Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán Lớp 1

Phương pháp dạy học tích cực là gì?

a. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học:

 "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".

 Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ

động, chống lại thói quen học tập thụ động.

b. Thế nào là tính tích cực học tập?

 Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển TTC xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục.

 TTC học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:

 - Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn

 - Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề

 - Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.

c. Phương pháp dạy học tích cực:

 Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

d. Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

 Dạy học lấy học sinh làm trung tâm còn có một số thuật ngữ tương đương như: dạy học tập trung vào người học, dạy học căn cứ vào người học, dạy học hướng vào người học Các thuật ngữ này có chung một nội hàm là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong quá trình dạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên.

 

doc17 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.
5. Điều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực:
a. Giáo viên: 
 Giáo viên phải được đào tạo chu đáo để thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục. Giáo viên vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng sử tinh tế, biết sử dụng các công nghệ tin vào dạy học, biết định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức.
b. Học sinh: 
 Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như: giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, phát triển các loại hình tư duy biện chứng, lôgíc, hình tượng, tư duy kĩ thuật, tư duy kinh tế
c. Chương trình và sách giáo khoa:
 Phải giảm bớt khối lượng kiến thức nhồi nhét, tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực; giảm bớt những thông tin buộc học sinh phải thừa nhận và ghi nhớ máy móc, tăng cường các bài toán nhận thức để học sinh tập giải; giảm bớt những câu hỏi tái hiện, tăng cường loại câu hỏi phát triển trí thông minh; giảm bớt những kết luận áp đặt, tăng cường những gợi ý để học sinh tự nghiên cứu phát triển bài học.
d. Thiết bị dạy học:
 Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh. Đáp ứng yêu cầu này phương tiện thiết bị dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm.
 Cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học được thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác.
e. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh:
 Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục. Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục.
 Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn.
 Đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Chừng nào việc kiểm tra, đánh giá chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động thì chưa thể phát triển dạy và học tích cực.
 Thống nhất với quan điểm đổi mới đánh giá như trên việc kiểm tra, đánh giá sẽ hướng vào việc bám sát mục tiêu của từng bài, từng chương và mục tiêu giáo dục của môn học ở từng lớp cấp. Các câu hỏi bài tập sẽ đo được mức độ thực hiện các mục tiêu được xác định.
 - Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hóa, đảm bảo 70% câu hỏi bài tập đo được mức độ đạt trình độ chuẩn - mặt bằng về nội dung học vấn dành cho mọi học sinh và 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao, dành cho học sinh có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn.
g. Trách nhiệm quản lý
 Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp về việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường mình, đặt vấn đề này ở tầm quan trọng đúng mức trong sự phối hợp các hoạt động toàn diện của nhà trường. Hiệu trưởng cần trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến, cải tiến dù nhỏ của giáo viên, đồng thời cũng cần biết hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực thích hợp với môn học, đặc điểm học sinh, điều kiện dạy và học ở địa phương, làm cho phong trào đổi mới phương pháp dạy học ngày càng rộng rãi, thường xuyên và có hiệu quả hơn.
Hãy phấn đấu để trong mỗi tiết học , học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập.
6. Khai thác yếu tố tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống
 Đối mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống, hay phải "nhập nội" một số phương pháp xa lạ vào qúa trình dạy học. Vấn đề là ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của phương pháp dạy học hiện có, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy và học cụ thể.
 - Hiện nay, bài giảng hiện đại đang có khuynh hướng sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện công nghệ thông tin, làm tăng sức hấp dẫn và hiệu quả. Trước đây, để minh họa nội dung bài giảng, giáo viên chỉ có thể sử dụng lời nói giàu hình tượng và gợi cảm kèm theo những cử chỉ, điệu bộ diễn tả nội tâm hoặc có thêm bộ tranh giáo khoa hỗ trợ. Ngày nay có cả một loạt phương tiện để giáo viên lựa chọn sử dụng như: máy chiếu, băng ghi âm, băng ghi hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính... Tiến tới mọi giáo viên phải có khả năng soạn bài giảng trên máy vi tính được nối mạng, biết sử dụng đầu máy đa năng để thực hiện bài giảng của mình một cách sinh động, hiệu quả, phát huy cao nhất tính tích cực học tập của học sinh.
 7. Các phương pháp thường được sử dụng trong các tiết học Toán 1:
 + Phương pháp Trực quan: Là PP giảng dạy dựa trên cơ sở những hình ảnh cụ thể: Hình vẽ, đồ vật và thực tế xung quanh để hình thành kiến thức cho học sinh.
Với PP này tôi tổ chức hướng dẫn các em HS hoạt động trực tiếp trên các sự vật cụ thể nhờ vậy HS nắm được chắc kiến thức và kĩ năng tương ứng.
Ví dụ: 
Để HS nắm được cấu tạo số , tôi thường tổ chức hoạt động chia một số que tính thành hai nhóm một cách tùy ý, mỗi em chủ động chia theo cách của mình. Tập hợp tất cả các cách chia, tôi sẽ được tất cả các trường hợp cần nắm về cấu tạo số. Có phân tích bằng hành động như vậy, đần dần HS mới phân tích thầm trong óc được. 
 + Phương pháp Thực hành - Luyện tập: Là PPDH thông qua các hoạt động thực hành – luyện tập của HS để giúp các em nắm được các kiến thức và kĩ năng mới. PP này có ưu thế là phát huy được tốt nhất tính độc lập của học sinh, là phương tiện tốt nhất nguyên lí giáo dục. 
PP này được tôi sử dụng thường xuyên. HS được thực hành , luyện tập liên tục. Thông qua hoạt động này mà HS luyện tập các kiến thức và kĩ năng cần thiết.
Tuy nhiên cần chú ý chuẩn bị cho việc thực hành, luyện tập một cách chu đáo; động viên cả lớp hoạt động độc lập, mọi HS đều tự suy nghĩ, tự tìm biện pháp; nhất thiết phải tổng kết hoạt động độc lập của HS, điều chỉnh sai lầm, có sự bổ sung kiến thức cần thiết; các bài tập cần đi từ đơn giản đến phức tạp, cuối cùng nên có những bài tập tổng hợp để mức độ luyện tập được nâng cao dần; cần thay đổi hình thức luyện tập để gây hứng thú học tập cho HS; cần luyện tập nhiều; nhưng số lượng bài tập cần vừa phải, luyện tập ở lớp là chính.
+ Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: Đây cũng là một PPDH phát huy được tính tích cực của HS. Tôi sử dụng PP này khi hình thành kiến thức mới, củng cố rèn luyện kĩ năng Toán và khi vận dụng kiến thức.
Ví dụ: Với lớp 1, bài tập dạng dưới đây có tính vấn đề:
 2 = 1 +  5 =  + 2
+ Phương pháp dạy học kiến tạo: Đây là một PPDH tích cực. Tôi sử dụng PP này khi có thể bởi vì với PP này các em sẽ thích tự học, tự khám phá – phát hiện và giải quyết vấn đề.
 + Phương pháp Gợi mở - Vấn đáp: Là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng hệ thống các câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ và lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước dẫn đến kết luận cần thiết, giúp học sinh tự tìm ra kiến thức mới.
 + Phương pháp Giảng giải - Minh họa: Là phương pháp dùng lời nói để giải thích kiến thức toán kết hợp với phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích.
 + Phương pháp Thuyết trình: là phương pháp dùng lời nói để trình bày, phương pháp này được sử dụng chủ yếu để trình bày kiến thức mới, sử dụng trong việc giải toán mẫu hoặc hệ thống hóa kiến thức trong ôn tập chương, phần.
+ Trò chơi toán học: Là trò chơi, trong đó có chứa một yếu tố Toán học nào đó.
Vì là một trò chơi, trò chơi Toán học mang đầy đủ các đặc điểm của trò chơi, nhưng trò chơi Toán học khác với trò chơi “ phi toán” ở chỗ ít nhiều phải chứa trong nó một yếu tố kiến kiến thức Toán học đó. Đối với HS lớp 1với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em thì trò chơi Toán học là một trong những phương pháp rất quan trọng giúp các em chiếm lĩnh được kiến thức mới. Thực tế cũng cho thấy hình thức tổ chức trò chơi Toán học dễ được HS hưởng ứng tích cực và tham gia.
Xét về mục đích phục vụ dạy học nói chung, trò chơi toán học có thể là:
+ Trò chơi nhằm dẫn dắt, hình thành tri thức mới.
+ Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kỹ năng.
+ Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong giờ ngoại khóa.
Ví dụ: Sau khi học xong các bài: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “ Bịt mắt chọn hình”
Mục đích: Luyện kĩ năng luyện dạng hình.
Chuẩn bị: 25 hình bằng bìa cứng ( 5 hình vuông, 5 hình tam giác, 5 hình tròn, 5 hình tứ giác không vuông, 5 hình có đường bao cong nhưng không tròn)
Cách chơi: 3 HS cùng chơi, đặt tên cho các em lần lượt là: “ Hình vuông, hình tròn, hình tam giác”. Sau khi bị bịt mắt kín, mỗi em phải lấy một hình tương ứng với tên gọi của mình. Nếu em nào chọn sai thì đội đó sẽ thua cuộc.
+ Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập: 
Để đánh giá HS tôi sử dụng các hình thức đánh giá ( viết, vấn đáp) HS cũng có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn. 
Để kiểm tra kiến thức của HS nắm được tôi sử dụng phiếu kiểm tra định kì và thường xuyên. Bài kiểm tra cần ra đề theo đúng trình độ chuẩn, từ dễ dến khó, đủ các dạng bài đại diện cho những nội dung cơ bản của chương trình, dễ chấm điểm và cộng điểm, mọi HS phát triển bình thường đều làm được bài nhưng không dễ dàng đạt điểm 10, phân loại chính xác trình độ HS. Không cho HS làm các bài có nội dung ngoài chương trình Toán 1.
	Bên cạnh những phương pháp dạy học trên, để vận dụng vào giải toán thì người giáo viên cần vận dụng linh hoạt và kết hợp hài hòa một số hình thức tổ chức dạy học như: 
	- Tổ chức dạy học cá nhân.
	- Tổ chức dạy học theo nhóm.
	- Tổ chức dạy học toàn lớp.
	- Tổ chức dạy học kết hợp vui chơi có liên quan đến nội dung toán học.
	Để cho giờ học sinh động, học sinh hứng thú và nắm bắt kiến thức một cách nhanh nhất thì ngoài việc vận dụng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học thì người giáo viên cũng cần phải chuẩn bị đồ dùng học tập hoặc vận dụng công nghệ thông tin vào bài giảng.
	Trong mỗi tiết học giáo viên phải là người lựa chọn các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với từng dạng bài, làm sao giúp học sinh phát huy hết khả năng nhận thức của mình. Các em được suy nghĩ, tìm tòi và tự chiếm lĩnh kiến thức. Từ đó các em có thể vận dụng vào thực hành là các dạng bài tập toán.
