Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
* Xây dựng cho học sinh tư thế ngồi học chuẩn:
Rèn cho học sinh tư thế ngồi học chuẩn nhằm giúp học sinh hình thành thói quen tốt trong khi ngồi học, giúp thể chất của các em phát triển lành mạnh không bị cong vẹo cột sống, không ảnh hưởng đến mắt như bị cận thị, Vậy bản thân tôi luôn chú ý nhắc nhở học sinh khi ngồi học cần chú ý những điểm sau:
- Tư thế ngồi viết:
+ Lưng thẳng;
+ Không tì ngực vào bàn;
+ Đầu hơi cúi;
+ Mắt cách vở khoảng 25 – 30cm;
+ Tay phải cầm bút;
+ Tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ;
+ Hai chân để song song, thoải mái.
- Cách cầm bút:
+ Cầm bút bằng ba ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa;
+ Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại, thoải mái.
*Xây dựng nề nếp học tập trên lớp:
Khi đến lớp các em có đủ điều kiện được trau dồi những lĩnh vực tri thức dưới sự hướng dẫn khoa học của các giáo viên. Lần đầu tiên bước vào lớp các em còn bỡ ngỡ nên giáo viên chủ nhiệm phải gần gũi, trò chuyện, định hướng cho các em những nội quy, quy định của lớp. Hướng dẫn, làm mẫu để học sinh quan sát và thực hiện.
Trong các tiết học và các tiết hoạt động ngoại khoá giáo viên đưa ra các quy ước để em nào cũng thực hiện được:
Ví dụ: Trong giờ toán, học sinh lúc nào chú ý nghe giảng, lúc nào sử dụng bảng con, lúc nào mở sách giáo khoa hay vở đều thực hiện theo hiệu lệnh của giáo viên ghi ở bên lề bảng lớp. Tất cả những điều ấy đều có nề nếp tốt thì chất lượng học tập của một giờ học đạt hiệu quả cao.
Do đặc điểm của học sinh lớp 1 còn nhỏ, khi đi học một số em quên sách vở, đồ dùng học tập như sách Toán, Tiếng Việt hoặc có khi quên bảng, phấn,. Vì vậy chất lượng giờ học đạt kết quả chưa cao. Do đó giáo viên chủ nhiệm phải trao đổi với phụ huynh học sinh để rèn cho các em chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ trước khi đến lớp.
Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1 1, Lí do chọn biện pháp: Bác Hồ - Người cha già kính yêu của dân tộc ta đã từng nói: " Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ". Câu nói ấy cho thấy đã từ lâu Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề giáo dục. Đặc biệt trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay, hơn bao giờ hết, Giáo dục luôn được quan tâm, đặc biệt vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em rất được coi trọng. Đây là sự nghiệp cao quý, là trách nhiệm to lớn bởi trẻ em là tương lai của đất nước, việc đầu tư cho giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu. Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 1. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, là nền tảng, là tiền đề cho tất cả các cấp học. Nếu các em được học và vui chơi trong một môi trường khoa học, lành mạnh, có tri thức thì đó là cơ sở vững chắc để tạo ra một thế hệ khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần. Nếu các em được học tập và rèn luyện theo một nề nếp thì sẽ là cơ sở tốt cho việc học tập và rèn luyện ở các lớp trên và các cấp học khác. Nhưng thực tế không được như thế. Không phải học sinh lớp 1 nào cũng có một nề nếp học tập tốt. Các em mới từ mẫu giáo lên, làm quen với một môi trường hoàn toàn mới, hoàn toàn xa lạ. Tất cả đều bỡ ngỡ. Các em xem cô như người mẹ thứ hai, tất cả mọi cử chỉ, hành vi giao tiếp của học sinh lớp 1, hơn bao giờ hết, rất cần giáo viên chủ nhiệm uốn nắn theo chuẩn mực. Biết bao câu hỏi cứ quanh quẩn trong tôi: Phải làm sao tạo cho các em sự yêu thích và hứng thú trong từng hoạt động học tập, cũng như luôn hăng hái tham gia các hoạt động tập thể? Phải làm sao để hình thành cho các em từng kĩ năng sống, kĩ năng học tập khoa học? Phải làm sao để các em cảm nhận được trường học là ngôi nhà thứ hai của mình và mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui? Và phải làm sao để ngay từ đầu, các em được rèn nề nếp trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả để tạo tiền đề, để làm cơ sở vững chắc cho cả một quá trình học tập lâu dài sau này? Từ những trăn trở trên, tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tàì:“Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1”. 2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp * Xây dựng cho học sinh tư thế ngồi học chuẩn: Rèn cho học sinh tư thế ngồi học chuẩn nhằm giúp học sinh hình thành thói quen tốt trong khi ngồi học, giúp thể chất của các em phát triển lành mạnh không bị cong vẹo cột sống, không ảnh hưởng đến mắt như bị cận thị,Vậy bản thân tôi luôn chú ý nhắc nhở học sinh khi ngồi học cần chú ý những điểm sau: - Tư thế ngồi viết: + Lưng thẳng; + Không tì ngực vào bàn; 1 toàn diện cả về văn, thể, mĩ. Hiện nay, nhu cầu xã hội về nguồn lực con người là rất cao. Làm theo lời dạy của Bác Hồ về thể dục thể thao là linh hồn, là ngọn đuốc soi rọi, chỉ lối dẫn đường cho mọi nhiệm vụ thể dục thể thao hôm nay và mãi mãi về sau. Cần thường xuyên tập thể dục cho thân thể cường tráng, tinh thần khoẻ mạnh để đủ sức giữ gìn và góp phần xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. Đối với học sinh rèn luyện thể chất để có sức khoẻ học tập tốt, không những thế mà còn tạo tiền đề cho các lớp trên có cơ hội tham gia vào các cuộc thi như: Hội khoẻ Phù Đổng Vậy nên tôi luôn chú trọng các vấn đề này. Vào đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm biên chế lớp, chia tổ cho lớp, bầu ra ban cán sự (lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó) phân công nhiệm vụ cho từng em. Trong buổi học đầu tiên, giáo viên hướng dẫn học sinh xếp hàng theo tổ, em nhỏ đứng trước, em lớn hơn đứng sau, cho học sinh điểm số theo từng tổ và nhắc học sinh nhớ vị trí đứng của mình. Thời gian đầu năm học, mỗi buổi sáng khi nghe tiếng trống tập trung thể dục đầu giờ, giáo viên chủ nhiệm ra sân hướng dẫn học sinh nhanh nhẹn đứng vào vị trí của mình để xếp thẳng hàng ngang, thẳng hàng dọc. Đồng thời hướng dẫn các em chỉnh sửa quần áo cho gọn gàng. Khi thực hiện các động tác các em cần chú ý quan sát các anh, các chị lớp trên làm mẫu để tập cho đúng yêu cầu các động tác của bài múa hát sân trường cũng như các động tác của bài thể dục buổi sáng. Trong giờ tập thể dục tuyệt đối không được nói chuyện riêng. Sáng thứ 2 đầu tuần giờ chào cờ, đây là tiết học ngoại khoá các em phải thực hiện một cách nghiêm túc nên tôi uốn nắn nhắc nhở các em có ý thức đứng nghiêm trang nhìn lên lá cờ Tổ quốc để tưởng nhớ và biết ơn các anh hùng đã hy sinh xương máu để bảo vệ đất nước. Khi đội cờ đỏ nhận xét đánh giá xếp loại hàng tuần về mọi mặt thì phải lắng nghe xem lớp mình xếp thứ mấy; nếu xếp thứ nhất được tuyên dương thì cần phát huy, còn chưa được tuyên dương thì phải cố gắng khắc phục những khuyết điểm để tuần sau vươn lên. Nhờ sự hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên chủ nhiệm mà các em thực hiện đều đặn mỗi ngày, mỗi tuần dần dần các em sẽ có ý thức, có kĩ năng tự vươn lên để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. * Xây dựng nề nếp giữ gìn trường lớp sạch, đẹp: Việc xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi hàng ngày, hàng giờ chúng ta đang chứng kiến và gánh chịu những tác hại to lớn của biến đổi khí hậu như: lụt, bão, sóng thần, Để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp cũng như tạo cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh tôi đã hướng dẫn các em thực hiện những hành động như sau: Hằng ngày giáo viên chủ nhiệm rèn học sinh bỏ rác đúng nơi quy định, làm vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ, đi vệ sinh đúng nơi quy định. Giờ học thủ công rèn cho các em thói quen sau tiết học bỏ rác vào sọt, không xả rác ra lớp học, sân trường. Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn bàn ghế trong lớp sạch sẽ, không dẫm chân, vẽ bậy lên tường, lên bàn ghế; không leo cây bẻ cành; hằng ngày cần chăm 3 học sinh kiên trì và thường xuyên uốn nắn, nghiêm túc thực hiện tốt yêu cầu do giáo viên đưa ra khi hướng dẫn cho các em. Để thực hiện được những mục tiêu mà bản thân đưa ra tôi nhận thấy mỗi giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh và bản thân mỗi học sinh phải làm tốt nhiệm vụ của mình. * Đối với giáo viên chủ nhiệm: Muốn quản lí giáo dục toàn diện một lớp học, người giáo viên chủ nhiệm phải làm tất cả những công việc để phối hợp, tổ chức tốt việc khai thác tiềm năng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh một lớp học. - Giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện việc điều tra nắm vững đối tượng giáo dục là từng học sinh và những đặc điểm của một tập thể lớp học. - Phải xây dựng kế hoạch thực hiện các mặt giáo dục toàn diện. - Phải triển khai các hoạt động theo dõi sự tiến bộ của từng em theo mục tiêu kế hoạch chủ nhiệm đã đặt ra. Giáo viên cần tổ chức cho các em vui chơi trong quá trình học tập và xây dựng “những đôi bạn cùng tiến” để các em hăng hái hơn trong các hoạt động ở lớp. Muốn xây dựng tốt phong trào “đôi bạn cùng tiến” điều đầu tiên người giáo viên phải biết cách bố trí lớp học. Trong lớp có 15 bàn chia thành 3 dãy tôi bố trí cho học sinh ngồi bàn hai em xen kẽ giữa nam và nữ, cứ một em khá ngồi gần một em trung bình hoặc một em giỏi ngồi gần một em tiếp thu bài chậm; làm như vậy trong quá trình học tập, các em kèm cặp lẫn nhau, bắt chước từng nét chữ của nhau, luyện đọc cùng nhau, nhất là trong việc thảo luận nhóm các em biết thảo luận gợi mở cho nhau để đạt kết quả tốt. Như chúng ta đã biết tâm lí của học sinh Tiểu học rất thích được khen, được động viên nên tôi thường cho học sinh thi đua trong học tập thông qua hình thức tổ chức dạy học. Ví dụ: Trong giờ học vần, khi ghép vần, tiếng vào bảng cài, tôi cho các em thi đua 3 tổ xem tổ nào nhanh hơn. Chắc chắn tổ nào cũng muốn được tuyên dương nên các em sẽ cố gắng trong học tập, thao tác nhanh nhẹn. Hay đến phần đọc từ ứng dụng tôi cho các em đại diện các tổ lên thi đua tìm tiếng mới trong bài và từ mới ngoài bài học. Như vậy trong một tiết học nếu giáo viên biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như hình thức dạy học thì không khí lớp học sẽ sôi nổi hơn và đạt kết quả cao hơn. Hay trong thực tế giáo viên phải tạo môi trường học tập cởi mở không khí vui tươi, thân thiện: Bởi theo tâm lí chung của con người thì ai cũng biết. Người giỏi giang thường rất tự tin. Còn những người kém hơn lại hay tự ti và rất ngại thể hiện bản thân trước mọi người. 5 Sau khi thực hiện cái giải pháp, biện pháp nêu trên. Tôi thấy học sinh lớp 1A do tôi chủ nhiệm đã tiến bộ rõ rệt về nề nếp học tập cũng như chất lượng học tập. Tất cả các em đều thực hiện tốt nề nếp như: - Đa số các em đi học đều, đúng giờ. - Có ý thức học tập tốt ở lớp cũng như ở nhà - Biết ngồi học đúng tư thế. - Thực hiện tốt nề nếp xếp hàng ra vào lớp và thể dục đầu giờ. - Có ý thức giữ vệ sinh trường lớp sạch đẹp. - Biết giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Biết đoàn kết giúp đỡ bạn trong học tập. * Kết quả khảo sát:28//28/29( 1 em học sinh khuyết tật không đánh giá) Xếp loại HS có nề nếp tốt HS có nề nếp chưa tốt Đầu năm 18 em (64,3 %) 11 em (35,7 %) Cuối học kì I 28 em (100 %) 0 em (0 %) Như vậy việc rèn nề nếp học tập cho học sinh qua từng giờ, từng ngày, từng tuần, từng tháng và qua học kì I đạt được kết quả như sau: * Môn học và các hoạt động giáo dục Xếp loại Hoàn thành Chưa hoàn thành Cuối HKI 28 em (100 %) 0 em (0 %) * Về năng lực + Đạt: 28 em + 01 em ( khuyết tật không đánh giá) * Về phẩm chất: + Đạt: 28 em + 01 em ( khuyết tật không đánh giá) - Tham gia hội thi vở sạch chữ đẹp cấp trường 5 em tham gia và đạt kết quả như sau: Giải A: 01 em Giải B: 02 em Giải C: 01 em Công nhận: 01 em - Tham gia thi giải toán Violympic trên Internet cấp trường đạt 06 em, cấp huyện đạt 05 em. - Tham gia thi “ Tiếng hát tuổi hồng” đạt giải khuyến khích. - Tham gia thi kể chuyện Bác Hồ đạt giải ba. - Kết quả kiểm tra nề nếp của Đội hàng tuần trong học kì II đa số xếp thứ nhất. - Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội và đạt kết quả tốt. 4. Kết luận: 7
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_ne_nep_hoc_tap_cho_hoc_sinh_l.docx