SKKN Lồng ghép lịch sử địa phương vào giảng dạy phần lịch sử Việt Nam lớp 12 tại trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc

Trong quá trình giảng dạy Lịch sử tại các trường trung học phổ thông, các tư liệu về lịch sử địa phương rất hạn chế đưa vào trong chương trình dạy học Lịch sử, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bộ môn Lịch sử không gây được hứng thú đối với học sinh, cũng như không phát huy tác dụng trong việc giáo dục truyền thống đối với thế hệ trẻ. Với chức năng giáo dục đặc trưng của bộ môn Lịch sử, việc sử dụng tư liệu lịch sử địa phương trong quá trình giảng dạy nội dung lịch sử dân tộc là rất cần thiết.

 Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những sắc thái đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm “địa phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất, có thể gọi địa phương là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành phố. Với nghĩa thứ hai, có thể gọi “địa phương” là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác, ví dụ: miền Nam, miền Bắc, khu vực Tây Bắc, Việt Bắc. Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương cũng chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền.

 Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp. Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều gắn với một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật, chuyên môn do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành. Như vậy, bản thân lịch sử địa phương rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại.

Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, bởi nó gắn với một vị trí không gian cụ thể ở một địa phương hoặc một số địa phương nhất định. Tuy nhiên, những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, quy mô, mức độ ảnh hưởng khác nhau. Chính vì lẽ đó, sự am tường về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về lịch sử của chính miền quê, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của chính mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc và rộng lớn hơn là lịch sử lịch sử thế giới.

Việc sử dụng tư liệu lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông. Thông qua đó, các em học sinh thấy được sự phát triển đa dạng sinh động, phức tạp và thú vị của lịch sử địa phương, song vẫn tuân thủ theo quy luật phát triển chung của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại.

 

doc29 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lồng ghép lịch sử địa phương vào giảng dạy phần lịch sử Việt Nam lớp 12 tại trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV có thể sử dụng câu hỏi sau:
- Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện những chủ trương, biện pháp gì để xây dựng chính quyền mới và giải quyết những khó khăn về nạn đói, nạn dốt và sự khan hiếm về tài chính trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945?
- Hãy cho biết vai trò của Đảng và Chính phủ cách mạng trong việc hòa hoãn với Pháp và đẩy quân Trung Hoa Dân quốc về nước.
3. Bài mới
Chuẩn kiến thức
 (Kiến thức cần đạt)
Hoạt động dạy – học của thầy, trò
III. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện
1. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
* Âm mưu, hành động của Pháp và chủ trương của Đảng: 
- Tháng 3/1947, Bôlae sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương thay cho Đácgiăngliơ, thực hiện kế hoạch tấn công lên Việt Bắc để đập tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta và sớm kết thúc chiến tranh.
- Từ ngày 7/10/1947, Pháp huy động 12.000 quân tinh nhuệ, gồm thủy, lục và không quân, chia làm ba cánh tấn công lên Việt Bắc.
- Chủ trương của ta: Bằng mọi giá phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp 
* Diễn biến chính: 
- Với quân nhảy dù: Ta bao vây, tiến công giặc ở Chợ Mới, chợ Đồn, Bắc Kạn, buộc chúng phải rút lui.
- Với quân thủy: Ta chặn đánh, tiêu diệt địch và thắng lớn ở các trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều ca nô, tàu chiến.
- Với quân bộ: Ta phục kích đánh địch trên đường số 4, thắng lớn ở đèo Bông Lau. Đường số 4 trở thành “con đường chết” của Pháp
- Phối hợp với chiến dịch Việt Bắc, trên các chiến trường khác bộ đội ta cũng gây cho địch nhiều khó khăn " ngày 19/12/1947, quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.
* Kết quả, ý nghĩa: 
- Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 tên, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của Pháp. Cơ quan đầu não kháng chiến được giữ vững, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành về nhiều mặt.
- Làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, buộc chúng chuyển sang “đánh lâu dài” bằng chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
Hoạt động: GV nêu vấn đề: 
Thực dân Pháp đã có âm mưu và hành động gì khi tấn công lên Việt Bắc? Chủ trương của ta và diễn biến chính của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 như thế nào? Kết quả và ý nghĩa của chiến dịch? 
Nêu vấn đề xong, GV phát Phiếu học tập cho HS, dành cho các em 1 phút để đọc lướt nhanh yêu cầu trong phiếu (GV xem ở phần Phụ lục).
Tiếp đó, GV hướng dẫn HS quan sát trên màn hình, lắng nghe bài tường thuật về diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 trên lược đồ để vừa có thể trả lời câu hỏi, vừa ghi thông tin vào phiếu học tập.
Khi trình tường thuật về chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, GV cần làm rõ:
+ Mặc dù thực dân Pháp đã chiếm được các đô thị phía Bắc và một số vùng tự do của ta, nhưng chúng chưa thể kết thúc được cuộc chiến tranh xâm lược, do phải đối diện với cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng – cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. Vì vậy, muốn sớm kết thúc chiến tranh, chỉ có cách duy nhất là đập tan cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Muốn đập tan cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta thì phải tấn công lên căn cứ Việt Bắc – trung tâm của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Vì vậy, tháng 3/1947, Pháp Bôlae sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương thay cho Đácgiăngliơ, chuẩn bị tích cực cho kế hoạch trên.
+ Để có thể tạo thành gọng kìm tấn công lên Việt Bắc từ các phía, Pháp huy động 12.000 quân tinh nhuệ, gồm: quân thủy, quân nhảy dù và quân bộ (như SGK). Ở đây, GV cần hướng dẫn HS xác định các vị trí có liên quan đến chiến dịch như Bắc Kạn, chợ Mới, chợ đồn, đường số 4, Cao Bằng, Lạng Sơn, Đồng thời, giải thích cho các em biết và nhận diện được những kí hiệu quan trọng trên bản đồ, tránh trường hợp HS bị “hiện đại hóa” lịch sử.
+ Do đoán trước được âm mưu của Pháp, nên ta sớm khẩn trương di chuyển các cơ quan, cơ sở kinh tế, di dân đến nơi an toàn, hoàn chỉnh trận địa, triển khai đội hình chiến đấu, tích cực đối phó với cuộc tấn công có quy mô của giặc Pháp (GV cho HS quan sát hình ảnh nhân dân Bắc Kạn làm trông đón đánh quân nhảy dù Pháp). Nắm bắt thế chủ động này, Đảng đã ra chỉ thị: Bằng mọi giá “phải phá tan cuộc tấn công công mùa đông của giặc Pháp”. 
+ Về diễn biến của chiến dịch, GV trình bày những thắng lợi của quân và dân ta trong việc bao vây, chặn đánh cả ba cánh quân thủy, nhảy dù và quân bộ của giặc Pháp.
Liên hệ lịch sử Vĩnh Phúc:
Góp phần thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc thu đông phải kể đến chiến thắng Ghềnh Khoan Bộ: Khoan Bộ thuộc xã Phương Khoan ( Huyện Sông Lô). Lòng Sông Lô chảy qua đây khá hẹp vì có 1 roi cát, nước chảy xiết sang tả ngạn tạo thành ghềnh vực khá sâu. Chấp hành chỉ thị của TƯ phải phá tan cuộc tấn công mùa Đông của địch. Tỉnh ủy Vĩnh Yên nhanh chóng xây dựng kế hoạch, chuẩn bị chiến đấu, phối hợp với quân chủ lực, thực hiện lối đánh nghi binh, phục kích nhỏ, xây dựng trận địa lớn trên Sông Lô. Trung đội 225 với một khẩu sơn pháo75 ly và 45 viên đạn, một khẩu tiểu pháo25 li với 60 viên đạn ta đã tổ chức mai phục trận địa sát mép nước ở ghềnh Khoan Bộ. Trưa ngày 23/10/1947, hai tàu chiến của Pháp trở đầy lính, vũ khí, lương thực cùng 2 máy bay yểm trợ ngược sông Lô tiếp tế cho mặt trận. Đến ghềnh Khoan Bộ, khi tàu địch đến tầm ngắm thì pháo ta phát hỏa bắn chiếc đi đầutrúng ngay từ viên đạn thứ nhất nổ ngay trên bông tàu. Viên thứ hai trúng ngay chiếc đi sau, lửa chùm lên tàu giặc, chúng vội dạt sang hữu ngạn để thoát tầm bắn của ta. Song pháo ta đã kịp thời bồi thêm 7 viên nũa đều chúng , khiến cho 2 tàu bị trọng thương nặng, bọn lính xô nhau chạy lên bờ bị du kích ta đón đầu đánh tiêu diệt nhiều tên ..Đợt tiếp vận thứ 4 của Pháp lên Tuyên Quang bị phá vỡ...
Chiến thắng Khoan Bộ mở đầu cho những chiến thắng tiếp theo ở Đoan Hùng, Bình Ca, Khe Lau sau này- bẻ gãy gọng kìm phía tây- gọng kìm Sông Lô của giặc pháp tấn công lên Việt Bắc....
 Những thắng lợi ở các chiến trường khác cũng gây nhiều khó khăn cho giặc. Sau hai tháng tấn công lên Việt Bắc không đạt được hiệu quả, ngày 19/12/1947, thực dân Pháp phải rút quân khỏi Việt Bắc.
+ Về kết quả, ý nghĩa, GV trình bày như SGK.
Trình bày xong bài tường thuật, GV dành thêm 2 phút để HS hoàn thiện vào phiếu học tập.
GV – HS: Hết thời gian, GV gọi một số HS trình bày bài làm trên phiếu học tập của mình, các bạn khác lắng nghe và bổ sung. Cuối cùng, GV nhận xét, chữa bài. HS tập trung theo dõi để đối chiếu với kết quả bài làm của mình và sửa chữa, bổ sung. Sau cùng, GV nhắc HS kẹp phiếu học tập vào vở để về nhà học, rồi dẫn dắt chuyển sang mục 2. 
IV. Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950
1. Hoàn cảnh ta mở chiến dịch 
* Thuận lợi:
- Lực lượng kháng chiến của ta trưởng thành về mọi mặt
- Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời.
- Từ năm 1950, các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.
" Cuộc kháng chiến của ta không còn đơn độc, mà có sự ủng hộ to lớn của bạn bè quốc tế.
* Khó khăn:
- Do Pháp liên tiếp thất bại trên các chiến trường Đông Dương nên Mĩ đã can thiệp, “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh.
- Tháng 5/1949, Mĩ giúp Pháp đề ra Kế hoạch Rơve: tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập “Hành lang Đông - Tây” hòng cắt đứt con đường liên lạc giữa ta với quốc tế và giữa Việt Bắc với đồng bằng, chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần thứ hai để kết thúc chiến tranh.
" Kế hoạch Rơve đã gây khó khăn cho cuộc kháng chiến của ta
Hoạt động: GV trình bày nêu vấn đề:
Bước sang giữa năm 1950, trên cơ sở so sánh những thuận lợi, khó khăn giữa ta và thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ đã quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. Cho đến năm 1950, cuộc kháng chiến của ta cõ những thuận lợi và khó khăn gì?
HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời.
GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và kết luận.
Ở đây, GV cần phân tích một số điểm cơ bản: 
+ Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa ngày 1/10/1949 không chỉ tăng cường sức mạnh, củng cố vị thế của phe XHCN, đưa CNXH trở thành một hệ thống thế giới (kéo dài từ châu Âu sang châu Á), mà còn là cầu nối cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam với các nước XHCN và thế giới dân chủ.
+ Trước những biến chuyển của tình hình thế giới có lợi cho ta, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất sáng suốt khi tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước nếu họ tôn trọng nền độc lập, thống nhất, quyền bình đẳng và chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Kết quả, các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta. Từ đây, cuộc kháng chiến của nhân dân ta không còn đơn độc mà có sự ủng hộ to lớn của bạn bè quốc tế. Ngoài ra, sự trưởng thành của cách mạng Lào và Campuchia cũng góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến của nhân dân sớm đi đến thắng lợi.
" Đây là những thuận lợi cơ bản.
+ Khó khăn lớn nhất của ta lúc này là Mĩ đã nảy vào giúp đỡ Pháp, từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương (do Pháp liên tiếp bị thất bại và Mĩ muốn “quốc tế hóa” cuộc chiến tranh). Kế hoạch Rơve của Pháp có Mĩ giúp sức đã nói rõ điều này (GV trình bày như SGK).
Lưu ý: GV sử dụng lược đồ để HS hình dung những âm mưu của Pháp và khó khăn của ta khi chúng triển khai xây dựng hệ thống phòng ngự trên đường số 4 từ Đình Lập lên Cao Bằng, thiết lập “Hành lang Đông – Tây” (Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La) nhằm cắt đứt con đường liên lạc giữa ta với quốc tế, giữa Việt Bắc với đồng bằng,
HS: Lắng nghe và ghi bài
2. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950
* Mục đích ta mở chiến dịch:
Tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.
* Diễn biến chính:
- Ngày 16/9/1950, quân ta mở màn đánh Pháp ở cứ điểm Đông Khê. Quân địch ở Thất Khê bị uy hiếp, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.
- Pháp hạ lệnh rút quân khỏi Cao Bằng, thực hiện cuộc “hành quân kép”: điều quân từ Thất Khê lên tái chiếm lại Đông Khê và đón quân từ Cao Bằng về.
- Quân ta mai phục trên đường số 4, chặn đánh các cánh quân địch khiến chúng không gặp được nhau, địch trở nên hoảng loạn.
- Ngày 22/10/1950, quân Pháp rút chạy khỏi đường số 4, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
* Kết quả, ý nghĩa:
- Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên, giải phóng và khai thông biên giới Việt - Trung dài 750 km với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông - Tây”. Kế hoạch Rơve của Pháp phá sản.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang giai đoạn mới: giành thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ.
Hoạt động 1: GV nêu vấn đề:
Đảng và Chính phủ mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 nhằm mục tiêu gì? Chiến dịch Biên giới có tầm quan trọng như thế nào?
HS: Đọc SGK, suy nghĩ và trả lời. 
GV: Nhận xét, phân tích và kết luận. Để cụ thể hóa cho sự kiện Đảng và Chính phủ họp, quyết định mở chiến dịch Biên giới (6/1950), GV cho HS xem đoạn phim tư liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Ban thường vụ Trung ương Đảng mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, đồng thời hướng dẫn HS quan sát Hình 49. Bác Hồ thăm một đơn vị tham gia chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 để các em thấy được tầm quan trọng của chiến dịch, cũng như quyết tâm giành thắng lợi của ta.
HS: Quan sát lắng nghe, xem phim tư liệu và kết hợp ghi vở.
Hoạt động 2: GV nêu câu hỏi định hướng để HS tập trung theo dõi vào bài tường thuật: Chiến dịch Biên giới diễn ra như thế nào? Vì sao ta lại chọn Đông Khê làm nơi tấn công đầu tiên? Chiến dịch này có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp?
Nêu câu hỏi định hướng xong, GV hướng dẫn HS quan sát các vị trí, địa danh quan trọng trên lược đồ (cứ điểm Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm, Đình Lập,), những kí hiệu quan trọng liên quan đến các trận đánh trong chiến dịch (quân ta tấn công, quân địch rút chạy, Hành lang Đông – Tây của địch,) và tường thuật diễn biến chiến dịch trên bản đồ. 
+ Về tầm quan trọng của việc đánh cứ điểm Đông Khê, GV cần nhấn mạnh: Thực hiện kế hoạch “đánh điểm diệt viện”, ta đã chọn Đông Khê là điểm đánh mở màn của chiến dịch. Đông Khê là một cứ điểm then chốt trong tuyến phòng thủ của địch trên Đường số 4 về phía đông bắc, nơi tập trung 14 tiểu đoàn lính Âu – Phi tinh nhuệ, gần 30 khẩu pháo và 8 máy bay. Nếu ta chiếm được Đông Khê trước thì quân địch còn lại trên Đường số 4 ở các cứ điểm khác như Thất Khê, Na Sầm, Đình Lập sẽ vô cùng hoang mang, quân ở Cao Bằng sẽ bị cô lập, chúng phải nhờ các cánh quân khác lên giải vây, khi đó quân ta dễ dàng phục kích, chặn đánh chúng (trên thực tế đã diễn ra như vậy).
+ Về diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch, khi xây dựng bài tường thuật, GV cần dựa vào bài viết của SGK và bổ sung thêm nguồn tài liệu bên ngoài để giúp HS hiểu rõ tầm quan trọng của chiến dịch Biên giới năm 1950.
4. Củng cố, dặn dò
- Sau bài học, GV cần tổ chức cho HS củng cố kiến thức ngay tại lớp, nhấn mạnh đến một số thuật ngữ, khái niệm, thời gian và địa danh của sự kiện lịch sử, như ngày 19/12/1946, 17/2/1947,7/10/1947, Kế hoạch Rơve, Đông Khê,... 
- GV cũng có thể gọi một số HS nêu từ 5 đến 7 sự kiện tiêu biểu của bài nói về cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược từ ngày 19/12/1946 đến chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
- Đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm về bài học và lịch sử địa phương.
5.Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại kiến thức đã học và lập niên biểu những sự kiện tiêu biểu của bài.
- Đọc trước bài 19 để tìm hiểu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953) có bước phát triển mới như thế nào?
7.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Đề tài “Lồng ghép lịch sử địa phương vào phần lịch sử Việt Nam lớp 12 tại trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc” có khả năng áp dụng vào thực tiễn dạy học Lịch sử THPT tại tỉnh Vĩnh Phúc. Sáng kiến kinh nghiệm đã mang lại hiệu quả thiết thực, chất lượng giảng dạy lịch sử được nâng cao hơn, học sinh hứng thú và yêu thích môn Lịch sử hơn, vun đắp tình yêu quê hương cho các em, từ đó góp phần phát triển năng lực học sinh.
	 Kết quả thực nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của bài giảng, tôi đã tiến hành giảng dạy không có nội dung về lịch sử địa phương tại lớp 12 năm học 2016-2017 và dạy thực nghiệm tại lớp 12 năm học 2017-2018 và lớp 12 học kỳ I năm học 2018-2019, đồng thời mời nhóm chuyên môn cùng dự giờ, rút kinh nghiệm và có kết quả như sau:
Lớp 
Loại
Số học sinh
Tỉ lệ %
Lớp thực nghiệm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu ,kém
1/18
5/18
12/18
0
5,6
27,7
66,7
0
Lớp đối chứng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
1/36
3/36
29/36
3/36
2,8
8,3
80,6
8,3
- So sánh kết quả, nhận xét: Từ bảng số liệu ta thấy:
Tiết học đối chứng: Tỉ lệ HS có điểm yếu chiếm 8,3%; tỉ lệ HS đạt điểm trung bình trở lên là 80,6% nhưng điểm khá và giỏi chưa cao, trong đó học sinh đạt điểm giỏi không có. 
Tiết học thực nghiệm: tỉ lệ HS có điểm yếu không còn (nhóm đối chứng là 8,3); ngược lại, tỉ lệ HS đạt điểm trung bình trở lên đạt 66,7% (nhóm đối chứng là 80,6%). Tỉ lệ điểm khá, giỏi đạt tới 27,7 và 5,6% .
 Qua kết quả trên, chúng ta có thể thấy kết quả thu được từ bài học lịch sử dân tộc có sử dụng tư liệu lịch sử địa phương đã có hiệu quả hơn rất nhiều.
 Trong quá trình thực nghiệm, tôi gặp phải một số khó khăn như: Thiếu nguồn tư liệu viết về địa phương, học sinh không có nhiều nguồn để sưu tầm tư liệu phục vụ cho bài học. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các em rất tích cực trong việc sưu tầm tư liệu lịch sử địa phương, đồng thời thể hiện sự hào hứng của học sinh trong giờ học bài giảng, tình cảm của các em đối với quê hương mình. Qua giờ học, các em có thêm những thông tin bổ ích và lý thú, một trong những động lực tạo nên sự hấp dẫn của bộ môn đối với học sinh.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): 
Không có bảo mật
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đối với Ban giám đốc: Quan tâm, sát sao hơn nữa trước những vấn đề đổi mới của ngành giáo dục; trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học bộ môn Lịch sử như: Tập bản đồ, các bản đồ treo tường, tranh ảnh, tài liệu địa phương tạo điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc giảng dạy và học tập môn Lịch sử. 
	- Đối với giáo viên: Trước hết giáo viên cần phải nắm vững nội dung chương trình Lịch sử cơ bản, nâng cao và phần liên hệ thực tế, liên môn, lịch sử địa phương... Chủ động tìm hiểu và lĩnh hội những vấn đề mới nhằm đáp ứng yêu cầu về giáo dục trong tình hình mới của đất nước. Đồng thời để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động, giáo viên phải có trình độ Tin học nhất định. Cụ thể giáo viên cần phải biết sử dụng các phương tiện hiện đại một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trung tâm về đối tượng học sinh, cơ sở vật chất... 
	- Đối với học sinh: Trong quá trình học tập, học sinh phải tham gia vào các hoạt động mà giáo viên tổ chức, chủ động tìm hiểu về lịch sử địa phương, về cội nguồn...đồng thời tự lực thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra thể hiện tính sáng tạo và năng lực tư duy của bản thân. Ngoài ra học sinh cần có sự kết hợp giữa nắm vững kiến thức lí thuyết với việc thực hành, liên hệ thực tế để có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc, là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt, có ý nghĩa lớn trong việc gây hứng thú của học sinh đối với bộ môn, cũng như phát huy chức năng giáo dục đặc biệt của bộ môn Lịch sử. Mỗi giáo viên Lịch sử cần nâng cao tinh thần tự học, tự rèn, không ngừng sáng tạo và ngày càng nâng cao chất lượng bộ môn, đổi mới phương pháp dạy học. Với sự chủ động hướng dẫn của giáo viên và sự tích cực của học sinh đã đem đến một kết quả khả quan hơn trong quá trình học. Học sinh cảm nhận được sự đóng góp của địa phương đối với lịch sử dân tộc
Giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Dạy học lịch sử địa phương có khả năng rất to lớn trong việc cung cấp cho học sinh những tri thức lịch sử về địa phương, trên có sở đó xây dựng, vun đắp tình yêu quê hương tha thiết, niềm tự hào chính đáng về nơi ”chôn rau cắt rốn”.
Kết hợp lồng ghép lịch sử địa phương và lịch sử Việt Nam giúp học sinh say mê, hứng thú học tập bộ môn và nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh phổ thông. Các em đang độ tuổi thiếu niên hoặc bước sang ngưỡng cửa của thanh niên, còn nặng tình cảm, quen nhận biết từ gần đến xa, từ hẹp đến rộng, từ cụ thể đến trừu tượng. 
Dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng yêu cầu người giáo viên phải biết linh hoạt sử dụng các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức một cách chủ động. 
Qua kết quả giảng dạy đã đạt được chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, áp dụng đề tài vào quá trình giảng dạy ở trường THPT trong tỉnh với khối lớp 12 và có thể phát triển với các khối lớp khác.
	Trên đây là những vấn đề mà chúng tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc. Đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn thiện nên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chỉnh sửa của quý thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử ở các trường phổ thông.
Vĩnh Yên, ngày tháng 02 năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2019
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Vĩnh Yên, ngày 15 tháng 01 năm 2019
Tác giả sáng kiến
 Vũ Thị Minh Nguyệt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Phương pháp dạy học Lịch sử - Năm 2001.
(Nhà xuất bản giáo dục)
	2) Tâm lí học đại cương - Năm 2001
(Nhà xuất bản giáo dục)
3) Sách giáo khoa Lịch sử 12 – Cơ bản - Năm 2008. 
(Nhà xuất bản giáo dục)
4) Sách giáo viên Lịch sử 12 – Nâng cao - Năm 2008.
(Nhà xuất bản giáo dục)
5) Lịch sử địa phương Vĩnh Phúc- năm 2009.
6) Tạp chí xưa và nay Vĩnh Phúc.
7) Văn hóa, thể thao và du lịch Vĩnh Phúc-2009

File đính kèm:

  • doc40.57.01.doc
Sáng Kiến Liên Quan