SKKN Biện pháp khơi dậy tư duy sáng tạo giúp các em học sinh trường THCS Bình Hải có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường qua nội dung Mĩ thuật 6 trong môn Nghệ thuật 6

Hiện nay môn Mĩ thuật được xem là môn học phổ biến trong trường THCS, hầu hết các trường trong huyện đều có giáo viên chuyên trách. Tuy nhiên tiến trình dạy học thường áp dụng theo quy trình cũ và bài bản theo truyền thống nên dẫn đến bài học khô khan, cứng nhắc, đơn điệu.Môn họa lúc đó trở thành “Tai họa” như câu nói khôi hài cửa miệng mà nhiều người vẫn hay ví von.

 Với môn mĩ thuật, đã giúp các em có nhiều chuyển biến tốt đẹp về nhận thức nghệ thuật, ươm mầm và nuôi dưỡng những năng lực, phát huy năng khiếu, cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao đòi hỏi con người phải phát triển toàn diện cả về “Đức - Trí - Thể - Mĩ”. Giúp các em hiểu biết thẩm mĩ để biết cách ăn, mặc sao cho đẹp, nói năng, xưng hô cho lễ phép và biết phải làm gì để nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.

Nhiều năm nay, với sự đổi mới về phương pháp và hình thức tổ chức “Dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh” đã giúp cho giáo viên vận dụng linh hoạt các bước lên lớp, sự sáng tạo trong tổ chức dạy học. Sản phẩm của bài vẽ không phải là sự sao chép gò bó mà đòi hỏi phải có cảm xúc sáng tạo từ bố cục (hình thể), đường nét và màu sắc.

 Xét theo các mục tiêu đã đặt ra, nên tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng học sinh. Để giáo dục các em biết cách bảo vệ môi trường có hiệu quả nhất.

 Dạy - học môn Mĩ thuật đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên trong quá trình lên lớp. Khi lên lớp giáo viên nên tạo ra bầu không khí cởi mở thoải mái, say mê. Quá trình thực nghiệm cho thấy giáo viên cởi mở thì học sinh học tập phấn khởi hào hứng, đặc biệt là phân môn vẽ tranh đề tài thì năng khiếu của học sinh được bộc lộ nhiều và rõ nhất. Thông qua bài vẽ của học sinh thì giáo viên có thể thấy khả năng cảm nhận môi trường xung quanh thông qua hình vẽ, màu sắc và cách xây dựng bố cục.Vì vậy phong cách dạy vẽ tranh đề tài nói chung và vẽ tranh đề tài môi trường nói riêng ngoài phương pháp vấn đáp, gợi mở, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống. thì giáo viên cần sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ dạy học như máy chiếu và nhiều đồ dùng trực quan sinh động về môi trường xung quanh để tạo hứng thú giúp các em phát huy tính tích cực trong học tập có như vậy học sinh mới có nhiều cách thể hiện khác nhau trong cùng một đề tài.

 

