SKKN Dạy học chủ đề “Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật” Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT

Các bước xây dựng kiểm tra đánh giá năng lực

- Bước 1: Xác định chuẩn – điều HS cần và có thể thực hiện. Có các loại chuẩn:

+ Chuẩn nội dung: Miêu tả những gì người học phải biết hoặc có thể làm được trên cơ sở một đơn vị nội dung của một môn học hoặc hai môn học gần nhau.

+ Chuẩn quá trình: Miêu tả những kĩ năng mà HS phải rèn luyện để cải thiện quá trình học tập – đó là những kĩ năng cơ bản để áp dụng cho tất cả các môn học.

(Ví dụ: HS có thể tìm được và đánh giá được những thông tin liên quan đến môn học).

+ Chuẩn giá trị: Miêu tả những phẩm chất mà HS cần rèn luyện trong quá trình học tập.

- Bước 2: Xác định nhiệm vụ.

Nhiệm vụ là một bài tập được thiết kế đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã xác định ở bước 1 (chuẩn) và giải quyết những thách thức trong thực tế. Các kiểu nhiệm vụ:

+ Câu hỏi – bài tập ngắn.

+ Bài tập lớn, truyện ngắn, bài thơ, báo cáo thí nghiệm, báo cáo khoa học

- Bước 3: Xác định các tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ.

+ Tiêu chí: Là những chỉ báo/chỉ số mô tả những dấu hiệu đặc trưng của việc hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Một tiêu chí tốt phải đáp ứng các yêu cầu:

• Được phát biểu rõ ràng, dễ hiểu;

• Ngắn gọn;

• Quan sát được;

• Mô tả được hành vi.

- Bước 4: Xây dựng thang điểm.

+ Thang điểm mô tả hoặc đưa ra các chỉ số thực hiện, chỉ từng mức độ hoàn thành nhiệm vụ tương ứng với các tiêu chí.

+ Có hai loại phiếu đánh giá: phiếu đánh giá định tính và phiếu đánh giá định lượng:

• Phiếu đánh giá định tính: Cho phép đánh giá thực hiện nhiệm vụ nói chung, không đi sâu vào từng chi tiết. Phiếu đánh giá này giúp GV chấm bài nhanh, phù hợp với các kì đánh giá tổng kết.

• Phiếu đánh giá định lượng: Chia nhiệm vụ thành các bộ phận tách rời nhau. GV định giá trị (bằng điểm số) cho những bộ phận đó. Phiếu đánh giá này mất nhiều thời gian hơn vì phải phân tích từng kĩ năng, từng đặc trưng khác nhau trong bài làm của HS nhưng lại cho phép thu được nhiều thông tin phản hồi hơn phiếu đánh giá định tính.

 

