SKKN Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề dạy học địa lí công nghiệp - Địa lí 10 Trung học Phổ thông
Nguyên tắc khi dạy học theo chủ đề gắn với hoạt động sản xuất
kinh doanh.
1.3.1. Đảm bảo mục tiêu dạy học và sản xuất kinh doanh.
Việc chuẩn bị lựa chọn các cơ sở sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc dạy
học một bài học, một nội dung hay chủ đề của môn học thì việc đầu tiên giáo viên
phải xác định được mục tiêu dạy học. Khi lựa cơ sở sản xuất kinh doanh phải dựa
vào thực hiện mục tiêu đã xác định và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục
tiêu được thuận lợi hơn.
1.3.2. Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo
Dù tiến hành dạy học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hay dạy học trong lớp
học có sử dụng tư liệu, hình ảnh của cơ sở sản xuất, kinh doanh, giáo viên cần
chuẩn bị kỹ nội dung và các điều kiện thực hiện. Ở đây chúng ta có thể coi việc
chuẩn bị nội dung chuyên môn đã được tiến hành chu đáo theo quy định của chuẩn
kiến thức, kỹ năng bộ môn và theo gợi ý về phương pháp dạy học môn học, giáo
viên tập trung vào việc xác định nội dung và các bước chuẩn bị liên quan đến khai
thác sản xuất, kinh doanh như một phương tiện dạy học.
- Về nội dung liên quan đến sản xuất, kinh doanh, giáo viên cần cân nhắc
những yêu cầu đã được xác định. Những yêu cầu này càng được nêu chi tiết, trình
bày đơn giản càng giúp học sinh nhận biết rõ nhiệm vụ cần thực hiện.
- Hoạt động làm việc với tạicơ sở sản xuất, kinh doanh cần tiến hành theo
những bước đi cụ thể. Sau khi xác định được địa điểm, loại hình cơ sở sản xuất,
kinh doanh được lựa chọn phục vụ cho dạy học, mục tiêu và các yêu cầu về nội
dung dạy học với tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, giáo viên cần lập kế hoạch chi tiết
các công việc cụ thể, từ chuẩn bị tiến hành dạy học, tiến trình dạy học với tại cơ sở
sản xuất, kinh và tổng kết, đánh giá hoạt động dạy học với tại cơ sở sản xuất, kinh
doanh.
1.3.3. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điều kiện cho
học sinh trải nghiệm.6
Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của học sinh. Giáo
viên luôn tạo điều kiện tối đa để học sinh được tham gia vào các hoạt động với cơ
sở sản xuất, kinh doanh, từ các hoạt động trong khâu chuẩn bị như lập kế hoạch,
phân công người thực hiện việc cụ thể,. tới hoạt động với tại cơ sở sản xuất, kinh
doanh như quan sát, làm việc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng chứa đựng trong
cơ sở sản xuất, kinh doanh để các em tìm tòi, khám phá, liên hệ kiến thức đã có để
giải thích các sự vật, hiện tượng đó. Giáo viên giao nhiệm vụ rõ ràng, hướng dẫn
cụ thể chi tiết để học sinh biết cách làm việc với tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Được tự chủ trong công việc, tự hoàn thành báo cáo tìm hiểu cơ sở sản xuất, kinh
doanh, có sản phẩm do cá nhân hoặc nhóm tạo ra các em sẽ phấn khởi càng cố
gắng hoàn thành nhiệm vụ.
Bên cạnh việc dạy học các môn học với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà
trường phổ thông cần tổ chức nhiều loại hình hoạt động tạo điều kiện để học sinh
tìm hiểu cơ sở sản xuất, kinh doanh ngay trong khuôn viên nhà trường: tổ chức
sinh hoạt chuyên đề tìm hiểu cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ chức triển lãm về sản
xuất, kinh doanh ở địa phương,. và tổ chức tham quan những địa điểm có cơ sở
sản xuất, kinh doanh ngay tại địa phương trường đóng.
tra hiệu quả và khả năng thực thi của việc dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh tại địa phương qua chủ đề “Địa lí Công nghiệp”, lớp 10 THPT ban cơ bản. 2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm dạy học chủ đề “Địa lí Công nghiệp - Lớp 10”. Cơ sở trải nghiệm sản xuất kinh doanh tại địa phương (tại 9 xã Miền Tây Nghi Lộc tỉnh Nghệ An). + Cơ sở chế biến đồ gỗ xuất khẩu của anh Nguyễn Hồng Sơn. + Xí nghiệp may Hà Nội chi nhánh Nghi Lộc (Ngoài ra HS tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.) 3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Chọn mẫu thực nghiệm Chọn ngẫu nhiên 3 lớp để thực nghiệm đề tài 10A3, 10A4, 10A2 và 3 lớp đối chứng 10A1; 10A5; 10A6 của trường THPT Nghi Lộc 2, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. - Kết quả thực nghiệm Sau khi tiến hành dạy thử nghiệm, giáo viên thăm dò ý kiến và kết quả đạt được như sau: Bảng 1. Hứng thú của học sinh khi giáo viên dạy học chủ đề theo hướng trải nghiệm sản xuất kinh doanh. Lớp Sĩ số Thích Không có ý kiến Không thích Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 10A3 44 37 84,1 7 18,9 0 0.0 10A4 40 31 82,5 7 17.5 2 2.6 10A2 42 33 78,6 6 14,3 3 7,1 Mức độ nắm kiến thức của học sinh sau giờ kiểm tra bài thường xuyên ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng cụ thể: 50 Bảng 2. Kết quả kiểm tra thường xuyên của lớp thực nghiệm Lớp Sĩ số >,= 8 điểm 6.5 -8 điểm 5 -6.5 điểm < 5 điểm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 10A3 44 19 43,2 18 40,9 6 13,6 1 2,3 10A4 40 15 37,5 18 45 7 17.5 0 0.0 10A2 42 15 35,7 14 33,3 9 21,4 4 9,5 Bảng 3. Kết quả bài kiểm tra thường xuyên của lớp đối chứng Lớp Sĩ số >,= 8 điểm 6.5 -8 điểm 5 -6.5 điểm < 5 điểm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 10A1 43 10 23,3 11 25,6 15 34,9 7 16,3 10A5 41 9 22,0 10 24,4 17 41,5 5 12,2 10A6 43 8 18,6 9 20,9 17 39,5 9 20,9 Bảng 4. Phân phối kết quả kiểm tra và % học sinh đạt điểm XiTB Lớp Sĩ số Phương án Điểm XiTB >,= 8 điểm 6.5 -8 điểm 5 -6.5 điểm < 5 điểm Phân phối kết quả kiểm tra 10TN 126 TN 49 50 22 5 10ĐC 127 ĐC 27 30 49 21 % học sinh đạt điểm XiTB 10TN 126 TN 38.9 39.7 17,5 4.0 10ĐC 127 ĐC 21,3 23,6 38,6 16,5 Phân tích kết quả thực nghiệm Dựa trên kết quả thực nghiệm cho thấy chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng điều đó thể hiện các điểm sau: + Nhóm học sinh đạt trung bình đến khá; giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng 78,9% so 44,9%. 51 + Nhóm học sinh đạt mức yếu kém của thực nghiệm thấp hơn đối chứng 21,5% so 42,1%. Kết quả cũng cho thấy ở các lớp thực nghiệm học sinh không chỉ nắm bắt được nội dung kiến thức trong chương trình mà còn hiểu rộng và sâu sắc hơn nhiều vấn đề phát triển công nghiệp của địa phương. Tự phát hiện và giải quyết vấn đề trong nội dung kiến thức; biết cách tập hợp xâu chuỗi kiến thức để giải quyết vấn đề. Học sinh không chỉ học được phương pháp học tập tự lực; mà còn học được phương pháp nghiên cứu; cách làm việc; cách thức sản xuất kinh doanh. Học sinh phát huy năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp... Kết quả cùng bài kiêm tra thường xuyên ở lớp đối chứng và thực nghiệm cũng phản ánh chất lượng và hiệu quả của dạy học gắn liền sản xuất kinh doanh 4. Một số đánh giá, nhận xét của GV, nhà trường và học sinh. Một số GV sinh học, vật lí trong trường cũng đã cho thực nghiệm đều cho rằng: HS nắm bắt tri thức rất nhanh và đặc biệt là rất hào hứng tham gia giờ học. Những tình huống và tư liệu mà GV đã chuẩn bị cho tiết học không chỉ phát huy được năng lực thực hành; năng lực tự học của HS mà còn phát huy được các năng lực khác của bản thân như: năng lực giao tiếp, năng lực làm việc nhóm điều đó không chỉ có ý nghĩa là nâng cao kết quả học tập mà còn là giải pháp để tập cho các em năng động trong học tập cũng như trong cuộc sống sau này. Thầy Đặng Quốc Chi (Phó hiệu Trưởng nhà trường) cho rằng: “Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết tình huống thực tiễn, được thỏa sức thể hiện khả năng, năng lực sáng tạo của bản thân. Đối với giáo viên đã nâng cao được vai trò là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh.” Cảm nhận của học sinh: Phần lớn các em cho rằng: Giờ học thực nghiệm các em rất hứng thú trong học tập vì các em được trực tiếp tham gia trải đóng góp ý kiến của mình vào nội dung bài học. Đồng thời tìm hiểu về nghề từ đó hướng nghiệp cho bản thân trong tương lai. Ý kiến của các em được các bạn trong lớp cùng nghe cùng phân tích đánh giá, được GV khuyến khích động viên làm cho các em thấy tự tin. Các em được làm việc tích cực hơn và đều phải tham gia vào giờ học nên các em cho rằng sau giờ học các em hiểu bài ngay trên lớp. Còn HS hai lớp đối chứng thì đa số các em cho rằng giờ học hôm nay rất bình thường vì thế rất nhiều HS ểu oải, chưa tích cực tham gia vào giờ học. Sau giờ học HS hầu như chỉ mới nắm được một phần kiến thức của bài học nhưng củng chỉ là ở dạng lý thuyết chưa sâu sắc và cụ thể lắm. Em Trần Thị Thanh Huyền (Học sinh lớp 10A3) viết: ”Các thành viên của tổ đã thật sự nhiệt tình và năng nổ trong quá trình thảo luận tìm kiếm thông tin 52 qua hoạt động trải nghiệm tại cơ sở sản xuất. Hoàn thành công việc đúng thời hạn. Qua hoạt động trải nghiệm giúp các thành viên đoàn kết xích lại gần nhau hơn, giúp hoàn thiện bản thân và khám phá những năng lực của bản thân, giúp chúng em tự tin hơn trong học tập”. (trích cảm tưởng học sinh sau khi học xong chủ đề) V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI. 1. Hiệu quả về mặt kinh tế - Tiết kiệm về thời gian : Khi dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương đói môn địa lí . - Tiết kiệm được tiền trong việc thực hiện dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương 2. Hiệu quả về mặt xã hội. - Giáo viên : + Gây hứng thú cho học sinh, kích thích hoạt động của học sinh trong quá trình học tập . Vận dụng nhiều giác quan . + Phát huy tính sáng tạo của giáo viên . + Gây chuyển biến, tạo niềm tin, say mê yêu nghề cho các giáo viên. + Nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, học sinh hiểu bài nhanh , nhớ lâu, phát triển tư duy đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng các công nghệ . - Học sinh: Học sinh hiểu bài học một cách sâu sắc, phát huy tính sáng tạo đem lại niềm vui, hứng thú, say mê học tập hơn, được rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương. Khả năng áp dụng: Sáng kiến này áp dụng ở các tiết dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương trong giảng dạy bộ môn địa lí tại Trường THPT Nghi Lộc 2 53 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận Việc dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương vào một số môn giảng dạy trong các nhà trường THPT nói chung là việc làm rất cần thiết trong tình hình thực tế hiện nay đặc biệt làmôn Địa lí nói riêng và các môn học khác nói chung, thì việc dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương là một hình thức nâng cao từng bước chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính bền vững. Cũng qua đây các em trực tiếp khám phá các thế mạnh và hạn chế của địa phương trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, biết rõ hơn về tình hình phát triển công nghiệp tại nơi mình sinh sống, các em được trực tiếp quan sát, tham gia quy trình sản xuất một số sản phẩm... từ đó có định hướng tốt hơn cho việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. Bên cạnh những mục tiêu đạt được, việc tổ chức dạy học chủ đề công nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh cũng gặp một số khó khăn nhất định trong việc giáo viên tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm về vấn đề an toàn, phương tiện đi lại, giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng, có kinh phí hoạt động, đòi hỏi sự liên hệ với cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện nhiệm vụ. 2. Kiến nghị Nhà trường cần tăng cường đưa dạy học theo chủ đề gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh. Giáo viên cần chủ động tiếp cận dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên và học sinh giao lưu tiếp xúc với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. 54 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. PHỤ LỤC 2: Sơ đồ các nhấn tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp 55 PHỤ LỤC 3. Trữ lượng dầu mỏ và sản lượng Phân bố sản lượng điện năng thế khai thác dầu mỏ trên thế giới, giới, thời kì 2000-2003 thời kì 2000-2003 Khai thác than Khai thác dầu CN điện lực Vai trò - Than là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản. - Làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, luyện kim. - Làm nguyên liệu trong các nhà máy hoá chất, dược phẩm - Là vàng đen của nhiều quốc gia. - Làm nguyên liệu cho ngành CN hoá dầu. - Làm nhiên liệu để vận hành máy móc, phương tiện GTVT. - Điện là nguồn năng lượng quan trọng phục vụ cho nền sản xuất hiện đại và cho tiêu dùng. - Đẩy mạnh tiến bộ KHKT. - Đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá, văn minh của con người. Trữ lượng 13 nghìn tỷ tấn, ¾ than đá 400- 500 tỉ tấn Sản xuất từ các nguồn: Nhiệt điện Thuỷ điện Điện nguyên tử Tuabin khí Phân bố - Chủ yếu ở BBC - Các nước: Mỹ, LB Nga, Trung Quốc, - Chủ yếu ở các nước đang phát triển. Chủ yếu ở các nước phát triển: Mỹ, Trung Quốc, Nhật, 56 Ấn Độ, Ôxtrây-li-a, Đức.. - Trung Đông, Bắc Phi, Nga, Mĩ La Tinh, Trung Quốc... Nga, Ca-na-đa, Tây Âu.. Liên hệ VN Quảng Ninh Quảng Nam (Nông Sơn) Đông Nam Bộ (2 bể trầm tích dầu lớn) - Thủy điện: Sơn La, Hòa Bình,.... - Nhiệt điện: Phú Mỹ, Cà Mau,... - Dự án nhà máy điện nguyên tử PHỤ LỤC 4. Công nghiệp điện tử và tin học Vai trò Là ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều quốc gia, là thước đo trình độ phát triển kinh tế-xã hội Đặc điêm ít gây ô nhiễm môi trường, không chiếm diện tích rộng, không gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ kim loại điện, nước nhưng đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao Cơ cấu sản phẩm - Máy tính - Thiết bị điện tử, điện -Tử tiêu dùng, Thiết bị viễn thông Phân bố Các nước phát triển Hoa Kì, Nhật Bản, EU... PHỤ LỤC 5 Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Vai trò -Sản xuất sản phẩm tiêu dùng phục vụ nhu cầu của nhân dân. - Thúc đẩy ngành công nghiệp và nông nghiệp phát triển. - Giải quyết việc làm. - Cung cấp hàng xuất khẩu. Đặc điêm -Vốn ít, quay vòng vốn nhanh, thời gian xây dựng ngắn, quy trình sản xuất đơn giản, có khả năng xuất khẩu. 57 - Cần nhiều lao động, thị trường và nguyên liệu. Cơ cấu sản phẩm - Dệt-may,da giày. ( Trong đó dệt –may là ngành chủ đạo và quan trọng) - Sành sứ-thủy tinh, giấy-in-văn phòng phẩm Phân bố Phân bố rộng khắp trên thế giới. Các nước có nghành này phát triển Hoa Kì, Nhật Bản, EU, Trung Quốc PHỤ LỤC 6 Các hình th thức TCLTCN Đặc điêm Một số hình ảnh về hình thức TCLTCN Điểm công nghiệp - Đồng nhất với một điểm dân cư - Là nơi có 1 hoặc 2 xí nghiệp nằm gần nguyên liệu, không có mối liên hệ sản xuất với nhau. ( Liên hệ nơi HS mới đi trải nghiệm Xi nghiệp may vã cơ sở sản xuất đồ gỗ xuất khẩu) Khu CN Vị trí thuận lợi, gần cảng biển, quốc lộ lớn, gần sân bay. Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư. Khả năng hợp tác sản xuất cao,tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp và xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất 58 Trung tâm: CN + Là hình thức TCLTCN ở trình độ cao. + Gắn với đô thị vừa và lớn. + Vị trí địa lý thuận lợi. + Các thành phần trong TTCN có mối liên hệ chặt chẽ. + Các xí nghiệp nòng cốt, bổ trợ, phục vụ Vùng CN + Phân bố trên một vùng lãnh thổ rộng lớn. + Có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp. + Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng. + Có các ngành phục vụ và bổ trợ PHỤ LỤC 7. Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới N¨m S¶n phÈm 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Than 100% 143% 161% 207% 186% 291% DÇu má 100% 201% 407% 586% 637% 746% §iÖn 100% 238% 513% 823% 1.224% 1.353% ThÐp 100% 183% 314% 361% 407% 460% 59 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới, thời kỳ 1950 - 2003 Đây là sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng và luyện kim. - Than trong vòng 50 năm nhịp độ tăng trưởng đều giao đoạn 1980 -1990 tốc độ tăng trưởng chậm lại do tìm được nguồn năng lượng thay thế, cuois 1990 bắt đầu phát triển trở lại do sự phát triển của công nghiệp hóa học và có trữ lượng lớn- Dầu mỏ tốc độ tăng trưởng nhanh trung bình 14% do ưu điểm khả năng sinh nhiệt lớn, nguyên liệu cho công nghiệp hóa dầu dễ sử dụng. - Điện tốc độ phát triển nhanh trung bình 29% gắn liền với tiến bộ khoa học kĩ thuật và nhu cầu sử ngày càng lớn - Thép sản phẩm của ngành công nghiệp luyện kim đen , tốc độ tăng khả đều, đây nguyên liệu sử dụng trong công nghiệp chế tạo cơ khí , xây dựng và đời sống PHỤ LỤC 8 Trường THPT Nghi lộc 2 KIỂM TRA 15 PHÚT Điểm Nhận xét Câu hỏi tự luận: 1. Kể tên cơ cấu ngành công nghiệp của Huyện Nghi Lộc 2. Vì sao nói ngành công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp quan trọng Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của Huyện Nghi Lộc hiện nay? 60 A. Dệt – may. B. Chế biến hải sản C. Chế biến lương thực. D. Năng lượng Câu 2. Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp năng lượng? A. Khai thác than. B. Khai thác dầu khí. C. Điện lực. D. Lọc dầu. Câu 3. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của khu công nghiệp tập trung ? A. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi. B. Đồng nhất với một điểm dân cư. C. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp. D. Sản xuất các sản phẩm để tiêu dùng, xuất khẩu. Câu 4. Đặc điểm đặc trưng nhất của sản xuất công nghiệp là: A. Khai thác nguyên liệu B. Chế biến nguyên liệu C. Sử dụng máy móc D. Tận dụng nhiên liệu Phiếu học tập Phiếu học tập 1 Trường THPT: ..........................................................Lớp:..................... Họ và tên:................................................................. Nhóm.................. BẢN THU HOẠCH TRẢI NGHIỆM A.Chú ý an toàn: Tuân thủ các quy định của cơ sở, của người hướng dẫn Yêu cầu quan sát Quan sát các bộ phận, khu vực của cơ sở sản xuất nước mắm, chế biến tôm nõn, phi lê cá , hỏi người hướng dẫn những thông tin ... và hoàn thiện các mục sau: 1. Liệt kê các phần quan sát được của cơ sở sản xuất. - 2. Liệt kê các thông tin đọc được nghe được từ người phụ trách cơ sở - 3. Các câu hỏi được đặt ra - 4. Các cảm nhận về buổi trải nghiệm - 61 Yêu cầu: Hoàn thành phiếu cá nhân sau buổi trải nghiệm, sau đó làm việc nhóm tại nhà để xây dựng báo cáo sản phẩm nhóm về 4 vấn đề trên để trình bày tại lớp vào giờ họ 2. Bài kiểm tra PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC Nội dung đánh giá Điểm Cá nhân tự đánh giá Nhóm đánh giá 1.Hoàn thành công việc của nhóm giao đúng thời hạn 5 Luôn luôn 5 Thường xuyên 3 Thỉnh thoảng 2 Không bao giờ 0 2.Hoàn thành công việc của nhóm giao có chất lượng 5 Luôn luôn 5 Thường xuyên 3 Thỉnh thoảng 2 Không bao giờ 0 3.Có ý tưởng hay sáng tạo đóng góp cho nhóm 5 Có 5 Không 4.Hợp tác tốt với thành viên khác trong nhóm 5 Tốt 5 Bình thường 3 Chưa tốt 1 Tổng điểm 20 Kí tên 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng trong môn Địa lí THPT – nhà xuất bản giáo dục THPT giáo dục Việt Nam 2009 2. Hoàng Ngọc Oanh, Địa lí tự nhiên địa cương 1, nhà xuất bản sư phạm 3. Lê Văn Hồng, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Tài liệu dung cho các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm, Hà Nội, 1995. 4. Nguyễn Ngọc Bảo, Phát triển tính tích cực, tính tự lực của HS trong quá trình dạy học, nhà xuất bản Hà Nội, 1995 5. Sách giáo khoa Địa lí lớp 12 – Nhà xuất bản giáo dục 2010 6. Sách GV Địa lí 12+ – Nhà xuất bản giáo dục 2010 7. Bộ giáo dục và đào tạo (2017). Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình tổng thể). 8. Bộ giáo dục đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, bộ môn sinh học cấp trung học phổ thôn, NXB Hà nội. 9. Bộ giáo dục và đào tạo (2015). Tài liệu tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương. 63 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CNH- HĐH Đại học cao đẳng ĐHCĐ Giáo viên GV Giáo dục đào tạo GDĐT Học sinh HS Nghiên cứu bài học NCBH Trung học phổ thông THPT Thực nghiệm TN Sách giáo khoa SGK Kiểm tra đánh giá KTĐG Tổ chức lãnh thổ công nghiệp TCLTCN Công Nghiệp CN 64 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài: 1 2. Mục đích nghiên cứu: 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Tính mới của đề tài: 2 5. Đối tượng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu: 3 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 I. CƠ SỞ LÍ LUÂN VÀ THỰC TIỄN. 4 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 4 1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh. 4 1.2. Tầm quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương đối với hoạt động giáo dục, dạy học ở trường phổ thông. 4 1.3. Nguyên tắc khi dạy học theo chủ đề gắn với hoạt động sản xuất kinh. 5 1.3.1. Đảm bảo mục tiêu dạy học và sản xuất kinh doanh. 5 1.3.2. Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo 5 1.3.3. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm. 5 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 6 2.1. Thực trạng dạy học gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương tại các Trường THPT Nghi Lộc 2 6 2.2. Nhận thức của học sinh và giáo viên về vai trò của dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương. 6 2.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng của dạy học chủ đề gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương trong dạy học Địa lí 6 65 2.2.2. Kết quả điều tra từ HS 8 II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ CÁC HÌNH THỨC DẠY HỌC GẮN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH. 9 1. Quy trình tổ chức day học gắn với sản kinh doanh. 9 2. Các hình thức dạy học gắn với sản xuất kinh doanh. 9 2.1. Khai thác, sử dụng tài liệu về sản xuất kinh doanh để tiến hành bài học. 9 2.2. Tiến hành bài học tại cơ sở sản xuất kinh doanh. 10 2.3. Tổ chức tham quan học tập tại cơ sỏ sản xuất kinh doanh 10 2.4. Sử dụng cơ sở sản xuất, kinh doanh để tổ chức hoạt động giáo dục khác. 10 2.5. Giáo dục hướng nghiệp về ngành nghề sản xuất, kinh doanh ở địa phương. 11 III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 11 1. Xác định mối liên hệ nội dung bài học với sản xuất, kinh doanh tại địa phương. 11 2. Phương án tổ chức hoạt động dạy học 12 3. Tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề Địa lí công nghiệp. 13 IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. 48 V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI. 51 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 52 1. Kết luận 52 2. Kiến nghị 52 PHỤ LỤC 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN 62 66 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 2 --------****-------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: DẠY HỌC GẮN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA CHỦ ĐỀ DẠY HỌC ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP - ĐỊA LÍ 10 THPT. LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ Ng-êi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Thanh Hµ Tæ: Khoa häc X· héi Sè §T: 0978 104 315 N¨m thùc hiÖn: 2020 - 2021 67 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: DẠY HỌC GẮN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA CHỦ ĐỀ DẠY HỌC ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP - ĐỊA LÍ 10 THPT. LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ N¨m häc: 2020 - 2021 68
File đính kèm:
- skkn_day_hoc_gan_voi_san_xuat_kinh_doanh_tai_dia_phuong_thon.pdf