doc16 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp khơi dậy tư duy sáng tạo giúp các em học sinh trường THCS Bình Hải có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường qua nội dung Mĩ thuật 6 trong môn Nghệ thuật 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài:
 Dạy học mĩ thuật ở trung học cơ sở là góp phần nhằm hình thành và phát triển 
năng lực cảm thụ thị giác cho học sinh, tạo cho các em có trình độ thẩm mĩ nhất định; 
Góp phần giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách, làm cho các em có đời sống 
tinh thần phong phú, lành mạnh, hướng tới giá trị thẩm mĩ trong cuộc sống. Qua đó, 
giáo dục thẩm mĩ, rèn luyện kĩ năng sống cho các em. Vì thế, giáo viên cần tổ chức 
các hoạt động dạy học nhằm giúp học sinh tìm kiếm và sáng tạo ra cái đẹp ứng dụng 
vào cuộc sống hàng ngày.
 Hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đang nổ lực đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi 
mới phương pháp dạy học, tạo sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Vì vậy, phương pháp dạy 
học được xem như là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt 
động học tập nhằm kích thích học sinh phát huy tính tích cực và chủ động lĩnh hội tri 
thức, đạt được mục tiêu dạy học. 
 Những quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới đều hướng tới mục tiêu: lấy học 
sinh làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức để 
từ đó các em có thể hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi là: năng lực quan sát 
và nhận biết thẩm mĩ; năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ; năng lực phân tích và 
đánh giá thẩm mĩ. Có được năng lực phân tích đánh giá thẩm mĩ tốt học sinh sẽ dễ 
dàng nhận ra cái đẹp ở xung quanh. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước thì sự phát triển về kinh tế xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới xã hội 
Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng về kinh tế không ngừng nâng cao, tuy vậy sự phát triển 
về kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy môi trường 
Việt Nam đã và đang xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Mặc dù 
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp giải quyết. tuy nhiên việc bảo vệ môi 
trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 
hiện nay. Từ tình hình trên đòi hỏi mỗi cá nhân chúng ta phải có một vốn kiến thức 
sâu rộng về bảo vệ môi trường, đặc biệt là tầng lớp thế hệ trẻ đang phát triển, đó là thế 
hệ học sinh, sinh viên... những con người làm chủ đất nước tương lai sau này phải biết 
năng động sáng tạo học tập và rèn luyện tốt để trang bị cho mình những hành trang 
vững chắc bước vào thê kỷ mới.
 Chính vì vậy, việc giáo dục cho học sinh những hiểu biết cơ bản về môi trường 
nhất là ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa to 
lớn về mặt xã hội và giáo dục.
 Trên tinh thần đó, là giáo viên dạy môn Mĩ thuật ở bậc THCS không đơn thuần là 
dạy vẽ mà lấy hoạt động Mĩ thuật để “Dạy và học” nhằm nâng cao hiểu biết của học 
sinh về nhiều mặt như: “Đức, Trí, Thể , Mĩ” do vậy Mĩ thuật có vị trí đặc biệt góp 
phần vào việc giáo dục cho các em cò ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường. 3
 Xét theo các mục tiêu đã đặt ra, nên tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với 
từng lứa tuổi, từng đối tượng học sinh. Để giáo dục các em biết cách bảo vệ môi 
trường có hiệu quả nhất.
 Dạy - học môn Mĩ thuật đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên trong quá trình lên lớp. 
Khi lên lớp giáo viên nên tạo ra bầu không khí cởi mở thoải mái, say mê. Quá trình 
thực nghiệm cho thấy giáo viên cởi mở thì học sinh học tập phấn khởi hào hứng, đặc 
biệt là phân môn vẽ tranh đề tài thì năng khiếu của học sinh được bộc lộ nhiều và rõ 
nhất. Thông qua bài vẽ của học sinh thì giáo viên có thể thấy khả năng cảm nhận môi 
trường xung quanh thông qua hình vẽ, màu sắc và cách xây dựng bố cục.Vì vậy 
phong cách dạy vẽ tranh đề tài nói chung và vẽ tranh đề tài môi trường nói riêng 
ngoài phương pháp vấn đáp, gợi mở, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống... thì giáo 
viên cần sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ dạy học như máy chiếu và nhiều đồ 
dùng trực quan sinh động về môi trường xung quanh để tạo hứng thú giúp các em 
phát huy tính tích cực trong học tập có như vậy học sinh mới có nhiều cách thể hiện 
khác nhau trong cùng một đề tài.
 Xã hội phát triển, nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao, do vậy việc giúp học sinh biết 
cảm thụ cái đẹp, nhận thức thẩm mĩ, đánh giá thẩm mĩ và đồng thời hình thành các 
năng lực, phẩm chất cơ bản là rất cần thiết. Sau mỗi giờ học, cuỗi mỗi chủ đề phần vô 
cùng quan trọng không thể thiếu đó là “Nhận xét đánh giá”. Học sinh cần được giáo 
viên tổ chức tham quan, giới thiệu về sản phẩm của cá nhân, của nhóm mình qua ngôn 
ngữ tạo hình đó là hình ảnh màu sắc và sự sắp đặt trong không gian để tạo nên sự mới 
mẻ trong cách nhìn, cách nghĩ, trong các tiết học mĩ thuật. 
 Hiện nay trong công tác giảng dạy các giáo viên đều yêu nghề, yêu trẻ, tay 
nghề vững vàng, tận tụy với công việc tuy nhiên các phương tiện thiết bị chưa thực sự 
đáp ứng cho công tác giảng dạy, các tranh ảnh chưa đầy đủ, còn thiếu nhiều ...dẫn đến 
hiệu quả dạy và học chưa cao.
 Trong những năm học qua tôi thấy các em rất say mê làm bài đầy hứng khởi, đó 
là một điều đáng mừng, song bên cạnh đó có một vấn đề nổi cộm lên là các em chỉ 
chú trọng vào các môn học chính như: Toán, Lý, hóa, Anh, Văn... tất cả điều đó đã 
ảnh hưởng đến sự tiếp thu bài, các em còn xem nhẹ, qua loa, đại khái...
 Chính những khó khăn này lại càng yêu cầu người giáo viên cần phải có phương 
pháp dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng của tiết dạy, liên hệ thực tiễn cuộc 
sống, nhất là trong các tiết học vẽ tranh là vô cùng quan trọng nhằm khơi gợi cho các 
em vẽ được một bức tranh về môi trường “xanh- sạch- đẹp”.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến.
2.1. Thuận lợi:
* Về phía nhà trường 
 - Trong những năm gần đây, Trường THCS Bình Hải luôn quan tâm đổi mới về 
cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt huyết với nghề, đời sống dân trí 5
dụng sáng kiến “Giải pháp khơi dậy tư duy sáng tạo giúp các em học sinh trường 
THCS Bình Hải có ý thứ hơn trong việc bảo vệ môi trường qua nội dung mĩ thuật 6 
trong môn nghệ thuật 6”. Nhằm giúp học sinh thông qua các hoạt động như: Các tiết 
học mĩ thuật trên lớp, các cuộc thi vẽ tranh, các hoạt động ngoại khóa, các buổi lao 
động quét dọn vệ sinh lớp học, trồng cây và chăm sóc công trình măng non của các 
lớp... Qua đó các em có thể hiểu và tuyên truyền cho người thân, bạn bè việc bảo vệ 
giữ gìn môi trường là một việc làm cấp bách và cần thiết. 
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề :
 Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của môn Mĩ thuật đồng thời giúp 
các em yêu mến môi trường xung quanh cùng chung tay góp sức với cộng đồng bảo 
vệ môi trường.
 Để giáo dục hoc sinh một cách hiệu quả hơn, hiểu sâu sắc hơn về cái đẹp, sống 
hoạt động theo qui luật của cái đẹp, biết chăm sóc và bảo vệ cái đẹp xung quanh mình 
và thể hiện cái đẹp đó bằng sự hiểu biết, bằng cảm xúc trên các bức tranh của mình, 
bản thân tôi đã đề xuất và phối hợp với Ban giám hiệu Nhà trường, phối hợp với 
Đoàn, Đội tổ chức các hoạt động thiết thực, bổ ích nhằm giáo dục cho các em học 
sinh hiểu vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi 
trường. Cụ thể các hoạt động đó là: 
Giải pháp 1. Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh nhằm khơi gợi ý tưởng và những sáng 
kiến độc đáo của học sinh trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
 Thông qua việc tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, xem tranh và bình tranh... để tìm 
hiểu cái đẹp, cảm nhận cái đẹp mà hình thành cho học sinh thái độ, hành vi thân thiện 
với môi trường... Từ đó khơi gợi trong ý thức của mỗi cá nhân học sinh trách nhiệm 
của bản thân trong việc chung tay bảo vệ môi trường. 7
Giải pháp 3. Khơi nguồn và phát huy tính độc đáo và sáng tạo của mỗi học sinh 
trong việc “Chung tay bảo vệ môi trường “ 
 Thông qua tiết học Mĩ thuật mong muốn học sinh vẽ được một bức tranh về bảo 
vệ môi trường, trước hết giáo viên phải phân tích môi trường quan trọng như thế nào 
đối với đời sống của chúng ta. Vì vậy là giáo viên dạy Mĩ thuật ở trường THCS thông 
qua các tiết dạy vẽ tranh tôi sẽ giáo dục cho các em biết giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Muốn tiết học đạt hiệu quả thì khâu chuẩn bị là rất quan trọng 
* Về phía giáo viên: 
 Ngoài việc chuẩn bị giáo án, phương pháp dạy học thì một điều không thể thiếu 
đó là đồ dùng trực quan (Tranh, ảnh) minh họa vì ở lứa tuổi trẻ em thì tranh, ảnh có 
tác dụng rất mạnh đến thị giác và trí nhớ của các em, do vậy cần phải có đồ dùng trực 
quan phong phú và phải biết sử dụng đúng lúc.
 Khi sọan giáo án cần soạn kĩ, biết chắt lọc những lời thoại, câu hỏi chính và câu 
hỏi gợi mở phải rõ ràng, dễ hiểu nhằm tạo hứng thú và sôi nổi trong từng đối tượng 
học sinh. Nên tránh những câu hỏi dài khó hiểu và câu hỏi lửng.
* Về phía học sinh:
 Học sinh cũng phải có sự chuẩn bị đầy đủ , sách vở, giấy vẽ, màu, chì, tẩy những 
đồ dùng học tập cần thiết, ngoài ra phải tìm hiểu và quan sát tham khảo những hoạt 
động Giáo viên phải phân tích kĩ các bước tiến hành một bài vẽ tranh đề tài, phải 
thực hiện theo những bước nào? Những bước đó là gì và kết hợp đồ dùng minh họa và 
minh họa trực tiếp lên bảng để học sinh dễ nhớ, dễ nắm bắt và đưa một số bài vẽ của 
học sinh năm trước để các em có thể thấy được mức độ thể hiện bài, tham khảo tranh 
của họa sĩ về nội dung .
Giải pháp 4. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa nhằm 
tuyên truyền và nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn và 
bảo vệ môi trường.
 Tổ chức cho học sinh trong toàn trường tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa, 
các hoạt động phong trào bên ngoài nhà trường để nâng cao hiểu biết và ý thức trách 
nhiệm của bản thân tình trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh ta. 
 Góp phần thực hiện mục tiêu của nghành giáo dục đặt ra cho mỗi nghành học, 
môn học.
 Hoạt động ngoại khóa tham quan môi trường và cảnh đẹp của quê hương 

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_khoi_day_tu_duy_sang_tao_giup_cac_em_hoc_sinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan