngã
Nguy cơ ngã do đứng cạnh lan can thấp
Ngã do với đồ cầu thang
Ngã do trèo cây
     - Hình ảnh về nguy cơ bỏng:
   - Tranh ảnh về biện pháp dự phòng bỏng:
Khi bị bỏng nước sôi hãy ngâm tay dưới vòi nước lạnh ít nhất 20 phút
Để phích nước lên cao ngoài tầm với của trẻ
Không chơi thể thao ở trên đường, hè phố
Làm các ổ điện cao, kiểm tra thường xuyên, không cho trẻ nghịch
 xuyên
   - Tranh ảnh phòng chống điện giật, tai nạn giao thông, đuối nước:
Không tắm trên các ao, hồ, sông, suối
Bài 6: Tuyên truyền phòng bệnh H7N9
Để phòng tránh lây nhiễm Cúm A (H7N9) cho mọi người, đề nghị cac thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh cùng thực hiện các biện pháp sau:
- Dọn nơi ở thông thoáng, sạch sẽ; thường xuyên rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với gia cầm; hạn chế tiếp xúc với gia cầm bệnh và chết.
- Nếu có hiện tượng gia cầm bị bệnh, chết hàng loạt cần khai báo ngay cho cơ quan thú y địa phương để hướng dẫn xử lý không để mầm bệnh lây lan ra cộng đồng.
- Không mua gia cầm và thịt gia cầm không có nguồn gốc rõ ràng; không giết thịt, ăn thịt gia cầm bệnh; không ăn tiết canh, không ăn thịt gia cầm chưa nấu chín kỹ.
- Người từ khu vực có dịch bệnh Cúm A (H7N9) trở về cần phải khai báo với cơ quan y tế địa phương để áp dụng các biện pháp phòng bệnh và được theo dõi tình trạng sức khỏe.
- Khi có các biểu hiện cúm như ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời./.
B. Công tác tham gia bảo hiểm y tế - Bảo hiểm thân thể:
 Đối với học sinh xã nhà là một xã thuần nông điều kiền kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhưng nhờ vận động học sinh tham gia bảo hiểm y tế học sinh. Tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể các em học sinh và gia đình các em về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế. nên kết quả học sinh tham gia bảo hiểm y tế trong nhiều năm liền đều đạt tỉ lệ cao ( trên 90%) và được UBND huyện khen thưởng vào đợt tổng kết cuối năm.
Bên cạnh đó việc tham gia bảo hiểm thân thể cũng rất được các bậc phụ huynh và các em học sinh hết sức hưởng ứng (đạt 98%)
4. Về công tác khám sức khỏe định kỳ:
Phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế huyện Mỹ Đức để tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh ít nhất một lần trong một năm học, ưu tiên các học sinh đầu cấp và cuối cấp học. 
 Năm học 2013 – 2014 trường Tiểu học Xuy Xá khám sức khỏe đầu năm học vò ngày 01 tháng 10 năm 2013
 Tổng số HS: 536 em
Số học sinh khám: 533 đạt 99%
Kết quả khám cụ thể như sau:
Trường TH Xuy Xá
 Y tế học đường
Biểu đồ theo dõi sức khỏe học sinh qua đợt khám sức khỏe
 đầu năm Năm học 2013 - 2014
 Qua biểu đồ này ta thấy các em mắc bệnh răng miệng chiếm tỉ lệ mắc rất cao: 
Nguyên nhân:
 + Các em đang ở lứa tuối thay răng vĩnh viễn.
 + Các em chưa biết cách chăm sóc bảo vệ răng miệng.
Biện pháp:
+ Thường xuyên tuyên truyền cách chăm sóc,vệ sinh răng miệng, cho học sinh súc miệng nước Fluor 1 lần/tuần.
+ Tuyên truyền kỹ thuật chải răng đúng cách (Mở clip cho các em xem)
Trường TH Xuy Xá
Y tế học đường
Biểu đồ phân loại sức khỏe đầu năm 
Năm học 2013 - 2014
Tên trường
Tổng số học sinh được khám SK
Số học sinh có SK loại I
Số học sinh có SK loại II
Số học sinh có SK loại III
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
TH Xuy Xá
536
148
33.8
384
66
1
0.2
Qua đợt khám đã phát hiện và thông báo các trường hợp mắc bệnh về gia đình để có biện pháp giải quyết điều trị kịp thời.
- Tổng hợp, quản lý, lưu trữ hồ sơ sức khỏe của học sinh và có trách nhiệm chuyển hồ sơ khi học sinh chuyển trường hay kết thúc chương trình của cấp học để đảm bảo cho việc quản lý theo dõi sức khỏe cho các em được tốt hơn. Cần có túi hồ sơ, kẹp hồ sơ và phải được bố trí sao cho thuận tiện khi sử dụng.
5. Về công tác nha học đường:
Tổ chức cho toàn thể các em học sinh súc miệng nước Fluor 1 lần/tuần. Phòng y tế nhà trường trang bị đầy đủ ca, cốc nhựa cho các lớp, đại diện học sinh của các lớp về phòng y tế để lấy nước súc miệng vào giờ ra chơi thứ 2 hàng tuần.
Tổ chức khám răng định kỳ cho học sinh. Khám lồng ghép với đợt khám sức khỏe chung. Phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng: sâu răng, viêm lợi. Thống kê các em học sinh mắc bệnh và có kế hoạch điều trị các trường hợp đơn giản như: trám bít hố rãnh, nhổ răng sữa đến tuổi thay, chuyển tuyến trên điều trị những trường hợp khó: lỗ sâu đã chạm tủy, viêm tủy,
Tuyền truyền giáo dục nha khoa, dạy cho học sinh cách phòng bệnh răng miệng, bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng. Hướng dẫn cho học sinh cách chải răng đúng phương pháp.
6. Về công tác phòng dịch:
	Thực hiện công tác phòng chống dịch, tiêm chủng theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương và Ban sức khỏe nhà trường.
	- Thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh của TTYT dự phòng, phối hợp với trạm y tế xã triển khai các chương trình tiêm chủng, tẩy giun trong trường học.
	- Hướng dẫn các em học sinh giữ vệ sinh cá nhân phòng chống bệnh dịch.
 - Báo cáo kịp thời khi có dịch xảy ra trên địa bàn trường cũng như nơi cư trú cho trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện để kịp thời ngăn ngừa và giải quyết.
 - Phối hợp giám sát với trạm y tế theo dõi dịch bệnh.
 7. Về vệ sinh học đường:
Ban sức khỏe tham mưu cho lãnh đạo nhà trường thực hiện các yêu cầu về vệ sinh học đường, vệ sinh ATTP, thực hiện phong trào “xanh- sạch - đẹp”.
- Tổ chức các buổi tổng vệ sinh môi trường, hướng dẫn các em học sinh đổ rác và xử lý rác đúng nơi quy định.
- Tổ chức trồng hoa và cây xanh trong nhà trường.
- Lớp học phải đảm bảo đủ ánh sáng, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè. Bàn ghế cho học sinh ngồi học phải đảm bảo đúng quy cách, đúng kích thước theo từng lứa tuổi, bảng và phấn viết hợp vệ sinh.
- Công trình vệ sinh phải đảm bảo sạch sẽ, luôn được lau rửa thường xuyên, hệ thống cống rãnh thoát nước tốt. Đề xuất với nhà trường ký hợp đồng xử lý bể phốt, vệ sinh cống rãnh mỗi quý 1 lần.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống trong nhà trường. Hướng dẫn các em học sinh thực hiện ăn chín, uống sôi và rửa tay trước khi ăn, ăn phải đảm bảo đủ no, chủ chất.
 - Phối hợp với trạm y tế theo dõi giám sát vệ sinh môi trường.
 - Hàng năm được trung tâm y tế, phòng giáo dục kiểm tra vệ sinh môi trường đo các thông số: bụi, tiếng ồn, ánh sángcó đảm bảo hay không để kịp thời đề xuất với các cấp lãnh đạo.
