SKKN Dạy học chủ đề Đất - Người bạn nhà nông - Công nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh
Bước 1: Xác định tên chủ đề và thời lượng chủ đề dạy học.
Bước đầu tiên là phân tích nội dung của chương trình để xác định chủ đề trọn
vẹn, từ chủ đề lớn có thể phân chia thành các chủ đề nhỏ hơn phù hợp cho việc dạy
học trên lớp.
Về thời lượng của 1 chủ đề dạy học: số lượng tiết cho một chủ đề nên có dung
lượng vừa phải (khoảng 2 đến 5 tiết) để việc biên soạn và tổ chức thực hiện khả
thi, đảm bảo tổng số tiết của chương trình của từng môn sau khi biên soạn lại có
chủ đề không vượt hoặc thiếu so với thời lượng quy định trong chương trình hiện
hành.
Bước 2: Xác mạch nội dung kiến thức và định mục tiêu của chủ đề dạy học.
7Để xác định mạch nội dung kiến thức của chủ đề, giáo viên cần nghiên cứu
sách giáo khoa và từ các bài học, căn cứ chuẩn kiến thức để xác định những nội
dung người học cần được học trong mỗi chủ đề. Mạch nội dung kiến thức thường
sẽ có 2 nhóm vấn đề chính là nhóm kiến thức cơ sở khoa học và nhóm kiến thức
vận dụng kiến thức cơ sở vào trong thực tiễn cuộc sống.
Bước 3: Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy (ma trận cấp độ tư duy).
Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng
để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
Bước 4: Thiết kế các câu hỏi/bài tập để sử dụng trong dạy học, kiểm tra đánh
giá chủ đề.
Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử
dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện
tập theo chủ đề đã xây dựng. Các câu hỏi/bài tập cần nhấn mạnh đánh giá theo
hướng đánh giá năng lực người học. Vì vậy, nội dung câu hỏi/bài tập có những
điểm khác biệt.
Bước 5: Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề.
Mỗi chủ đề có thể được thực hiện trong nhiều tiết khác nhau và dưới các hình
thức khác nhau. Trong kế hoạch thực hiện cần thể hiện rõ mỗi nội dung (mục đề)
được thực hiện dưới hình thức nào (trên lớp hay trong phòng thí nghiệm, thực
nghiệm vườn trường hay tại cơ sở sản xuất, địa phương, .) với thời gian bao nhiêu
tiết, thiết bị dạy học và học liệu, . Hình thức tổ chức trên lớp chủ yếu là các hoạt
động thảo luận nhóm, báo cáo kết quả hoạt động của cá nhân hay nhóm qua phiếu
học tập, các file PowerPoint, video, bài báo cáo, .
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học.
Thiết kế tiến trình dạy học bao gồm 5 hoạt động là: Khởi động/mở bài, hình
thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng.
- Hoạt động khởi động: với mục đích là kích thích hứng thú người học trước
khi học bài mới hoặc huy động các kiến thức học sinh đã có phục vụ cho việc học
kiến thức mới.
- Hoạt động hình thành kiến thức mới: học sinh được trải nghiệm và hợp tác,
8chia sẻ để học kiến thức mới của chủ đề, đồng thời qua đó rèn luyện và phát triển
các kĩ năng tự học cho học sinh.
- Hoạt động luyện tập và vận dụng: là 2 hoạt động giúp học sinh luyện tập các
kiến thức và kĩ năng đã học thông qua các câu hỏi/bài tập và vận dụng các kiến
thức vừa học được vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong thực tiễ.
- Hoạt động tìm tòi mở rộng: học sinh tiếp tục tìm hiểu và mở rộng kiến thức
ngoài những kiến thức đã học được.
Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chủ đề theo phương pháp dạy
học tích cực, học sinh cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi với
đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó. Việc
xây dựng các tình huống xuất phát cần phải đảm bảo một số yêu cầu:
- Tình huống xuất phát phải gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận và
đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng.
- Việc xây dựng tình huống xuất phát cần phải chú ý tạo điều kiện cho học
sinh có thể huy động được kiến thức ban đầu để giải quyết, qua đó hình thành mâu
thuẫn nhận thức, giúp học sinh phát hiện được vấn đề, đề xuất được các giải pháp
nhằm giải quyết vấn đề.
- Tiếp theo tình huống xuất phát là các hoạt động học như: đề xuất giải pháp
giải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; báo cáo, thảo luận; kết
luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức.
nhiễm. Đất bị ô nhiễm khi nồng độ chất độc hại trong đất vượt ngưỡng an toàn. Điều này làm mất đi khả năng tự làm sạch của đất. 1. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất tại Việt Nam Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam có khoảng 11 triệu ha, trong đó có 7 triệu ha đã sử dụng vào nông nghiệp, còn lại là trồng cây lâu năm, hàng năm. Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới cùng đứng trước thách thức lớn về vấn đề ô nhiễm môi trường đất và những ảnh hường to lớn do ô nhiễm đất. 37 2. Nguyên nhân ô nhiễm đất nông nghiệp Ô nhiễm đất nông nghiệp do việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp Việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp đã trở thành một phần không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên việc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật; bón phân không đúng cách; vứt rác thải bừa bãi ra đồng ruộng; cũng như các chất thải từ chăn nuôi đã gây ô nhiễm đất nông nghiệp; ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng nông sản; cũng như sức khỏe con người. Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), việc nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đang gia tăng một cách đáng báo động. Số lượng thuốc BVTV nhập khẩu từ 20.000 tấn năm 2005 lên đến gần 50.000 tấn năm 2014. Cả nước có khoảng 20.000 đại lý buôn bán thuốc BVTV, 97 nhà máy chế biến thuốc với khoảng 30.000 – 40.000 tấn/năm. Cùng với đó, số lượng phân bón cũng tăng đáng kể. Từ năm 1985 đến nay, số lượng phân bón tiêu thụ đã tăng tới 500%. Việt Nam hiện sử dụng khoảng 10 triệu tấn phân bón các loại mỗi năm. Tuy nhiên, kết quả điều tra của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam chỉ đạt 45 – 50%. Điều đó có nghĩa là nông dân cứ bón 100 kg phân urea hoặc NPK vào đất, chỉ có 45 – 50 kg phân là được cây trồng hấp thụ và cho ra sản phẩm nông sản phục vụ mục đích gieo trồng. Số lượng phân bón bị rửa trôi mà cây không hấp thụ được chính là một trong những nguồn gây ô nhiễm đất, một số loại phân bón có tồn dư axit, làm chua đất, giảm năng suất cây trồng và tăng độc tố trong đất. 38 Ngộ độc đất nông nghiệp do các hoạt động trong công nghiệp Công nghiệp ngày càng phát triển, lượng khí và hóa chất thải ra môi trường cũng ngày càng tăng. Tất cả các loại chất thải này đều có thể đi vào đất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua nước mưa. Các chất thải rắn từ các hoạt động sản xuất, xây dựng gây ô nhiễm đất nông nghiệp như: chất thải nhựa, chất thải kim loại,các kim loại nặng như thủy ngân, Cadmium, chì đều rất khó phân hủy và là những chất độc nguy hiểm.Các loại khí thải như Carbon dioxide (CO2), SO2, NO2 trong không khí gây hiện tượng mưa axit, gây chua đất. Ô nhiễm đất nông nghiệp do xả thải không đúng quy định Các chất thải công nghiệp và sinh hoạt không được phân loại và xử lý trước khi xả ra môi trường gây ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước; sau đó các chất này sẽ đi sâu vào đất và gây ô nhiễm đất. Hiện nay, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt ở nước ta vẫn còn yếu kém. Từ năm 2016 đến nay, hàng loạt các vụ xả thải sai quy định đã bị phát hiện điển hình như: Formosa Hà tĩnh hay Vedan trên sông Thị Vải; đã từng gây thiệt hại nặng nề cho ngành thủy hải sản nước ta thời điểm bấy giờ. 3.Hậu quả ô nhiễm môi trường đất Hậu quả của ô nhiễm đất là vô cùng nghiêm trọng, ảnh hướng rất lớn đến môi trường và tự nhiên. - Đất dễ bị xói mòn khi thảm thực vật bị phá hủy. Chất dinh dưỡng của đất bị mất đi do bị rửa trôi. - Đất dư thừa muối nhưng lại thiếu đi rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết để thực vật phát triển. - Sự xuống cấp hóa học: Hình thành các độc tố mạnh như Al3+, Fe2+ vượt quá ngưỡng cho phép ảnh hưởng lớn đến môi trường. 39 - Sự xuống cấp sinh học: Tỉ lệ khoáng mùn gia tăng nhưng không có sự bù đắp của các chất hữu cơ làm cho đất trở nên nghèo kiệt, giảm khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho sinh vật, giảm khả năng hấp thụ. Vì thế, dần mất đi sự đa dạng môi trường sinh vật trong đất. - Thay đổi tính chất và thành phần của đất: đất bị chua, cứng, thay đổi sự cân bằng dinh dưỡng do hàm lượng nito dư thừa trong đất quá nhiều. - Đất sẽ gây ra một số bệnh truyền nhiễm từ giun, sán, ký sinh trùng sẽ gây nên các bệnh nghiêm trọng về tiêu hóa, nhất là ở vùng nông thôn. - Các chất độc hại như kim loại nặng, nylon, chất phóng xạ không phân hủy được gây hư hại cho đất. Ô nhiễm đất nông nghiệp ảnh hưởng đến nông dân như thế nào? - Giảm năng suất - gây mất mùa:Ô nhiễm đất nông nghiệp làm giảm chất lượng đất, gây giảm năng suất cũng như chất lượng nông sản. Chất lượng nông sản giảm là nguyên nhân dẫn đến giảm giá trị; giảm lợi nhuận của bà con. Ngoài ra, một khi uy tín nông sản Việt đã bị giảm thì việc tìm đầu ra cho nông sản lại trở thành vấn đề nghiêm trọng. - Ảnh hưởng sức khỏe: Bà con nông dân là người làm việc, tiếp xúc trực tiếp với đất. Việc đất bị nhiễm độc sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bà con.Mặt khác, ở nhiều vùng nông thôn, chủ yếu vẫn sử dụng nguồn nước giếng khoan từ nguồn nước ngầm cho sinh hoạt. Do vậy, nguồn nước bị ô nhiễm chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà con và các thế hệ trẻ khu vực nông thôn. - Mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp: Ô nhiễm đất nông nghiệp còn làm biến mất cân bằng hệ sinh vật đất; gây biến đổi hệ sinh thái nông nghiệp. Nhiều loài sinh vật có lợi cho nông nghiệp cũng như các loài thiên địch có thể bị tuyệt chủng. Nếu điều đó xảy ra thì ngành sản xuất nông nghiệp chắc chắn sẽ bị suy yếu; ngày càng phụ thuộc vào hóa chất nhiều hơn. Một vòng luẩn quẩn phun thuốc - cải tạo - phun thuốc sẽ diễn ra; và nó chỉ kết thúc khi đất không còn khả năng canh tác nữa (tức bị bỏ hoang). 40 4. Hạn chế ô nhiễm đất nông nghiệp – Đảm bảo sức khỏe cho Đất - Hành động của mỗi chúng ta. Giảm thiểu rác thải ra môi trường đất. Biện pháp đầu tiên cần làm đó chính là hạn chế rác thải sinh hoạt ra ngoài môi trường đất. Đặc biệt, cần cấm tuyệt đối việc xả thải các loại chất thải chưa qua xử lý cẩn thận, chất thải sinh hoạt, chất hóa học ra ngoài gây ô nhiễm môi trường đất. Tăng năng suất nông nghiệp. Thực hiện tăng năng suất nông nghiệp bằng cách áp dụng nhiều loại gen chống chịu bệnh tật, sâu hại tốt, cho sản lượng cao để tránh việc phải sử dụng thuốc hóa học hàm lượng cao. Đồng thời, giúp các loại cây có khả năng chống chọi, thích nghi được với cả những dạng thời tiết cực đoan, duy trì tính phì nhiêu cho đất trồng. Nên áp dụng những phương pháp trồng cây đan xen giữa cây hàng năm và những cây lâu năm. Bảo vệ, cải thiện môi trường sống. Phải thường xuyên thực hiện cải thiện môi trường sống xung quanh và bảo vệ chúng luôn sạch sẽ. Hãy thực hiện giảm thiểu rác thải, loại bỏ các chất hóa học, phân khoáng để bảo vệ môi trường đất, nước. Áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn. Bên cạnh đó, cần áp dụng các biện pháp canh tác để chống xói mòn đất đai như: kết hợp canh tác nông – lâm – ngư nghiệp với các loại hình đa dạng; xây dựng mô hình trồng trọt – chăn nuôi hợp lý, xây dựng kênh tưới tiêu và thoát nước kịp thời. Tái chế các loại rác thải. Bên cạnh đó, cần biết cách phân loại rác và tái chế để bảo vệ môi trường. Các loại rác có thể tái chế như nhôm, nhựa, thủy tinh, thùng carton,..... Giảm sử dụng nhựa. Rác thải nhựa chính là loại rác thải khó phân hủy và hiện hữu ở khắp mọi nơi. Bạn nên tránh việc sử dụng nhựa, các sản phẩm từ nhựa như túi nilon, đồ dùng bằng nhựa, Bạn có thể thay thế chúng bằng cách đựng đồ đạc vào các thùng giấy, túi vải để bảo vệ môi trường. 41 Tuy nhiên quan trọng hơn cả vẫn là ý thức của người dân cần được nâng cao, vì thế cần phải thực hiện các công tác truyền thông đại chúng, tuyên truyền và phổ biến cho người dân những kiến thức căn bản về môi trường đất để trên cơ sở đó họ có trách nhiệm hơn về hành động của mình trong việc bảo vệ môi trường. SẢN PHẨM NHÓM 3 HIỆN TƯỢNG XÓI MÒN ĐẤT 1. Xói mòn đất trong canh tác nông nghiệp. Xói mòn đất là quá trình tự nhiên làm ảnh hưởng đất tất cả các dạng địa hình. Trong nông nghiệp, xói mòn đất là quá trình lớp đất mặt bị mang đi nơi khác do các yếu tố vật lý như nước và gió hoặc các yếu tố liên quan đến hoạt động trồng trọt. Xói mòn gia tăng có thể gây ra các vấn đề tại vị trí đó hoặc những nơi khác, tại vị trí xói món như làm giảm sản lượng nông nghiệp và phá vỡ hệ sinh thái, cả hai yếu tố này làm giảm độ phì của tầng đất mặt. 2. Tác động - Giảm sản lượng nông nghiệp và phá vỡ hệ sinh thái. - Làm giảm độ phì của tầng đất mặt, ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm như: độ chắc của hạt, trọng lượng riêng của hạt, các thành phần sinh hóa thay đổi, Trong một vài trường hợp, kết quả cuối cùng là sự sa mạc hóa. 42 - Đất bị xói mòn nên nghèo chất dinh dưỡng và trở nên hạn chế cho sinh trưởng phát triển của một số loại cây trồng. - Làm giảm khả năng luân canh, xen canh. 3. Nguyên nhân Trong khi xói mòn là một quá trình tự nhiên, các hoạt động của con người làm gia tăng tốc độ xói mòn lên 10-40 lần. Chặt phá rừng Chỉ trong vòng 50 năm trở lại đây, nước ta đã mất gần chục triệu hecta rừng. Độ che phủ của rừng năm 1943 là 42,6%, đến năm 1993 chỉ còn lại 27,7%. Riêng về rừng tự nhiên cả nước năm 1993 còn được 8,84 triệu hecta so với năm 1985 đã giảm 200.000 hecta, bình quân hàng năm giảm mất khoảng gần 30.000 hecta. Tình trạng mất rừng đó đã gây ra thiên tai và xói mòn nghiêm trọng, khí hậu nhiều nơi có nhiều biến động bất thường, tài nguyên nhiều vùng đã bị cạn kiệt, đất đai bị xói mòn thoái hoá gây trở ngại lớn đối với sản xuất và đời sống. Độ che phủ của rừng và rừng bị mất đi không chỉ gây ảnh hưởng tới môi trường mà cũng đánh mất luôn giá trị quý báu của nguồn tài nguyên đa dạng sinh học có khả năng tái sinh được của đất nước. Nương rẫy du canh Đồng bào các dân tộc ít người nước ta từ lâu đã có tập quán canh tác nương rẫy du canh. Hệ thống canh tác này ở thời điểm phát sinh vốn rất phù hợp với dân số còn ít ỏi, trình độ sản xuất còn thấp. Tuy nhiên sau này, với