doc32 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học chủ đề “Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật” Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?
+ Làm thế nào để vi sinh vật sinh trưởng nhanh nhất?
+ Tình hình sản xuất sản phẩm trong khu vực địa phương như thế nào?
+ Làm thế nào để phát triển sản phẩm thương mại hóa
- Từ đó học sinh đưa ra các nhiệm vụ cần thực hiện
- Căn cứ vào chủ đè học tập, hướng dẫn của giáo viên, viết các nhiệm vụ cần thực hiện
- Lập bảng kế hoạch dự án:
+ Thu thập thông tin
+ Điều tra, khảo sát về sản phẩm tại địa phương
+ Thảo luận, xử lí thông tin
+ Viết báo cáo và làm ra sản phẩm
+ Chiến lược tuyên truyền sản phẩm
- Học sinh chia sẻ, lựa chọn sản phẩm theo sở thích và khả năng của bản thân.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và làm ra sản phẩm (thực hiện ở nhà trong 2 tuần).
Thu thập thông tin
- Điều tra khảo sát về sản phẩm tại địa phương
Theo dõi hướng dẫn các nhóm thiết kế phiếu điều tra, câu hỏi phỏng vấn, kỉ năng giao tiếp, kỉ năng ghi chép thông tin vào sổ tay dự án, kỉ năng thu thập thông tin từ Internet
- Thực hiện nhiệm vụ theo bản kế hoạch
Xử lí thông tin, lập dàn ý báo cáo
Cố vấn, giúp đỡ các nhóm trong việc tìm hiểu cơ sở khoa học, xây dựng quy trình thực hiện
- Trao đổi về cơ sở khoa học, quy trình thực hiện làm ra sản phẩm
- Chia sẽ ý tưởng tuyên truyền sản phẩm, (Làm poster, dán nhãn mác nguồn gốc xuất xứ, làm video quảng cáo, làm tiếp thị phân phối, gian hàng trưng bày.)
Hoàn thiện sản phẩm
- Theo dõi tiến độ thực hiện, hỗ trợ học sinh trong việc tìm kiếm nguyên liệu
Làm ra sản phẩm, (Tương, sữa chua, dưa muối, rượu nếp, rượu cần, măng muối chua)
- Thiết kế sản phẩm tuyên truyền (Poster, nhãn sản phẩm, video, đội ngũ tiếp thị)
Bước 3: Báo cáo kết quả (Thực hện trên lớp)
Báo cáo kết quả
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả và phản hồi
- Gợi ý các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Các nhóm báo cáo kết quả:
+ Trưng bày sản phẩm
+ Thuyết trình về sản phẩm. (Có thể trình bày kết hợp sản phẩm tuyên truyền)
- Tham gia phản hồi về sản phẩm, phần trình bày của nhóm bạn
- Ghi lại kiến thức tổng hợp của mỗi nhóm vào vở
Đánh giá quá trình thực hiện dự án
- Phát phiếu đánh giá cho các nhóm
- Tổ chức cho các nhóm đánh giá lẫn nhau
- Tuyên dương cá nhân, nhóm làm tốt
- Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau
Rút ra bài học kinh nghiệm
- Yêu cầu học sinh nêu ra những điều các em đã làm tốt trong dự án, những điều các em có thể làm tốt hơn
- Học sinh chia sẻ, lắng nghe và rút kinh nghiệm
Công cụ đánh giá:
- Phiếu đánh giá chất lượng sản phẩm
- Bảng Rubric đánh giá năng lực trong quá trình thực hiện dự án
Hoạt động 10: Mở rộng kiến thức
- Hiện nay tình trạng ô nhiễm rác thải sinh hoạt đang là vấn đề nổi bật ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Em hãy kể ra những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt. Cần có biện pháp gì để xử lí?
- Hiện nay, người ta có thể dùng công nghệ gen để tác động vào bộ gen của vi sinh vật, biến chúng thành những công cụ đắc lực để phục vụ cho đời sống con người. Em hãy kể ra một số thành tựu vi sinh vật biến đổi gen và ứng dụng của chúng trong thực tiễn.
5. Kiểm tra, đánh giá
5.1. Bài tập 1
Nguồn gốc của bánh mì
Con người bắt đầu biết về sự tồn tại của bánh mì cũng là một sự tình cờ, cũng như con người ngày xưa con người bắt đầu biết nấu ăn do vô tình sét đánh trúng tạo thành lửa và thịt sau khi nấu chín được người nguyên thủy cảm thấy dễ ăn hơn so với thịt sống. Và cũng từ sự tình cờ đó mà con người biết đến bánh mì sau khi nhặt hạt của cỏ dại cho vào nước và trộn lại rồi rót lên các mặt phẳng để nấu. Vậy là việc làm bánh được được biết đến như thế. Tuy nhiên, bánh mì thời đó rất cứng và khô. Qua thời gian cách thức làm bánh cũng có sự thay đổi và trở nên dễ dàng hơn khi con người sử dụng than hồng hoặc củi lửa để nướng bánh. Khoảng 1000 năm trước công nguyên quá trình lên men đã được phát hiện. Người ta tin rằng một số bột bánh mì để lâu bên ngoài thì sẽ có các bào tử nấm men tự nhiên, gây ra quá trình lên men. Điều này làm cho bột nở ra, có bong bóng khí. Sau đó kỉ thuật làm bánh mì ngày càng phát triển. Nhưng tưởng nguồn gốc bánh mì sẽ xuất xứ từ một nước châu Âu như Anh hoặc Pháp, nhưng những công dân ai cập cổ mới là những người đầu tiên biết nướng bánh với men mà họ thường sử dụng để làm bia. Vì lẽ đó, bánh mì cũng được xem là loại bánh xuất hiện sớm nhất trên thế giới.
	Ngày nay, nấm men được sử dụng trong sản xuất bánh mì là nấm Saccharomycescerevisiae. Đây là loại vi sinh vật có khả năng sử dụng đường Glucozo, galactozo, saccarozo, Mantozo, glycerol như nguồn cacbon, sử dụng axit amin và muối amoni như nguồn nito. Nấm men chuyển hóa đường trong bột mì thành cồn và CO2 theo phương trình:
 Nấm men
	 C6H12O6 2CO2 + 2C2H5OH + Q (năng lượng)
Câu hỏi 1: Trong các hạt cỏ dại có thành phần nào con người cần cho việc làm bánh mì?
	Câu hỏi 2: Sự khác biệt lớn nhất khi bánh mì có nấm men và bánh mì không có nấm men là gì?
	Câu hỏi 3. Vì sao bánh mì có nấm nen lại mềm và xốp hơn?
	Câu hỏi 4. Nấm men trong bánh mì thuộc kiểu dinh dưỡng nào?
	A. Quang tự dưỡng B. Hóa tự dưỡng 
 C. Quang dị dưỡng D. Hóa di dưỡng
	Câu hỏi 5. Hãy điền hợp chất được hình thành thay cho chữ X trong sơ đồ sau:
 Nấm men
	Đường X + CO2 + Năng lượng (ít)
	A. Etanol B. Axit lactic C. Axit axetic D. H2O
5.2. Bài tập 2. Hãy đọc thông tin về penicillin và quá trình lên men sản xuất penicillin và trae lời các câu hỏi phía dưới.
	 Penicillin và quá trình lên men sản xuất penicillin
	Trước khi chuẩn bị nghỉ hè (1928) thông thường phòng thí nghiệm sẽ được vệ sinh thật sạch sẽ vì kì nghỉ thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng, nhưng Alexander Fleeming đã quên không dọn dẹp. Trở về sau kì nghỉ, ông thấy một vài đĩa dùng để nuôi cấy vi khuẩn đã bị mốc. Trước khi vứt bỏ chúng, ông phát hiện thấy mốc ở trên đĩa đã tiêu diệt mẻ vi khuẩn mà ông nuôi cấy tại đó: Hộp petri nuôi Staphylocococus bị nhiễm nấm mốc penicillium notatum có xuất hiện hiện tượng vòng vi khuẩn bị tan xung quanh khuẩn lạc nấm. Khi ông cấy nấm mốc trên thử nghiệm lại trên một số vi khuẩn gây bệnh khác thì vẫn thấy hiện tượng tương tự xảy ra. Từ đó, ông kết luận là nấm mốc đã tiết ra môi trường một chất nhất định làm tan vi khuẩn và ông đã sử dụng ngay giống nấm penicillium để đặt tên cho kháng sinh này (1929).
	Công trình khoa học của Fleming ngay lập tức thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Gần như đồng thời, nhiều phòng thí nghiệm ở các nước đều triển khai nghiên cứu thu nhận penicillin và chỉ sau khoảng thời gian ngắn các nhà khoa học Mỹ đã triển khai lên men thành công penicillin bằng phương pháp lên men bề mặt (1931). Tuy nhiên, cũng trong khoảng thời gian đó, mọi nỗ lực nhằm tách và tinh chế penicillin từ dich lên men đều thất bại do không bảo vệ được hoạt tính kháng sinh của chế phẩm tinh chế. Năm 1938 ở Oxford, Emst Boris Chain và Howava Walter Floray đã tiếp tục triển khai nghiên cứu này. Các ông đã tinh chế được một lượng lớn penicillin (1939) đủ để thử nghiệm trên các loạt động vật thí nghiệm. Ngày 25/5/1940, penicillin đã được thử nghiệm rất thành công trên chuột và chính thức được dùng điều trị thành công trên người (1941) trong nỗ lực cuối cùng nhằm cứu sống các thương binh bị nhiễm khuẩn nặng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
	Phương pháp nuôi cấy penicillium bằng hệ lên men chìm được sử dụng nhiều từ những năm 1950 trở lại đây. Người ta thường dùng môi trường lỏng chứa cao ngô, glucozo, lactozo, hydrol, các muối amoni, photphat kali hoặc natri, các muối sunfat magie, natri, đồng làm môi trường nuôi cấy.
	Để thực hiện quá trình sản xuất penicillin số lượng lớn, sau khi chọn được giống penicillium mong muốn, người ta tiến hành nhân giống. Quá trình nhân giống bắt đầu từ giống có trong ống nghiệm. Trong các nhà máy, người ta đổ môi trường vào trong ống giống rồi dùng que thủy tinh đánh cho bào tử hòa trộn với môi trường, sau đó cho vào bình tam giác lắc đều rồi chuyển sang tủ ấm 30-370C. Nuôi ở điều kiện này cho đến khi bào tử nấm xuất hiện và phát triển đều khắp môi trường. Người ta cũng có thể nhân giống vào các bình lên men với dung tích từ 1 lít cho đến hàng ngàn lít. Khi thấy số lượng tế bào mới đạt được lớn nhất thì đưa chúng vào giai đoạn sản xuất (quá trình lên men).
	Kỹ thuật lên men chìm được áp dụng trong hầu hết các cơ sở sản xuất penicillin. Quá trình lên men được vận hành theo 2 pha. Pha đầu nuôi thu sinh khối trong khoảng 2-3 ngày, pha sau lên men thu sản phẩm. Nhiệt độ lên men pha đầu thường khống chế ở 300C, pha sau từ 22-250C. Tốc độ sục khí và khuấy trộn được điều chỉnh để duy trì nồng độ oxy hòa tan khoảng 30%. Dịch lên men ban đầu thường có pH khoảng 6,5-6,8; trong quá trình lên men thường khống chế pH ổn định trong khoảng 6,2-6,8. Nồng độ NH4+ thường khống chế khoảng 0,3-0,4 kg/m3. Chất phá bọt thường sử dụng là các loại dầu béo như: Mỡ lợn, dầu đậu tương, dầu vừng thời gian lên men mỗi mẻ thường kéo dài trong khoảng 144h- 180h
	Câu 1. Nấm penicillum thuộc kiểu dinh dưỡng nào?
	Câu 2.Vì sao hộp petri nuôi Staphylococcus bị nhiễm nấm mốc penicillium notatum có xuất hiện hiện tượng vòng vi khuẩn bị tan xung quanh khuẩn lạc nấm?
	Câu 3. Trong quá trình nuôi cấy penicillum có giai đoạn nhân giống và giai đoạn lên men. Các giai đoạn này sử dụng hình thức liên tục hay nuôi cấy không liên tục? vì sao?
	Câu 4. Để thu được lượng giống tối đa, người ta dừng nhân giống ở pha nào? Vì sao?
	Câu 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của penicillium trong bài viết trên là gì?
	Câu 6. Để thu được lượng sinh khối và sản phẩm lớn, người ta đã làm gì trong quá trình lên men?
	Câu 7. Hãy khoanh vào đúng hoặc sai với mỗi nhận định sau:
Nội dung
Đúng hoặc sai
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng khối lượng tế bào của quần thể
Đúng/Sai
Thời gian thế hệ là thời gian tính từ kho một tế bào sinh ra cho đến khi tế bào đó chết đi
Đúng/Sai
Nếu số tế bào E.coli ban đầu là 105 tế bào vi khuẩn. Cứ 20 phút tế bào đó phân đôi một lần thì sau 2 giờ, số lượng tế bào vi khuẩn này là 32.105
Đúng/Sai
Hình thức sinh sản phổ biến của các vi khuẩn là nảy chồi 
Đúng/Sai
