Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác quản lý phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường Trung học phổ thông Bình Minh

 Trong những năm gần đây ngành giáo dục phát động nhiều cuộc vận động và phong trào thi đua, đó là: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học

Việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua có tác dụng thúc đẩy các cơ sở giáo dục hoàn thành tốt kế hoạch năm học.

Là người làm công tác quản lý tôi luôn trăn trở tìm các biện pháp gắn kết, liên hệ giữa việc quản lý, thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua nói chung, việc quản lý, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” nói riêng với việc hoàn thành tốt kế hoạch nhiệm vụ năm học, đưa chất lượng giáo dục của trường đi lên.

Trong các cuộc vận động và phong trào thi đua trong ở cơ sở giáo dục thì phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những phong trào thi đua có tác dụng sâu rộng, to lớn, toàn diện đến tất cả các mặt công tác.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác quản lý phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường Trung học phổ thông Bình Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo dục..
 Trong tất cả các khâu trong tiến trình thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, hoạc sinh tích cực” đều có sự gắn kết với việc thực hiện nhiệm vụ năm học, với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, có như vậy việc thực hiện phong trào thi đua mới được thực hiện thường xuyên gắn với các hoạt động chuyên môn, thực hiện tốt phong trào thi đua mới có tác dụng là đòn bẩy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
 Tổ trưởng làm thành viên Ban chỉ đạo phong trào thi đua này nên các cuộc họp chuyên môn, các hoạt động chuyên môn đều được đề cập gắn với việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, hoạc sinh tích cực”, nên việc triển khai được đề cập thường xuyên, việc rút kinh nghiệm cũng kịp thời hơn, tác dụng thúc đẩy phong trào cũng mạnh mẽ hơn. 
 Ví dụ: Trong các đợt thao giảng trong năm học, việc đánh giá tiết thao giảng đề cập thêm tiêu chí đánh giá theo hướng dẫn số 1741/BGD ĐT-GDTrH:
 Giáo viên thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong quá trình dạy học.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu cá nhân hoặc theo nhóm một số chuyên đề phù hợp và thực hành thuyết trình trước lớp.
 Giáo viên sử dụng có hiệu quả phòng học bộ môn.
 Học sinh làm đủ thí nghiệm, thực hành Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Nghề phổ thông, Tin học với máy tính kết nối internet.
Sơ đồ 3.1. Tiến trình thực hiện phong trào thi đua
Xác định mục tiêu
Kiểm tra - đánh giá
Tổ chức thực hiện
kế hoạch
Lập kế hoạch
 3.2.4. Xây dựng môi trường thuận lợi cho phong trào thi đua
 Tạo điều kiện cần thiết để triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
 Hiệu trưởng - Bí thư chi bộ: chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua một cách sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của nhà trường.
 Tạo sự nhất trí, đồng thuận trên cơ sở nhận thức đúng và đầy đủ chủ trương quan trọng này của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trước hết là mọi thành viên của nhà trường.
 Có kế hoạch hành động cụ thể gắn kết với việc thực hiện kế hoạch năm học, với các mục tiêu rõ ràng, giải pháp khả thi, huy động được toàn bộ lực lượng của nhà trường cùng thực hiện trên cơ sở có sự phân công cụ thể.
 Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức văn hoá ở điạ phương.
 Huy động sự tham gia tích cực và hiệu quả của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội khác.
 Nhà trường tạo điều kiện cho học sinh có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường
 Học sinh tích cực là mục tiêu quan trọng của phong trào thi đua này. Nhà trường cần phảỉ tạo cho các em các đIều kiện cần thiết, cụ thể là:
 Trước hết, cần phải quán triệt vai trò “cùng tham gia” của học sinh trong các hoạt động giáo dục. 
 Nội dung dạy học, hoạt động giáo dục cần được xem xét, cải tiến cho phù hợp với nhu cầu và cuộc sống của học sinh tại địa phương.
 Tạo ra cho các em một bầu không khí thân thiện, cởi mở, trong đó học sinh có thể và được lắng nghe, chia sẻ, hoà nhập, tự tin và cảm thấy an toàn. Nhà trường mở hòm thư thân thiện để lấy ý kiến của học sinh và xử lí thông tin kịp thời; quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn 
 Phải đảm bảo bình đẳng về giới, không phân biệt về thành phần xã hội, dân tộc (thông qua tổ chức các hoạt động vui chơi trò chơi dân gian, hát dân ca, hoạt động thể dục thể thao). 
 Thông qua các hoạt động học tập, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ (văn nghệ, thể dục thể thao, ...) và các hoạt động giáo dục khác trong, ngoài nhà trường (chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng...) giúp cho học sinh tự tin hơn, phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo. 
 Tăng cường phương tiện hỗ trợ các hoạt động “chơi mà học” cho học sinh
 Một trong những nội dung được nhấn mạnh trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là “Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh”. Để tổ chức các hoạt động và các trò chơi cho học sinh có hiệu quả, các trường cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và các phương tiện qua các biện pháp sau:
 - Phát động giáo viên, học sinh, các đoàn viên thanh niên lớn tuổi, các bậc phụ huynh và những người quan tâm sưu tầm, sản xuất các dụng cụ, phương tiện để tổ chức các trò chơi dân gian đóng góp cho nhà trường; đặc biệt là tổ chức cho học sinh tự làm hoặc sưu tầm các phương tiện cho trò chơi dân gian.
 - Khi dự trù ngân sách hằng năm cần lưu ý về khoản kinh phí để mua sắm mới và bổ sung các dụng cụ thể thao thông thường như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, cầu đá, dây kéo co; các nhạc cụ, trong đó có các nhạc cụ dân tộc,  để tổ chức cho học sinh hoạt động, vui chơi, ca hát phù hợp với điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất của nhà trường.
	Tạo bầu không khí công khai, dân chủ, lành mạnh để tạo được sự đồng thuận trong tập thể giáo viên với lãnh đạo nhà trường trong quá trình phát triển của nhà trường. Mọi người phải có ý thức xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; thực hiện “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” trong giáo dục - đào tạo. Với mục tiêu nhà trường luôn là vầng trán của cộng đồng, là tinh thần thi đua dạy tốt, học tốt của giáo viên và học sinh. 
 3.2.5. Đẩy mạnh công tác kiểm tra - đánh giá phong trào thi đua
 Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá :
 Mục đích, yêu cầu: Đánh giá khách quan, chính xác, công bằng, sát thực tiễn nhằm động viên tinh thần cố gắng khắc phục khó khăn, phát huy nội lực của mỗi trường, thúc đẩy tinh thần hướng thiện trong hoạt động giáo dục;
 Xác định thời gian và nội dung kiểm tra, đánh giá phong trào thi đua:
 Căn cứ vào sự phân chia thời gian của năm học: hai học kỳ/năm học, nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá vào cuối mỗi học kỳ để có được những đánh giá sơ bộ về việc thực hiện phong trào thi đua trong từng học kỳ đó.
 Đánh giá tổng kết sẽ được thực hiện vào cuối năm học, sau khi kết thúc hai học kỳ, để tổng kết, đánh giá toàn bộ kết quả thực hiện phong trào thi đua theo các tiêu chí của hướng dẫn số 1741/BGD ĐT-GDTrH ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ cho từng cá nhân, đưa vào đánh giá, xếp thi đua cho các cá nhân cuối năm.
 3.2.6. Quản lý thực hiện đồng bộ các biện pháp
	Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, hoạc sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh chỉ thực sự phát huy tác dụng và có hiệu quả khi các biện pháp trên được triển khai và thực hiện đồng bộ. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Mọi sự thay đổi của bất kỹ biện pháp nào đều có ảnh hưởng đến hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp khác. Mỗi giải pháp đều có điều kiện khởi đầu, khởi đầu của giải pháp này chính là kết thúc của giải pháp kia và theo chu kỳ liên hoàn khép kín, nó bổ sung cho nhau, liên kết với nhau. 
Mối liên hệ của 5 biện pháp được cụ thể hóa qua sơ đồ:
Sơ đồ 3.2 . Mối liên hệ giữa các biện pháp
Biện pháp 2
Biện pháp 4
Biện pháp 1
Biện pháp 3
Biện pháp 5
3.2.7. Kiểm chứng về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
	Để xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường THPT Bình Minh tác giả đã tiến hành thăm dò và xin ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lý (thu về 58 phiếu), sau đó dùng phương pháp thống kê, phân tích để xử lý số liệu. Kết quả như sau:
Bảng 3.2. Kết quả điều tra mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
STT
Tên giải pháp
Tính cần thiết
Tính khả thi
Không có câu trả lời
Rất cần thiết
Cần thiết
Ít cần thiêt
Rất khả thi
Khả thi
Ít khả thi
Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về phong trào thi đua
26
45%
32
55%
0
58
100%
0
0
0
Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch, lựa chọn thành viên Ban chỉ đạo, tổ chức thực hiện
25
43%
33
57%
0
23
40%
32
55%
2
3,5%
1
1,7%
Tăng cường gắn kết giữa việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với quản lý nâng cao chất lượng giáo dục.
29
50%
28
48,2%
0
22
38%
34
58,6%
0
2
3,5%
Xây dựng môi trường thuận lợi cho việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh.
31
53,4%
27
46,5%
0
27
46,5%
30
51,7%
0
1
1,7%
Đẩy mạnh công tác kiểm tra - đánh giá kết quả.
27
46,5%
30
51,7%
0
29
50%
27
46,5%
0
2
3,5%
 Nguồn: Phiếu hỏi số 2
	Nhận xét chung:
	Theo kết quả thăm dò ý kiến của đội ngũ giáo viên ở bảng 3.2 có thể thấy: 
	Về tính cần thiết của các biện pháp
	- Qua điều tra nhận thức của các GV về tính cần thiết của các biện pháp, tỷ lệ phần trăm chiếm đại đa số, Các đối tượng đều đánh giá cao về tính cần thiết hệ thống các biện pháp đối với công tác xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi đua của trường THPT Bình Minh trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt biện pháp 1 được đánh giá là cần thiết nhất bởi nhận thức của mỗi cá nhân sẽ quyết định khả năng thực hiện nhiệm vụ của họ, mỗi người thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì kế hoạch được thực hiện thành công.
	Về tính khả thi của các biện pháp
	- Qua khảo sát về tính khả thi của các biện pháp, các khách thể đều đánh giá cao. 100% ý kiến các giáo viên và cán bộ quản lý đều cho rằng có thể thực hiện nhiệm vụ nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
	- Các biện pháp: Quản lý cải tiến công tác xây dựng kế hoạch, lựa chọn thành phần Ban chỉ đạo, tổ chức thực hiện; Quản lý tăng cường việc gắn kết giữa việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với việc quản lý nâng cao chất lượng giáo dục trong trường; xây dựng môi trường thuận lợi cho thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh; quản lý đẩy mạnh công tác kiểm tra - đánh giá phong trào thi đua, các khách thể cho rằng có thể thực hiện được.
	Như vậy, cả năm biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý thực hiện phong trào thi đua ở trường THPT Bình Minh được tác giả trưng cầu ý kiến đều khẳng định được tính cần thiết và tính khả thi của chúng. Mặc dù số ý kiến đánh giá ở các biện pháp không đều nhau và mức độ nhận thức của các đối tượng được trưng cầu ý kiến cũng có sự chênh lệch. Tuy vậy, những biện pháp mà chúng tôi nêu ra vẫn thể hiện được tính cần thiết và khả thi tương đối cao. 
 Quản lý, thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi nói chung, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nói riêng sẽ là điều kiện tốt cho nhà trường hoàn thành tốt kế hoạch nhiệm vụ năm học, là đòn bẩy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nội dung được đề cập ở các chương trên cho phép khẳng định mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra để hoàn thành, tác giả rút ra một số kết luận sau:
	- Trên cơ sở mục tiêu chung của chiến lược phát triển giáo dục, thông qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài quản lý, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh tuy còn những hạn chế, xong đã hoàn thành được những nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu đặt ra.
	Với phương pháp nghiên cứu thực tiễn, đề tài đã xác định được cơ sở lý luận về quản lý, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh trong thời gian tới. Đề tài đã nêu được những mặt mạnh và điểm yếu của công tác quản lý, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh, bằng số liệu cụ thể, tác giả cũng đã nêu rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên. 
	Vấn đề quản lý, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT luôn là vấn đề quan trong đối với các nhà trường. Tuy nhiên ứng với điều kiện và hoàn cảnh, mỗi trường sẽ có những giải pháp riêng và cụ thể cho vấn đề quản lý, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường mình. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất 5 biện pháp quản lý cần tăng cường nhằm nâng cao chất lượng quản lý, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh trong giai đoạn hiện nay:
	Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT.
	Biện pháp 2: Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch, lựa chọn thành phần Ban chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
	Biện pháp 3: Tăng cường gắn kết giữa việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với quản lý thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục.
	Biện pháp 4: Xây dựng môi trường thuận lợi cho thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh.
	Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác kiểm tra - đánh giá kết quả.
2. Khuyến nghị 
	Với mong muốn các biện pháp trên được nhanh chóng áp dụng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường tác giả xin đề xuất một số khuyến nghị sau:
2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo:
	 Cần tích hợp mục đích, yêu cầu, nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua thực hiện trong nhà trường để giảm bớt các cuộc vận động và phong trào thi đua, để việc triển khai thực hiện dễ hơn, tránh chồng chéo
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình
+ Tăng cường công tác giám sát, chỉ đạo và thanh tra của ngành, rà soát lại đội ngũ, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục - đào tạo.
2.3. Đối với các nhà trường
 Ban hành các văn bản bổ sung quy định về quy trình quản lý, trách nhiệm, quyền hạn của từng cán bộ, nhân viên; các biện pháp phối hợp giữa các bộ phận có liên quan đến công tác quản lý chuyên môn với việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các cuộc vận động và phong trào thi đua khác.
 Phát triển hệ thống thông tin đa chiều để thu thập và xử lý các thông tin về các hoạt động chuyên môn gắn kết với việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các cuộc vận động và phong trào thi đua khác.
2.4. Đối với đội ngũ giáo viên
	 Mỗi giáo viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, hãy là người trong cuộc, luôn tích cực trong việc tham gia các hoạt động trong trường gắn với việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 
	Trực tiếp tổ chức các hoạt động gắn địa phương có sự tham gia đông đảo của học sinh nhằm giúp đỡ các em vừa tham gia hoạt động xã hội, vừa rèn luyện và phát triển kĩ năng sống.
 Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục một cách toàn diện để huy động sự tham gia, chia sẻ trách nhiệm đối với các mục tiêu thi đua của nhà trường.
PHỤ LỤC
Phiếu hỏi số 1
PHIẾU HỎI Ý KIẾN
Bình Minh, ngày.... tháng... . năm 2014
	Kính gửi: .................................................................................................
Để góp phần tăng cường công tác quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Xin Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đối với công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng cách điền vào chỗ trống, đánh dấu (x) ô phù hợp với ý kiến của mình.
1. Xin Ông( bà) vui lòng cho biết:
Họ và tên:............................................... chức vụ: ............................
Nơi công tác: ........................................................................................
2. Xin Ông ( bà) vui lòng cho biết: 
2.1. Sự cần thiết phải quản lý nhằm nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 
Rất cần thiết	 	Cần thiết	Không cần thiết
2.2. Sự quan tâm đối với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 
	Rất quan tâm	Quan tâm	Không quan tâm
2.3. Việc bố trí thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình minh.
Rất hợp lý	Hợp lý	Tương đối hợp lý	Chưa hợp lý	
Xin trân thành cảm ơn sự cộng tác của quý ông (bà) !
Phiếu hỏi số 2
PHIẾU HỎI Ý KIẾN
Bình Minh, ngày.... tháng.... năm 2014
	Kính gửi: ...............................................................................................
	Để sớm khắc phục những hạn chế trong quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Xin Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến về các biện pháp cơ bản trong quản lý “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bằng cách điền vào chỗ trống, đánh dấu (x) vào cột phù hợp với ý kiến của mình.
S
TT
Tên giải pháp
Tính cần thiết
Tính khả thi
Không có câu trả lời
Rất cần thiết
Cần thiết
Ít cần thiêt
Rất khả thi
Khả thi
Ít khả thi
Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về phong trào thi đua
Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch, lựa chọn thành viên Ban chỉ đạo, tổ chức thực hiện
Tăng cường gắn kết giữa việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với quản lý nâng cao chất lượng giáo dục.
Xây dựng môi trường thuận lợi cho việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra - đánh giá kết quả.
Trong 5 biện pháp nêu trên theo Ông (bà) biện pháp nào khả thi nhất, lý do?
..........................................................................................................................................................................................................................................................
Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của quý Ông bà!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore của Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình.
2. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục Trường Cán bộ quản lý quản lý GD&ĐT TW1- Hà Nội. 1989)
3. Công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 05 tháng 3 năm 2009 về việc Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Chỉ thị số 3004/CT- BGDĐT ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo 
5. Báo cáo tổng kết 5 năm (2008-2013) về thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình.
6. Báo cáo tổng kết năm học của trường THPT Bình Minh các năm 2011-2012, 2012-2013, 2013-2014.
7. Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 Bộ Giáo dục & Đào tạo ra về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
8. Cẩm nang “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực “NXB-GD - 2009
9. Sổ tay “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” NXB-ĐH - 2011
MỤC LỤC
Stt
Thư mục
Trang
1
Mở đầu
1
2
Chương 1: 
Cơ sở lý luận về quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT
3
3
Chương 2:
Thực trạng quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT
8
4
Chương 3:
Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT . 
16
5
Kết luận và khuyến nghị 
25
6
Phụ lục
27
7
Tài liệu tham khảo...
29
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT BÌNH MINH
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ 
PHONG TRÀO THI ĐUA
“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
 Họ và tên: Vũ Văn Chức
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường THPT Bình Minh
 Số ĐTDĐ: 0983.862.987
 Email: vuvanchuc.v@gmail.com.
Bình Minh, tháng 5 năm 2014

File đính kèm:

  • docBM Vu Van Chuc QLGD.doc
Sáng Kiến Liên Quan