Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giúp học sinh tham gia thi giải toán qua mạng ở trường Tiểu học Chất Bình

- Thuận lợi

 Công nghệ thông tin phát triển nên đã có một số gia đình học sinh có điều kiện đều có máy tính và kết nối mạng Internet cho nên các em dễ truy cập và đăng ký tham gia thi giải Toán.

Ngay từ đầu năm học, các em đã được Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm triển khai kỹ về thể lệ và quy định cuộc thi giải Toán trên mạng và từ đó có đông đảo học sinh tham gia.

Giáo viên chủ nhiệm lớp vận động sát sao phong trào tham gia thi giải Toán trên mạng và thường xuyên lồng ghép bồi dưỡng cho các em trong các buổi học ở trên lớp và ở nhà.

Học sinh chăm ngoan, có tinh thần chăm học, chịu khó tìm tòi.

 Khó khăn:

Trường Tiểu học Chất Bình là một trường vùng sâu, vùng xa của huyện Kim Sơn với điều kiện kinh tế khó khăn, dân số chủ yếu theo đạo thiên chúa. Do đó tỉ lệ các em được tiếp cận với máy vi tính còn rất hạn chế.

Phụ huynh chủ yếu là làm nông nghiệp nên nhà không có điều kiện để mua máy tính mà nếu có máy tính thì không được nối mạng, đồng thời sự quan tâm của phụ huynh học sinh đến việc học tập của con em mình còn hạn chế mà chủ yếu là phó mặc cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.

Chương trình học có nhiều thay đổi khi thì điều chỉnh nội dung dạy học, khi thì giảm tải nội dung dạy học. Do vậy những bài Toán khó trong chương trình được giảm tải giáo viên không dạy nhưng khi học sinh tham gia thi giải toán đề thi trong mạng đa số là kiến thức nâng cao nên việc xử lý nhanh các phương án giải Toán chưa chính xác.

Giáo viên soạn thảo chương trình bồi dưỡng cho học sinh còn lúng túng với những cách giải toán nâng cao khó giải thích để cho học sinh dễ hiểu.

Việc truyền thụ kiến thức cho học sinh còn gượng ép chưa diễn đạt cho học sinh dễ hiểu các dạng bài trên mạng. Học sinh tiếp thu bài còn chậm mang tính thụ động, gò ép.

Việc thực hành trên máy của các em học sinh còn lúng túng. Do tính chất mới mẻ, đặc thù của cuộc thi (phái có máy tính nối mạng) nên cuộc thi ban đầu chưa thu hút được nhiều học sinh tham gia. Nhiều em có khả năng giải toán thì không có máy tính, hoặc có máy tính nối mạng thì lại không có khả năng suy luận để giải Toán.

Một số giáo viên chưa thật sự chú trọng đến vấn đề nâng cao kiến thức giải toán qua mạng mà chỉ chú trọng trong chương trình học.

Thông thường gói đề trên mạng thường nhanh hơn chương trình hiện hành 1 tuần nên việc tiếp cận giải toán nhanh nhẹn, chính xác còn hạn chế, chưa theo kịp chương trình hiện hành đối với các lớp của đơn vị trường.

 

doc22 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giúp học sinh tham gia thi giải toán qua mạng ở trường Tiểu học Chất Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rị tăng dần hoặc đồng nhất với nhau.
Thông thường các bài toán tìm giá trị đồng nhất với nhau là dạng toán đổi các đơn vị đo độ dài, khối lượng, thời gian, cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên, phân số có dạng các ô là những phép tính để có kết quả giống nhau. Tôi hướng dẫn các em tính giá trị của từng biểu thức đối với các ô có phép tính rồi đi tìm kết quả trực tiếp để nhấp xóa 2 ô liên tiếp. Trường hợp đổi các đơn vị đo các em rèn tính nhanh nhẹn bằng cách nhìn các chữ số tương ứng để nhấp chuột. Có những phép tính có ngay kết quả để đối chiếu nhưng có trường hợp cả hai phép tính mới ra kết quả nên phải chú ý cho các em kẻo nhấp sai 3 lần liên tục thì bài thi bị hủy cho nên cần phải hướng dẫn các em cẩn trọng khi giải toán dạng này.
Bài thứ hai trong mỗi vòng thi thường là đi tìm kim cương hoặc giúp thỏ vượt mê cung, hay giúp ô tô về đích sớm nhất, giúp khỉ treo móc kết quả với các phép tính. Những bài toán dạng này có liên quan đến các bốn phép tính cơ bản của số tự nhiên( lớp 1, 2, 3, 4, 5), phân số( lớp 4, 5), số thập phân(lớp 5). Các dạng toán có lời văn, tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số, tìm thành phần chưa biết dựa vào dữ kiện đề bài toán, tìm phân số của một số, tìm tỷ số phần trăm
Bài toán dạng điền khuyết ở những ô số còn để trống cho học sinh điền trong phép cộng, trừ, hay nhân chia dạng tính có nhớ. Đối với dạng này yêu cầu các em phải nắm vững kiến thức các thành phần của phép tính và đi tìm số thích hợp để điền vào ô trống còn thiếu và nhớ các trường hợp có nhớ để cân nhắc, tốt nhất cho học sinh tính và thử lại kỹ càng rồi mới điền kết quả vào ô trống sao cho chính xác và hiệu quả.
Bài Toán có dạng trắc nghiệm lựa chọn cho đề bài toán sau đó có 4 phương án trả lời các em học sinh sẽ lựa chọn đáp án đúng để trái bóng bay vào trúng gôn. Dạng này cũng yêu cầu học sinh suy luận nhanh để tìm ra đáp án đúng nhất, các đề bài ở dạng tính giá trị của biểu thức, cách đặt tính theo cột dọc, cách thực hiện các phép tính. Các kết quả gần giống nhau yêu cầu các em phải nắm vững cách thực hiện, nếu không dễ bị sai cho nên với phần này khi ôn cho học sinh tôi yêu cầu các em phải biết suy xét để tìm ra đáp án đúng nhất, còn đối với những học sinh chưa nhanh nhẹn tôi hướng dẫn cách thực hiện để các em ra được đáp số chính xác. Tôi hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân 11 x 305 trước sau đó mới cộng với 85 được kết quả là 3440.
Những bài toán giúp thỏ vượt mê cung hay giúp ô tô về đích phần đa số là dạng toán nâng cao đối với học sinh yêu cầu các em phải có sự suy luận, nếu các em không được giáo viên hướng dẫn dạng toán này thì không bao giờ các em làm được bởi trong chương trình học không có nhưng các gói đề trên mạng thì đa số là kiến thức nâng cao.
Chẳng hạn: Bài toán lớp 4: Tìm 2 số biết tổng của chúng là 550; số bé là số có 2 chữ số và nếu viết thêm chữ số 4 vào trước số bé ta được số lớn:
Trả lời:
Câu 1: Số bé là: .
Câu 2: Số lớn là:
Bài toán này dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó nhưng nâng cao hơn đó là hiệu của hai số bị ẩn ta phải đi tìm. Tôi hướng dẫn cho các em đi tìm hiệu bằng cách dựa vào dữ kiện đề bài để tìm hiệu: “Số bé là số có 2 chữ số và nếu viết thêm chữ số 4 vào trước số bé ta được số lớn” rõ ràng số 4 khi được viết vào trước số bé nghĩa là 400 vì số bé là số có hai chữ số. Vậy hiệu ở đây là 400, tổng là 550 và các em dễ dàng đi tìm hai số dựa vào công thức các em đã được học một cách nhanh nhẹn:
Số bé = (550 - 400) : 2 = 75
Số lớn = (550 + 400) : 2 = 475.
Dạng bài toán số ở lớp 5 yêu cầu: Tìm số có 4 chữ số 1a6b biết số này chia hết cho 2 và 5 chia cho 9 dư 1:
Dựa vào dấu hiệu chia hết tôi hướng dẫn học sinh suy luận số chia hết cho 2 và 5 thì tận cùng phải là chữ số 0 vậy b = 0. sau đó dựa vào dấu hiệu chia hết cho 9 tôi cho học sinh nhẩm: 1 + a + 6 + 0 = 9 + 1(vì chia cho 9 dư 1) nên a = 3. Suy ra số cần tìm là: 1360 để thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Bài toàn lớp 5 vòng 14 dạng toán số: Có bao nhiêu số chẵn có 4 chữ số chia hết cho 5: Tôi hướng dẫn học sinh lấy 9999 – 1000 + 1= 9000 số có 4 chữ số trong đó có 4500 số là số chẵn nhưng những số chẵn mà chia hết cho 5 chỉ có tận cùng là số 0 nên có: 4500 : 5 = 900 số có 4 chữ số chia hết cho 5.
Bài: Diện tích hình chữ nhật là 972 m2. Chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi của hình chữ nhật đó?. 
Đây quả là một bài toán tương đối khó, đối với giáo viên ít tìm tòi thì cũng bó tay không tìm ra cách giải cho học sinh. Nếu không chủ động tìm kiếm, trực tiếp tham gia vào công việc giải Toán trên mạng thì không tìm ra cách để giải bài toán này cũng như không giảng giải cho học sinh hiểu được vì đơn thuần trong chương trình học của các em không yêu cầu nâng cao đến vậy, có những bài toán khó thì yêu cầu giảm tải nên khả năng suy luận của các em sẽ không có nếu giáo viên không hướng dẫn. Tôi giảng cho các em như sau:
Từ công thức tính diện tích của hình chữ nhật: S = a x b (a là chiều dài, b là chiều rộng) mà theo đề bài cho b = x a nên suy ra biểu thức sau:
a xx a = 972 (m2)
a x a = 972 : => a x a = 1296 mà 1296 = 36 x 36 nên chiều dài của hình chữ nhật là 36 m, chiều rộng bằng chiều dài nên chiều rộng là 36 x = 27(m). Từ đó, các em dễ dàng tính được chu vi hình chữ nhật là: (36 +27) x 2 = 126 (m).
 	Rõ ràng, không phải các em giải được toán trên mạng là các em đó thông minh đột xuất mà không cần đến sự chỉ bảo có khoa học của thầy cô giáo.
Chương trình Toán lớp 5 từ khi thay sách đến nay nội dung dạy học đơn giản hơn nên độ khó của các bài tập cũng được nhẹ nhàng và không yêu cầu làm các bài tập khó song gói đề toán của Bộ Giáo dục thì vẫn còn các dạng bài như sau:
Bài toán này tôi hướng dẫn học sinh bằng cách mô phỏng hình hộp chữ nhật cùng kích thước 15 cm; 11 cm và 9cm. Nếu sơn 6 mặt của hình nghĩa là các mặt xếp theo chiều dài, chiền rộng, chiều cao mỗi kích thước giảm bớt 2 hình được sơn hay các hình lập phương không được sơn mặt nào đều nằm gọn trong hình hộp chữ nhật mà các kích thước của nó là kích thước hình hộp chữ nhật bên ngoài trừ đi 2 hộp 1cm.
Có nghĩa là chiều dài 15 – 2 = 13, chiều rộng 11 – 2 = 9, chiều cao 9 – 2 = 7. ta có các hình lập phương không được sơn mặt nào là: 13 x 9 x 7 = 819 (hình). Sau khi giải xong trả lời kết quả bài toán hiện lên là đúng. Vậy để giải các bài toán khó trên mạng và để bồi dưỡng cho học sinh thì tôi phải là người trực tiếp tham gia giải toán. Giáo viên bồi dưỡng cho học sinh cũng phải lập nick của mình để giải toán ở các khối lớp để đăng ký giải, sau đó tôi sẽ vào giải để lấy đề ra trước, phỏng đoán tình hình học sinh của mình nếu các em không có khả năng hiểu để giải dạng bài nào tôi tập trung các em lại và hướng dẫn cho các em hiểu bài dạng toán khó đó để các em tự giải.