	Trên đây là một số kinh nghiệm mà tập thể GV tổ 1 chúng tôi trong việc dạy hình thành số cho học sinh lớp 1 mà tôi đã đúc rút được qua thực tế giảng dạy trong những năm qua. Song chuyên đề của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót kính mong ban thi đua các cấp xem xét bổ sung, đánh giá ghi nhận. Đó là nguồn động viên lớn giúp tôi giảng dạy ngày càng tốt hơn.
 Xin chân thành cảm ơn !
 Văn Tố, ngày 14 tháng 05 năm 2020
Người viết
Tiêu Thị Xuyến
Ý kiến của Ban giám hiệu Nhà trường:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
C. Vận dụng vào bài dạy:
Toán:
Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ)
I. Mục tiêu :
- Nhận biết vai trò số 0 trong phép trừ: 0 là kết quả phép trừ hai số bằng nhau, một số trừ đi 0 bằng chính nó; biết thực hiện phép trừ có số 0; biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
+ Làm bài tập : 1, 2 ( cột 1, 2) ; 3
- Rèn kĩ năng tính toán cho học sinh.
- Học sinh có tính cẩn thận trong khi làm toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, bộ đồ dùng học toán, giáo án.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gv gọi H lên bảng làm phép tính.
-T: Em có nhận xét gì về 2 phép tính?
- GV nhận xét 
2. Bài mới :
a Giới thiệu bài: Các em đã được học số 0 trong phép cộng. Còn số 0 trong phép trừ như thế nào? Cô cùng các em sẽ học bài ngày hôm nay: Số 0 trong phép trừ.
b. Bài giảng
* Phép trừ hai số bằng nhau
( *) Giới thiệu phép trừ: 1- 1 = 0
- Cho HS quan sát hình ảnh. Hỏi:
+ Có mấy con vịt trong chuồng?
+ Mấy con chạy ra khỏi chuồng?
+ Còn lại mấy con vịt?
-1 H lên bảng làm
 1 + 0 = 0 + 3 =
- H trả lời.
- H nhắc lại.
- HS trả lời
- 1 con vịt
- 1 con vịt
- 0 con vịt
- Yêu cầu HS nêu bài toán theo tranh : 
- Muốn biết trong chuồng còn lại mấy con vịt ta làm thế nào?
- HS nêu bài toán .
- Thực hiện phép trừ
- Gọi 1 Hs lên bảng viết phép tính, lớp viết bảng con.
- Gv nhận xét.
? Em có nhận xét gì về các số trong phép trừ ?
? Hai số giống nhau trừ cho nhau được kết quả bằng mấy?
KL: Hai số giống nhau trừ cho nhau thì bằng 0.
- HS viết bảng lớp- Lớp làm bảng con. 1- 1= 0
- H đọc: một trừ một bằng không 
- Các số giống nhau cùng bằng 1
- Bằng 0
- H nhắc lại
(*) Giới thiệu phép trừ: 3 - 3 = 0
- Cho HS quan sát hình ảnh và nêu bài toán. 
- Muốn biết trong chuồng còn mấy con vịt em làm thế nào?
- GV cho H viết phép tính 
- Gv nhận xét
- Gv cho H đọc phép tính
- GV: Em có nhận xét gì về các số trong phép trừ ?
? Hai số giống nhau trừ cho nhau được kết quả bằng mấy?
- Vậy 0 là kết quả của phép trừ hai số như thế nào?
KL chung: Một số trừ đi chính số đó thì kết bằng 0.
- Gv cho H lấy ví dụ về 2 số giống nhau trừ cho nhau.
- Cho HS đọc bảng trừ .
* Phép trừ: Một số trừ đi 0
GV: Vừa rồi chúng ta đã biết một số trừ đi chính số đó thì được kết quả bằng 0. Vậy một số trừ đi 0 được kết quả là bao nhiêu cô và các em cùng quan sát hình ảnh tiếp theo.
(*) Giới thiệu phép trừ: 4 - 0 = 4 
- Gv cho H quan sát hình ảnh 
? Có mấy hình vuông
? Bớt đi mấy hình vuông
? Còn lại mấy hình vuông
- Gv cho H nêu bài toán theo hình ảnh
? Muốn biết còn lại mấy hình vuông em làm thế nào?
- GV gọi H viết phép tính
- GV cho H đọc phép tính.
- GV cho H nhận xét số đứng trước dấu trừ và số đứng sau dấu trừ trong phép tính.
? Vậy khi một số tự nhiên bất kì trừ cho 0 thì kết quả bằng mấy?
KL: Một số trừ đi 0 thì kết quả bằng chính số đó.
(*) Phép trừ 5 - 0 = 5 
- Gv cho HS quan sát hình ảnh và nêu bài toán .
- Dựa vào đề toán yêu cầu HS viết phép tính thích hợp.
- GV cho H đọc 5 - 0 = 5
- Yêu cầu H nhận xét số đứng sau dấu trừ của phép tính.
? Một số trừ đi 0 được kết quả bằng mấy?
* KL: Một số trừ đi 0 được kết quả bằng chính số đó.
- Gv cho H lấy ví dụ về một số trừ đi 0
- Cho HS đọc bảng trừ .
GV: Chúng ta vừa học xong số 0 trong phép trừ. Để nắm chắc hơn về kiến thức đó cô cùng các em chuyển sang phần luyện tập.
c. Luyện tập: 
Bài 1/ 61: Tính
- GV cho H làm cá nhân.
- Gv cho HS nêu nối tiếp kết quả phép tính.
- GV nhận xét.
- Gv yêu cầu H nhận xét cột tính 1 và 2.
? Cột tính thứ nhất củng cố kiến thức gì chúng ta vừa học.
? Em có nhận xét gì về cột tính thứ hai?
- GV chốt ý.
Bài 2/61 : Tính
- Gv cho H nêu yêu cầu bài
- Cho HS mỗi tổ làm 1 cột tính..
- Gv nhận xét,chữa bài
? Em có nhận xét gì về 3 phép tính của cột tính thứ nhất?
? Vậy một số tự nhiên bất kỳ cộng hoặc trừ cho 0 thì kết quả bằng mấy?
- Gv chốt bài
Bài 3/61: Viết phép tính thích hợp.
- Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, nêu bài toán rồi viết phép tính tương ứng vào ô trống.
- Cho HS làm bài vào vở, bảng lớp.
- GV nhận xét chữa bài.
? Hai số giống nhau trừ cho nhau được kết quả bằng mấy?
- Gv chốt bài
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ô cửa bí mật.
- Nhận xét tiết học.
- GV dặn dò HS.
- Trong chuồng có 3 con vịt, 3 con chạy ra khỏi chuồng. Hỏi trong chuồng còn mấy con vịt?
 - Làm phép tính trừ
- 1HS lên bảng- lớp viết bảng con
 3- 3 = 0
- HS đọc : ba trừ ba bằng không
- Các số giống nhau cùng bằng 3
- Bằng 0
- Hai số giống nhau
- H nhắc lại
- H nêu 
– 2 = 0 4 – 4 = 0 5 – 5 = 0
- H đọc CN- ĐT
- H quan sát
- 4 hình vuông
- 0 hình vuông
- 4 hình vuông
- H nêu" Có 4 hình vuông, không bớt đi hình vuông nào. Hỏi còn lại mấy hình vuông? "
- H thực hiện phép trừ
- 1 H lên bảng- lớp viết bảng con
 4 - 0 = 4
- HS : bốn trừ không bằng bốn
- Số đằng trước dấu trừ là 4.
- Số đằng sau dấu trừ là số 0
- Bằng chính số tự nhiên đó
- HS nhắc lại cá nhân- ĐT
- Có tất cả 5 hình tròn, không bớt đi hình tròn nào. Hỏi còn lại mấy hình tròn?
- H lên bản viết- lớp viết bảng con 5 - 0 = 5
- H đọc: năm trừ năm bằng 0
- Số 0
- H : Một số trừ đi 0 được kết quả bằng chính số đó.
- H nhắc lại.
- H nêu ví dụ
1– 0 = 1 2 – 0 = 2 3- 0 = 3
- H đọc
- HS nêu lại yêu cầu
- HS làm cá nhân và nối tiếp nhau nêu kết quả:
1 - 0 = 1 1- 1 = 0 5 - 1 = 4
2 - 0 = 2 2 - 2 = 0 5 - 2 = 3
............. .............. .............
5 - 0 = 5 5 - 5 = 0 5 - 5 = 0
- H: Một số tự nhiên bất kì trừ đi 0 thì kết quả bằng chính số đó.
-H: Hai số giống nhau trừ cho nhau được kết quả bằng 0.
- HS nêu yêu cầu
- Đại diện 3 tổ làm phiếu to, lớp làm phiếu
4 + 1 = 5 2 + 0 = 2 3 + 0 =
4 + 0 = 4 2 - 2 = 0 3 - 3 =
4 - 0 = 4 2 - 0 = 2 0 + 3 =
- H: + Phép tính thứ nhất là phép cộng của 2 số tự nhiên khác nhau.
 + Phép tính thứ hai và thứ ba củng cố về tính chất của số 0 trong phép cộng và phép trừ.
- Kết quả bằng 0.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Theo dõi
- HS làm bài vào bảng lớp, vào vở
3
-
3
=
0
- Bằng 0.
H chơi 
PHẦN III: KẾT LUẬN.
Trên đây là toàn bộ những nội dung, phương pháp, những việc cần làm của GV đang trực tiếp giảng dạy. Chúng tôi là người đã thực hiện trong những năm qua thấy được kết quả như sau:
Qua việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của HS ở môn Toán – Lớp 1 giúp các em học tập tích cực sôi nổi hơn. Học sinh tự tìm tòi và khám phá kiến thức bài học, giúp cho giờ học đạt hiệu quả hơn, tránh sự gò bó, áp đặt. Các em nắm bài sâu hơn, giờ học nhẹ nhàng thoải mái, học sinh hiểu bài kĩ hơn.
Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề của chúng tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.
 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT 
	 ĐỖ THỊ SÁU 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_phat_huy_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan