Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành môn Địa lí 10 - Cơ bản

Cơ sở thực tiễn:

Đối với giáo viên, về cơ bản đã nắm bắt được các phương pháp dạy và trình tự thực hiện một tiết thực hành Địa lí. Tuy nhiên muốn dạy một tiết thực hành Địa lý đạt được hiệu quả cao là một vấn đề rất khó. Một số giáo viên chưa hiểu rõ nội dung, yêu cầu của một bài thực hành nên khi dạy còn lúng túng về phương pháp, hoặc coi nhẹ về kiến thức dạy thường qua loa theo lối thuyết trình, giáo viên làm việc nhiều, còn học sinh không chịu thao tác, ỷ lại cho thầy cô. Bên cạnh đó xuất phát từ phương pháp dạy học truyền thống cho rằng thực hành chỉ là một bài học vận dụng tri thức, có mục đích củng cố kiến thức và kĩ năng đã học không đem lại kiến thức gì mới cho học sinh. Do đó khi dạy bài thực hành giáo viên thường coi nhẹ và xem nó như một bài tập tự làm bình thường của học sinh, không cần chuẩn bị cũng không cần soạn giáo án, hoặc dạy bài thực hành cũng giống như dạy bài lí thuyết.

 Đối với học sinh, các em còn xem nhẹ việc rèn luyện kĩ năng thực hành Địa lí so với việc rèn luyện kĩ năng các môn học khác như Văn, Toán, Ngoại ngữ vv. nên rất yếu về kĩ năng thực hành. Với nội dung thực hành đa số học sinh chỉ làm việc với sách giáo khoa, còn việc sử dụng sách bài tập thực hành hầu như không có.

Tóm lại, một thực trạng giờ dạy các bài thực hành hiện nay, giáo viên thường loay hoay chưa tìm ra phương pháp phù hợp, thời gian trên lớp qúa ít để giáo viên có thể hoàn thành yêu cầu của bài thực hành và phần lớn học sinh cũng chưa thể hoàn thành nội dung bài thực hành của mình trong thời gian 45 phút. Đa phần kỹ năng thực hành của học sinh ở mức trung bình và yếu.

 

docx23 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành môn Địa lí 10 - Cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giữa chúng theo các mặt cần thiết. Bảng số liệu thống kê dùng làm cơ sở để rút ra các nhận xét khái quát hoặc có thể dùng cụ thể hóa, minh họa, làm rõ các kiến thức địa lí. Do vậy. khi làm việc với bảng số liệu thống kê trước hết cần chú ý một số vấn đề sau:
 - Nắm vững tên bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, các yêu cầu cụ thể của bài tập, hiểu rõ các tiêu chí cần nhận xét.
 - Hiểu nội dung của cột dọc, hàng ngang và cách trình bày bảng, cách sắp xếp số liệu trong bảng; phát hiện được mối quan hệ giữa các số liệu. Chú ý đến các giá trị nổi bật như giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình, những điểm đột biến (tăng giảm đột ngột), so sánh đối chiếu cả giá trị tuyệt đối và tương đối.
- Khi nhận xét cần nêu khái quát trước, sau đó mới đi sâu vào các thành phần (hoặc yếu tố cụ thể), từ chung đến riêng từ cao đến thấp, từ lớn đến nhỏ bám sát các yêu cầu của câu hỏi và kết quả xử lí số liệu. Mỗi nhận xét cần có những dẫn chứng cụ thể để tăng sức thuyết phục. 
 7.3.1.2.3. Phương pháp hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ
Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng, trực quan các số liệu thống kê phản ánh tiến trình của một hiện tượng, mối tương quan về độ lớn của các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể,... của các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lí. Việc vẽ biểu đồ thường được tiến hành theo 4 bước: lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp, tính toán - xử lí số liệu, vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ. 
- Bước 1: Lựa chọn biểu đồ thích hợp: 
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tìm ra các đấu hiệu nhận biết để lựa chọn biểu đồ phù hợp như : dựa vào yêu cầu của đề bài và bảng số liệu đã cho. 
