SKKN Biện pháp khơi dậy tư duy sáng tạo giúp các em học sinh Trường TH&THCS xã Pô Kô có ý thức trong việc bảo vệ môi trường qua nội dung Mĩ thuật 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Xét theo các mục tiêu đã đặt ra, nên tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng học sinh. Để giáo dục các em biết cách bảo vệ môi trường có hiệu quả nhất.

 Dạy - học môn Mĩ thuật đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên trong quá trình lên lớp. Khi lên lớp giáo viên nên tạo ra bầu không khí cởi mở thoải mái, say mê. Quá trình thực nghiệm cho thấy giáo viên cởi mở thì học sinh học tập phấn khởi hào hứng, đặc biệt là phân môn vẽ tranh đề tài thì năng khiếu của học sinh được bộc lộ nhiều và rõ nhất.

Thông qua bài vẽ của học sinh thì giáo viên có thể thấy khả năng cảm nhận môi trường xung quanh thông qua hình vẽ, màu sắc và cách xây dựng bố cục.Vì vậy phong cách dạy vẽ tranh đề tài nói chung và vẽ tranh đề tài môi trường nói riêng ngoài phương pháp vấn đáp, gợi mở, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống. thì giáo viên cần sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ dạy học như máy chiếu và nhiều đồ dùng trực quan sinh động về môi trường xung quanh để tạo hứng thú giúp các em phát huy tính tích cực trong học tập có như vậy học sinh mới có nhiều cách thể hiện khác nhau trong cùng một đề tài.

 Trong những năm học qua tôi thấy các em rất say mê làm bài đầy hứng khởi, đó là một điều đáng mừng, song bên cạnh đó có một vấn đề nổi cộm lên là các em chỉ chú trọng vào các môn học chính như: Toán, Lý, hóa, Anh, Văn. tất cả điều đó đã ảnh hưởng đến sự tiếp thu bài, các em còn xem nhẹ, qua loa, đại khái.

 Chính những khó khăn này lại càng yêu cầu người giáo viên cần phải có phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng của tiết dạy, liên hệ thực tiễn cuộc sống, nhất là trong các tiết học vẽ tranh là vô cùng quan trọng nhằm khơi gợi cho các em vẽ được một bức tranh về môi trường “xanh- sạch- đẹp”.

 

doc16 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp khơi dậy tư duy sáng tạo giúp các em học sinh Trường TH&THCS xã Pô Kô có ý thức trong việc bảo vệ môi trường qua nội dung Mĩ thuật 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
“Biện pháp khơi dậy tư duy sáng tạo giúp các em học sinh Trường TH&THCS xã Pô 
 Kô có ý thức trong việc bảo vệ môi trường qua nội dung mĩ thuật 6 bộ sách Kết nối 
 tri thức với cuộc sống”.
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài:
 Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề luôn được người giáo viên quan tâm 
đặt lên hàng đầu với mục tiêu làm sao cho giáo viên không chỉ là người truyền đạt 
kiến thức mà còn là người tổ chức, định hướng cho học sinh hoạt động để các em tự 
phát huy năng lực bản thân, chiếm lĩnh tri thức. 
 Trong những năm qua, giáo viên dạy nói riêng đã được trang bị nhiều phương 
pháp pháp, kĩ năng dạy học tích cực mang lại hiệu quả tốt. Mặc dù vậy vẫn còn những 
hạn chế trong cách vận dụng phương pháp trong đội ngũ. 
 Dạy học mĩ thuật ở trung học cơ sở là góp phần nhằm hình thành và phát triển 
năng lực cảm thụ thị giác cho học sinh, tạo cho các em có trình độ thẩm mĩ nhất định; 
Góp phần giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách, làm cho các em có đời sống 
tinh thần phong phú, lành mạnh, hướng tới giá trị thẩm mĩ trong cuộc sống. Qua đó, 
giáo dục thẩm mĩ, rèn luyện kĩ năng sống cho các em. Vì thế, giáo viên cần tổ chức 
các hoạt động dạy học nhằm giúp học sinh tìm kiếm và sáng tạo ra cái đẹp ứng dụng 
vào cuộc sống hàng ngày.
 Hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đang nổ lực đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi 
mới phương pháp dạy học, tạo sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Vì vậy, phương pháp dạy 
học được xem như là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt 
động học tập nhằm kích thích học sinh phát huy tính tích cực và chủ động lĩnh hội tri 
thức, đạt được mục tiêu dạy học. 
 Những quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới đều hướng tới mục tiêu: lấy học 
sinh làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức để 
từ đó các em có thể hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi là: năng lực quan sát 
và nhận biết thẩm mĩ; năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ; năng lực phân tích và 
đánh giá thẩm mĩ. Có được năng lực phân tích đánh giá thẩm mĩ tốt học sinh sẽ dễ 
dàng nhận ra cái đẹp ở xung quanh. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước thì sự phát triển về kinh tế xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới xã hội 
Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng về kinh tế không ngừng nâng cao, tuy vậy sự phát triển 
về kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy môi trường 
Việt Nam đã và đang xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Mặc dù 
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp giải quyết. tuy nhiên việc bảo vệ môi 
trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 
hiện nay. Từ tình hình trên đòi hỏi mỗi cá nhân chúng ta phải có một vốn kiến thức 
sâu rộng về bảo vệ môi trường, đặc biệt là tầng lớp thế hệ trẻ đang phát triển, đó là thế 3
ngoài phương pháp vấn đáp, gợi mở, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống... thì giáo 
viên cần sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ dạy học như máy chiếu và nhiều đồ 
dùng trực quan sinh động về môi trường xung quanh để tạo hứng thú giúp các em 
phát huy tính tích cực trong học tập có như vậy học sinh mới có nhiều cách thể hiện 
khác nhau trong cùng một đề tài.
 Trong những năm học qua tôi thấy các em rất say mê làm bài đầy hứng khởi, đó 
là một điều đáng mừng, song bên cạnh đó có một vấn đề nổi cộm lên là các em chỉ 
chú trọng vào các môn học chính như: Toán, Lý, hóa, Anh, Văn... tất cả điều đó đã 
ảnh hưởng đến sự tiếp thu bài, các em còn xem nhẹ, qua loa, đại khái...
 Chính những khó khăn này lại càng yêu cầu người giáo viên cần phải có phương 
pháp dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng của tiết dạy, liên hệ thực tiễn cuộc 
sống, nhất là trong các tiết học vẽ tranh là vô cùng quan trọng nhằm khơi gợi cho các 
em vẽ được một bức tranh về môi trường “xanh- sạch- đẹp”.
 4. Mục đích nghiên cứu: 
 - Tìm ra các biện pháp tốt nhất để tích hợp các phương pháp dạy học tích cực 
vào dạy phân môn vẽ tranh nhằm giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi 
trường thông qua tiết học Mĩ thuật cho sinh lớp 6, Trường THCS Bình Hải.
 - Xác đinh tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học 
sinh thông qua tiết học Mĩ thuật, đồng thời góp phần vào việc đổi mới phương pháp 
dạy học. 
 5. Đối tượng nghiên cứu: 
 - Học sinh Trường TH&THCS xã Pô Kô khối 6, tổng số .......... học sinh. 
 - Thông qua các hoạt động ngoại khóa với chủ đề “Bảo vệ môi trường”, các 
cuộc thi vẽ tranh cấp trường, thông qua các tiết dạy mĩ thuật trên lớp.
 6. Phương pháp nghiên cứu: 
 Nghiên cứu lý luận về dạy học tích cực trong môn mỹ thuật THCS; Đúc rút 
thực tiễn trong hoạt động dạy học môn Mĩ thuật tại Trường TH&THCS xã Pô Kô
 - Phương pháp khảo sát thực tiễn Trường TH&THCS xã Pô Kô.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp thu thập xử lý thông tin. 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
 7. Phạm vi nghiên cứu: 
 - Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Trường TH&THCS xã Pô Kô 
 - Thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm hoạt dộng tập thể.
 8. Kế hoạch nghiên cứu: 
 - Đề tài nghiên cứu bắt đầu từ ngày 7/9/2022 
 - Đề tài nghiên cứu hoàn thiện ngày 20/3/2023 
 II. PHẦN NỘI DUNG
 Bản thân là một giáo viên có nhiều năm dạy chuyên trách môn Mĩ thuật nên nắm 
bắt được rõ đặc điểm bộ môn và hiểu được tâm lý của học sinh nên trong quá trình 5
 Mục đích của hoạt động: Thông qua việc tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, xem 
tranh và bình tranh... để tìm hiểu cái đẹp, cảm nhận cái đẹp mà hình thành cho học 
sinh thái độ, hành vi thân thiện với môi trường... 
 Hình thức tổ chức:
 Tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như thi trong lớp, hội thi, tham quan 
học... Tích cực đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo 
định hướng phát triển năng lực học sinh; vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy 
học tích cực. Đối với mỗi chủ đề dạy học, mỗi bài học, tiết học, giáo viên cần tăng 
cường thiết kế và triển khai các hoạt động dạy học cả trong và ngoài nhà trường theo 
hướng tối đa hóa cơ hội trải nghiệm thực tiễn cho học sinh, gắn dạy học với thực tiễn 
cuộc sống hàng ngày, với văn hóa......
 Kết qủa đạt được:
 Thông qua việc tổ chức các cuộc thi vẽ tranh khơi gợi trong ý thức của mỗi cá 
nhân học sinh trách nhiệm của bản thân trong việc chung tay bảo vệ môi trường.
Giải pháp 2. Giáo dục bảo vệ môi trường gắn với việc làm cụ thể như quét dọn 
sân trường và chăm sóc các công trình năng non, bồn hoa cây cảnh khuôn viên 
nhà trường.
 Mục đích của hoạt động: Thông qua việc làm cụ thể để giáo dục các em ý 
thức bảo vệ môi trường như chăm sóc bồn hoa cây cảnh quét dọn khuôn viên nhà 7
* Về phía giáo viên: 
 Ngoài việc chuẩn bị giáo án, phương pháp dạy học thì một điều không thể thiếu 
đó là đồ dùng trực quan (Tranh, ảnh) minh họa vì ở lứa tuổi trẻ em thì tranh, ảnh có 
tác dụng rất mạnh đến thị giác và trí nhớ của các em, do vậy cần phải có đồ dùng trực 
quan phong phú và phải biết sử dụng đúng lúc.
 Khi sọan giáo án cần soạn kĩ, biết chắt lọc những lời thoại, câu hỏi chính và câu 
hỏi gợi mở phải rõ ràng, dễ hiểu nhằm tạo hứng thú và sôi nổi trong từng đối tượng 
học sinh. Nên tránh những câu hỏi dài khó hiểu và câu hỏi lửng.
* Về phía học sinh:
 Học sinh cũng phải có sự chuẩn bị đầy đủ , sách vở, giấy vẽ, màu, chì, tẩy những 
đồ dùng học tập cần thiết, ngoài ra phải tìm hiểu và quan sát tham khảo những hoạt 
động Giáo viên phải phân tích kĩ các bước tiến hành một bài vẽ tranh đề tài, phải 
thực hiện theo những bước nào? Những bước đó là gì và kết hợp đồ dùng minh họa và 
minh họa trực tiếp lên bảng để học sinh dễ nhớ, dễ nắm bắt và đưa một số bài vẽ của 
học sinh năm trước để các em có thể thấy được mức độ thể hiện bài, tham khảo tranh 
của họa sĩ về nội dung .
 Kết qủa đạt được:
 Thông qua việc khơi dậy những ý tưởng độc đáo và sáng tạo làm cho học sinh 
bị kích thích những hình ảnh của bạn bè, của họ sĩ giúp các em nhớ hình ảnh mong 9
được kiến thức khác ngoài nhà trường . Giúp cho học sinh biết cách bảo vệ môi 
trường thông qua tiết học mĩ thuật.
Ví dụ 1: 
 Muốn cho các em hiểu làm thế nào để giữ gìn và bảo vệ bảo vệ môi trường “xanh 
- sạch - đẹp” tôi sử dụng phương pháp liên hệ thực tiễn cuộc sống để học sinh nhớ và 
liên tưởng đến những cảnh vật ở xung quanh mình như: “Vệ sinh môi trường nơi các 
em ở, đường làng ngõ xóm, trường học... Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, khai 
thông cống rãnh, diệt côn trùng gây bệnh, thu gom rác thải, chống ô nhiễm nguồn 
nước, tổ chức mít tinh bảo vệ môi trường... Khi hướng dẫn cho học sinh chúng ta nên 
dùng phương pháp gợi mở giúp mỗi em tự tìm cho mình giải pháp riêng theo cách 
nghĩ, với mỗi bài của từng em giáo viên cần phân tích, so sánh kĩ, tập cho từng em 
cách làm quen dần với cách độc lập suy nghĩ và tư duy sáng tạo.
 Ví dụ 1: ? Em hãy kể tên những hình ảnh về môi trường ở xung quanh em. 
 - Giáo viên đưa một số tranh mẫu về đề tài môi trường nhưng có nhiều cách thể 
hiện khác nhau để thu hút sự chú ý của học sinh. 
Một số bức tranh chụp những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 11
Ví dụ 4: 
 ? Qua bài học vẽ tranh đề tài hôm nay, em sẽ lựa chọn nội dung gì để thể hiện 
trên tranh vẽ của mình? 
 Giáo viên liên hệ một số đề tài về ô nhiễm môi trường đang được cả xã hội quan 
tâm như: ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn 
nước chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước đó. Chính vì vậy thông qua bài 
học hôm nay các em hãy vẽ lên thành các bức tranh để tham dự các cuộc thi giữ gìn 
và bảo vệ môi trường đó chính là tiếng nói của các em đã gióp phần nhỏ vào tiếng nói 
chung của cộng đồng về giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp 
Ví dụ 5 : 
Thông qua tiết học tạo dáng và trang trí lọ hoa, ngôi nhà giáo viên hướng dẫn học sinh 
muốn bảo vệ môi trường trong sạch bằng việc làm thiết thực của mình các em hãy tận 
dụng những vật dụng phế liệu như ống hút, vỏ chai, chậu nhựa hỏng, hộp nhựa, hộp 
xốp để tạo thành những lọ hoa, chậu hoa đẹp với nhiều kiểu dáng khác nhau để sử 
dụng trồng các chậu cảnh mini vừa làm đẹp cho ngôi nhà, vừa tạo cho môi trường 
xanh và sạch. 

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_khoi_day_tu_duy_sang_tao_giup_cac_em_hoc_sinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan