Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể sư phạm

- Hiệu trưởng là người có trách nhiệm tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động của nhà trường, nhằm thực hiện các nhiệm vụ đề ra, trong đó trách nhiệm chủ yếu của Hiệu trưởng là bảo đảm chất lượng giảng dạy và giáo dục thế hệ trẻ. Tập thể sư phạm là một nhân tố chủ yếu để nâng cao chất lượng của nhà trường.

- Xây dựng các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội, tạo điều kiện để toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, người lớn noi gương tốt cho trẻ em và tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, đồng thời các tổ chức và mọi cá nhân trong nhà trường có trách nhiệm tăng cường các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của các ảnh hưởng tiêu cực ngoại lai vào nhà trường.

- Xây dựng tập thể sư phạm gồm tập thể giáo viên, tập thể lãnh đạo, tập thể nhân viên thành một tập thể đoàn kết nhất trí, vững về chính trị, giỏi về chuyên , là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người Hiệu trưởng.

 

doc16 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9873 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể sư phạm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đều tốt nghiệp từ cao đẳng sư phạm. Có 14 giáo viên đã qua chương trình đại học. Trong tập thể giáo viên có 7 giáo viên Toán, 6 giáo viên Văn, 3 giáo viên Tiếng Anh, 6 giáo viên Sinh, Hoá, Địa, 1 giáo viên Lịch sử, 1 giáo viên vật lý, 1 giáo viên Mỹ thuật, 1 giáo viên Âm nhạc và 2 giáo viên chuyên trách Thể dục. Trong đó có 12 giáo viên là đảng viên và 7 là đoàn viên. Về tay nghề tương đối đồng đều ở mức từ trung bình đến khá, ít giáo viên giỏi. Tập thể lãnh đạo gồm 3 đồng chí, 2 là nữ, 1 mới được bổ sung từ trường khác đến, trong công tác quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường còn thiếu tính mạnh mẽ. Tập thể nhân viên gồm 7 đồng chí, tuy đông nhưng hiệu quả công việc còn thấp.
 	Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn trăm bề, không phát huy được thế mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến cũng như lòng nhiệt tình của cán bộ, giáo viên.
	Trước thực tế đó, tôi thấy cần thiết phải xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh, đồng tâm hiệp lực để mọi người an tâm công tác lâu dài. Có như thế mới hy vọng thay đổi được chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường.
 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
	Kết quả giảng dạy của giáo viên được đánh giá như sau: Xếp loại Giỏi là 10 đạt 35,7%; loại khá là 11 đạt 39,2%; Đạt yêu cầu là 7 tỉ lệ 25%.
Trường THCS Đỗ Động có 8 lớp với 28 giáo viên tham gia giảng dạy. Theo quy đinh của ngành về số lượng như vậy là quá đủ. Song sự phân bố giáo viên các bộ môn là không đồng đều. Việc phân công chuyên môn cho giáo viên gặp khó khăn rất nhiều và giáo viên phải dạy trái môn đào tạo là dễ thấy. Cho nên việc dạy kiến thức cho học sinh ở một số môn mới chỉ dừng lại ở mức đủ nội dung, chưa đi sâu và mở rộng được kiến thức cho học sinh.
	Qua công tác điều tra tôi nhận thấy 10 đối tượng xếp loại giỏi thì có 2 giáo viên lâu năm có kinh nghiệm trong giáo dục và giảng dạy, và 8 giáo viên trẻ có kiến thức vững vàng, có năng lực sư phạm tốt. Còn 7 giáo viên xếp loại đạt yêu cầu thì có 1 giáo viên lâu năm nhưng do điều kiên hoàn cảnh không đảm bảo ngày công, 3 giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm, còn lại là do chưa đầu tư thời gian thích hợp cho công tác giảng dạy.
	Tập thể lãnh đạo, có 3 đồng chí, 2 là nữ nên thiếu đi sự quyết đoán, oai lực của phái mạnh, 1 đồng chí nam còn trẻ chưa có kinh nghiệm quản lý. Tập thể nhân viên tuy đông nhưng sự kết hợp công việc thiếu sự phối hợp nhịp nhàng, lúc thừa, lúc thiếu công việc chưa được suôn sẻ.
 3. Những biện pháp thực hiện :
 a, Xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh:
	Đây là hạt nhân lãnh đạo vững chắc trong nhà trường là điều kiện cần thiết và cấp bách trong điều kiện nhà trường còn non trẻ.