Cụ thể là: 
- Biểu đồ cột : Khi đề bài yêu cầu thể hiện tình hình phát triển, sản lượng, số lượng của đối tượng địa lí theo thời gian hoặc so sánh giữa các vùng, các nước trong cùng năm; số liệu tuyệt đối ( triệu tấn, triệu người, nghìn ha, nghìn tấn, tỉ USD ...) hoặc tương đối (%) 
- Biểu đồ tròn: Khi đề bài có cụm từ thể hiện cơ cấu hoặc tỉ trọng, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể với số năm ít (1,2,3 năm - ít năm, nhiều thành phần); số liệu tương đối (%)   
- Biểu đồ miền: Khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu, sự thay đổi cơ cấu hoặc tỉ trọng, tỉ lệ của 1 tổng thể với số năm nhiều (3 năm trở lên - nhiều năm, ít thành phần); số liệu tương đối (%)
- Biểu đồ đường: Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự phát triển, sự gia tăng, tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các mốc thời gian hoặc có nhiều đối tượng khác nhau cần thể hiện, ; số liệu tuyệt đối hoặc tương đối.
- Biểu đồ kết hợp: Khi đề bài yêu cầu thể hiện tình hình phát triển của nhiều đối tượng, nhiều đơn vị tính khác nhau, có mối quan hệ với nhau; số liệu tuyệt đối và tương đối. 
 - Bước 2: Tính toán, xử lí bảng số liệu: Có thể phân biệt các bảng số liệu thành 2 dạng: số liệu tinh và số liệu thô. Vẽ biểu đồ trực tiếp từ bảng số liệu, không cần phải tính toán, xử lí, lập bảng số liệu mới đó là bảng số liệu tinh. Số liệu tinh thường được sử dụng khi câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự diễn tiến của đối tượng theo thời gian, thể hiện quy mô, khối lượng, kích thướccủa đối tượng. Từ bảng số liệu tuyệt đối đã cho, cần phải tính toán, xử lí lập bảng số liệu mới từ đó vẽ biểu đồ đó là bảng số liệu thô. Số liệu thô thường dược sử dụng khi câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ cơ cấu hoặc chuyển dịch cơ cấu.
- Bước 3: Vẽ biểu đồ: trong phạm vi nội dung của bài thực hành, học sinh lớp 10 thường luyện tập 3 dạng biểu đồ sau:
 + Biểu đồ đường: Vẽ trục tọa độ vuông góc, xác định tỉ lệ thích hợp với tỉ lệ của tờ giấy vẽ. Trên trục tung ghi giá trị nhỏ nhất (0) ở gốc tọa độ, ghi giá trị lớn nhất (trong bảng số liệu) ở cuối trục và ghi tên đại lượng – đơn vị tính (số dân- triệu người, diện tích- nghìn ha, sản lượng-nghìn tấn, % ...) Sau đó chia các giá trị chẵn (10-20-30 hoặc 50-100-150..). Trên trục hoành ghi năm đầu tiên ở gốc tọa độ năm cuối trong bảng số liệu ghi ở cuối trục, ghi đầy đủ các năm, lưu ý khoảng cách năm. Đường biểu diễn là đường nối các tọa độ đã được xác định bởi trục thời gian và trục đơn vị.
+ Biểu đồ cột: Vẽ trục tọa độ vuông góc, xác định tỉ lệ thích hợp với tỉ lệ của tờ giấy vẽ, sau đó chia trục tung và ghi giá trị giống như biểu đồ đường. Trên trục hoành chia khoảng cách các năm, năm đầu tiên cách trục tung, trên đầu cột ghi số liệu cần thể hiện, độ rộng các cột phải bằng nhau. 
+ Biểu đồ tròn: Vẽ hình tròn, chọn bán kính gốc (tia 12h), lần lượt thể hiện theo chiều kim đồng hồ các đại lượng trong bảng số liệu. Nếu vẽ từ 2 hình tròn trở lên lên thì tâm các hình tròn phải nằm trên một đường thẳng theo chiều ngang. Khi bảng số liệu cho gía tri tuyệt đối thì chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối, sau đó dùng bảng số liêu đã được xử lí để vẽ.
Sau khi học sinh đã nắm vững về cách thức thực hành, giáo viên có thể cho học sinh tiến hành thực hành theo nhóm, tổ hay cá nhân và giáo viên tiếp tục theo dõi để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn điều chỉnh sửa chữa kịp thời, cũng như giải đáp những thắc mắc mà học sinh đưa ra trong quá trình thực hành.
7.3.1.2.4. Sử dụng phần mềm Powerpoint để sọan giáo án điện tử khi dạy các bài thực hành
- Khi dạy các bài thực hành, giáo viên nên sử dụng giáo án điện tử để cập nhật các bảng số liệu mới, bản đồ, hình ảnh, video mới về vấn đề liên quan đến bài học. Lợi ích của phương pháp này là giúp tăng tính trực quan, tăng hứng thú của học sinh đối với vấn đề đang nghiên cứu, giúp các em hiểu bài sâu hơn, nắm chắc kiến thức hơn.
7.1.3.3. Một số ví dụ minh họa: 
Ví dụ 1 
Tiết 28 - Bài 25 : THỰC HÀNH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ DÂN CƯ THẾ GIỚI
 Nội dung thực hành
Dựa vào hình 25 (hoặc bản đồ Phân bố dân cư và các đô thị lờn trên thế giới) và bảng 22 :
a). Hãy xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc.
b). Tại sao lại có sự phân bố không đồng đều như vậy ?
Hình 25- Phân bố dân cư thế giới, năm 2000
Hướng dẫn thực hành
I. Xác dịnh mục tiêu bài học
 Học xong bài này, học sinh phải có được 
1. Kiến thức
 Củng cố kiến thức về phân bố dân cư, các loại hình quần cư và đô thị hóa 
2. Kĩ năng
 Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và nhận xét lược đồ
3.Phát triển năng lực
- Tư duy, hợp tác, tổng hợp, suy luận, trình bày
II. Phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Ứng dụng công nghệ thông tin
- Khai thác bản đồ, lược đồ ..
- Làm việc nhóm, trao đổi, thảo luận, trình bày ý kiến, vấn đáp...
III. Phương tiện dạy học
 - Bản đồ Phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới
 - Máy tính trình chiếu các đoạn videoclip về các đô thị lớn trên thế giới 
IV. Tiến trình dạy học
1. Khám phá
- GV yêu cầu HS xem 1 đoạn videoclip về sự đông đúc dân cư của các thành phố cho biết : Nguyên nhân dân cư tập trung ở các thành phố lớn ? Từ đó suy ra tình hình phân bố dân cư thế giới 
- Sau khi HS trả lời, GV sẽ dẫn dắt HS vào bài, giao nhiệm vụ cho HS làm bài thực hành
2. Thực hành/Luyện tập
Bài tập 1
Xác định trên bản đồ các khu vực thưa dân và đông dân của thế giới
* Hoạt động1 : Xác định trên bản đồ các khu vực thưa dân và đông dân của thế giới (Cá nhân/Cả lớp) - 15 phút
- Bước 1 : GV yêu cầu HS đọc bản đồ Phân bố dân cư thế giới, dựa vào bảng 22. (Tình hình dân số một số nước và khu vực trên thế giới, trang 87 SGK địa lí 10) xác định khu vực nào có mật độ dân số
 + Dưới 10 người/km2
 + Từ 50-100người/km2
 + Từ 101-200 người/km2
 + Trên 200 người/km2
+ Khu vực có mật độ dân số cao :
+ Khu vực có mật độ dân số thấp : 
- Bước 2 : GV gọi 1-3 HS chỉ trên bản đồ thế giới các đối tượng vừa tìm. GV chuẩn lại kiến thức
- Bước 3 : GV có thể tổng kết phần này như sau
Dân cư trên thế giới phân bố không đều, đại bộ phận cư trú ở Bắc Bán Cầu.
+ Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Châu Âu...
+ Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở cực lục địa Á - Âu.
+ Các khu vực thưa dân: Châu Đại Dương, Bắc và Trung Á, Bắc Mĩ (Canada), Amadôn (Nam Mĩ), Bắc Phi...
Bài tập 2
Tại sao lại có sự phân bố không đồng đều như vậy 
* Hoạt động 2 : Thảo luận - Tại sao dân cư thế giới phân bố không đều (Cặp/Nhóm) – 20 phút
- Bước 1 : GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học thảo luận các câu hỏi sau
+ Các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố dân cư ? 
+ Phân tích từng nhân tố ảnh hưởng tới phâ bố dân cư
+ Nhân tố nào có ý nghĩa quyết định
- Bước 2 : Đại diện nhóm lên trình bày, GV chuẩn kiến thức 
Bước 3 : GV có thể tổng kết phần này như sau
 Sự phân bố dân cư không đều là do tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội.
 - Nhân tố tự nhiên: Những nơi có khí hậu phù hợp với sức khỏe con người , điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các hoạt động sản xuất à dân cư đông đúc (các vùng khí hậu ôn hòa , ấm áp ;châu thổ các con sông ; các vùng đồng bằng địa hình bằng phẳng , đất đai mầu mỡ). Những nơi có khí hậu khắc nhiệt ( nóng lạnh hoặc mưa nhiều quá), các vùng núi cao à dân cư thưa thớt.
- - Nhân tố kinh tế - xã hội :
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất à thay đổi phân bố dan cư .
+ Tính chất của nền kinh tê . Ví dụ : Hoạt động công nghiệp à dân cư đông đúc hơn nông nghiệp.
+ Lịch sử khai thách lãnh thổ : Những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vưc mới khai thác.
Trong các nhân tố thì trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định
Ví dụ 2:
Tiết 33- Bài 30 : THỰC HÀNH VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC, DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA
Nội dung thực hành
 Dựa vào bảng số liệu : 
Sản lượng lương thực và dân số cả một nước trên thế giới, năm 2002
Nước 
Sản lượng lương thực (triệu tấn)
Dân số (triệu người)
Trung Quóc
401.8
 1287.6
Hoa Kì
299.1
287.4
Ấn Độ
222.8
1049.5
Pháp
69.1
59.5
Inđônêxia
57.9
217.0
Việt Nam
36.7
79.7
Toàn thế giới
2032.0
6215.0
1. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực và dân số của các nước trên ?
Vẽ biểu đồ có 2 trục tung, một trục thể hiện số dân (triệu người) và một trục thể hiện sản lượng lương thực (triệu tấn).
2. Tính bình quân lương thực theo đầu người của thế giới và một số nước (kg/người). Nhận xét. 
Hướng dẫn thực hành
I. Xác dịnh mục tiêu bài học
 Học xong bài này, học sinh phải có được 
1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về địa lí cây lương thực 
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cột
- Biết cách tính bình quân lương thực theo đầu người(đơn vị : kg/người) và nhận xét từ số liệu đã tính toán
3. Định hướng phát triển năng lực
- Tư duy, hợp tác, trình bày
II. Phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Khai thác bảng số liệu, biểu đồ...
- Làm việc nhóm, trao đổi, thảo luận, trình bày suy nghĩ ... 
III. Phương tiện dạy học
 - Thước kẻ, bút chì, bút màu
 - Máy tính cá nhân
 - Biểu đồ vẽ sẵn
IV. Tiến trình dạy học
 1. Khám phá
 - Gv cho HS quan sát biểu đồ vẽ sẵn cho biết : bằng cách nào ta có thể lập được biểu đồ. 
 - Sau khi HS trả lời, GV sẽ dẫn dắt HS vào bài, giao nhiệm vụ cho HS làm bài thực hành
2. Thực hành/Luyện tập
Bài tập 1
Vẽ biểu đồ đồ cột thể hiện sản lượng lương thực và dân số của các nước
 * Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS cách vẽ biểu đồ (Cá nhân /Cả lớp).
- Bước 1 : Vẽ 2 trục tọa độ (trục tung) - thể hiện số dân (triệu người) và thể hiện sản lượng lương thực (triệu tấn) 
- Bước 2 : Trục hoành thể hiện các nước – Trung Quốc, Hoa kì, Ấn Độ, Pháp, Inđonêxia, Việt Nam...
- Bước 3 : Mỗi nước vẽ 2 biểu đồ cột, một cột thể hiện dân số, cột kia thể hiện
 sản lượng lương thực.
 - Bước 4 : Ghi chú giải, tên biểu đồ
* Hoạt động 2 : HS tự vẽ biểu đồ
- Bước 1 : HS tự vẽ biểu đồ (Cá nhân)
- Bước 2 : GV yêu cầu 1-2 HS lên bảng vẽ biểu đồ, cả lớp chú ý, bổ sung 
- Bước 3 : GV nhận xét biểu đồ
- Bước 4 : GV cho HS xem biểu đồ vẽ sẵn để đối chiếu 
Bài tập 2
Tính bình quân lương thực theo đầu người của thế giới và một số nước. Nhận xét
* Hoạt động 3 : Tính bình quân lương thực theo đầu người của thế giới và một số nước (Cá nhân/cả lớp) 
- Bước 1 : GV yêu cầu HS nên cách tính bình quân lương thực đầu người theo 
- Bước 2 : HS áp dụng công thức để tính :
 Bình quân lương thựcđầu người = Sản lượng lương thực cả năm/Dân số trung bình cả năm (Đơn vị : kg/người)
- Bước 3 : GV gọi 1-2 HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
* Hoạt động 4: Nhận xét bình quân lương thực đầu người của thế giới và một số nước (Cặp/Nhóm)
- Bước 1 : GV yêu cầu HS dựa kết quả đã tính, thảo dựa vào các ý sau 
+ Những nước dân số đông
+ Những nước có sản lượng lương thực lớn
+ Những nước có bình quân lương thực đầu người cao nhất
+ Bình quân lương thực đầu người của Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt nam . Giải thích 
- Bước 2 : Đại diện nhóm lên trình bày, cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung, GV 
chuẩn kiến thức 
+ Những nước dân số đông : Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì và Inđônêxia
+ Những nước có sản lượng lương thực lớn : Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ
+ Những nước có bình quân lương thực đầu người cao nhất, gấp 3,5 lần bình quân lương thưc đầu người của toàn thế giới : Hoa Kì, Pháp
+ Trung Quốc và Ấn Độ có sản lương thực đầu người cao nhưng vì số dân nhiều nhất thế giới nên bình quân lương thực đầu người thấp hơn mức bình quân lương thưc đầu người của toàn thế giới , Inđônêxia có sản lượng lương thực ở mức cao nhưng do dân đông nên bình quân lương thực đầu người ở mức thấp.
+ Việt Nam tuy là nước đông dân (thứ 13 thế giới song có sản lượng lương thực ngày càng gia tăng nên bình quân lương thực đầu người loại khá.
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
* Áp dụng trong giảng dạy và học tập
	Sau quá trình áp dụng tại các lớp khối 10 của trường THPT Nguyễn Viết Xuân, tôi khẳng định rằng các giải pháp trong sáng kiến sẽ có tính khả thi áp dụng trong giảng dạy, học tập ở tất cả các cấp học. Đề tài đưa ra có ý nghĩa khoa học và thực tiến cao.
Các giải pháp nêu trong đề tài có thể áp dụng trong giảng dạy Địa lí cả ba khối lớp 10,11,12. Tùy nội dung từng phần, từng bài, từng chương, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt với các dạng bài thực hành khác nhau thì giờ học sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
* Về phía giáo viên
- Cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, xác định rõ mục tiêu bài học để lựa chọn cách tổ chức giờ dậy hợp lí, hiệu quả.
- Tạo tâm lí thoải mái cho học sinh thì giờ học mới có hiệu quả.
- Phải chủ động tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ tin học của mình.
- Tích cực sử dụng giáo án điện tử khi dạy các bài thực hành
- Giáo viên nên sử dụng tối đa các phương tiện đồ dùng dạy học như bản đồ, lược đồ, phiếu học tập, máy chiếu.
- Ngoài các phương pháp dạy thực hành địa lí đặc trưng giáo viên cần kết hợp các phương pháp khác, tăng cường kiểm tra đánh giá.
* Về phía học sinh
- Cần có ý thức học tập đúng đắn bộ môn.
- Học sinh phải có những kĩ năng ban đầu cần thiết như xác định phương hướng trên bản đồ, hiểu được ý nghĩa tỉ lệ bản đồ, các kí hiệu trên bản đồ... có sự chuẩn bị trước ở nhà các dụng cụ học tập cần thiết như máy tính bỏ túi, com pa, thước kẻ, thước đo góc
* Về phía nhà trường: 
- Nhà trường, tổ chuyên môn, nhóm bọ môn cần có những chuyên đề, thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, đặc biệt với accs bài thực hành. 
* Về phía Sở Giáo dục và đào tạo: 
- Cần tăng cường việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thong tin trong giảng dạy. 
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
- Đề tài đã chỉ ra những bước cơ bản cụ thể khi dạy bài thực hành, đề cập tiến trình dạy bài thực hành ra sao, với từng dạng bài thực hành thì các phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, hướng tới việc hình thành kỹ năng kỹ xảo cho học sinh. Học sinh được thực hành, luyện tập. Học đi đôi với hành từ đó tăng sự hứng thú học tập của học sinh và nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy bộ môn.
- Đề tài cũng chỉ ra các kỹ năng cơ bản Địa lí cần được hình thành cho học sinh lớp 10 và chỉ ra cách thức tiến hành để dạt được kỹ năng đó cho học sinh.
- Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng các phương pháp của đề tài, tôi nhận thấy: Hầu hết các em HS đã có nhiều hứng thú hơn với các bài học thực hành địa lí . Các em đã có thể giải quyết khá chính xác, nhanh chóng, nhuần nhuyễn các dạng bài tập trong các bài học thực hành mà trước đây đối với các em vốn rất khó khăn. Đặc biệt, từ các khâu tìm hiểu bài tập cho đến các bước thực hiện bài tập, các kĩ năng về biểu đồ các em đều khá thành thạo, nhất là với một số dạng bài tập khó, phức tạp, tưởng chừng chưa thể giải quyết nhanh chóng. Vậy mà qua sự hướng dẫn của GV theo phương pháp của đề tài này, các em đã thực hiện tương đối tốt, giờ thực hành trở nên thiết thực vì các em có cơ hội luyện tập nhiều hơn được sửa chữa kịp thời nên điểm số ngày càng được cải thiện.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp dạy các bài thực hành trong chương trình địa lí 10 ban cơ bản đã giúp tôi dễ dàng hơn khi soạn giáo án và tổ chức các giờ lên lớp như chỉ đạo, định hướng, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động nhận thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. 
 Ý thức được vai trò của bài thực hành và phương pháp dạy thực hành, tôi đã tích cực ứng dụng trong năm học vừa qua và thu được kết quả như sau : 
* Kết quả điều tra việc học tập Địa lí ở một số lớp áp dụng sáng kiến như sau:
Lớp
Số lượng 
học sinh
Số học sinh hứng thú với môn học
Số học sinh biết làm tốt bài thực hành
Đầu năm
(20/9/2019)
Giữa kì II
Đầu năm
(20/9/2019)
Giữa kì II
10A1
36
12
28
11
29
10D1
38
12
30
11
31
	Khi chưa áp dụng sáng kiến, số học sinh có hứng thú với môn học và số học sinh biết làm tốt các bài thực hành còn rất ít. Sau khi áp dụng sáng kiến, học sinh được giáo viên hướng dẫn cách xwrlis số liệu, cách vẽ, cách nhận xét bảng số liệu và biểu đồ các em đã hứng thú hơn với môn học và đạt kết quả cao hơn trong các bài kiểm tra. 
	Trên 90% học sinh lớp 10A1, 10 D1 do tôi giảng dạy đều biết cách xử lí tốt các bài thực hành.
* Kết quả thực nghiệm ở một số lớp
	Lớp 10A1, 10D1 là lớp tôi thực hiện dạy thực nghiệm bằng cách hướng dẫn làm bài thực hành chi tiết, cụ thể, sử dụng giáo án điện tử. Tôi tiến hành khảo sát, đánh giá cụ thể ở một số bài: Bài 25: Thực hành: Phân tích bản đồ phân bố dân c trên thế giới; Bài 28: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia.
	Lớp 10A3, 10A5 với những bài trên tôi dạy học bằng các phương pháp dạy học thông thường, không vận dụng giáo án điện tử và các biểu đồ minh họa.
	Sau mỗi bài, tôi đều kiểm tra đánh giá và tổng hợp thành kết quả chung (chia đều và lấy bình quân) như sau:
Lớp
Sĩ số
Kết quả thực nghiệm
 Yếu
 TB
Khá 
 Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10 A3 (Lớp đối chứng)
37
3
8,1
17
45,9
15
40,5
2
5,4
10 A5 (Lớp đối chứng)
32
3
9,3
14
43,4
13
40,6
1
3,1
10A1 (Lớp thực nghiệm)
36
0
0
8
22,2
20
55,6
8
22,2
 10D1 (Lớp thực nghiệm)
38
0
0
7
18,4
21
55,3
10
26,3
Nhận xét
Lớp áp sụng SK
% số HS đạt điểm yếu, TB thấp hơn hẳn so với lớp đối chứng
% số HS đạt điểm khá, giỏi cao hơn lớp đối chứng
	Như vậy, khi giáo viên á dụng các giải pháp mới vào giờ dạy thực hành, khả năng tiếp thu và nhớ bài học của học sinh lâu hơn, tăng hứng thú học tập, kết quả học tập đã tăng lên rõ rệt. 
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
Số 
TT
Tên tổ chức/
cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Học sinh lớp 10 A1
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân
Dạy học các bài thực hành bằng giáo án điện tử và các thao tác cụ thể (Bài 25, 30)
2
Học sinh lớp 10 D1
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân
Dạy học các bài thực hành bằng giáo án điện tử và các thao tác cụ thể (Bài 25, 30)
Vĩnh Tường, ngày 12 tháng 02 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh Tường, ngày 14 tháng 02 năm 2020
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh Tường, ngày 10 tháng 02 năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Nguyệt

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_g.docx
Sáng Kiến Liên Quan