Xà phòng rửa tay là chất diệt khuẩn
Đúng/ Sai
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm:
A. Câu hỏi, bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2 giờ là
A. 104 .23. B. 104 .24. C. 104 .25. D. 104 .26.
Câu 2.Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật đạt cực đại ở pha
A. tiềm phát. B. lũy thừa. C. cân bằng. D. suy vong.
Câu 3. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật đạt cực đại và không đổi theo thời gian ở pha
A. tiềm phát. B. lũy thừa. C. cân bằng. D. suy vong.
Câu 4. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối vi sinh vật tối đa nên dừng ở đầu pha
A. tiềm phát. B. lũy thừa. C. cân bằng. D. suy vong.
Câu 5. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, enzim cảm ứng được hình thành ở pha
A. tiềm phát. B. lũy thừa. C. cân bằng. D. suy vong.
Câu 6. Trong nuôi cấy không liên tục, vi khuẩn bắt đầu sinh trưởng ở pha
A. tiềm phát. B. lũy thừa. C. cân bằng. D. suy vong.
Câu 7. Trong nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng giảm dần ở pha
A. tiềm phát. B. lũy thừa. C. cân bằng. D. suy vong.
Câu 8. Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn chết vượt số tế bào mới được tạo thành ở pha
A. tiềm phát. B. lũy thừa. C. cân bằng. D. suy vong.
Câu 9. Loại bào tử sinh sản của vi khuẩn là
A. bào tử nấm. 	B. bào tử vô tính. 
C. bào tử hữu tính. 	D. ngoại bào tử.
Câu 10. Loại bào tử không phải bào tử sinh sản của vi khuẩn là
A. nội bào tử. 	B. ngoại bào tử. 
C. bào tử đốt. 	D. cả A, B và C.
Câu 11. Trong một quần thể vi sinh vật, ban đầu có 100 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2 giờ là
A. 3200. B. 1000. C. 10000. D. 6400.
Câu 12. Tế bào của một loài vi khuẩn có khối lượng trung bình 5.10-13 gam, cứ 20 phút trực phân 1 lần. Trong điều kiện nuôi cấy tối ưu, từ một cơ thể ban đầu để đạt tới khối lượng 5.109 tấn phải cần thời gian
A. 31 giờ. B. 310 giờ. C. 33 giờ. D. 330 giờ. 
Câu 13. Biết rằng n là số lần phân chia, N0 là số tế bào ban đầu. Công thức nào sau đây nói về sự tăng số lượng tế bào của vi sinh vật ?
A. N0 x 2 x n. B. N0 x 2n. C. N0 x 2n+1. D. N0 x 2n + 1.
Câu 14. Cho bảng số liệu về một loài vi khuẩn như sau:
Thời gian (phút)
Số lần phân chia
2n
Số tế bào của quần thể
0
0
1
1
30
1
2
2
60
2
4
4
90
3
8
8
Thời gian thế hệ (g) của loài vi khuẩn trên là
A. 90 phút. B. 60 phút. C. 30 phút. D. 22,5 phút.
Câu 15. Dạ dày- ruột ở người được xem là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật vì
A. Vi sinh vật liên tục phát triển trong dạ dày và ruột người.
B. Trong dạ dày - ruột ở người có nhiều chất dinh dưỡng.
C. Trong dạ dày - ruột thường xuyên được bổ sung dinh dưỡng và cũng thường xuyên thải ra ngoài các sản phẩm chuyển hóa vật chất cùng với các vi sinh vật.
D. Trong dạ dày - ruột ở người hầu như không có chất độc hại đối với vi sinh vật.
Câu 16. Một loài vi khuẩn có thời gian thế hệ là 30 phút, cấy 200 tế bào vào môi trường nuôi cấy thì thấy pha cân bằng đạt được sau 7 giờ với tổng số tế bào là 1638400. Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Quá trình nuôi cấy trên không có pha tiềm phát.
B. Quá trình nuôi cấy trên có pha tiềm phát kéo dài 30 phút.
C. Quá trình nuôi cấy trên có pha tiềm phát kéo dài 20 phút.
D. Quá trình nuôi cấy trên có pha tiềm phát kéo dài 40 phút.
Câu 17. Các hình thức sinh sản chủ yếu của tế bào nhân sơ là
A. sinh sản bằng nội bào tử, bằng ngoại bào tử.
B. sinh sản bằng phân đôi, bào tử đốt, nảy chồi.
C. sinh sản nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính.
D. sinh sản bằng nội bào tử, nảy chồi.
Câu 18. Các hình thức sinh sản chủ yếu của vi sinh vật nhân thực là
A. phân đôi, nội bào tử, ngoại bào tử.
B. phân đôi, ngoại bào tử, bào tử vô tính, bào tử hữu tính.
C. phân đôi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính, tiếp hợp.
D. nội bào tử, ngoại bào tử, bào tử vô tính, bào tử hữu tính.
Câu 19. Nuôi cấy vi khuẩn uốn ván trong ống nghiệm sau đó đun nóng ở 800C trong 10 phút; rồi lấy dịch nuôi cấy này trang đều trên đĩa thạch thì vẫn thấy vi khuẩn uốn ván phát triển. Phát biểu nào sau đây đúng về hiện tượng trên?
A. Ở nhiệt độ cao vi khuẩn uốn ván hình thành bào tử sinh sản khi gặp điều kiện thuận lợi trên đĩa thạch thì bào tử nảy mầm phát triển.
B. Ở nhiệt độ cao vi khuẩn uốn ván vẫn phát triển bình thường.
C. Nhiệt độ 800C không gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi khuẩn uốn ván.
D. Ở nhiệt độ cao vi khuẩn uốn ván hình thành nội bào tử khi gặp điều kiện thuận lợi trên đĩa thạch thì bào tử nảy mầm phát triển.
Câu 20. Trong quá trình phân bào của vi khuẩn, sau khi tế bào tăng kích thước, khối lượng, màng sinh chất gấp nếp tạo thành hạt
A. ribôxôm. B. lizôxôm. C. gliôxixôm. D. mêzôxôm.
Câu 21. Xạ khuẩn sinh sản bằng
A. nội bào tử. B. ngoại bào tử. C. bào tử đốt. D. bào tử vô tính.
Câu 22. Đặc điểm của các bào tử sinh sản của vi khuẩn là
A. không có vỏ, màng, hợp chất canxiđipicôlinat.
B. có vỏ, màng, hợp chất canxiđipicôlinat.
C. có màng, không có vỏ, có canxiđipicôlinat.
D. có màng, không có vỏ và canxiđipicôlinat.
Câu 23. Trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật, các nguyên tố C, H, O, N, S, P có vai trò
A. là nhân tố sinh trưởng.	B. cấu tạo nên thành phần tế bào vi sinh vật.
C. cân bằng hóa thẩm thấu.	D. hoạt hóa enzim.
Câu 24. Cơ chế tác động của các hợp chất phênol là
A. ôxi hóa các thành phần tế bào. 
B. bất hoạt prôtêin.
C. diệt khuẩn có tính chọn lọc. 
D. làm biến tính các prôtêin, các loại màng tế bào.
Câu 25. Cơ chế tác động của các loại cồn là
A. làm biến tính các loại màng.
B. ôxi hóa các thành phần tế bào. 
C. thay đổi khả năng cho các chất đi qua của lipit ở màng sinh chất.
D. diệt khuẩn có tính chọn lọc.
Câu 26. Cơ chế tác động của chất kháng sinh là
A. diệt khuẩn có tính chọn lọc. 
B. ôxi hóa các thành phần tế bào. 
C. gây biến tính các prôtêin. 
D. làm bất hoạt prôtêin.
Câu 27. Các hợp chất sau không được dùng để diệt khuẩn trong y tế
A. kháng sinh. 	 	 B. cồn. 
C. iot. 	 D. các hợp chất kim loại nặng.
Câu 28. Các tia tử ngoại có tác dụng
A. đẩy mạnh tốc độ các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật.
B. tham gia vào các quá trình thủy phân trong tế bào vi khuẩn.
C. tăng hoạt tính enzim.
D. gây đột biến hoặc gây chết các tế bào vi khuẩn.
Câu 29. Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì
A. nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn.
B. nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại nên vi khuẩn không thể phân hủy được.
C. trong tủ lạnh, vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được.
D. ở nhiệt độ thấp, các vi khuẩn kí sinh bị ức chế.
Câu 30. Nấm men rượu sinh sản bằng
A. bào tử trần. B. bào tử hữu tính.
C. bào tử vô tính. D. nảy chồi.
B. Đáp án câu hỏi, bài tập trắc nghiệm:
1D
2B
3C
4C
5A
6B
7C
8D
9D
10A
11D
12A
13B
14C
15C
16B
17B
18C
19D
20D
21C
22D
23B
24D
25C
26A
27D
28D
29D
30D
C. Kết quả sau khi dạy học đạt được (qua bài kiểm tra trắc nghiệm) 
Lớp
TS học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
10C3
45
11
(24,4%)
20
(44,5%)
14
(31,1%)
0
0
10C4
43
11 
(25,6%)
15
(34,9%)
17
(39,5%)
0
0
10C5
40
10 
(25%)
19
(47,5%)
11
(27,5%)
0
0
10C6
43
14
(32,5%)
15
(34,9%)
14
(32,6%)
0
0
10C7
43
15
(34,9%)
11
(25,6%)
17
(39,5%)
0
0
Phần III. Kết luận:
Qua thời gian nghiên cứu viết sáng kiến và vận dụng nội dung vào giảng dạy tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Về giá trị khoa học – công nghệ (tính mới, tính sáng tạo):
Chủ đề “Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật” Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh là chủ đề quan trọng trong môn Sinh học đánh giá năng lực có tính mới và tính sáng tạo về mặt khoa học giáo dục dựa trên nội dung các nhóm năng lực cần hình thành và phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mới đây.
2. Về quy mô, phạm vi đã áp dụng:
Sáng kiến kinh nghiệm chủ đề “Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật ” Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT. Tác giả đã được giáo viên bộ môn Sinh học tại các trường THPT Quỳ Châu đã áp dụng có hiệu quả cao, qua đó giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và điều chỉnh bản thân khi tham gia học tập một cách tích cực hơn.
3. Nhận xét khả năng áp dụng mở rộng của công trình:
Công trình sáng kiến kinh nghiệm chủ đề “Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật” Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT. Có thể áp dụng trong phạm vi cấp học THPT của bộ môn Sinh học cho mọi HS trong cả nước vì chủ đề bám sát nội dung cơ bản, vận dụng kiến thức thực tế chương trình đối mới Giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Nhận xét về những nội dung khác:
Hình thức trình bày đẹp, rõ ràng, khoa học.
5. Tính hiệu quả của đề tài được kiểm chứng trong phần thực nghiệm sư phạm.
Chúng tôi cũng đã cố gắng tìm tòi và đúc rút kinh nghiệm nhưng cũng không tránh khỏi thiếu sót, để đề tài ngày càng hoàn thiện và vận dụng dạy học có hiệu quả hơn, rất mong được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của các quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. 
Xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Sinh học 10, nhà xuất bản giáo dục Việt nam. Nguyễn Thành Đạt (Tổng Chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Trần Dụ Chi-Trịnh Nguyên Giao-Phạm Văn Ty.
2. Sách giáo viên Sinh học 10, nhà xuất bản giáo dục. Nguyễn Thành Đạt (Tổng Chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Trần Dụ Chi-Trịnh Nguyên Giao-Phạm Văn Ty.
3. Bài giảng và lời giải chi tiết Sinh học 10, tác giả Phan Khắc Nghệ (Giáo viên Trường THPT chuyên Hà Tĩnh).
4. Luyện tập trắc nghiệm Sinh học 10 (Nhà xuất bản giáo dục), tác giả: Trần Văn Kiên.
5. Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa Sinh học 10, nhà xuất bản Đại học sư phạm. Tác giả: Lê Đình Trung ( chủ biên) Phương Phú Công- Nguyễn Thị Linh (Tháng 12/2012).
 6. Tài liệu bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II.
 7. Dạy học phát triển năng lực môn Sinh học trung học phổ thông. Tác giả: Đinh Quang Báo (Chủ biên)- Phan Thị Thanh Hội-Trần Thị Gái-Nguyễn Thị Việt Nga.
 Quỳ châu, tháng 03 năm 2021
 Tác giả: 

File đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_chu_de_sinh_truong_va_sinh_san_cua_vi_sinh_vat.doc
Sáng Kiến Liên Quan