dân số tăng lên gấp nhiều lần, nương rẫy du canh không còn thích hợp được nữa do không có khả năng nuôi sống một số lượng lớn cư dân, bình quân đất thu hẹp khiến tốc độ quay vòng giữa các giai đoạn canh tác và giai đoạn bỏ hoá tăng lên, đất mau chóng bị mất độ phì nhiêu. Nương rẫy du canh trên đất dốc trồng cây hàng năm chủ yếu là hoa màu và lương thực: ngô, lúa, sắn... Canh tác bằng kỹ thuật đơn giản, không có các biện pháp bảo vệ đất gây xói mòn, rửa trôi cực kỳ nghiêm trọng. Mùa mưa hàng chục tấn đất màu trên một ha bị cuốn trôi vào mùa khô đất ở tầng mặt bị mất ẩm, gây nên chai cứng. 43 Chăn thả tự do Hình thức chăn nuôi rất phổ biến ở vùng núi là thả rông gia súc. Tập quán chăn thả tự nhiên hàng đàn gia súc trâu, bò, ngựa, dê của nhiều dân tộc ít người đã diễn ra từ lâu đời. Chỉ có 3-4 tháng ngày mùa người ta mới bắt gia súc về để cầy kéo hoặc chuyên chở ngô, lúa. Còn lại 8-9 tháng trong năm, đàn gia súc được tự do đi lại kiếm ăn không cần người trông coi. Chúng có gì ăn nấy, đi đâu phá đấy, giẫm đạp cây cối, phá huỷ đất đai, làm cho nhiều cánh rừng, nương lúa, bãi ngô bị hư hại, dần dà biến thành những trảng cỏ nghèo nàn, đất đai bị xói lở, chai cứng. Nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm cạn kiệt, gia súc càng đói khát. Do cây cỏ không bị mất ngay như đốt nương làm rẫy mà bị suy thoái dần dần, nhiều người lầm tưởng không gây tác hại gì nên tập quán chăn thả gia súc vẫn diễn ra. Chọn cách trồng không đúng Mỗi loài cây đòi hỏi một cách trồng khác nhau, chọn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật không phù hợp có khi không thu hoạch được gì mà còn làm hỏng đất đai môi trường, nhiều nơi thành hoang hoá. Trồng thuần, trồng chay, trồng không có biện pháp giữ đất giữ nước là những cách trồng không đúng kỹ thuật, còn rất phổ biến,cản trở việc sử dụng đất lâu bền ở ta hiện nay. Trồng thuần là trồng liên tục một loài cây trong nhiều năm trên một chân đất, quả đồi hay cả một vùng rộng lớn, cây sẽ hút và bóc hết chất màu, nhất là những cây hoa màu lương thực phàm ăn như sắn, ngô...Tác hại trồng thuần một loài cây đã rõ như vậy nhưng trên thực tế nhiều nông dân chưa biết trồng xen với các cây họ đậu như: lạc, đỗ hoặc trồng gối vụ với những cây phân xanh như cốt khí, muồng hoa vàng...rễ có nốt sần có vi khuẩn cố định đạm và chất hữu cơ, cành lá trả lại để cải tạo đất. Trồng chay là tập quán canh tác không bón phân nên không đủ điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển và không duy trì được độ phì và khả năng sản xuất của đất một cách lâu dài. Các hoạt động trên làm đất xói mòn nghiêm trọng. Nếu không sớm có biện pháp khắc phục. Các tính chất đất cần thiết sẽ mất dần hết. Và đất không canh tác, sử dụng được. 4. Giải pháp chống xói mòn đất. Tăng cường sự thấm nước mưa vào trong đất 44 Giữ lớp đất bề mặt rất giàu chất mùn với dày đặc các rễ cây, nấm và tảo xuyên qua cùng với số lượng lớn các sinh vật trong đất như giun đất nhằm duy trì độ tơi xốp và cấu trúc bền vững làm cho nước mưa có thể dễ dàng thấm qua và dẫn vào đất. Nước giữ trong đất được tốt hơn. Giảm lực xói mòn của mưa rơi xuống đất Bằng cách trồng lớp thảm thực vật tự nhiên và che phủ bằng vật liệu lên bề mặt đất nhằm mục đích. Ví dụ như trồng thảm thực vật bằng cây họ đậu, thảm cỏ, che phủ bằng nilon đen Mặt đất được che phủ trực tiếp bằng các thực vật sống như dương xỉ, rêu hoặc các cây con, và một hỗn hợp vật liệu cây trồng mục nát (lá, vỏ cây, cành nhánh non, cành cây lớn v.v..) sẽ cho hiệu quả che phủ, bảo vệ đất tốt. Đối với vườn cây lâu năm như cây ăn quả, thực vật chằng chịt có thể che phủ bằng cách trồng cây họ đậu, cỏ hoặc cây bò leo giữa các cây thân gỗ. Không chỉ các cây trồng mà cả cỏ cũng có thể đóng vai trò che phủ cho đất. Nếu có thể, tránh làm cỏ trước hoặc trong mùa mưa, vì cỏ dại giúp bảo vệ đất. Nếu cần phải cắt cỏ dại vì nó cạnh tranh quá mạnh với các cây trồng khác thì cỏ được cắt nên bỏ lại tại chỗ để tạo một lớp che phủ bảo vệ cho đất. Giảm tốc độ nước chảy xuống dốc bằng sự trợ giúp của xây dựng Để giảm tốc độ của dòng chảy trong khi mưa lớn, cần xây dựng các vật chống xói mòn dọc các đường đồng mức trong canh tác trên đất dốc. Vì đất dốc cực kỳ dễ dẫn đến xói mòn đất. Bên cạnh việc xây dựng các vật chống xói mòn cần phải kết hợp với trồng cây (hàng cây chắn). Khi hàng cây chắn được trồng dày dọc theo đường đồng mức, bản thân chúng có thể trở thành một hàng rào sống không cần bất kỳ công trình xây dựng nào. Trên đất dốc ít, sau nhiều năm chúng có thể góp phần tạo thành tầng đất bậc thang vì đất bị xói mòn xuống sẽ được gom giữ lại tại hàng chắn. Ngoài ra, rễ của cây giúp cho tường, rãnh và mương vững chắc, như thế chúng mới được bảo vệ khỏi sự phá huỷ của những trận mưa lớn. 45 Trước tình hình xói mòn đất là một trong những thảm họa nghiêm trọng đối với độ phì nhiêu của đất thì người nông dân cần hiểu rõ và vận dụng các phương pháp giảm thiểu xói mòn đất phù hợp. Giữ môi trường đất giàu dinh dưỡng cho sự phát triển cây trồng thuận lợi hơn. Nâng cao giá trị sử dụng của đất canh tác được lâu dài và bền vững. 46 SẢN PHẨM NHÓM 4 ĐẤT SẠCH – HƯỚNG ĐI MỚI CHO NỀN NÔNG NGHIỆP 1. Giá trị kinh tế của đất sạch Ngày 4/3/2019, Công ty TNHH Công nghệ môi trường Trà Vinh ở huyện Càng Long (Trà Vinh) xuất khẩu sang thị trường Australia 4 container ''đất sạch'' đầu tiên (tổng cộng 72 tấn), được chế biến từ mùn dừa, vỏ dừa phế thải, thu về giá trị kinh tế 24.000 USD. Chị Lê Kim Yến ( huyện Châu Thành, Đồng Tháp) khởi nghiệp với mô hình sản xuất đất sạch hữu cơ từ xơ dừa và lục bình, cho thu nhập trung bình từ 30 - 40 triệu đồng/tháng. Anh Nguyễn Trung Duy (sinh năm 1979) ở xã Phước An, huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) đã thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ đất sạch Duy Nhất. Trung bình mỗi năm sản xuất khoảng 100 tấn, giá bán 2,5 – 3 triệu đồng/tấn. Khách hàng chủ yếu ở Đắk Nông, Gia Lai, tạo công ăn việc làm cho 10 lao động, với mức thu nhập mỗi người từ 5 – 7 triệu đồng/người/tháng. 2. Đất sạch là gì ? Đất sạch là loại đất không chứa hàm lượng kim loại nặng, các loại mầm bệnh, sâu bệnh, phân hóa học hoặc dư lượng thuốc trừ sâu.Đất sạch thích hợp cho tự trồng rau sạch tại nhà là loại đất chứa các thành phần trung, đa vi lượng, các thành phần chất hữu cơ giúp ích cho cây rau phát triển. Để nhận biết đất sạch, đầy đủ dinh dưỡng là sau thời gian canh tác có nhiều giun bên dưới lớp đất trồng; điều này chứng tỏ đất không chứa chất hóa học, có lợi cho việc trồng rau sạch. Đất trồng rau sạch có nguồn gốc tự nhiên. Nguồn đất sạch tự nhiên được khai thác, chủ yếu và được ưa chuộng là loại đất phù sa, được xử lý sạch mầm bệnh, sau đó được trộn thêm xơ dừa, trấu cùng các loại phân vi sinh, khoáng chất để tăng độ màu mỡ và tơi xốp cho đất. Thành phần của đất sạch trồng rau nguồn gốc tự nhiên: - Đất phù sa được xử lý sạch mầm bệnh gây hại (Thành phần chính). - Trấu, xơ dừa tăng độ mùn và tơi xốp cho đất. - Phân bón vi sinh giúp làm giàu dinh dưỡng và màu mỡ của đất. 47 - Các khoáng chất Ca, Kali, P... Đặc điểm của đất sạch trồng rau nguồn gốc tự nhiên: - Cây trái hay rau trồng trên những vùng đất khác nhau thường cho hương vị đặc trưng. Trồng rau trên đất trồng tự nhiên sẽ có hương vị đậm đà và đặc trưng riêng so với các phương pháp trồng giá thể hoặc trồng thủy canh khác. - Đất trồng rau sạch phù sa cũng có nhược điểm giữ nước kém, dễ bị cằn sau thời gian dài sử dụng. Do vậy việc bón thêm các loại phân bón để cải thiện chất lượng cho đất định kỳ là rất cần thiết. Đất trồng rau sạch hữu cơ Đất trồng rau hữu cơ sạch, là loại đất được sản xuất từ xơ dừa, vỏ trấu, bổ sung thêm các thành phần vi lượng phong phú từ đất đỏ bazan cùng với dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Đất trồng rau sạch hữu cơ có đặc tính cân bằng và giữ ẩm cực tốt, tơi xốp giàu dinh dưỡng. Rau củ trồng từ đất sạch hữu cơ rất an toàn cho người sử dụng. Thành phần đất trồng rau hữu cơ: - Xơ dừa, vỏ trấu (thành phần chính). - Đất tự nhiên, đất đỏ bazan. - Các yếu tố đa lượng, trung lượng, vi lượng (N, Ca, P, K...). - NPK vô cơ. Đặc điểm của đất hữu cơ trồng rau sạch: - Đất hữu cơ xơ dừa giữ ẩm rất tốt, giàu dinh dưỡng, do vậy chỉ cần sử dụng lượng đất ít hơn đất tự nhiên, bạn cũng có thể trồng được những cây rau lớn và xanh tốt. Đất trồng rau hữu cơ thường chỉ yêu cầu độ dày của đất 10-15cm là đã đảm bảo cho cây phát triển tốt - Đặc tính của đất trồng rau hữu cơ là đặc tính cân bằng, giữ ẩm hiệu quả, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. Rau củ trồng từ đất sạch hữu cơ đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. 48 Quy trình sản xuất đất sạch tự nhiên sử dụng để trồng các loại rau ăn lá ( như Rau cải, rau cúc, rau mùi, rau mồng tơi.....): Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: - Đất nền: Đất phù sa hoặc đất giá thể đã xử lý qua mầm bệnh (đất nền là đất lấy ngoài ruộng, đất công trình cần phơi khô đập nhỏ, xử lý qua vôi bột trước khi trộn để loại trừ mầm bệnh và cỏ dại). - Giá thể tạo xốp : Phụ phẩm mùn cưa đã sử dụng để trồng nấm (có thể bổ sung tro trấu). - Phân bón: Sử dụng phân hữu cơ vi sinh (để cung cấp thêm dinh dưỡng, có thể sử dụng phân xanh, phân bò hoai mục, phân trùn quế...). Bước 2: Phối trộn: Với các loại rau ăn lá trộn theo tỉ lệ: 5 phần đất nền + 3 phần giá thể tạo xốp + 2 phần phân bón. Bước 3: Đóng gói và sử dụng Nguyên liệu 49 Sản phẩm PHỤ LỤC II: ẢNH TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TẠI LỚP 1. Tìm hiểu cấu trúc đất. 50 2. Hoạt động nhóm 3. Hoạt động báo cáo kết quả. 51 52 53 4. Kiểm tra đánh giá sau chủ đề 5. Dự giờ rút kinh nghiệm sau khi dạy học chủ đề 54 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công nghệ 10. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. 2. Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành lĩnh vực khoa học, của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo 2014. 3. Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên: Tăng cường năng lực dạy học của giáo viên. 4. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. 5. Chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ , của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo , năm 2018. 6. Mạng internet. 55
File đính kèm:
- skkn_day_hoc_chu_de_dat_nguoi_ban_nha_nong_cong_nghe_10_theo.pdf