Bài thứ ba trong mỗi vòng thi là dạng bài tổng hợp các kiến thức dạng số, toán đố, toán tính, giá trị của biểu thức và các dạng tính nhẩm nhanh kết quả. Thường có 10 câu hỏi trong bài làm vòng 3. Tôi hướng dẫn các em xem toàn bài, câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau. Các bài toán thường đưa về dạng nhẩm nhanh kết quả tính đối với lớp 4 thường hay nhẩm nhân 1 số với 1 tổng, 1 số với 1 hiệu ở dạng số tự nhiên để các em đưa về nhân 1 số tự nhiên với 10, 100, 1000Còn lớp 5 thì lại nhân dạng 1 số thập phân với 10, 100, 100 hay nhân với 1, 0,1; 0,01; 0,001.
Các dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó không đơn giản là ra đề yêu cầu mà gói đề của mạng cho là ẩn tỷ số, muốn tính được thì phải đổi tỷ số từ số thập phân ra phân số hoặc ngược lại, với một dạng toán tổng tỷ, hiệu tỷ nhưng có rất nhiều cách ra đề để khơi gợi trí suy tư tìm tòi của học sinh. Phần này giáo viên cần hướng dẫn học sinh nghiên của kỹ dạng đề và ngụ ý của đề toán và tìm ra ẩn số một cách nhanh nhất.
Ví dụ: Tổng của hai số là 608, thương của hai số là 0,6. Tìm 2 số đó.
Trả lời: Số lớn là:.
 Số bé là:.
Loại bài toán ẩn tỷ số tôi giảng cho học sinh thương của hai số chính là tỷ số của 2 số đó và 0,6 =. Vậy tỷ số của 2 số là . Ta tìm tổng số phần là 8. Số bé là: 608 : 8 x 3 = 228. Số lớn là 608 – 228 = 380.
Các dạng toán tỷ số ẩn thường là thương của chúng là một số thập phân nào đó tôi hướng dẫn các em quy ra phân số để tìm tổng số phần dễ hơn:
Chẳng hạn: 0,8 = ; 0,6 = ; 0,5 =; 0,4 = ; 0,75 = ; 0,25 = .
Giáo viên dạy các em học thuộc dạng đổi tỷ số từ số thập phân ra phân số những số cơ bản để các em dễ nắm bắt và không sai trong phép đổi. Và còn nữa, cũng là dạng tỷ số ẩn nhưng có bài đúng thuật ngữ “ Nếu nhân số thứ nhất với 2, số thứ hai với 5 thì tích của chúng không đổi”. Dạng này sau khi các em tính toán ra hai số rồi đòi hỏi các em phải cân nhắc xem số nào nhỏ hơn thì nhân với tỷ số lớn, số nào lớn hơn thì nhân với tỷ số bé. Có khi các em tính đúng nhưng không cân nhắc suy xét kỹ sắp xếp số thứ nhất, số thứ hai sai vị trí thì kết quả bài toán cũng sai. Vậy nên khi học sinh giải toán khả năng suy luận của học sinh tùy thuộc rất nhiều vào khả năng truyền thụ của giáo viên. Tôi đã trực tiếp chỉ đạo giáo viên cùng với học sinh cùng giải để lấy đề và giảng cho học sinh hiểu các dạng bài.
Nắm được các dạng bài toán trong gói đề của Bộ Giáo dục, tôi tiến hành chỉ đạo cho giáo viên trong từng tổ khối ôn tập cho học sinh các dạng toán nâng cao đó. Mỗi khối cử một giáo viên tham gia giải toán, lấy dạng toán tập trung học sinh để giảng cho các em hiểu. Khi Tham gia thi cho các em tập trung quan sát, theo dõi từng bạn giải để cùng nhau giúp sức nhớ dạng toán, nhớ cách tính. Tôi còn hướng dẫn các em thêm nhiều dạng có thể mở rộng để các em tăng thêm vốn kiến thức, các cách giải toán phong phú, hợp lý hơn.
3. Vai trò của người thầy:
Trước hết, ta phải xác định rõ vai trò của người thầy là hết sức quan trọng. Bởi vì chỉ có người thầy mới có vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh, gợi ý dẫn dắt học sinh để đi đến phương pháp học nói chung và phương pháp giải toán nói riêng. Nếu học sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thông minh mà không đươc bồi dưỡng nâng cao tốt thì không có hiệu quả. Đồng thời giáo viên phải lựa chọn đúng đối tượng học sinh vào bồi dưỡng và phải soạn thảo chương trình bồi dưỡng một cách hợp lý, khoa học, sáng tạo.
Người thầy khi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giải toán trên mạng phải chịu khó tìm tòi bởi kiến thức thì rất bao la, sự hiểu biết của thầy cô thì có hạn, nếu không chịu khó học hỏi, rèn giũa thì kiến thức sẽ bị mai một. Nắm được tiêu điểm này tôi chỉ đạo đôn đốc việc giáo viên cùng tham gia giải toán và lên kế hoạch bồi dưỡng, có thể trao đổi với nhau cách giải các bài toàn khó trong giờ ra chơi, trước khi vào lớp cùng với đồng nghiệp thay vào những lúc ngồi nói chuyện phiếm làm sao cho xứng đáng mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo để học sinh noi theo.
Thực tế cho thấy có những học sinh có tố chất tốt nhưng ý thức học tập không cao, ẩu thả, thiếu nỗ lực cố gắng nên thi thường đạt kết quả thấp. Vì thế, để học sinh luôn cố gắng hết mình, giáo viên cần thường xuyên tác động tới ý thức học tập của học sinh bằng nhiều cách khác nhau như nêu gương các anh chị học những năm học trước, kể cho các em nghe một số kỳ thi tiêu biểu, cho các em thấy được nếu nỗ lực phấn đấu các em sẽ đạt giải cao trong các kỳ thi và là niềm vinh dự, tự hào không chỉ cho mình mà còn cho cả bố mẹ, thầy cô, bạn bè, trường, lớp.ngược lại, nếu các em không cố gắng hoặc chủ quan thì sẽ chẳng mang lại kết quả gì.
Để cho học sinh không chỉ tự tin trong khi làm bài mà các em còn ham thích tham gia giải toán trên mạng, mong sao nhanh chóng có vòng mới để vào làm bài tôi đã chỉ đạo và cùng một số giáo viên thực hiện như sau:
Tôi giao cho mỗi giáo viên phụ trách một lớp, giáo viên đó có trách nhiệm cũng lập nick như học sinh và giải trước học sinh để nhớ đề, các dạng toán nâng cao mà khả năng các em gặp khó khăn. Xây dựng kế hoạch, phương pháp bồi dưỡng giảng cho học sinh, có thể trao đổi với chuyên môn, đồng nghiệp để tìm ra cách hướng dẫn dễ hiểu nhất cho học sinh.
4. Lựa chọn đúng đối tượng học sinh:
Trong số các học sinh tham gia giải Toán trên mạng không phải em nào cũng có tố chất thông minh hay em nào cũng tư duy tốt, bởi các em có tình tò mò ham học hỏi nên đăng ký dự thi. Trước hết, tôi cùng với các giáo viên chủ nhiệm hoan nghênh tinh thần tham gia dự thi của các em để động viên tinh thần đó và có tính thi đua bằng cách: Khi các vòng thi trên mạng bắt đầu tôi thông báo cho các em thời gian mở mạng từng vòng thi và lên lịch cho các khối lớp để các em trực tiếp tham gia giải toán. Tôi chỉ đạo cho các giáo viên chủ nhiệm theo dõi thời gian, điểm số thật công bằng, chính xác và trực tiếp quan sát những học sinh nào nhanh nhẹn, có tố chất giải các bài toán khó kịp thời phát hiện để bồi dưỡng. Buổi chào cờ đầu tuần tôi thường tuyên dương những tập thể lớp, những cá nhân đạt số điểm tối đa trong thời gian ngắn nhất để động viên khuyến khích các em và đồng thời nêu cao tinh thần thi đua giữa cá nhân học sinh và các tập thể lớp. 
Bên cạnh đó, tôi phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để trao đổi và lựa chọn đối tượng học sinh tránh việc bỏ sót những em học sinh giỏi hay chọn nhầm những em không có tố chất thì các em theo học sẽ bị quá sức. Lựa chọn học sinh thông qua các giờ học, quan sát học sinh chăm học, sáng dạ thường chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến và phát biểu đúng, có sáng tạo.
Lựa chọn học sinh thông qua việc chấm, chữa bài: Các em học sinh thông minh, có tổ chất thường làm bài rõ ràng, sạch sẽ, lập luận chặt chẽ, tính khoa học cao.
Qua các vòng thi tôi đều ghi lại kết quả của từng em và tổng hợp xếp hạng tôi nắm được danh sách những học sinh có triển vọng phân loại và bồi dưỡng các em theo từng nhóm. Sau khi tổ chức thi vòng trường tôi tổ chức thi thật công bằng dựa trên tinh thần công văn chỉ đạo của Phòng giáo dục và Sở giáo dục và đã chọn ra được đội tuyển dự thi các vòng còn lại và tham gia dự thi cấp huyện và tiến hành bồi dưỡng theo nhóm. Mỗi nhóm tôi giao cho một giáo viên chịu trách nhiệm lập kế hoạch ôn tập.
Từ sau khi thi vòng trường xong các vòng thi 13, 14, 15đến vòng 20 các gói đề đa số là toán nâng cao giáo viên giải trước nick của mình lấy đề chuẩn bị lập kế hoạch để giảng cho học sinh. Tổ chức cho học sinh giải theo lịch và theo nhóm, một nhóm từ 2 – 3 học sinh cho một em giải trước, các em khác cùng quan sát, động não, nhớ đề, nhớ cách thực hiện để làm bài của mình để các em rèn luyện tình tư duy lôgic và đạt hiệu quả khi làm bài.
5. Xây dựng chương trình bồi dưỡng
Hiện nay, chương trình bồi dưỡng không có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng bài như chương trình sách giáo khoa hiện hành. Vì thế việc soạn thảo chương trình bồi dưỡng là việc làm khá khó khăn và phức tạp đối với giáo viên trực tiếp phụ trách. Điều cần thiết là giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình học và tôi chỉ đạo giáo viên ôn cho học sinh có hệ thống kiến thức đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ bản đến nâng cao.
Cần giúp các em tổng hợp các dạng bài toán, các phương pháp giải toán. Để các em vững vàng về kiến thức tôi yêu cầu giáo viên mở rộng nhiều dạng bài tập ở các tiết ôn trái buổi, mỗi dạng bài cần làm nhiều lần, đưa ra nhiều cách giải, thay đổi cách đặt câu hỏi trong bài để đa dạng thêm cách giải, cách suy luận. Đồng thời luôn luôn củng cố và nhắc lại, vì tâm lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng chóng quên cho nên càng nhắc nhiều càng khắc sâu được kiến thức cho học sinh.
Giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian, tham khảo thêm nhiều tài liệu, lập nick vào thi như học sinh để thấy được những vướng mắc có thể xảy ra đối với học sinh. Từ đó giáo viên có định hướng đúng đắn, đúc rút và cô đọng nội dung ôn tập để truyền thụ cho học sinh một cách dễ hiểu nhất, các em nhớ lâu vận dụng sâu kiến thức nhất góp phần thắng lợi vào kết quả các vòng thi cũng như phong trào thi giải toán trên mạng của nhà trường nói riêng và của Bộ giáo dục nói chung.
V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
1, Hiệu quả kinh tế: 
	- Tiết kiệm được tối đa thời gian, chi phí cho giáo viên và học sinh trong quá trình ôn luyện giải toán. 
2,Hiệu quả xã hội
 Qua 4 năm học liền kề hưởng ứng cuộc thi giải toán trên mạng của trường tiểu học Chất Bình đã phát động học sinh tham gia. Nhưng năm đầu mới chỉ có một vài học sinh tham gia và đến năm học 2014 – 2015 đã có đông đảo học sinh tham gia tích cực và mang lại hiệu quả cao. Cụ thể:
Năm học 2011 – 2012 đạt vòng trường có 15 em tham gia thi cấp Huyện có 9 em đạt giải( trong đó có 1 giải Nhất, 5 giải Nhì và 3 giải Khuyến khích)
Năm học 2012 – 2013 đạt vòng trường 21 em tham gia dự thi cấp Huyện có 18 em đạt giải ( trong đó có 3 giải Nhì, 5 giải Ba và 10 giải Khuyến khich)
( trong đó đạt 1 giải ba, 1 giải khuyện khích và 7 em được công nhận) có 2 em tham gia thi cấp Tỉnh 1 em đạt giải nhì và 1 em được công nhận.
 Năm học 2013-2014 trường Tiểu học Chất Bình có 25 em dự thi thì 21 em đạt giải (trong đó có 1 giải Nhất 4 giải Nhì 7 giải Ba và 9 giải Khuyến khích). 
 Năm học 2014 – 2015 số học sinh tham gia dự thi ngày càng đông về số lượng và nâng cao về chất lượng đạt giải vòng thi cấp trường 37 em. Lựa chọn tham gia thi cấp Huyện khối Một với 9 em, khối Hai với 8 em, khối Ba với 6 em, khối Bốn với 5 em và khối Năm với 5 em. Đội tuyển dự thi vòng huyện đa được các thầy cô bồi dưỡng và đã đạt giải cụ thể như sau,
Khối 1 có 9 em dự thi đạt 5 giải trong đó có 1 giải Nhất, 1 giải Ba và 3 giải Khuyến khích.
Khối 2: Có 8 em dự thi đã đạt 2 giải Ba và 6 giải KK
Khối 3: Có 6 em dự thi đạt 1 giải Nhất, 3 giải Ba và 2 giải KK
Khối 4: Cả Toán Tiếng Anh và toán Tiếng việt có 7 em dự thi đạt 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 4 giải KK.
Khối 5: Có 5 em dự thi đạt 1 giải Ba và 4 giải KK.
Toàn trường đã đạt được 31 giải cấp huyện và đã có 8 em được dự thi vòng Tỉnh kết quả 8 em cùng đạt giải ( trong đó có 2 giải Nhì 3 giải Ba và 3 giải KK)
Nhờ có sự ôn tập kỹ càng của giáo viên đã giúp học sinh không những giải toán trên mạng mà các em còn được củng cố kiến thức toán ngày càng được khắc sâu và nâng cao. Khả năng tính toán, suy luận của học sinh càng có nhiều chuyển biến. Các kỳ thi, kiểm tra chất lượng học kỳ, giữa kỳ điểm môn toán được nâng lên rõ rệt, số em đạt điểm giỏi ngày càng cao hơn so với các kỳ thi trước.
Từ kết quả trên, giáo viên càng ngày càng tham gia học hỏi nhiều hơn tích lũy được nhiều kinh nghiệm để truyền thụ cho học sinh, đẩy mạnh phong trào thi đua trong nhà trường, đưa trường Tiểu học Chất Bình ngày càng đi lên.
VI. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Muốn có được đội tuyển học sinh giỏi tham gia dự thi giải toán trên mạng Internet của nhà trường nói riêng, phòng giáo dục nói chung rất cần có được sự quan tâm đặc biệt của Ban giám hiệu nhà trường, sự nhiệt tình ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh, sự phối hợp của giáo viên trực tiếp giảng dạy.
Người trực tiếp đảm nhận công việc nặng nề này phải là người có tâm huyết với công việc bởi “ Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” cho nên cần phải xác định được vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng .
Xây dựng nội dung và chương trình bồi dưỡng một cách khoa học, sáng tạo.
Tham khảo tìm tòi nhiều tài liệu thực hành giải toán như học sinh.
Lựa chọn phương pháp dạy học dễ hiểu và không ngừng đổi mới.
Lựa chọn đối tượng học sinh để bồi dưỡng
Theo dõi và hướng dẫn học sinh thực hành trên máy.
Chủ động sáng tạo trong cách suy nghĩ, cách quản lý xây dựng đề án phát triển công nghệ thông tin trong trường học.
Tạo niềm tin yêu đối với phụ huynh học sinh.
Động viên học sinh kịp thời để các em có thêm động lực phấn đấu học hỏi góp phần rèn luyện tính chủ động, sáng tạo trong học sinh. Có như vậy chúng ta mới đẩy mạnh được phong trào thi giải toán trên mạng ở các trường học nói riêng, góp phần tô thêm nét son chói lọi cho ngành giáo dục nói chung. 
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trong 4 năm liền kề tham gia phong trào thi giải toán trên mạng Internet do Bộ giáo dục phát động. Rất mong được sự đóng góp của quý đồng nghiệp để đề tài kinh nghiệm này được phát triển rộng rãi hơn. Tôi xin chân thành cám ơn!
	 Chất Bình, tháng 3 năm 2015
Xác nhận của cơ quan đơn vị Người viết
 Nguyễn Thị Thúy Sơn

File đính kèm:

  • doc1. PGD KS_QLGD Mo so bien phap giup HS tham gia giai toan qua mang hieu qua.doc
Sáng Kiến Liên Quan