SKKN Giáo dục phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường Trung học Phổ thông
Khái niệm năng lực
Khái niệm về năng lực dù được nhiều học giả đề cập đến nhưng cho đến nay việc
thống nhất một định nghĩa về kỹ năng vẫn là một điều khó khăn nhất là trong lĩnh vực
ngôn ngữ và giao tiếp. Ngay từ những năm 1965, Noam Chomsky đã phân biệt “năng
lực” và “hành vi” ngôn ngữ theo đó “năng lực là một sự tiềm tàng được hiện thực hóa
thông qua lời nói hoặc chữ viết để tạo nên hành vi”. Điều này được thể hiện rõ trong từ
điển Robert: “năng lực là một hệ thống được tạo nên bởi các nguyên tắc và các yếu tố
vận dụng các nguyên tắc này, được kết hợp bởi người dùng một ngôn ngữ tự nhiên cho
phép tạo ra một số lượng không giới hạn các câu đúng ngữ pháp của ngôn ngữ này và
cho phép hiểu những câu chưa từng nghe thấy”. Như vậy, dưới cái nhìn ngôn ngữ học,
Chomsky cho rằng năng lực là một thứ sẵn có của chủ thể với tri thức mang tính hình
thức của các cấu trúc ngữ pháp tồn tại độc lập ngoài ngữ cảnh hay các giá trị ngữ dụng
liên quan, và như vậy chỉ nằm ở mức độ thành lập câu. Chính vì thế, đối với Chomsky,
năng lực không phải là đối tượng của quá trình học mà nó có được dựa trên quá trình
chín muồi của bộ não (Dolz, Pasquier et Bronckart, 1993 : 23-24).
Đặt trên quan điểm chung về năng lực trong giảng dạy các môn học phổ thông,
Christian DELORY cho rằng năng lực là “tập hợp đầy đủ các kiến thức, kỹ năng làm
việc, kỹ năng sống giúp thích nghi, giải quyết vấn đề và thực hiện dự án trong một tình
huống nào đó” (Christian DELORY, 2000). Khái niệm này cho chúng ta thấy đầy đủ
hơn về các yếu tố cấu thành “năng lực”. Như vậy, năng lực trước tiên là một tập hợp
của các yếu tố “kiến thức” và “kỹ năng” để thực hiện một việc gì đó (giải quyết vấn đề
hay thực hiện dự án) nhưng phải đặt trong một “tình huống” cụ thể. Khái niệm này đưa
ra có tính bao hàm đầy đủ các yếu tố cấu thành đối tượng của việc học, dạy trong trường
học.
Tập trung cụ thể hơn về việc dạy và học ngoại ngữ, các tác giả của Khung quy
chiếu chung các ngôn ngữ Châu Âu nêu rõ: “năng lực là tập hợp các kiến thức, kỹ năng
và nền tảng sẵn có cho hành động”. Khái niệm này nêu lên được các yếu tố cấu thành
của năng lực bao gồm các “kiến thức”, “kỹ năng” và cả những “nền tảng sẵn có” cho
phép thực hiện một hành động nào đó. Như vậy, khái niệm này đề cập đến các yếu tố
cần phải tích lũy và những yếu tố đã được tích lũy của chủ thể người học nhằm vận
dụng trong một hành động cụ thể nào đó. Khái niệm này phù hợp với việc dạy và học
ngoại ngữ khi coi người học là một chủ thể có yếu tố xã hội, có tính đến những vốn sẵncó về các mặt văn hóa, xã hội cũng như là kinh nghiệm cá nhân tích lũy được trong
cuộc sống.
[2] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư 32 2018 về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới [3] Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014). Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. NXB Đại học Sư phạm. [4] Nguyễn Lăng Bình - Cao Thị Thặng - Đỗ Hương Trà - Nguyễn Phương Hồng (2010). Dạy học tích cực - Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. Dự án Việt - Bỉ. NXB Đại học Sư phạm. [5] Nguyễn Thanh Bình – Đào Thị Oanh – Vũ Thị Sơn – Nguyễn Kim Dung (2014). Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay. NXB Giáo dục PHỤ LỤC Phụ lục 1 Hình ảnh minh họa hoạt động giao nhiệm vụ học tập cho học sinh để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác trong các giờ học chính khóa Dự án học tập nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh Phụ lục 2 Hình ảnh minh họa giáo dục phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh qua tiết sinh hoạt lớp Trò chơi Đuổi hình bắt chữ 1 trong tiết sinh hoạt lớp do học sinh lớp A6K98 tổ chức Trò chơi See and Know (Đoán khẩu hình miệng) trong tiết sinh hoạt lớp do A7K95 tổ chức Trò chơi Vượt chướng ngại vật trong tiết sinh hoạt lớp do học sinh lớp A6K98 tổ chức Team building “Tam sao thất bản” về phương diện giao tiếp do lớp a7 khóa 95 tổ chức Phụ lục 3 Giáo án minh họa giáo dục phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh qua tiết trải nghiệm với chủ đề Thanh niên với tình bạn và tình yêu 1. Mục tiêu Giúp HS: - Hiểu được các cơ sở của một tình bạn đẹp. - Xác định được các biểu hiện của một tình bạn đẹp. - Xác định được nên hay không nên yêu ở lứa tuổi học trò. - Tạo ra được các sản phẩm hoạt động học tập sáng tạo với chủ đề thanh niên với tình bạn và tình yêu - Xây dựng được tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, yêu thương, quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau. - Phát triển được năng lực giao tiếp và hợp tác. 2. Phương pháp giáo dục: Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, đóng vai, hoạt động nhóm, trò chơi 3. Chuẩn bị của GV và HS - GV: Giáo án, Tài liệu tham khảo, Video clip, Tivi (Máy chiếu), Loa, một số đạo cụ khác - HS: Các sản phẩm học tập sáng tạo với chủ đề Thanh niên với Tình bạn và Tình yêu. 4. Tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục giá trị * Ổn định tổ chức * Các hoạt động cụ thể Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt Hoạt động khởi động - GV cho cả lớp nghe và hát bài hát sôi nổi Thời học sinh – Suni Hạ Linh - Hát và vỗ tay theo bài hát - Yêu cầu học sinh nêu cảm nhận về bài hát và nội dung mà bài hát muốn truyền tải đến người nghe? 1. Xác định chủ đề của tiết trải nghiệm: Thanh niên với tình bạn và tình yêu - Đúng vậy, mv thời học sinh đã truyền tải đến người nghe về tình thầy trò, tình bạn, những trò đùa tinh nghịch và cả những rung động đầu đời của lứa tuổi học sinh. Đó cũng chính là chủ đề của tiết học trải nghiệm của chúng ta ngày hôm nay: Thanh niên với tình bạn và tình yêu Hoạt động 1: Thảo luận xây dựng cây tình bạn và biện luận “Tình yêu tuổi học trò nên hay không nên?” 1. Chia nhóm: + Nhóm 1,2 thảo luận xây dựng cây tình bạn - Nhóm 1: Nêu và viết các cơ sở để có một tình bạn đẹp - Nhóm 2: Nêu và viết các biểu hiện của một tình bạn đẹp + Nhóm 2,3 thảo luận “tình yêu tuổi học trò nên hay không nên” - Nhóm 3: Biện luận với vai trò nên - Nhóm 3: Biện luận với vai trò không nên. 2. Thảo luận nội dung trong thời gian 3 phút 3. Nhóm 1,2 trình bày về cơ sở và biểu hiện tình bạn đẹp mà nhóm mình đã thảo luận. GV: Cảm ơn các bạn nhóm 1 và 2 đã xây dựng nên một cây tình bạn của lớp 12T1. Tuy nhiên có nhiều chỗ các bạn còn nhầm lẫn. Cô cũng giới thiệu với cả lớp cây tình bạn phổ quát hơn để xây dựng tình bạn đẹp trong trường học và trong cuộc sống. Cơ sở của một tình bạn đẹp đầu tiên đó là phù hợp với nhau về quan niệm sống. Việc phù hợp với nhau để có thể giúp hiểu nhau hơn. Sự phù hợp ấy có thể là cùng sở thích, cùng niềm tin, cùng lý tưởng sống, Khi đó, những thứ chung ấy cũng sẽ giúp nhau có nhiều mối tương đồng để có thể nói chuyện, tìm hiểu nhau hơn. 2. Xây dựng được cây tình bạn của lớp + Xác định được cơ sở của một tình bạn đẹp đó là: - Phù hợp với nhau về quan niệm sống, cùng chung mục đích, chung một lý tưởng - Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. - Chân thành và tin cậy. - Có trách nhiệm với nhau. - Thông cảm và đồng cảm sâu sắc với nhau. + Khám phá được các biểu hiện của tình bạn đẹp - Dành thời gian cho nhau. - Chia sẻ và lắng nghe những tâm sự của nhau. Biết quan tâm giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn. - Biết bao dung, sẵn sàng tha thứ cho bạn khi bạn phạm lỗi lầm. Thứ 2 là Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau Bất kì mối quan hệ nào cũng cần sự tôn trọng và bình đẳng. Khi đó, có thể giúp nhau có đủ khả năng để trải lòng hơn. Tôn trọng và bình đẳng là chìa khóa níu giữ, kéo dài mối quan hệ tốt đẹp trong tình bạn. Vì vậy, muốn gắn kết với nhau bạn nhất định không được quên điều này. Thứ 3 là Chân thành, tin cậy lẫn nhau Một mối quan hệ hình thành từ lòng tin đối với nhau. Mọi lòng nghi ngờ, dối trá sẽ hủy mọi mối quan hệ, không chỉ riêng tình bạn. Đối xử với nhau bằng lòng tin, chân thành sẽ giúp mối quan hệ bền chặt. Tin tưởng tuyệt đối sẽ tạo nên bức tường vững chắc bảo vệ mối quan hệ. Thứ 4, Có trách nhiệm đối với nhau Tình bạn là gì? Là quan tâm, lo lắng cho nhau, cho tình trạng của đối phương. Nằm trong mối quan hệ bạn bè, cần phải thể hiện sự đối đãi nồng hậu với đối phương, chịu trách nhiệm cùng nhau xây dựng sự bền đẹp của tình bạn. Thứ 5, Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau Mối quan hệ bạn bè được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu lẫn nhau. Đó là sự đồng cảm, thấu cảm cho nhau trong cuộc sống.. Mối quan hệ bền chặt không nên soi xét quá nhiều, cần dựa trên lòng chân thành mà đối đãi. Có thể gia thế, học thức, khác nhau nhưng chỉ cần đồng cảm với nhau sẽ tạo nên quan hệ tốt đẹp Vậy biểu hiện của tình bạn đẹp là gì? Đó là phải dành thời gian cho nhau, chia sẻ và lắng nghe những tâm sự của nhau. Biết quan tâm giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn. Biết bao dung, sẵn sàng tha thứ cho bạn khi bạn phạm lỗi lầm. và cuối cùng một tình bạn đẹp là một tình bạn không toan tính, không vụ lợi và giữ được sự cân bằng của nhau. Khi đã có một tình bạn đẹp, các em sẽ thu được những trái ngọt đầu tiên đó chính là được hoàn thiện - Không toan tính, không vụ lợi và giữ được sự cân bằng của nhau. bản thân, có được cảm giác vui vẻ, hạnh phúc và có được một người