	Trong công tác này Chi bộ và Ban giám hiệu quan tâm nhất là thường xuyên bồi dưỡng giáo dục, giới thiệu cho đảng những quần chúng ưu tú thông qua các hoạt động thực tiễn đặc biệt là các giáo viên có năng lực, có đạo đức, tha thiết với sự nghiệp giáo dục.
	Đối với cán bộ đảng viên phải thực sự là đầu tầu gương mẫu, luôn đi đầu trong công tác thi đua của nhà trường. Ban chi uỷ chi bộ nhà trường với 3 đồng chí luôn gương mẫu và tích cực thi đua giảng dạy, khi khó khăn sẵn sàng nhận nhiệm vụ về mình. 
	Biện pháp tích cực nhất là đưa anh em từng bước hòa đồng với tập thể nhỏ, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng tràn đầy tình thương, mọi người biết sống vì người khác, mọi người đều bình đẳng, được phát huy mọi sáng tạo.
 b, Xây dựng bộ máy quản lý vững mạnh:
	Chỉ khi nào bộ máy quản lý phát huy được hiệu lực, thì khi đó mỗi nhiệm vụ mỗi mục tiêu mới có thể đạt được.
	Ban giám hiệu là một tập thể những người quản lý cùng chung một tâm nguyện: tất cả vì sự nghiệp giáo dục, vì sự lớn mạnh của nhà trường.
	Để đạt được hiệu quả, trong điều hành, quản lý, đầu mỗi năm học đều có sự phân công hợp lý, chi tiết, tùy năng lực sở trường của từng người, nhưng phải đảm bảo đúng quy định của một trường THCS. Mỗi giáo viên được phân công vừa sức để đảm bảo sức khỏe cho họ. Trong xếp thời khóa biểu cũng xét đến sức khỏe của giáo viên. Mỗi khối lớp phân công giáo viên xen kẽ cũ và mới, giáo viên giỏi và giáo viên đạt yêu cầu để có điều kiện cho họ học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau.
	Ban giám hiệu phải hoàn tất chương trình đào tạo cán bộ quản lý, phương châm trong hoạt động của của Ban giám hiệu là tự bồi dưỡng qua công tác thực tiễn, phải luôn rèn luyện đạo đức cách mạng, xây dựng tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ, gương mẫu trong sinh hoạt, tận tụy trong công tác, thẳng thắn đấu tranh tự phê bình và phê bình, luôn luôn vì lợi ích tập thể.
	Bên cạnh đó Ban giám hiệu còn cần trao đổi, bồi dưỡng cho nhau về lề lối làm việc. Và năng lực công tác. Biện pháp tích cực nhất là mọi việc khi giải quyết đều được nhất trí cao trong lãnh đạo.
 c, Xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí cao:
	Trước yêu cầu giáo dục toàn diện đòi hỏi nhà trường phải có một đội ngũ giáo viên đủ về cơ cấu và số lượng cần thiết, để thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
	Điều quan tâm của nhà trường là luôn chú ý đến nội dung giáo dục toàn diện, do đó trong khi chưa có giáo viên dạy môn Giáo dục ngoài giờ lên lớp, Hướng nghiệp, thi Ban giám hiệu đã huy động lực lượng giáo viên chủ nhiệm, giao từng người, cho đăng ký phụ trách từng nội dung cụ thể và chính thầy cô giáo được phân công đó tự giảng bài nội dung mình phụ trách cho học sinh.
	Trong đầu năm học Ban giám hiệu đã lựa chọn những người có khả năng quản lý, có năng lực chuyên môn để cử làm tổ trưởng, tổ phó. Việc bồi dưỡng cán bộ chuyên môn được hết sức coi trọng. Cán bộ cốt cán phải là người có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao, sẽ thay hiệu trưởng quản lý công tác chuyên môn của tổ. Tôi đã quyết định chọn 2 giáo viên tiêu biểu của tổ làm tổ trưởng và 2 giáo viên có tay nghề cứng và chuyên môn bổ trợ cho tổ trưởng làm tổ phó chuyên môn, giúp tổ trưởng kiểm tra đánh giá nhóm chuyên môn. Nhiệm vụ của tổ trưởng, tổ phó là dự giờ giáo viên ít nhất mỗi giáo viên 1 lần/ tháng. Giúp đỡ giáo viên còn non tay nghề của tổ, kiểm tra uốn nắn hướng dẫn họ để họ tu dưỡng và tự rèn luyện bản thân. Về cán bộ chuyên môn có thể tổ chức cho họ đi học tập các điển hình của trường bạn, đi tiếp thu những thông tin, những phương pháp giảng dạy mới để về phổ biến cho giáo viên trong tổ. Có thể mời giáo viên giỏi về giảng dạy tại trường để giáo viên của trường được học tập.
	Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm được chú ý đặc biệt, do Hiệu trưởng lựa chọn và dự kiến phân công từ cuối năm học trước, dựa trên đặc điểm tình hình lớp, nguyện vọng của cha mẹ học sinh và nhất là phẩm chất, năng lực của từng giáo viên.
 d, Tập hợp quần chúng trong các tổ chức quần chúng rộng rãi:
	Công tác này có một ý nghĩa lớn trong xây dựng tập thể vững mạnh.
	Để tổ chức công đoàn vững mạnh, trước hết phải biết lựa chọn cán bộ phụ trách vừa có năng lực công tác, lại có khả năng đoàn kết mọi người. Phải thường xuyên bồi dưỡng, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ phụ trách công đoàn có vị trí ngang tầm với hiệu trưởng. Điều này có ý nghĩa trong việc đảm bảo cho công đoàn phát huy được chức năng cơ bản của mình: bảo đảm quyền làm chủ tập thể của quần chúng trong nhà trường, chủ động tham gia quản lý, giám sát, kiểm tra các hoạt động của nhà trường. Trong công tác xây dựng công đoàn, Hiệu trưởng vừa là tham mưu, vừa là người bạn đáng tin cậy. Chính trong việc tập hợp được quần chúng tham gia tốt công việc hiếu hỷ, cùng chia bùi, xẻ ngọt với từng cán bộ công chức, đã làm cho mọi người thấy thương yêu, gắn bó nhau hơn. 
Trong công tác của đoàn trường thì khẳng định rằng: Đoàn trường giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng và giáo dục thanh niên chuẩn bị vào đời, góp phần xây dựng đất nước giầu mạnh theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa, do đó phải chọn cán bộ đoàn là người có trình độ văn hóa và chính trị tương xứng, có năng lực và kinh nghiệm tổ chức, tích cực tham gia công tác xã hội, có năng lực tìm hiểu và tiếp thu những nhiệm vụ học tập, giáo dục do nhà trường đề ra. 
Nhằm tránh tình trạng đoàn trường hoạt động đơn độc, Hiệu trưởng đã tạo điều kiện để có sự phối hợp đồng bộ giừa tổ chức đoàn với các bộ phận khác trong nhà trường.
	Đối với hội đồng sư phạm, đã thực hiện làm tốt công tác đoàn, tạo cho cán bộ giáo viên có ý thức gắn bó với đoàn. Bí thư đoàn trường là thành viên của hội đồng thi đua, phụ trách công tác thi đua trong học sinh. Mọi kế hoạch của đoàn trường đều được đưa vào kế hoạch chung của nhà trường.
 e, Xây dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi:
	Bầu không khí thuận lợi trong nhà trường sẽ là điều kiện tốt xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, keo sơn, trong đó có tinh thần trách nhiệm cao quý: vì học sinh thân yêu, có sự quan tâm của mỗi người đến những người khác, đó là dư luận tập thể lành mạnh có tác động tích cực đến tư tưởng và hành động của từng thành viên và của tập thể sẽ góp phần ngăn ngừa và đẩy lùi tiêu cực. Đó là những xúc động tập thể xuất hiện vào cuối năm khi có kết quả thi cao: vui mừng trước những kết quả cao của bạn, chia xẻ những lo lắng thất bại của đồng nghiệp. Đó là sự quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của từng thành viên trong tập thể. Mỗi người làm việc cho học sinh, cho tập thể, ngược lại cả tập thể chăm lo đời sống cho từng gia đình, mang lại hạnh phúc cho từng người qua các buổi gặp mặt con em gia đình giáo viên, các buổi tổ chức tết trung thu, thăm quan du lịch  
Cảnh quan sư phạm cũng là một điều kiện quan trọng giúp cho giáo viên thêm yêu trường, yêu lớp. Tôi đã đề ra biện pháp xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm. Tổ chức cho học sinh thường xuyên lao động vệ sinh sân trường, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Trong năm học đã làm nhà để xe cho cán bộ giáo viên và học sinh. Cảnh quan môi trường đẹp làm tăng thêm sự gắn bó của giáo viên với nhà trường. Tôi chú ý tạo môi trường học sinh ăn mặc sạch sẽ, có ý thức học tập và tham gia công tác của trường.
 g, Xây dựng đội ngũ giáo viên có tính kỷ luật, có ý thức trách nhiệm cao, có tiềm lực giảng dạy và giáo dục tốt:
	Tập thể nhà trường đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, luôn phấn đấu đạt hiệu quả cao trong công tác, biểu hiện rõ nhất là bảo đảm thực hiện chuyên cần, thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Nhà trường cũng tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên tham gia phong trào tự học, tự rèn luyện. 
Xây dựng phong cách cho giáo viên gồm 2 mặt: Thái độ đổi mới công việc, cách xử lý những tình huống trong dạy học và cuộc sống hàng ngày. Người giáo viên muốn công việc của mình đạt hiệu quả, nhất thiết phải có uy tín đối với học sinh, phải tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ và có nhân cách tốt. Biết đoàn kết, tôn trọng kỷ luật chung và phát huy dân chủ. Giáo viên phải thực sự được học sinh và cha mẹ học sinh tin yêu.
	Trong công tác giáo dục tư tưởng: Giáo viên của trường đã tự rèn luyện cho mình những phẩm chất của người giáo viên sống có văn hóa. Mỗi giáo viên là tấm gương cho học sinh noi theo. Cũng chính từ đó học sinh kính trọng và yêu quý thầy cô giáo, tích cực học tập và học tập đạt kết quả cao. Học sinh coi thầy cô giáo là chuẩn mực, là lẽ sống, là thần tượng để tự điều chỉnh hành vi của nó theo thầy cô.
Để đánh giá đúng năng lực và trình độ chuyên môn của mỗi giáo viên, tôi dựa vào đánh giá của hai tổ chuyên môn, ý kiến của học sinh, kết luận thanh tra và kiểm tra của Phòng giáo dục và kiểm tra của bản thân. Từ đó phân loại giáo viên theo năng lực sở trường để làm cơ sở phân công chuyên môn một cách hợp lý và góp phần nâng cao ý thức của mỗi giáo viên trong việc tự bồi dưỡng. Trong 10 giáo viên giỏi của trường tôi phân công dạy lớp 9 và xen kẽ với giáo viên khá dạy lớp khác. Tôi coi trọng giáo viên dạy đầu cấp vì vạn sự khởi đầu nan. Trong phân công chuyên môn tôi chú ý giáo viên có chuyên môn vững có thể dạy theo lớp. Còn những giáo viên có tay nghề còn non có thể cho dạy cố định lâu dài 1 lớp để họ tự rèn luyện cho tốt và dần dần cho họ dạy chuyển lớp. Có phân công tổ trưởng cùng giáo viên giỏi giúp đỡ những giáo viên còn non tay nghề của tổ mình. Tổ bố trí dự giờ giáo viên này nhiều lần để giúp họ tiến bộ.
	Để tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên đến năm 2020, giáo viên có trình độ đại học và trình độ tin học, tôi đã khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên đi học đại học từ xa, tại chức, học vi tính có chú ý ưu tiên các đồng chí tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. 
Với mỗi giáo viên có trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ chưa đủ mà cần có lòng nhiệt tình, có tâm với nghề. Có thế họ mới vượt qua những khó khăn của cuộc sống đời thường - hết lòng với nghề. Trong trường có 1 giáo viên lâu năm có chuyên môn khá, có kinh nghiệm giảng dạy song ít quan tâm đến trường lớp, không có hứng thú dạy học, hết giờ chỉ mong về nhà lo cuộc sống gia đình. Tôi gặp gỡ trò chuyện gợi lên những điều hạnh phúc của nghề giáo, những uy tín và danh hiệu cũng như nhiệm vụ vinh quang của nhà giáo. Dần dần giáo viên đó đã hòa nhập với trường. 
Mỗi giáo viên tự xác định phải sống mẫu mực để xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Xứng đáng với niềm tin yêu của học sinh và cha mẹ học sinh. Đội ngũ giáo viên phải đoàn kết, trách nhiệm kỷ cương, dân chủ và hiệu quả.
Các tổ chuyên môn luôn chú ý cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh, phong trào dự giờ, thao giảng được hưởng ứng tích cực.
 h, Xây dựng niềm tin, niềm tự hào cho tập thể sư phạm:
	Đây là một trong những điều kiện để giáo viên gắn bó với trường. Niềm tin ở đây không phải chỉ xây dựng trên những nhận thức về lý luận mà quan trọng là ở công việc cụ thể, bằng những hình ảnh cụ thể mà họ quan sát được. Trước hết phải bảo đảm thực hiện một cách đầy đủ nhất mọi chế độ chính sách đã được nhà nước ban hành. Mặt khác phải chăm lo tốt đời sống giáo viên. Đây không chỉ đơn thuần là đời sống mà là sự quan tâm, chăm sóc bằng tình thương của tập thể như trợ vốn giúp nhau giải quyết khó khăn, trợ cấp đột xuất, giúp nhau khi đồng nghiệp hoặc gia đình đồng nghiệp bị biến cố đột xuất. Từ đó giáo viên gắn bó với tập thể hơn, coi tập thể là một gia đình lớn trong đó mọi người thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
	Trong giao tiếp, phải làm cho giáo viên thấy rằng mọi người được đối xử công bằng, được phân công làm việc một cách khoa học, được dìu dắt nâng đỡ, đặc biệt phải làm cho giáo viên thấy ở lãnh đạo, ở tập thể một lòng tin tưởng. Mọi thắc mắc được giải quyết hợp tình, hợp lý.
 i, Tổ chức tốt các phong trào thi đua:
	Trước hết phải xây dựng trong tập thể quan niệm đúng đắn về thi đua theo tinh thần: Thi đua là yêu nước, thi đua là tiến bộ.
	Trong năm học tổ chức cho cán bộ giáo viên tham dự tốt các cuộc thi đua của ngành, với tinh thần tham gia đầy đủ, nhiệt tình và trách nhiệm cao. Khi thi giáo viên giỏi môn sinh, mặc dù giáo viên bộ môn tuổi đã cao nhưng vẫn có đồng chí sẵn sàng nhận trách nhiệm tham gia. Khi đó cán bộ giáo viên tập trung vào giúp đỡ, hướng dẫn để đồng chí có thể tham gia thi dạy và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một cách tốt nhất.
	Hiệu trưởng và Ban thi đua phải chỉ đạo, giúp đỡ tổ chuyên môn trong theo dõi, đánh giá chính xác, công bằng việc thi đua của cán bộ giáo viên, nhằm khích lệ tinh thần thi đua.
	Đối với người tốt, việc tốt phải được biết đến và phải được biểu dương kịp thời. Đối với một số hiện tượng chưa tốt, người hiệu trưởng phải có thái độ rõ ràng, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn nhưng với tất cả tình thương, lòng khoan dung.
IV. Kết quả thực hiện có so sánh đối chiếu:
	Đến hôm nay Chi bộ nhà trường đã có 16 đảng viên, với nhiều chiến sỹ thi đua cơ sở.
Ban giám hiệu nhà trường đã qua chương trình đào tạo cán bộ quản lý, một đồng chí có bằng và 1 đồng chí đang theo học lớp trung cấp chính trị.
	Trong năm qua công đoàn trường THCS Đỗ Động đã thực sự trở thành tổ ấm, thực hiện tốt dân chủ hóa trong nhà trường, phát huy được nội lực tập thể sư phạm thông qua các hội nghị trong năm, qua hoạt động có hiệu quả của thanh tra nhân dân.
	 Toàn bộ giáo viên của trường đã tham gia đầy đủ chương trình bồi dưỡng thường xuyên. Có 14 giáo viên đã có bằng đại học. Có 70% cán bộ giáo viên có trình độ tin học và sử dụng tốt máy tính.
Sau thời gian vận dụng các biện pháp giúp đỡ, xây dựng đội ngũ giáo viên kết quả chất lượng giáo viên sau đợt thanh tra sư phạm được đánh giá như sau: Xếp loại giờ dạy Giỏi là 15 đạt 53,6%; loại khá là 10 đạt 35,7%; Đạt yêu cầu là 3 tỉ lệ 10,7%.
Như vậy là chất lượng giáo viên đã được nâng lên. Hiện nay trường đã có 20/28 giáo viên đã đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, có 7 giáo viên thường xuyên soạn giảng ứng dụng công nghệ thông tin. 
	 Giáo viên là lực lượng quyết định chính của mọi tổ chức giáo dục, thực hiện mục tiêu giáo dục. Vì vậy xây dựng tập thể sư phạm đồng bộ, đoàn kết, thấu suốt đường lối quan điểm giáo dục. Có nhiệt tình, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ giáo dục. Điều này vừa là mục tiêu quản lý, vừa là biện pháp quản lý quan trọng hàng đầu của Ban giám hiệu nhà trường.
	Xây dựng tập thể sư phạm là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nó đòi hỏi giáo viên phải có trình độ nhất định theo yêu cầu của giáo dục, phải có nghiệp vụ sư phạm, những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình dạy học và phải có tâm với nghề, có tấm lòng nhân hậu, vị tha. Nó đòi hỏi người quản lý phải có tầm nhìn xa trông rộng, hiểu rõ tâm lý giáo viên, hiểu rõ năng lực sở trường của giáo viên để xây dựng một tập thể tốt, đoàn kết, chất lượng ngày càng được nâng cao.
	Ở vùng nông thôn, luôn coi nhà trường là một trung tâm văn hóa của địa phương, là một môi trường chính yếu để giáo dục con người. Vì thế xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh là việc làm hết sức thiết thực, để từ tập thể sư phạm này giúp chúng ta hình thành được những nét bản chất nhất trong đạo đức, trong nhân cách của mỗi người học sinh. Trong thời gian qua tập thể sư phạm trường THCS Đỗ Động đã có tiến bộ đáng mừng, nội bộ đoàn kết thân thương, gắn bó nhau vì sự nghiệp giáo dục, vì sự khôn lớn của con em mình, kết quả hai mặt giáo dục ngày càng được nâng cao đã tạo được niềm tin tốt với địa phương, cha mẹ học sinh an tâm gửi con em học tập ở trường nhà.
	 Tôi hy vọng rằng với sự cố gắng cộng đồng trách nhiệm của toàn thể cán bộ công chức thì niềm tin tốt đẹp của địa phương, của cha mẹ học sinh, của các cấp đối với trường THCS Đỗ Động ngày càng lớn mạnh và trường tồn theo năm tháng.
V. Những kiến nghị và đề nghị sau quá trình thực hiện đề tài:
	Trên đây là những suy nghĩ và việc làm của tôi. Việc xây dựng tập thể sư phạm không chỉ giới hạn ở một số vấn đề nêu trên. Sau đây tôi có một vài kiến nghị như sau:
	- Xây dựng đầy đủ cơ sở vật chất cho nhà trường phục vụ tốt cho công tác giáo dục và giảng dạy của nhà trường, nhất là những trường ở vùng kinh tế khó khăn.
	- Các lực lượng ngoài xã hội cần chung tay xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, cảnh quan sư phạm cho nhà trường.
	- Có chính sách rõ ràng và quan tâm đến đời sống của giáo viên hợp đồng để họ có thể yên tâm công tác và hòa đồng gắn bó với tập thể sư phạm.
	- Có chế độ chính sách ưu tiên đãi ngộ đối với giáo viên hơn nữa và thu hút khuyến khích học sinh giỏi vào sư phạm. Để có giáo viên giỏi đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam cho tốt, xứng đáng với trách nhiệm vì lợi ích trăm năm phải trồng người như lời Bác Hồ đã dạy.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Đỗ Động, ngày 16 tháng 3 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Tác giả
 Trần Thị Sớm
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
 Trường THCS Đỗ Động
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN CHẤM VÀ XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên SKKN : XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM
Tác giả : Trần Thị Sớm
Lĩnh vực: Quản lý
Đơn vị : Trường THCS Đỗ Động
Đánh giá của Hội đồng chấm (Ghi tóm tắt những đánh giá chính):
Tính sáng tạo : .......... / 4 điểm
Tính KH, SP : .......... / 4 điểm
Tính hiệu quả : ......... / 6 điểm
Tính Phổ biến, ứng dụng : ......... / 6 điểm
 Tổng số : ....... điểm 
Xếp loại :...............
(Xếp loại A: Từ 17 đến 20 điểm
 Xếp loại B : Từ 14 đến <17 điểm
 Xếp loại C : Từ 10 đến <14 điểm
 Không xếp loại: < 10 điểm) 
 Ngày tháng năm 2013
 Người chấm 1 Người chấm 2 Chủ tịch Hội đồng xét duyệt 
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 

File đính kèm:

  • docSKKN_Quan_ly_giao_duc.doc
Sáng Kiến Liên Quan