SKKN Giải pháp giúp học sinh Lớp 11C6 trường Trung học Phổ thông 1-5 vượt qua những rào cản tâm lí trong học tập

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự bùng nổ về thông tin kéo theo nội

dung học tập của học sinh ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, phức tạp và

nhiều chiều tác động. Nội dung, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục học sinh

còn nhiều bất cập, đặc biệt là sự quá tải của chương trình so với khả năng tâm lí,

thể chất của học sinh. Mặt khác, từ phía học sinh, hiểu biết của các em về bản

thân còn hạn chế, các em lại chịu tác động của nhiều yếu tố tiêu cực từ bên

ngoài nên ngày càng có nhiều học sinh gặp không ít khó khăn trong học tập, tu

dưỡng, trong việc tìm tòi và định hướng giá trị cho bản thân mình cũng như

trong các mối quan hệ với bạn bè, với cha mẹ và với các thầy cô giáo. Học sinh

THPT với những đặc điểm đặc trưng nổi trội trong sự phát triển tâm lí lứa tuổi

thì việc gặp phải những khó khăn tâm lí là tất yếu.

Khó khăn tâm lí là những trở ngại về mặt tâm lí trong quá trình con người

thực hiện và đạt được mục đích của hoạt động.

Một số khó khăn tâm lí ở một mức độ nào đó có thể trở thành động lực

cho hoạt động của học sinh, làm cho các em phấn chấn hơn, cố gắng nhiều hơn

nữa trong học tập, trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn tâm lí ở

mức độ cao, phức tạp và nhiều chiều, có thể cho học sinh cảm thấy nản chí,

không muốn vượt qua, làm giảm động lực tiến hành mọi hoạt động của mình. Vì

vậy, những khó khăn tâm lí này thực sự trở thành thách thức, trở ngại với các em

- tức là các em đang phải đối mặt với những rào cản tâm lí.

Rào cản tâm lí là những khó khăn tâm lí ở mức độ cao, trở thành những

thách thức, trở ngại ở mức độ lớn, làm giảm động lực hoạt động của con người,

ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của hoạt động.

Rào cản tâm lí trong học tập là những khó khăn tâm lí trong học tập

nhưng ở mức độ cao, có ảnh hưởng đến động lực tiến hành các hành động học

tập ở học sinh và có ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.

Trong thời gian gần đây, vấn đề tâm lí của học sinh được nhà trường và

phụ huynh quan tâm và lưu ý nhiều hơn. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thực sự được

phổ biến thật hiệu quả trong các trường học. Những cơ hội trao đổi về tâm lí

giữa các em học sinh với thầy cô và cha mẹ không nhiều. Bên cạnh đó, mặt trái

của cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực tới nhận thức của các em, dẫn tới lối

sống ích kỉ, đua đòi, buông thả, thích hưởng thụ tạo ra những hiện tượng lệch lạc

trong suy nghĩ và hành động của các em. Một số em cãi đôi co với thầy cô giáo,

bố mẹ và người lớn tuổi, hay gây sự đánh nhau với bạn bè, cá biệt hơn có em

còn đánh cả thầy cô. Một số lượng không nhỏ các em học sinh dù đang ngồi trên

ghế nhà trường cũng dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội mà không lường trước được4

những hậu quả.

Việc tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khả thi, cụ thể và thực

hiện để hạn chế được những khó khăn, rào cản tâm lí trong học tập là một điều

thực sự cần thiết. Nó không chỉ giúp các học sinh có một tâm lí thoải mái, tạo ra

một môi trường sống và học tập thuận lợi hơn mà còn nâng cao được chất lượng

giáo dục trong nhà trường để hướng tới một môi trường giáo dục tiên tiến, phát

triển về nhiều mặt.

pdf49 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp giúp học sinh Lớp 11C6 trường Trung học Phổ thông 1-5 vượt qua những rào cản tâm lí trong học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóm học sinh cần sự hỗ trợ của Ban tư vấn học đường, đó là nhóm học 
sinh gặp khó khăn trong học tập và nhóm học sinh ngỗ nghịch, gặp khó khăn 
trong ứng xử với người lớn tuổi. Tổ tư vấn đã xây dựng chương trình hỗ trợ 
riêng cho các nhóm đối tượng. Một số em lớp 11C6 đã nhờ sự tư vấn tận tình 
của các thầy cô trong tổ tư vấn và các em có sự tiến bộ rõ nét qua từng tuần học. 
Giáo viên chủ nhiệm tập huấn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh 
Ban tư vấn hỗ trợ tâm lý cho học sinh 
28 
4. Kết quả thực nghiệm và giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
4.1. Thực nghiệm sư phạm 
a. Mục đích: Kiểm nghiệm tính hiệu quả của các giải pháp giúp học sinh 
vượt qua những rào cản tâm lí trong học tập. 
b. Đối tượng thực nghiệm: Lớp 11C6, năm học 2019-2020. 
c. Thời gian thực nghiệm: Học kì II, năm học 2019-2020. 
d. Phương pháp thực nghiệm: 
- Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của học sinh 
 Thông qua quan sát hoạt động học tập của học sinh và các hoạt động sinh 
hoạt tập thể của các em lớp 11C6, tôi nhận thấy rằng: 
+ Nhiều em học sinh đã có tiến bộ rất nhiều trong học tập, thường xuyên 
xây dựng bài, đạt được nhiều điểm tốt, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, học 
tập chủ động hơn, không để thầy cô bộ môn phải nhắc nhở nhiều. 
+ Nhiều em đã hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại chơi điện tử, tình 
trạng trốn học, bỏ tiết không còn, nghỉ học luôn có phụ huynh gọi điện xin phép. 
+ Các em tích cực tham gia các hoạt động tập thể do lớp và nhà trường tổ 
chức. Nhiều em có sự sáng tạo trong các giờ sinh hoạt tập thể, khiến GVCN phải 
bất ngờ. Nhiều tiết mục thổi sáo, ca hát, đóng kịch, thuyết trình, được các em 
thể hiện khá điêu luyện. 
+ Trong các buổi lao động, nhiều em đã cho tập thể lớp thấy sự sáng tạo, 
chăm chỉ trong lao động. Lại có em nói: “từ xưa đến nay, giờ em mới phải cầm 
chổi, cầm cuốc lao động đây cô này”. Thật sự, từ khi tôi áp dụng các biện pháp 
giúp đỡ, các em 11C6 đã thay đổi rất nhiều, gần gũi, đoàn kết hơn, chăm chỉ 
hơn, vui vẻ, hạnh phúc hơn và học tốt hơn rất nhiều. Đặc biệt, các em biết hỗ trợ 
nhau trong học tập, trong lao động và giúp đỡ nhau khi các bạn gặp khó khăn 
hàng ngày. 
 - Điều tra kết quả học tập của học sinh qua các kì học: 
 Để có kết quả chính xác nhất về hiệu quả của các giải pháp giúp đỡ học 
sinh vượt qua các rào cản tâm lí trong học tập, tôi đã tổng hợp kết quả học tập, 
hạnh kiểm Học kì II (năm học 2019-2020), từ khi tôi thực hiện các giải pháp hỗ 
trợ và đối chiếu kết quả kết quả học tập, hạnh kiểm của học kì I, năm học 2019-
2020 (khi chưa thực hiện các giải pháp). Kết quả đã cho thấy, có sự tiến bộ vượt 
bậc về học lực và hạnh kiểm. Bên cạnh đó, kết quả thi đua của lớp cũng tăng 
lên, từ xếp loại thứ 30 vươn lên vị thứ 15 của trường. 
 - Trò chuyện, trao đổi với GVBM, phụ huynh học sinh và thăm dò ý 
kiến học sinh: 
29 
 Tôi đã trao đổi với các giáo viên bộ môn về việc thực hiện các giải pháp 
giúp đỡ học sinh vượt qua các khó khăn, cản trở trong học tập. GVBM động 
viên tôi: “cố gắng thực hiện để giúp đỡ các em chứ lớp này “bể” rồi, tội lắm”, 
“May mà có chị vào chủ nhiệm nên em mới có động lực dạy, chị cố gắng lên 
nhé”, Những lời động viên, những lời gửi gắm từ các giáo viên bộ môn tiếp 
thêm cho tôi động lực thực hiện các giải pháp giúp đỡ các em. 
 Sau một thời gian thực hiện các giải pháp, GVBM có trao đổi lại là: lớp 
có tiến bộ hơn rất nhiều, nhiều em hăng say học bài, hăng say phát biểu xây 
dựng bài, hỏi bài bạn, hỏi cô, lớp đoàn kết hơn, không có trốn học, bỏ tiết 
nữa, 
 Nhiều phụ huynh thì vui mừng khi gọi điện cho cô “cảm ơn cô, nhờ cô mà 
cháu tiến bộ, biết nghe lời bố mẹ hơn”, “nhờ cô mà cháu đi học đầy đủ hơn”. 
Buổi họp phụ huynh cuối năm học, phụ huynh nào cũng khoe: “cháu ngoan hơn, 
hay ngồi vào bàn học hơn cô à”. Mọi rào cản về phía gia đình được phụ huynh 
khắc phục, cùng GVCN giúp đỡ con em. Nhiều phụ huynh đi làm ăn xa nhưng 
cũng thường xuyên gọi điện hỏi han tình hình học tập của con. Nhiều phụ huynh 
cho biết, các cháu tiến bộ hơn rất nhiều từ khi cô thực hiện các biện pháp: 
thường xuyên phối hợp với phụ huynh, GVBM và nhà trường để giúp đỡ, giáo 
dục các em, cô đã đưa ra các phương pháp học tập có hiệu quả, chỉ bảo các em 
nhiệt tình, chu đáo, 
 Về phía học sinh, tôi làm phiếu khảo sát thăm dò tính hiệu quả của các 
giải pháp thực hiện để giúp các em vượt qua những rào cản để học tập tốt hơn, 
tôi thấy rằng: Các em ủng hộ các giải pháp của GVCN đưa ra, nhiều em nói: 
“nhờ cô giúp đỡ mà em học tốt hơn cô à”, “Nếu không có cô theo dõi, chỉ bảo 
thì em phải nghỉ học vì quá buổi rồi”, “may có cô nên em mới biết quét nhà, 
cuốc cỏ đó”, “em sợ nhất là cô gọi điện về nhà báo bố mẹ nên em phải cố gắng 
học hơn”, “nhờ có mẹ mà lớp ta đoàn kết hơn”, Những giải pháp mà tôi thực 
hiện thật sự có hiệu quả rất cao, được học sinh tiếp nhận tích cực. Đây là động 
lực để tôi cố gắng hơn nữa, tâm huyết hơn nữa để giúp đỡ các em trở thành 
người có ích cho gia đình và xã hội. 
 4.2. Kết quả thực nghiệm 
 Dưới đây là kết quả sau khi thực hiện các giải pháp giáo dục: 
 * Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh: 
Bảng đối chứng kết quả giáo dục học sinh lớp 11C6 
STT Họ và tên 
Trước khi thực nghiệm Sau khi thực nghiệm 
Điểm 
TK 
Học lực 
Hạnh 
kiểm 
Điểm 
TK 
Học lực 
Hạnh 
kiểm 
1 Ngô Trí Anh 4.9 Kém Yếu 6.0 
Trung 
bình 
Khá 
30 
2 Nguyễn Thị Vân Anh 6.5 
Trung 
bình 
Khá 7.4 Khá Tốt 
3 Phạm Thị Vân Anh 6.5 Khá Khá 7.7 Khá Tốt 
4 Lương Văn Ba 5.6 Yếu Yếu 6.6 
Trung 
bình 
Tốt 
5 Phan Ngô Bảo 5.7 Yếu Yếu 6.4 
Trung 
bình 
Khá 
6 Lô Hồng Cường 6.1 
Trung 
bình 
Khá 7.0 Khá Tốt 
7 Lê Khánh Dương 5.2 Kém Yếu 6.2 
Trung 
bình 
Tốt 
8 Nguyễn Hữu Đan 5.6 Yếu Yếu 6.3 
Trung 
bình 
Trung 
bình 
9 Ngô Quang Đàn 5.7 
Trung 
bình 
Khá 6.8 Khá Khá 
10 Hoàng Văn Đạt 5.5 
Trung 
bình 
Khá 6.9 Khá Tốt 
11 Võ Văn Hào 5.3 Yếu 
Trung 
bình 
6.9 Khá Tốt 
12 Trần Huy Hoàng 5.5 Yếu 
Trung 
bình 
7.1 Khá Tốt 
13 Lê Văn Kiên 5.6 Yếu 
Trung 
bình 
6.7 
Trung 
bình 
Khá 
14 Nguyễn Duy Linh 6.1 
Trung 
bình 
Khá 7.1 Khá Tốt 
15 Hà Văn Lộc 5.7 Yếu 
Trung 
bình 
6.3 
Trung 
bình 
Khá 
16 Võ Văn Mạnh 5.7 
Trung 
bình 
Khá 6.6 Khá Tốt 
17 Lô Văn Muôn 5.6 
Trung 
bình 
Khá 6.9 Khá Khá 
18 Bùi Văn Nghĩa 5.5 Yếu Khá 6.7 Khá Tốt 
19 Đỗ Thị Ngọc 6.6 Khá Tốt 7.5 Khá Tốt 
20 Thái Bảo Ngọc 6.7 Khá Yếu 7.0 Khá Tốt 
21 Hồ Sỹ Quang 5.4 Kém Yếu 6.5 
Trung 
bình 
Tốt 
22 Nguyễn Ngọc Quang 5.5 
Trung 
bình 
Trung 
bình 
6.4 
Trung 
bình 
Khá 
23 Phan Thị Thanh Tâm 6.3 
Trung 
bình 
Khá 7.4 Khá Tốt 
24 Tăng Thị Thanh Tâm 6.3 
Trung 
bình 
Khá 7.0 Khá Tốt 
25 Lưu Đình Thái 4.7 Yếu Yếu 6.1 
Trung 
bình 
Trung 
bình 
26 Vi Thị Thảo 6.6 Khá Tốt 7.5 Khá Khá 
27 Võ Anh Thư 6.3 
Trung 
bình 
Tốt 7.3 Khá Tốt 
31 
28 Lê Vũ Tính 5.6 Kém Khá 6.4 
Trung 
bình 
Tốt 
29 Hồ Thị Quỳnh Trang 6.3 
Trung 
bình 
Khá 7.5 Khá Tốt 
30 Đoàn Văn Tuấn 5.6 Yếu Yếu 7.0 Khá Khá 
31 Phạm Đình Văn 5.6 Kém Yếu 6.4 
Trung 
bình 
Khá 
32 Nguyễn Quang Vũ 5.1 
Trung 
bình 
Yếu 6.0 
Trung 
bình 
Khá 
33 Lê Thị Yến 6.1 
Trung 
bình 
Trung 
bình 
6.9 Khá Khá 
34 Phan Thị Hải Yến 6.5 
Trung 
bình 
Khá 7.5 Khá Tốt 
Biểu đồ thể hiện kết quả giáo dục học sinh trước và sau khi thực nghiệm 
(Đơn vị: %) 
11,11%
44,44%27,78%
16,67%
Tỉ lệ học lực trước khi 
thực nghiệm
Khá Trung bình Yếu Kém
32 
Tỉ lệ hạnh kiểm sau khi 
thực nghiệm
58,82%
35,29%
5,88%
Tốt Khá Trung bình
 * Kết quả khảo sát lấy ý kiến học sinh: 
 - Về những yếu tố rào cản tâm lí trong học tập (mẫu phiếu 1): 
Trước khi thực nghiệm Sau khi thực nghiệm 
- 20/34 em không thích môn học nào, 
14 em có yêu thích một số môn học. 
- Về yếu tố làm kết quả học tập chưa 
cao: 15/34 em trả lời không có đam mê 
học tập nên kết quả học tập không cao; 
Có 05/34 em trả lời do hoàn cảnh gia 
đình khó khăn, bố mẹ hay cãi nhau làm 
ảnh hưởng đến học tập của em; 4/34 
em không có câu trả lời; Còn lại 10/34 
ý kiến khác: Do bạn bè rủ đi chơi 
thường xuyên, do nghiện GAME. 
- Có 25/34 em cho biết gia đình có 
quan tâm thường xuyên đến học tập 
của con, còn 9 em trả lời bố mẹ không 
quan tâm. 
- 15/34 em trả lời kiến thức học rất 
khó, 14/34 em trả lời kiến thức khó, 
5/34 em cho biết kiến thức vừa phải, 
không có em nào trả lời kiến thức dễ. 
- Có 10/34 em cho biết các em thường 
xuyên lên mạng để chơi GAME mọi 
lúc. 
- 30/34 em ngồi vào bàn học bài ở nhà 
từ 20-21 giờ, còn 4 em học bài từ 20-
22 giờ. 
- Có 3/34 em không yêu thích môn học 
nào; còn lại là yêu thích một vài môn 
học. 
- Tất cả các khó khăn trong học tập 
được các em khắc phục. Chỉ có 3/34 
em ghi do hổng kiến thức, tiếp thu bài 
mới khó khăn. 
- 34/34 em cho biết bố mẹ quan tâm 
thường xuyên đến học tập của con. 
- 5/34 em trả lời kiến thức học rất khó, 
7/34 em trả lời kiến thức khó, 15/34 
em cho biết kiến thức vừa phải, 7/34 
em trả lời trả lời kiến thức dễ. 
- Còn 1/ 34 em thường xuyên lên mạng 
chơi GAME. 
- Nhiều em dành thời gian học bài 
nhiều hơn: 14/34 em học từ 20-21 giờ, 
15/34 em học bài từ 20-22 giờ, có 5/34 
em học bài từ 20-23 giờ. 
33 
- Có 10/34 em ngồi vào bàn học để 
chơi GAME, 10/34 em ngồi vào làm 
bài tập và soạn bài mới, 8/34 em ngồi 
lướt facebook, còn lại 6/34 em ngồi 
đọc sách, báo. 
- Có 18/34 em không chủ động học bài 
cũ, soạn bài trước khi đến lớp; còn 
10/34 em chủ động học bài cũ, soạn 
bài mới trước khi đến lớp. 
- Có 1/34 em ngồi vào bàn học để chơi 
GAME, 33/34 em ngồi vào bàn học để 
làm bài tập và soạn bài mới. 
- 33/34 em chủ động ngồi vào bàn để 
học bài cũ, soạn bài mới trước khi đến 
lớp. 
- Về những giải pháp giúp học sinh vượt qua rào cản tâm lí trong học 
tập (mẫu phiếu số 2): 
+ 100% học sinh cho biết muốn đạt kết quả cao trong học tập cần: xác 
định rõ mục tiêu và thái độ học tập đúng đắn, tích cực, tự giác trong học tập; học 
hỏi kinh nghiệm học tập của anh chị lớp trên, hỏi bạn bè, thầy cô khi không hiểu 
bài; bố trí thời gian và không gian học tập hợp lí. 
+ Có 15/34 học sinh (chiếm 44,12%) trả lời thầy cô rất thường xuyên quan 
tâm đến học tập, rèn luyện của các em. Có 19/34 học sinh (chiếm 55,88%) cho 
biết thầy cô quan tâm thường xuyên đến học tập, rèn luyện của các em. 
+ Có 29/34 học sinh có tham gia học tập theo nhóm nhỏ đồng thời các em 
trả lời học tập theo nhóm nhỏ rất hiệu quả, 05/34 em không tham gia học tập 
theo nhóm và các em này cho biết học tập theo nhóm đối với các em ít hiệu quả. 
+ 34/34 học sinh (chiếm 100%) được hỏi cho biết: GVCN thường xuyên 
giáo dục, giúp đỡ các em. 
+ Khi được hỏi hình thức sinh hoạt cuối tuần nào em thích nhất thì có 6/34 
em thích hình thức nhận xét, tổng kết tuần, xử lí vi phạm; còn lại 28/34 em 
(chiếm 82,35%) cho biết thích nhất hình thức sinh hoạt theo chủ đề. 
+ 100% học sinh được hỏi cho biết, hình thức thi đua học tốt giữa các tổ 
rất hiệu quả trong học tập của các em. 
+ 100% học sinh cho biết GVCN, GVBM, phụ huynh và nhà trường 
thường xuyên phối hợp với nhau để giáo dục các em. 
+ 100% học sinh được khảo sát cho biết, ban tư vấn học đường của nhà 
trường giáo dục các em có hiệu quả. 
+ 100% học sinh được khảo sát cho biết, các giải pháp mà GVCN đưa ra 
để giáo dục các em vượt qua các rào cản tâm lí trong học tập có thực hiện 
thường xuyên. 
* Đặc biệt nhất là tôi đã xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, yêu 
thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau giữa các thành viên trong lớp. 
34 
 4.3. Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
 Theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục thì việc học sinh 
chủ động nhận thức là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy của các em trong 
học tập và trong các hoạt động tập thể. Giáo viên chỉ đóng vai trò định hướng, 
còn học sinh đã chủ động hơn trong việc khám phá, lĩnh hội các kiến thức mới. 
Vấn đề là, định hướng như thế nào? Có quan tâm giáo dục và kiểm tra hoạt động 
của học sinh thường xuyên, có hiệu quả hay không? đó là do năng lực của giáo 
viên và trình độ nhận thức của học sinh. Việc đưa ra các giải pháp để giúp học 
sinh vượt qua những rào cản trong học tập không phải là việc làm nhất thời mà 
là phải thường xuyên, có tâm huyết và tấm lòng tin, yêu học trò. Cần rèn luyện 
cho học sinh nhiều kĩ năng sống, năng lực chung cũng như các năng lực chuyên 
biệt của trong từng bộ môn, từng hoạt động tập thể để giúp các em năng động 
hơn, tự tin hơn, sáng tạo, chăm chỉ và biết yêu người, yêu đời hơn. 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 1. Kết luận 
Sau nhiều năm giảng dạy và chủ nhiệm, đặc biệt là chủ nhiệm các lớp 
cuối nguồn, tôi thấy rằng việc giáo dục cho các em tìm ra những giải pháp để 
vượt qua các rào cản tâm lí của bản thân, gia đình, đồng thời quan tâm, giúp đỡ, 
định hướng cho các em học sinh phòng tránh những rào cản tâm lí trong học tập, 
vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong học tập và trở thành người có ích cho 
xã hội là một việc làm thiết thực và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Những giải 
pháp tôi đưa ra để giáo dục các em đã gặp không ít khó khăn trong quá trình 
thực hiện vì đây là một lớp có rất nhiều em gặp khó khăn về tâm lí nhưng với sự 
tận tình, tâm huyết của GVCN, các giải pháp được thực hiện nghiêm túc nên kết 
quả giáo dục rất khả quan, học sinh có nhiều tiến bộ rõ rệt. Tôi đã chia sẻ 
phương pháp này với đồng nghiệp cùng trường cũng như bạn bè đồng nghiệp 
đang dạy và làm công tác chủ nhiệm ở một số trường THPT trên địa bàn Huyện 
Nghĩa Đàn, Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Mọi người đều ủng hộ các giải pháp 
mà tôi đưa ra. Khi áp dụng, đồng nghiệp nhận xét có hiệu quả cao, đáng tin cậy. 
Đặc biệt, các đồng nghiệp trong trường khi gặp những trường hợp học sinh gặp 
khó khăn, rào cản về tâm lí, khó giáo dục đều nhờ sự tham vấn của tôi. Kết quả, 
nhiều em ý thức học tập và rèn luyện đều có tiến bộ hơn. 
 Tôi hy vọng rằng đề tài sẽ là những định hướng có giá trị, là những tư liệu 
đáng tin cậy giúp giáo viên thiết kế, tổ chức và hướng dẫn học sinh thực hiện có 
hiệu quả, giúp cho các em vượt qua những khó khăn, rào cản trong học tập và 
trong cuộc sống để trở thành con ngoan, trò giỏi, sống có ích. 
 2. Kiến nghị 
 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An 
35 
Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường các buổi tập huấn về tham vấn tâm lí 
học đường, các kĩ năng sống cho giáo viên và cho học sinh. Đặc biệt là các kĩ 
năng vượt qua những nghịch cảnh trong cuộc sống, vượt qua chính mình để 
vươn lên. Sở Giáo dục và Đào tạo nên có những chương trình bồi dưỡng đặc thù 
cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở vùng khó khăn, vì ở đó học sinh gặp rất 
nhiều khó khăn, rào cản trong học tập và trong cuộc sống, cần được sự giúp đỡ 
tận tình, bài bản của các lực lượng xã hội. 
 2.2. Đối với nhà trường 
 Nhà trường cần có các chương trình hoạt động tập thể mời chuyên gia tư vấn 
tâm lí chuyên nghiệp cho học sinh. 
Nhà trường nên tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa rèn luyện các kĩ 
năng sống cho học sinh như: kĩ năng vượt lên chính mình, kĩ năng ứng phó với 
nghịch cảnh trong cuộc sống, kĩ năng kiềm chế cảm xúc,  
 2.3. Đối với giáo viên 
Giáo viên cần phân các nhóm học sinh theo các đối tượng để giáo dục sát 
hơn. 
Giáo viên cần có kế hoạch chi tiết việc giáo dục, giúp học sinh theo từng 
tuần, từng tháng, từng kì học. 
Giáo viên cần xây dựng đội ngũ cán bộ lớp toàn diện, năng động, tạo sự 
đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống. 
Mọi lực lượng giáo dục trong nhà trường phải phối hợp thường xuyên, 
linh hoạt trong việc giúp đỡ, giáo dục học sinh. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Nghĩa Đàn, tháng 3 năm 2021 
 Tác giả 
36 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Module THPT: Rào cản học tập của các đối tượng học sinh trung học 
phổ thông. 
2. Khơi dậy cảm hứng học tập, Thay thái độ - Đổi tương lai - Tác giả: 
Thạc sĩ Lê Văn Thành. 
3. Bí kíp học tập toàn diện - Tác giả: Thạc sĩ Lê Văn Thành (chủ biên), 
Nguyễn Quý Huy, Nguyễn Đức Dũng, Lã Quang Vinh. 
4. Các bài viết về giáo dục, thông tin tìm hiểu trên Internet. 
37 
PHỤ LỤC 
Mẫu phiếu 1 
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 11C6, TRƯỜNG THPT 1-5 
Về những yếu tố gây rào cản tâm lí trong học tập 
Phần thông tin người trả lời 
Họ và tên: .......................................................................................................... 
Lớp ......................Học kì:. Dân tộc.................trường................................. 
Nơi ở:...............................................................Nhà cách trường (km):................ 
1. Em yêu thích môn học nào không? 
A. Không 
B. Có (chỉ rõ môn em yêu thích:..) 
2. Yếu tố nào làm kết quả học tập của em chưa cao? 
A. Do bố mẹ hay cãi nhau nên em không có tâm trí học. 
B. Do em không có đam mê học. 
C. Do gia đình nghèo nên em phải đi làm nhiều nên không có thời gian học. 
D. Nguyên nhân khác (ghi rõ các nguyên nhân). 
3. Bố mẹ, ông bà có quan tâm, nhắc nhở đến việc học của em không? 
A. Có. 
B. Không. 
4. Gia đình em quan tâm đến việc học của em thế nào? 
A. Rất thường xuyên. 
B. Không quan tâm. 
C. Thỉnh thoảng. 
D. Thường xuyên. 
5. Kiến thức các môn học như thế nào? 
A. Rất khó. 
B. Khó. 
C. Vừa phải. 
D. Dễ. 
6. Em có hay lên mạng xã hội (facebook, zalo, game) không? 
A. Có. 
38 
B. Không. 
7. Thời gian em lên mạng xã hội là: 
A. Tất cả những lúc rảnh rỗi. 
B. Mọi lúc kể cả trong giờ học. 
C. Khi học bài xong. 
D. Buổi tối (sau khi ăn tối xong). 
8. Thời gian em ngồi vào bàn học bài vào buổi tối từ: 
A. 19 giờ 30’ đến 20 giờ. 
B. 20 giờ đến 21 giờ. 
C. 20 giờ đến 22 giờ. 
D. 20 giờ đến 23 giờ. 
9. Khi ngồi vào bàn học em làm gì? 
A. Làm bài tập, soạn bài mới. 
B. Chơi Game. 
C. Lướt Facebook. 
D. Đọc sách tham khảo. 
10. Em có chủ động học bài cũ, soạn bài trước khi đến lớp không? 
A. Không. 
B. Có. 
C. Câu trả lời khác 
39 
Mẫu phiếu 2 
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 11C6, TRƯỜNG THPT 1-5 
Về những giải pháp giúp em vượt qua rào cản tâm lí trong học tập 
Phần thông tin người trả lời 
Họ và tên: ........................................................................................................... 
Lớp ......................Học kì:. Dân tộc.................trường................................. 
Nơi ở:...............................................................Nhà cách trường:(km)................ 
Câu 1. Muốn đạt kết quả học tập cao hơn, các em cần: 
A. xác định rõ mục tiêu và thái độ học tập đúng đắn, tích cực, tự giác trong học 
tập. 
B. học hỏi kinh nghiệm học tập của anh chị lớp trên, hỏi bạn bè, thầy cô khi 
không hiểu bài. 
C. bố trí thời gian và không gian học tập hợp lí. 
D. tất cả phương án trên. 
Câu 2: Mức độ quan tâm của các thầy cô đến học tập và rèn luyện của các 
em ? 
A. Rất thường xuyên. B. Thường xuyên C. Thi thoảng. D. Không quan tâm. 
Câu 3. Em có tham gia học tập theo nhóm nhỏ cùng với bạn bè không? 
 A. Có. B. Không. 
Câu 4. Theo em, học tập theo nhóm nhỏ có hiệu quả như thế nào? 
A. Rất hiệu quả. B. Hiệu quả. C. Ít hiệu quả. D. Không hiệu quả. 
Câu 5. Giáo viên chủ nhiệm có giáo dục, giúp đỡ các em thường xuyên 
không? 
 A. Có. B. Không. 
Câu 6. Sinh hoạt lớp cuối tuần, em thích nhất hình thức nào? 
A. Nhận xét, tổng kết tuần, xử lí vi phạm. 
B. Sinh hoạt lớp theo các chủ đề. 
Câu 7. Theo em, thi đua học tốt giữa các tổ được thực hiện trong thời gian 
qua có hiệu quả thế nào? 
A. Rất hiệu quả. B. Hiệu quả. C. Không có hiệu quả. D. Ít có hiệu quả. 
40 
Câu 8. GVCN, GVBM, phụ huynh và nhà trường phối hợp để giáo dục các 
em như thế nào? 
A. Rất thường xuyên. 
B. Thường xuyên. 
C. Không thường xuyên. 
D. Không bao giờ. 
Câu 9. Ban tư vấn học đường giáo dục các em có hiệu quả không? 
A. Rất hiệu quả. B. Hiệu quả. C. Hiệu quả thấp. D. Không có hiệu quả. 
Câu 10. Các giải pháp mà GVCN đưa ra để giúp các em vượt qua những 
rào cản tâm lí để học tập tốt hơn có thực hiện thường xuyên không? 
 A. Có. B. Không. 
41 
42 
BỨC THƯ HỌC SINH GỬI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 
43 
44 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_11c6_truong_trung_hoc_pho_t.pdf
Sáng Kiến Liên Quan