bạn đồng hành với bản thân mình kể cả những lúc vui cũng như những lúc khó khăn trong cuộc sống. 4. Biện luận “tình yêu tuổi học trò nên hay không nên” - Các em ạ, có những tình bạn đẹp giữa các bạn khác giới đã phát triển thành một mối quan hệ khác đó là tình yêu tuổi học trò. Vậy tình yêu tuổi học trò nên hay không nên? Chúng ta sẽ cùng lắng nghe phần biện luận của hai đội đến từ nhóm 3 và nhóm 4. - Nhóm 3,4 biện luận trong thời gian 3 ph - Xin cảm ơn phần biện luận của cả hai đội. Qua phần tranh luận giữa hai đội, trong mỗi chúng ta đã có câu trả lời cho mình về nên hay không nên yêu ở tuổi học trò. Tuy nhiên, theo cá nhân cô, tình yêu học trò đó là những rung cảm đầu đời trong sáng của lứa tuổi học sinh, nó đến với chúng ta một cách tự nhiên và chúng ta không thể ngăn cản mình thích một ai đó. Tuy nhiên các em ạ, ở tuổi của các em về mặt tâm lý cũng chưa phát triển ổn định nên đó chưa phải đích thực là tình yêu. Vây, chúng ta phải làm gì khi có tình yêu tuổi học trò? Đó là chúng ta phải kiểm soát được tâm lí tình cảm của mình để những rung cảm đó không ảnh hưởng tiêu cực đến học tập và cuộc sống sinh hoạt của các em. 3. Xác định được nên yêu hay không nên yêu ở lứa tuổi học trò. - Nêu được những mặt tích cực, tiêu cực của tình yêu tuổi học trò. - Định hướng được việc giữ gìn sự trong sáng của tình yêu tuổi học trò. - Không để tình yêu tuổi học trò làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và học tập. Hoạt động 2: Cuộc thi sáng tạo sản phẩm học tập về tình bạn và tình yêu * THỂ LỆ CUỘC THI 4. Liên hệ khắc sâu các nội dung về tình bạn và tình yêu tuổi học trò 1. Nội dung và hình thức thi: (Do thời gian chuẩn bị ngắn nên các đội đã bắt thăm nội dung và hình thức thi) - Biểu diễn tiết mục văn nghệ về tình bạn, tình yêu học trò (Đội Tomot Bro Vip) - Câu chuyện về tình bạn đẹp trong cuộc sống và học tập (Đội Blink Blink) - Hoạt cảnh về tình bạn đẹp nói không với bạo lực (Đội The Four ) - Thiết kế Slogan xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh trên cơ sở tình bạn (Đội Golden Goat) 2. Thời gian: Mỗi đội có 3 -5 ph trình bày sản phẩm của mình 3. Chấm điểm: Ưu tiên về số người tham gia, nội dung hấp dẫn, cảm động, lan tỏa đến người nghe, trình bày thuyết phục 4. Giải thưởng: BTC sẽ trao giải thưởng cho tiết mục đặc sắc nhất. * Học sinh trình bày sản phẩm + Tập thể lớp 12T1 chúng ta đã có những sản phẩm học tập sáng tạo nào về chủ đề hôm nay, chúng ta hãy cùng theo dõi: + Mời BGK và thư kí lên phía trước làm việc + Sau mỗi sản phẩm giáo viên nhấn mạnh hơn về nội dung muốn gửi gắm qua mỗi tiết mục. - Tình yêu tuổi học trò rất đẹp rất trong sáng và cũng đã được các nhạc sỹ viết rất nhiều bái hát thật hay. Chúng ta hãy cùng theo dõi một tiết mục văn nghệ về tình yêu tuổi học trò đến từ đội Tomot Bro Vip. - Câu chuyện về tình bạn đẹp trong cuộc sống và học tập (Đội Blink Blink) - Các em ạ, có rất nhiều tình bạn đẹp ta có thể bắt gặp trong cuộc sống như tình bạn giữa các bạn học sinh, giữa học sinh với giáo viên. Có những tình bạn vỹ đại vượt qua mọi rào cản về giai cấp như tình bạn của - Các bài hát về chủ đề - Những câu chuyện cảm động về tình bạn đẹp trong cuộc sống. - Tình bạn đẹp là nói không với bạo lực. - Thiết kế slogan để lan tỏa tình bạn đẹp trong lớp, trong trường và cho những người bạn khác. Cacmac và Anghen; tình bạn vượt biên giới, ngôn ngữ như tình bạn của chủ tịch Hồ Chí Minh với luật sư Loseby - Hoạt cảnh về tình bạn đẹp nói không với bạo lực (Đội The Four ) - Thiết kế Slogan xây dựng tập thể lớp đoàn kết vững mạnh trên cơ sở tình bạn (Đội Golden Goat) - Trao quà cho đội chiến thắng. Hoạt động kết thúc chủ đề Bạn là người vươn ra tìm tay ta và chạm đến trái tim ta! Đó là câu châm ngôn cô muốn gừi gắm đến cho chúng ta để chúng ta sẽ có nhiều tình bạn thật đẹp thật trong sáng. Tuy nhiên các em ạ, trong cuộc sống còn có những tình bạn lớn hơn tình bạn tuổi học trò như tình bạn giữa thầy cô và học sinh ... Còn có những tình bạn mà các em đôi khi đã lãng quên. Đó là tình bạn theo ta suốt cả cuộc đời, tình bạn giữa anh chị em trong gia đình chúng ta. Đó là tình bạn chỉ theo ta một quãng thời gian ngắn trong cuộc đời của mình, tình bạn với bố mẹ chúng ta. Nhưng cô biết rằng, có những người trong lớp ta, sẵn sàng chia sẻ đồ chơi, sách truyện với bạn nhưng lại nói không với anh chị em của mình, đã đóng cánh cửa chia sẻ với chính bố mẹ mình. Cô mong rằng, việc đầu tiên của các em trong ngày hôm nay đó là về nhà và thiết lập tình bạn đẹp với chính bố mẹ và anh chị em của mình. Cô hy vọng trên cơ sở đó các em sẽ có được một thời học sinh thật đẹp thật sôi nổi giống như lời bài hát ban đầu, để chúng ta mãi hạnh phúc mỗi khi nhớ về 5. Lan tỏa tình bạn đẹp trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội. Phụ lục 4 Một số hình ảnh minh họa về tổ chức các hoạt động team building phát triển NL GT&HT trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp Hoạt động “Tam sao thất bản” do học sinh lớp a7 khóa 95 tổ chức Hoạt động “Lời muốn nói” do học sinh lớp a7 khóa 95 tổ chức Một hoạt động khác diễn ra trong lễ kỉ niệm ngày quốc tế phụ nữ Việt Nam 20/10 do các học sinh a7 khóa 95 tổ chức. Hoạt động chuyền vòng do học sinh lớp a6 khóa 98 tổ chức Hoạt động chuyền vòng do học sinh lớp a6 khóa 98 tổ chức Hoạt động “Đôi bạn chung sức” do lớp a6 khóa 98 tổ chức Hoạt động “Đôi bạn chung sức” do lớp a6 khóa 98 tổ chức Hoạt động “bịt mắt bắt tóc – vai trò của lời nói” do lớp a6 khóa 98 tổ chức Chuỗi hoạt động tiếp sức chuyền nước, chuyền bột do lớp a6 khóa 98 tổ chức Chuỗi hoạt động tiếp sức chuyền nước, chuyền bột do lớp a6 khóa 98 tổ chức Một hoạt động khác được học sinh A6 khóa 98 tổ chức kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 Hoạt động: “Hát các bài hát theo chủ đề” do học sinh lớp a6 Khóa 98 tổ chức Hoạt động Bóng đá nữ, bóng đá nam do lớp a6 khóa 98 tổ chức Hoạt động “thay lời muốn nói” do các học sinh lớp a6 khóa 98 tổ chức Phụ lục 5 Hình ảnh minh họa phối hợp với các hoạt động giáo dục của nhà trường để tổ chức team bulding nhằm mục tiêu phát triển NL GT&HT cho HS Ban mô hình báo cáo thiết kế và vật liệu thiết kế mô hình Ban cổng trại báo cáo thiết kế và nhận sự góp ý cả các ban còn lại Ban trang trí trình bày ý tưởng trang trí bên trong trại Ban mô hình chia thành các nhóm nhỏ: nhóm làm gạch cơ bản và nhóm xây nhà Ban Trang trí cũng chia thành các nhóm nhỏ: nhóm làm đèn, nhóm họa sỹ vẽ các chi tiết lên tấm gỗ tái chế, vẽ tranh, tô màu, nhóm trang trí góc học tập, Ban Kỹ thuật chia ra các nhóm: nhóm phụ trách chiếu sáng, nhóm làm đèn trang trí, nhóm làm biển hiệu, nhóm đi tìm đèn trang trí Các em chia từng nhóm, phân công nhiệm vụ rõ ràng Ban cổng trại hoàn thiện ý tưởng của mình. Sản phẩm cuối cùng của ban cổng trại và ánh sáng của ban kỹ thuật Mô hình trường Quốc Học Vinh Huỳnh Thúc Kháng đã hoàn thiện đi kèm với dàn ánh sáng chiếu của ban kĩ thuật. Những sản phẩm sáng tạo này là kết quả hợp tác của các thành viên trong ban trang trí với nhau và với ban Kỹ thuật. Sản phẩm của ban ngôn ngữ: Các bài viết, hình ảnh về mái trường Quốc học Vinh Huỳnh Thúc Kháng Phụ lục 6: Ví dụ minh họa về bài thuyết trình “Vấn đề điểm số - phụ huynh có nên áp lực cho con?” và “ có nên cho con sử dụng ĐT DD” – đổi mới nội dung và hình thức các buổi họp phụ huynh “Vấn đề điểm số - phụ huynh có nên áp lực cho con?” Không ai phủ nhận vai trò của điểm số trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đó là cách thức được áp dụng trên toàn thế giới trong tất cả các cấp học. Từ điểm số, người ta chia ra các cấp độ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Học sinh nắm được vị trí, năng lực của mình ở đâu để phấn đấu. Cha mẹ nắm được tình hình học tập trên lớp của con , thầy cô đánh giá đúng thực chất khả năng của học sinh mình, nhà tuyển dụng có thể từ đó mà biết cách sử dụng nhân sự sao cho phù hợp.Thậm chí, với nhiều người, điểm số còn quyết định sự thành bại của một con người trong những bước ngoặt quan trọng. Chỉ hơn nhau 0,25 điểm thì đã có người đỗ đại học, có người trượt. Vì điểm thi quan trọng như vậy nên mỗi học sinh càng cố gắng, nỗ lực để đạt được nó, tạo ra sự ganh đua, quyết liệt, sôi nổi trong học tập. Tuy nhiên điểm số không phải là thứ đánh giá hoàn thiện nhất về một người học sinh. Chính trong lớp cảu chúng ta, bản thân em cảm thấy trong quá trình học tập có những bạn có năng lực học rất tốt nhưng khi đi thi vì một số lí do mà không thể làm bài thi một cách tốt nhất nên kết quả thi không được như mong muốn của bản thân, thầy cô và gia đình dẫn đến việc bạn dễ bị chán nản bị áp lực đè nặng. Hay nói những ví dụ khác trong xã hội. Ngoài những vấn đề về tâm lý tuổi mới lớn thì áp lực học hành đã dẫn đến các triệu chứng tâm lý bất thường ở học sinh. Có những trường hợp vì mong muốn được điểm cao bạn học sinh đã làm những hành động như gian dối trong thi cử, ganh đua một cách cực đoan với các bạn khác dẫn đến bị xa lánh, tẩy chay, bạn ấy trở nên cô độc, các mối quan hệ xã hội cũng không có dẫn đến có nhiều suy nghĩ tiêu cực thậm chí còn có ý nghĩ tử tự. Theo nghiên cứu chỉ ra những năm gần đi áp lực điểm số gây ra nhiều trường hợp về bệnh tâm lý ở học sinh. Có thể nói học sinh rất nhạy cảm, nếu bố mẹ quá quan tâm đến vấn đề điểm số, nhiều học sinh sẽ sinh ra cảm giác chán nản, coi việc học là nghĩa vụ để làm hài lòng bố mẹ mà không có niềm đam mê hứng thú thậm chí còn có những biểu hiện tiêu cực nếu điểm số không được như mong muốn của bố mẹ. Việc các phụ huynh mong muốn con em mình chăm ngoan, học giỏi là chính đáng. Tuy nhiên cha mẹ nên lựa sức học của con cái mình. Biết động viên, khích lệ kịp thời và không nên đưa ra điều kiện về điểm số tạo áp lực cho con cái. Có nên cho con sử dụng điện thoại di động? Như chúng ta đã biết điện thoại di động ngày nay đã trở thành vật bất ly thân của các bạn học sinh bởi sự tiện ích của nó. Nhưng nó lại mang đến một số vấn đề nghiêm trọng như nghiện điện thoại, nghiện game sử dụng không hợp lí,.. Ở chính trong lớp của chính lớp của chúng ta đã xuất hiện một vài trường hợp như vậy: các bạn đã bị bắt sử dụng điện thoại trong giờ học trong giờ kiểm tra khiến cho thầy cô và bố mẹ rất không yên lòng. Một số đã bị thầy cô và bố mẹ tịch thu điện thoại di động để có thể tập trung học tập hơn. Tuy nhiên, theo em thì những mong ước của các bạn đã nêu trên cũng không hoàn toàn là vô lý. Không xét về những vấn đề xảy ra trên thì có thể nói điện thoại di động ngày nay đóng vai trò là một trong những vật dụng rất cần thiết trong cuốc sống. Không chỉ dùng để liên lạc, nhắn tin mà trong điện thoại còn chứa rất nhiều ứng dụng có ích cho việc học tập lẫn giải trí. Đối với học tập: ngày nay học online hay còn gọi là học qua mạng không phải là vấn đề quá xa lạ. Ngoài những kiến thức mà chúng ta được thầy cô cung cấp ở trường thì ở nhà chúng ta có thể tìm kiếm thêm được nhiều thông tin bổ ích các kiến thức nâng cao khác qua các bài giảng online hay qua mạng Internet. Mạng Internet hơn hẳn sách vở vì tính tiện lợi và nhanh chóng, chỉ cần chờ từ 1-2s thì ta đã có được rất nhiều thông tin cần thiết. Hay từ điển online cũng rất thông dụng đối với môn Tiếng Anh- một trong ba môn học chính khối của lớp ta. Không chỉ vậy phần lớn các thành viên trong lớp đều liên lạc và trao đổi với nhau nhiều qua mạng xã hội. Và rất nhiều lợi ích khác,.. Còn về giải trí thì không cần phải bàn cãi, từ những video hay trên Youtube, mạng xã hội phim ảnh trò chơi giải trí thì vô vàn. Sau những giờ học căng thẳng thì điện thoại di dộng giúp ta giải trí rất tốt. Có thể nói nếu không có điện thoại di dộng thì làm cho chúng ta khó cập nhật được thông tin hay trong học tập khi làm những bài tập nhóm bài tập nâng cao tự tìm hiểu sẽ trở nên rất khó khăn hay cả những cuốc thi mà đoàn yêu cầu tham gia chúng ta cũng phải thi thông qua điện thoại di dộng, mạng Internet. Nhưng mà dường như điện thoại di động đã bị lạm dụng quá nhiều dẫn đến nhiều trường hợp xấu như trên. Sự dụng điện thoại di động sẽ không phải là một hành động xấu nếu chúng ta biết sử dụng chúng đúng cách, hợp lí. Ngày nay ở các điện thoại thông minh có các chế độ cũng như ứng dụng quản lí thời gian sử dụng, chúng ta có thể thông qua các ứng dụng đó để kiểm tra được thời gian sử dụng. Qui định một giới hạn cụ thể và bắt buộc các con phải làm theo. Giữa bố mẹ và các con cần có sự thống nhất về thời gian sử dụng mục đích sự dụng và địa điểm phù hợp để sử dụng. Khi đó thì những trường hợp xấu trên sẽ ít xảy ra hơn. Phụ lục 7: Một số hình ảnh minh họa về đổi mới cuộc họp phụ huynh nhằm phát triển NL GT&HT cho học sinh Phụ lục 8 Hình ảnh minh họa GVCN khuyến khích HS tổ chức các hoạt động team building ngoại khóa, trong các hoạt động trải nghiệm như tình nguyện, tuyên truyền, lao động công ích để phát huy năng lực GT&HT Team Building trong hoạt động tuyên truyền tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng Team Building trong các hoạt động thiện nguyện ngoài nhà trường Mạnh dạn tham gia các tổ chức phi chính phủ vì môi trường như Let’s do it Nghệ An – Tổ chức các hoạt động team building trong các tổ chức môi trường trong và ngoài nhà trường
File đính kèm:
- skkn_giao_duc_phat_trien_nang_luc_giao_tiep_va_hop_tac_cho_h.pdf