SKKN Đổi mới các hình thức hoạt động tình nguyện và nhân đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh tại trường Trung học Phổ thông Tân Kỳ

Thực trạng của các hoạt động tình nguyện và nhân đạo trong việc

giáo dục đạo đức và kỹ năng sống của học sinh hiện nay tại trường THPT Tân

Kỳ

Đánh giá định tính:

Những năm qua, hoạt động tình nguyện và nhân đạo của trường THPT Tân

Kỳ đã có nhiều thay đổi đáng kể, có tác động lớn đến việc giáo dục đạo đức và kỹ

năng sống của học sinh. Tuy nhiên, trong đội ngũ cán bộ Đoàn, những người được

giao nhiệm vụ trực tiếp điều hành, hướng dẫn hoạt động tình nguyện và nhân đạo

còn xuất hiện tư tưởng sai lệch, thiếu trách nhiệm, cho rằng những hoạt động này

có cũng được, không có cũng xong.Họ mang tư tưởng đặt nặng vấn đề học tập của

học sinh, các hoạt động phong trào được thực hiện chỉ cho đầy đủ theo yêu cầu của

Đoàn cấp trên dẫn đến các hoạt động tiến hành sơ sài, qua loa lấy lệ, mang tính

hình thức, chỉ được thực hiện lặp đi lặp lại ở một số học sinh tiêu biểu, không

mang tính nhân rộng trong toàn thể ĐVTN. Vì vậy, chất lượng của các hoạt động

này chưa cao, chưa mang lại tính giáo dục sâu sắc về nhận thức và hành động cho

học sinh, dẫn đến một bộ phận không nhỏ thờ ơ, vô cảm, thiếu tự giác trong các

hoạt động tình nguyện và nhân đạo.6

Trên thực tế, những điểm hạn chế trong các hoạt động tình nguyện, nhân đạo

tại trường THPT Tân Kỳ nói riêng và các trường THPT nói chung do các nguyên

nhân sau đây gây ra:

Do đặc thù của các trường THPT: Đội ngũ cán bộ Đoàn luân chuyển liên tục

và có nhiều biến động (các đồng chí giáo viên hoạt động công tác Đoàn chủ yếu

kiêm nhiệm.). Vì vậy, phần lớn các cán bộ Đoàn trong trường chưa được tập huấn

nhiều về kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn, đặc biệt là trong công tác tổ chức các

hoạt động tình nguyện và nhân đạo, do đó khi tổ chức các hoạt động, tập hợp đoàn

viên, thanh niên còn nhiều lúng túng.

Đoàn viên thanh niên là đối tượng chưa có khả năng lao động mang lại hiệu

quả về vật chất. Thời gian học khá kín nên các em cũng không thể đầu tưnhiều cho

các hoạt động tình nguyện và nhân đạo.

pdf45 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới các hình thức hoạt động tình nguyện và nhân đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh tại trường Trung học Phổ thông Tân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỳ. 
Quyên góp ủng hộ miền trung đợt 1 
28 
Trong đợt 2, Đoàn trường tiếp tục phát động chương trình và kêu gọi ủng hộ 
được 19 bộ sách giáo khoa mới, hơn 1.000 quyển sách giáo khoa cũ, 130 cuốn vở, 
100 bút bi và 4.500.000 đồng tiền mặt cho trường THPT Nguyễn Chí Thanh – 
Quảng Bình. 
Quyên góp ủng hộ HS trường THPT Nguyễn Chí Thanh – Quảng Bình 
Thư cảm ơn của Trường THPT Nguyễn Chí Thanh 
29 
Song song với hoạt động ủng hộ, cứu trợ người dân miền Trung trong thiên 
tai lũ lụt, Đoàn trường và Hội LHTN còn triển khai, phát động chương trình quyên 
góp quần áo cũ gửi tặng đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Sau hai tuần 
phát động, Đoàn trường đã nhận được 100 bì tải quần áo ấm từ giáo viên và học 
sinh của trường. Sau khi phân loại, đóng gói, cán bộ Đoàn trường đã kết hợp với 
các tổ chức thiện nguyện khác lên trao quà trực tiếp đến người dân các bản thuộc 
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Đây là những bản làng xa xôi, đời sống của người 
dân còn khó khăn, lạc hậu, thiếu thốn, nhất là trong thời điểm tiết trời buốt giá của 
mùa đông. Những chuyến hàng thiện nguyện của các ĐVTN trường THPT Tân Kỳ 
đã làm ấm lòng cả người cho lẫn người nhận. 
 Cùng với những hoạt động đó, Đoàn trường còn kêu gọi sự ủng hộ cho các 
em HS gặp biến cố trong cuộc sống. Trong năm học 2020-2021, tại trường THPT 
Tân Kỳ có 2 em học sinh gặp tai nạn thương tâm trên đường đi học về: em Tưởng 
Đăng Huy ở Nghĩa Hành (gia đình làm nông thuộc hộ cận nghèo nhà có 3 chị em, 
chị gái đầu tàn tật) bị gãy hai xương sườn, dập phổi, gãy tay, chảy máu não hiện 
đang nằm tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện đa khoa HữuNghị; em Nguyễn Tuấn 
Đạt ở Phú Sơn (gia đình thuộc hộ cận nghèo, bố mẹ làm nông, em là người con 
duy nhất trong gia đình) bị gãy hai xương má, xương mũi, hàm trên bị gãy nhiều 
răng, chảy máu não, hiện đang nằm tại Bệnh viện 115 đang chờ não ổn định để mổ. 
Nhằm giáo dục tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, Đoàn trường 
đã kêu gọi các em học sinh bớt phần quà vặt hỗ trợ các bạn lúc khó khăn. Trong 2 
đợt Đoàn trường đã kêu gọi được 10.686.000 đồng từ cán bộ giáo viên và các em 
học sinh, số tiền này được gửi đến cho các em trong khoảng thời gian nhanh nhất 
nhằm động viên tinh thần cũng như vật chất cho các em sớm vượt qua khó khăn. 
Trao quà cho đồng bào dân tộc thiểu số ở bản Keng Đu – Huyện Kỳ Sơn 
30 
Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện trong năm qua đã có nhiều gia đình gặp khó 
khăn như cháy nhà, tai nạn lao động... Đoàn trường đã kêu gọi và phát động Chi 
đoàn lập các nhóm thiện nguyện giúp đỡ các gia đình khó khăn, hoạn nạn. 
Thăm và động viên các gia đình khó khăn trên địa bàn huyện 
Phát động ủng hộ 2 em học sinh 
bị tai nạn ở Chi đoàn 10C6 
31 
Ngoài ra, Đoàn trường còn kêu gọi các Chi đoàn xung kích, tình nguyện, nêu 
cao tinh thần “lá lành đùm lá rách” chia sẻ với các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn 
hơn mình. Một số Chi đoàn đã tích cực hưởng ứng bằng cách tham gia tổ chức 
trung thu cho các em nhỏ của Hội người mù huyện Tân Kỳ. 
Qua những hoạt động nhân đạo này, các em học sinh không chỉ được giáo dục 
về truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta, không chỉ có cơ hội thể hiện 
nhận thức, lối sống nhân văn của mình mà còn được rèn luyện một số kỹ năng thiết 
yếu trong cuộc sống, bởi “cách cho” cũng quan trọng không kém “cái cho”. 
2.5. Kết quả thực hiện đề tài 
2.5.1. Về chất lượng Chi đoàn - Chi hội, đạo đức đoàn viên thanh niên 
Sau khi áp dụng đề tài chúng tôi đã phát phiếu khảo sát cho 300 em học sinh, 
kết quả thu được như sau: 
Nhận xét của các bạn ĐVTN đối với các hoạt động tình nguyện và nhân đạo 
hiện nay tại trường THPT Tân Kỳ? (Phụ lục 1) 
Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ 
A. Hoạt động rất có ý nghĩa, lôi cuốn được học 
sinh tham gia 
109 36.3% 
B. Hoạt động có ý nghĩa, nhưng còn mang 
nặng hình thức 
128 42.6% 
C. Bình thường, không lôi cuốn được học sinh 
tham gia 
63 21.1% 
ĐVTN vui trung thu cùng trẻ em Hội người mù Huyện 
32 
Biếu đồ thế hiện nhận xét của ĐVTN khi tham gia các hoạt động TN-NĐ 
Từ đó ta có biểu đồ so sánh nhận xét của ĐVTN khi tham gia các hoạt động 
TN-NĐ trước và sau tác động của đề tài: 
Biểu đồ so sánh nhận xét của ĐVTN 
với hoạt động TN-NĐ trước và sau tác động của đề tài 
 Em có thích tham gia các hoạt động tình nguyện, nhân đạo do Đoàn trường 
tổ chức không? (Phụ lục 2) 
CÂU TRẢ LỜI SỐ Ý KIẾN TỈ LỆ 
Rất thích 98 32.7% 
Thích 105 35% 
Bình thường 63 21% 
Không thích 34 11.3% 
33 
Biểu đồ thể hiện cảm nhận của ĐVTN với hoạt động TN-NĐ tại trường 
Từ đó cho ta biểu đồ so sánh cảm nhận của ĐVTN trước và sau khi áp 
dụng đề tài: 
Biểu đồ so sánh cảm nhận của ĐVTN 
 với hoạt động TN-NĐ trước và sau tác động của đề tài 
 Em đã từng tham gia hoạt động tình nguyện, nhân đạo tại địa phương hay do 
Đoàn trường tổ chức chưa? (Phụ lục 3) 
Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ 
Thường xuyên 112 37.3% 
Thỉnh thoảng 135 45% 
Chưa bao giờ 53 17.7% 
34 
Biểu đồ thể hiện mức độ tham gia hoạt động TN-NĐ của ĐVTN 
Từ đó cho ta biểu đồ so sánh mức độ tham gia TN-NĐ của ĐVTN trước và 
sau khi áp dụng đề tài: 
Biểu đồ so sánh mức độ tham gia của ĐVTN 
với hoạt động TN-NĐ trước và sau tác động của đề tài 
35 
Bảng thống kê chất lượng đoàn viên thanh niên năm 2017-2018, 2018 – 
2019, 2019 – 2020, học kì I 2020 – 2021: 
Năm học 
Chất lượng ĐVTN 
XS Khá TB Yếu 
2017 – 2018 
987 
69.8% 
359 
25.4% 
48 
3.4% 
20 
1.4% 
2018 – 2019 
1034 
70,2% 
364 
24.7% 
57 
3.9% 
18 
1.2% 
2019-2020 
1101 
72,3% 
382 
25.1% 
34 
2,2% 
6 
0.4% 
2020-2021(HKI) 
1196 
73,6% 
395 
24,3% 
30 
1,9% 
3 
0,2% 
Từ đó ta có biểu đồ so sánh chất lượng đoàn viên thanh niên giữa các năm 
như sau: 
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, nhờ áp dụng đổi mới hình thức trong hoạt động tình 
nguyện, nhân đạo tại trường THPT Tân Kỳ đã làm thay đổi nhận thức của ĐVTN, 
góp phần tăng chất lượng đoàn viên thanh niên, từ đó chất lượng Chi đoàn - Chi 
hội cũng ngày càng được cải thiện (số liệu thống kê lấy từ nguồn Đoàn trường 
THPT Tân Kỳ). 
36 
Bảng thống kê chất lượng Chi Đoàn – Chi hội năm học 2017–2018, 2018 – 
2019, 2019-2020, 2020-2021(HK1) 
Năm học 
Chất lượng CĐ-CH 
VM Khá TB Yếu 
2017 – 2018 
15 
38.5% 
14 
35,9% 
9 
23,1% 
1 
2.5% 
2018 – 2019 
15 
38.5% 
15 
38,5% 
8 
20,5% 
1 
2.5% 
2019-2020 
16 
40% 
16 
40% 
8 
20% 
0 
0% 
2020-2021(HKI) 
17 
42.5% 
16 
40% 
7 
17.5% 
0 
0% 
Từ đó ta có biểu đồ so sánh : 
Biểu đồ so sánh chất lượng Chi đoàn - Chi hội trước và sau khi áp dụng đề tài 
Bên cạnh đó tình trạng bạo lực học đường đã giảm hẳn, tình trạng đánh nhau 
trong và ngoài nhà trường những năm gần đây không còn xuất hiện hoặc đã được 
giải quyết sớm. Các ĐVTN tự tin thể hiện mình hơn, tích cực tham gia các hoạt 
động tình nguyện, nhân đạo do Đoàn trường tổ chức. Vì vậy mà tình hình ANTH 
trong trường những năm gần đây rất ổn định, được thể hiện qua số liệu số vụ học 
sinh vi phạm ATGT, trộm cắp tài sản và ANTH hằng năm tại đơn vị (số liệu thống 
kê từ nguồn trường THPT Tân Kỳ). 
37 
Bảng thống kê học sinh vi phạm ATGT, trộm cắp tài sản, và ANTH 
trước và sau tác động của đề tài: 
Năm học 
Số HS 
toàn 
trường 
HS vi phạm 
ATGT, trộm 
cắp tài sản 
HS vi phạm 
ANTH 
Ghi chú 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
2017-2018 1414 29 2.1% 11 0.8% Trước tác động 
2018-2019 1473 29 2% 10 0.7% Sau tác động 
2019-2020 1523 21 1.4% 6 0.4% Sau tác động 
2020-2021(HK1) 1624 4 0.2% 2 0.1% Sau tác động 
 Từ số liệu trên, ta có biểu đồ so sánh số lượng HS vi phạm ATGT, trộm cắp 
tài sản, ANTH trước và sau tác động của đề tài: 
Biểu đồ so sánh HS vi phạm ATGT, TCTS, ANTH 
 trước và sau tác động của đề tài 
38 
2.5.2. Hiệu quả trong giáo dục kỹ năng sống 
Với sự phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tình nguyện, nhân đạo đã góp phần 
không nhỏ trong việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. 
Các em không chỉ được mở mang kiến thức, nâng cao nhận thức của bản thân về 
các vấn đề trong học tập mà còn hình thành, trau dồi những phẩm chất tốt đẹp. Các 
embiết sống nhân ái, chan hòa, biết trân trọng bản thân cũng như người khác, trân 
trọng những giá trị tốt đẹp của sự sống, trung thực, trách nhiệm không chỉ với bản 
thân mà còn vì gia đình, cộng đồng, từ đó giúp các em hoàn thiện nhân cách bản 
thân. Đây cũng là cơ hội cho học sinh thu thập những kinh nghiệm thực tiễn quý 
báu, cải thiện chính bản thân mình. 
Thông qua các hoạt động này, học sinh còn được rèn luyện một số kỹ năng 
mềm thiết yếu trong cuộc sống, như: kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng tự chủ, 
kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm việc theo nhóm, 
tính linh hoạt, thích ứng, khả năng kết nối, kỹ năng quản lí thời gian, Trước mỗi 
chương trình tình nguyện hay nhân đạo, bản thân học sinh sẽ được trải nghiệm tất 
cả các khâu từ lên ý tưởng, thiết kế chương trình, thực hiện công tác truyền thông, 
thực hiện nội dung chương trình chính, Tham gia các hoạt động thực tế như thế 
này chính là con đường hữu hiệu nhất cho các em nâng cao năng lực cá nhân, tích 
lũy kỹ năng để dễ dàng thành công trong cuộc sống tương lai. 
Không chỉ bồi dưỡng phẩm chất, rèn luyện kỹ năng, các hoạt động tình 
nguyện và nhân đạo còn giúp học sinh chia sẻ quan điểm, khám phá sức mạnh của 
tình đoàn kết, có cơ hội gặp gỡ, giao lưu rộng rãi, có thể gây ảnh hưởng tích cực 
đến những người xung quanh, từ đó lan tỏa rộng khắp lối sống nhân ái, nhiệt huyết, 
thiện lương. Nhờ vậy, mục đích sống của các em trở nên rõ ràng và tích cực hơn, 
tạo được sự tin cậy cao đối với thầy cô, bạn bè và gia đình. 
Từ kết quả thực nghiệm trên đã cho thấy tính hiệu quả của đề tài, qua đó 
chứng minh rằng các hoạt động tình nguyện và nhân đạo là rất cần thiết, có hiệu 
quả trong việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho ĐVTN hiện nay. 
2.5.3. Cảm nghĩ của một số ĐVTN khi được tham gia các hoạt động tình 
nguyện, nhân đạo tại trường THPT Tân Kỳ 
39 
40 
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 3.1. Kết luận 
 3.1.1 Quá trình nghiên cứu đề tài 
41 
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
3.1. Kết luận 
3.1.1. Quá trình nghiên cứu đề tài 
Với tư cách là những người làm công tác giáo dục,qua quá trình làm việc thực 
tiễn, những ngày đầu chúng tôi cảm thấy công tác tổ chức các hoạt động tình 
nguyện và nhân đạo thật khó khăn, phức tạp, không biết phải bắt đầu từ đâu. 
Chúng tôi đã tìm đọc nhiều tài liệu tập huấn công tác phát triển và quản lý tình 
nguyện viên của Hội chữ thập đỏ Việt Nam phát hành, tham khảo nhiều bài lý luận 
về công tác tổ chức các hoạt động tình nguyện và nhân đạo, trao đổi những vướng 
mắc trong công việc thực tiễn với Huyện đoàn, Hội chữ thập đỏ huyện, tích cực 
tham gia các lớp tập huấn cán bộ đoàn do Huyện đoàn và Tỉnh đoàn tổ chức...Dần 
dần qua cọ xát thực tiễn, chúng tôi đã quen với công việc và cảm thấy yêu công 
việc có ích này. 
Cách đây 3 năm, khi đã tích lũy được một số kinh nghiệm về công tác tổ chức 
hoạt động tình nguyện và nhân đạo, chúng tôi có ý định tiếp tục nghiên cứu, áp 
dụng một số giải pháp đổi mới hình thức hoạt động tình nguyện và nhân đạo nhằm 
giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho đoàn viên thanh niên tại trường chúng tôi. 
Đề tài được đưa vào thử nghiệm từ năm 2018. Trong quá trình triển khai thử 
nghiệm, áp dụng, chúng tôi đã nhận được sự đồng tình ủng hộ từ Đảng ủy, Ban 
giám hiệu, BCH Công đoàn, các giáo viên, Ban chấp hành Đoàn trường và đoàn 
viên thanh niên trong trường THPT Tân Kỳ. 
Quá trình nghiên cứu đề tài này được thực hiện cụ thể như sau: 
TT Thời gian Nội dung thực hiện 
1 Tháng 04/2018 - 05/2018 
Khảo sát, phân tích thực trạng công tác 
hoạt động tình nguyện và nhân đạo tại 
trường THPT trong trường THPT Tân Kỳ. 
2 Tháng 08/2018 – 07/2019 
Viết đề cương và triển khai sáng kiến 
trong giai đoạn thử nghiệm. Khảo sát và 
đánh giá kết quả đạt được sau khi áp dụng 
thử nghiệm. Rút ra một số bài học kinh 
nghiệm. 
3 Tháng 08/2019 - 07/2020 
Tiếp tục áp dụng sáng kiến sau khi đã bổ 
sung một số giải pháp để kiểm định độ tin 
cậy của giải pháp đề ra. 
4 Tháng 08/2020 - 03/2021 Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. 
42 
3.1.2. Ý nghĩa của đề tài 
Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng đề tài “Đổi mới hình thức hoạt động 
tình nguyện và nhân đạo nhằm giáo dục đạo đức, kỹ năng cho đoàn viên thanh 
niên tại trườngTHPT Tân Kỳ”, bản thân chúng tôi nhận thấy mình chưa có đủ 
điều kiện thời gian để nghiên cứu, ứng dụng hết các hình thức có thể trong công 
tác hoạt động tình nguyện, nhân đạo. Nhiều nội dung, nhiều vấn đề của công tác 
tình nguyện, nhân đạo chúng tôi chưa đề cập tới. Song những gì chúng tôi tập 
trung nghiên cứu, ứng dụng trong đề tài này đã mang lại những ý nghĩa, tác dụng 
thiết thực đối với cá nhân chúng tôi, đối với Đoàn trường và Hội LHTN trường 
THPT Tân Kỳ. 
- Đối với bản thân nhóm tác giả: 
+ Quá trình nghiên cứu, ứng dụng đề tài đã giúp cho chúng tôi có thêm nhiều 
kinh nghiệm trong công tác tổ chức các hoạt động tình nguyện, nhân đạo. Chúng 
tôi đã bồi dưỡng cho bản thân thêm nhiều kiến thức lý luận về công tác Đoàn nói 
chung cũng như công tác tổ chức hoạt động tình nguyện, nhân đạo nói riêng trong 
trường THPT. Với những kiến thức lý luận đã học được, những thực tiễn đã trải 
qua, chúng tôi thấy bản thân mình trưởng thành hơn, nghiệp vụ tốt hơn và tự tin 
hơn với trọng trách của mình. Đó cũng là điều mà tất cả chúng ta, những người 
làm công tác giáo dục cần phải học tập, rèn luyện, bồi dưỡng mỗi ngày theo tinh 
thần Chỉ thị 05–CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, 
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. 
+ Dù đây không phải là lần đầu tiên viết sáng kiến kinh nghiệm, nhưng những 
yêu cầu trong công tác nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm cũng ngày càng có 
nhiều đổi mới. Đặc biệt từ năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT đã ban hành công văn 
số 1735/SGD&ĐT-GDCN&GDTX về việc hướng dẫn hoạt động sáng kiến kinh 
nghiệm và một số thông báo bổ sung khác với rất nhiều yêu cầu trong việc viết 
sáng kiến kinh nghiệm đã thay đổi. Như vậy, việc tham gia nghiên cứu đề tài này 
cũng là cơ hội tốt cho chúng tôi rèn giũa thêm kỹ năng viết sáng kiến kinh nghiệm. 
Đây là nội dung chúng tôi thấy thực sự cần thiết cho một giáo viên, đồng thời là 
một cán bộ làm công tác quản lý. Bởi nếu không học hỏi, không chịu khó nghiên 
cứu, không chịu khó tiếp thu để đổi mới thì chúng ta sẽ không có đủ tự tin để kích 
thích tính tự nguyện, tự giác đối với học sinh trong học tập cũng như trong hoạt 
động phong trào. 
- Đối với Đoàn trường và Hội LHTN trường THPT Tân Kỳ: 
Đề tài đã nghiên cứu và ứng dụng được một số đổi mới hình thức trong hoạt 
động tình nguyện, nhân đạo, đó là một trong những hoạt động quan trọng của Đoàn 
TNCS Hồ Chí Minh. 
Nhờ thực hiện tốt và hiệu quả việc đổi mới các hình thức hoạt động tình 
nguyện, nhân đạo, Đoàn trường đã phát huy được tinh thần xung kích tình nguyện, 
43 
khơi dậy lòng nhân ái “thương người như thể thương thân” của các đồng chí đoàn 
viên thanh niên trong nhà trường, góp phần giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho 
đoàn viên thanh niên. 
- Đối với đoàn viên thanh niên trong trường THPT Tân Kỳ: 
Tham gia các hoạt động tình nguyện, nhân đạo giúp các em học sinh có thêm 
cơ hội được tham gia nhiều chương trình tri ân, thiện nguyện, về nguồn Các hoạt 
động tình nguyện, nhân đạo đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục các em, 
giúp các em trở thành những công dân có trách nhiệm trước cộng đồng, mang lại 
niềm vui hạnh phúc cho người khác, đóng góp sức mình vào việc thay đổi cuộc đời 
của những người bất hạnh hơn mình. Đồng thời giúp các em rèn luyện kỹ năng 
sống, khám phá sức mạnh của tình đoàn kết, giúp các em nâng cao nhận thức và 
điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực của xã 
hội. Những hoạt động này còn giúp các em có thêm định hướng nghề nghiệp, rèn 
luyện cho các em những kỹ năng cơ bản, cần thiết trong cuộc sống để các em xứng 
đáng là những học sinh trong thời đại 4.0, để giúp các em tự tin hòa nhập với cộng 
đồng, trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai 
3.1.3. Phạm vi ứng dụng 
Đề tài này không chỉ được áp dụng có hiệu quả tại trường chúng tôi mà còn 
có thể được phổ biến, triển khai, ứng dụng rộng rãi tại các trường THPT trên địa 
bàn huyện Tân Kỳ nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung. Tùy vào tình hình thực tế 
của từng trường để ứng dụng một cách linh hoạt và hiệu quả. 
3.2. Một số kiến nghị, đề xuất 
3.2.1. Đối với cán bộ Đoàn 
Phải trang bị kiến thức và kỹ năng một cách đầy đủ, xây dựng kế hoạch chi 
tiết khi tham gia tổ chức các hoạt động tình nguyện, nhân đạo, chú ý tìm kiếm các 
hình thức tổ chức đảm bảo tính ý nghĩa, thực tế, không mang nặng hình thức, tạo 
hứng thú cho đoàn viên thanh niên tham gia. 
3.2.2. Đối với Tỉnh đoàn 
Cung cấp thêm tài liệu về kỹ năng, nghiệp vụ cán bộ Đoàn. Thường xuyên tổ 
chức các lớp tập huấn về kiến thức tổ chức các hoạt động Đoàn – Hội, đặc biệt là 
các hoạt động tình nguyện và nhân đạo trong nhà trường. 
3.2.3. Đối với Đảng ủy, Ban giám hiệu 
Cần tạo điều kiện về quỹ thời gian cho các đồng chí trong Ban chấp hành 
Đoàn trường, ưu tiên, đãi ngộ hơn trong việc phân công chuyên môn, tránh kiêm 
nhiệm. 
44 
Bố trí thời khóa biểu hợp lý, tạo điều kiện cho hoạt động tình nguyện và nhân 
đạo. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn, tạo điều kiện 
cho Đoàn trường có kinh phí hoạt động để chủ động trong công tác. 
Cần chỉ đạo các tổ chuyên môn, các tổ chức trong trường phối hợp tốt hơn với 
tổ chức Đoàn trong việc thực hiện kế hoạch của các hoạt động. 
Với thời gian không dài, từ một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình 
công tác, chúng tôi xin trình bày một số vấn đề mà bản thân mình tâm đắc trong 
tìm và đưa ra một số giải pháp tổ chức các hoạt động tình nguyện, nhân đạo tại 
trường THPT Tân Kỳ nhằm nâng cao công tác Đoàn và phong trào thanh niên. 
Thông qua các hoạt động này để giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho ĐVTN. 
Đó là những suy nghĩ riêng của cá nhân chúng tôi, chắc chắn sẽ có những 
thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp và xây dựng từ đồng nghiệp để đề tài được 
hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
45 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Minh Hân, Các văn bản quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng 
công tác Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, NXB Thành Phố HCM, năm 
2018. 
2. Báo cáo chính trị của Đảng bộ trường THPT Tân Kỳ nhiệm kì 2015 – 
2020. 
3. Báo cáo tự đánh giá của trường THPT Tân Kỳ, năm 2020. 
4. Báo cáo tổng kết của Đoàn trường THPT Tân Kỳ năm học 2017 - 2018, 
2018-2019, 2019 – 2020. 
5. Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019, 2019 – 
2020, 2020–2021. 
6. Điều lệ Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, ngày 13/12/2017, Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 
7. Nghị quyết số29-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XI “về đổi mới 
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa” 
8. Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25/7/2008, Hội nghị lần thứ VII BCH TW 
Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên 
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
 9. Chiến lược Phát triển Giáo dục 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ, phê 
duyệt ngày 13 tháng 6 năm 2012 (Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng 
Chính phủ). 
10. Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 09/07/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng 
cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ trong tình hình mới. 
11. Nghị định 17/2021/NĐ-CP ngày 09/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ 
quy định về chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện. 
12. Một vài chuyên đề của đồng nghiệp tham khảo dựa vào trang 
www.violet.vn. 
13. 
nien-chinh-sach-hoat-dong-tinh-nguyen-tieng-noi-nguoi-trong-cuoc.html 

File đính kèm:

  • pdfskkn_doi_moi_cac_hinh_thuc_hoat_dong_tinh_nguyen_va_nhan_dao.pdf
Sáng Kiến Liên Quan