Phần thứ 3:
Kết quả- bài học kinh nghiệm - kết luận - khuyến nghị & đề xuất:
1. Kết quả:
Do nắm được vai trò quan trọng về vấn đề sức khỏe của học sinh nên những việc làm trên đã được triển khai thường xuyên. Dựa trên tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe cho thấy tình hình sức khỏe của các em ngày được nâng cao, tỷ lệ học sinh nghỉ học do bệnh tật giảm đáng kể so với đầu năm học qua biểu đồ sau:
Trường TH Xuy Xá
Y tế học đường
Biểu đồ theo dõi sức khỏe học sinh qua đợt khám 
sức khỏe Cuối năm - Năm học 2013 - 2014
Trường TH Xuy Xá
Y tế học đường
Biểu đồ phân loại sức khỏe cuối năm 
Năm học 2013 - 2014
Tên trường
Tổng số học sinh được khám SK
Số học sinh có SK loại I
Số học sinh có SK loại II
Số học sinh có SK loại III
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
TH Xuy Xá
536
248
46.5
284
53.3
1
0.2
Nhờ công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe được tiến hành thường xuyên, cùng với việc phối hợp thực hiện tốt công tác phòng dịch nên đã kiểm soát tốt không để dịch bệnh lây lan trong trường học.
Tuy còn thiếu thốn về trang thiết bị y tế nhưng vẫn đảm bảo việc sơ cấp cứu ban đầu và xử lý kịp thời các bệnh học thông thường giúp các em học sinh có được sức khỏe tốt để học tập.
Thực hiện đầy đủ, đúng lịch các chương trình tiêm chủng và tẩy giun định kỳ cho học sinh toàn trường.
2. Bài học kinh nghiệm:
Đối với một cán bộ y tế trong nhà trường đòi hỏi đầu tiên theo tôi đó là sự tận tâm, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Trong các hoạt động tại trường học phải luôn tạo dựng niềm tin cho bản thân mình cũng như cho học sinh và các bậc phụ huynh.
Thường xuyên rèn luyện, phấn đấu, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về y tế trường học để đáp ứng tốt nhu cầu sức khỏe của các em học sinh.
 3. Kết luận:
Trên đây là một số suy nghĩ và những biện pháp mà tôi áp dụng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
Qua quá trình công tác bản thân đã rút ra được nhiều kinh nghiệm, từng bước khắc phục những khó khăn, tồn tại để phát triển công tác y tế trường học tốt hơn.
Y tế trường học ngày nay đang được ngành Y tế và Giáo dục quan tâm. Bản thân tôi nhận thấy nếu mỗi cán bộ y tế học đường luôn có ý thức rèn luyện và tận tình với công việc thì chắc chắn việc tạo dựng một nền tảng sức khỏe cho các em học sinh vững bước trên con đường học tập là không khó. Có được sức khỏe tốt giúp các em học tập đạt kết quả cao để sau này trở thành người có ích cho xã hội, là chủ nhân tương lai của đất nước.
 4. Khuyến nghị & đề xuất:
 Để nâng cao sức khỏe cho học sinh tôi xin có một vài ý kiến đề xuất như sau:
- Y tế trường học cần được sự quan tâm chỉ đạo hơn nữa của nhà trường và lãnh đạo cấp trên, đặc biệt là sự chỉ đạo thường xuyên của Ban sức khỏe trường học để giúp cho hoạt động y tế trường học phát triển đi lên.
- Có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Đoàn, Đội, giáo viên chủ nhiệm và phòng y tế nhà trường để giúp công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh được thuận lợi hơn.
- Tổ chức các buổi họp Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe trường học để rút kinh nghiệm, bổ sung những thiếu sót và đề ra các phương pháp thực hiện cụ thể.
Trên đây là một vài ý kiến tôi mạnh rạn đưa ra. Tôi rất mong có sự bổ sung, góp ý của Ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí giáo viên trong tổ và trong nhà trường.
Tôi xin trân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 Xuy Xá, ngày 5 tháng 5 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
Tác giả
Trần Văn Luyện
Mục lục
Stt
Nội dung
Trang
1.
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
1
2.
Phần thứ hai: Nội dung
4
1. Về công tác tổ chức
4
2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị
4
3. Về công tác tuyên truyền, vận động học sinh
5
4. Về công tác khám sức khỏe định kỳ
17
5. Về công tác nha học đường
20
6. Về công tác phòng dịch
20
7. Về vệ sinh học đường
20
3
Phần thứ 3: Kết quả - Bài học kinh nghiệm - Kết luận - 
 Khuyến nghị & đề xuất
21
4
Mục lục
24

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cham_soc_suc_khoe_ban_dau_cho_hoc_sinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan