Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức Địa lí địa phương vào dạy học Địa lí Lớp 10 THPT ban cơ bản

Chương trình SGK Địa lí 10 - Ban cơ bản gồm 42 bài, chia làm 10 chương với hai phần kiến thức chính là Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội.

Nội dung bài học Địa lí 10 cung cấp cho HS những kiến thức chung nhất, khái quát nhất về tự nhiên cũng như các hiện tượng KT - XH, vì vậy đòi hỏi HS phải có sự tư duy cao mới nắm bắt được các biểu tượng địa lí.

Trong thời gian 45 phút lên lớp, do nhiều nguyên nhân khác nhau, GV chỉ truyền thụ những kiến thức liên quan tới nội dung bài học, trong khi nhiều đơn vị kiến thức ĐLĐP rất gần gũi với HS có thể tích hợp để bổ sung, làm sinh động thêm nội dung bài học, GV rất ngại tích hợp hoặc tích hợp ở cấp độ thấp, sơ khoáng.

Nhiều nội dung bài học, nhất là phần kiến thức địa lí tự nhiên liên quan đến nhiều khái niệm, biểu tượng địa lí, HS rất khó tư duy vì vậy GV chỉ truyền thụ kiến thức một chiều, HS thụ động nhìn bài chép nội dung chính vào vở, HS chỉ biết hiện tượng mà không hiểu được bản chất đối tượng.

Những hạn chế khi sử dụng giải pháp cũ:

* Đối với giáo viên:

- GV không chủ động phân chia được thời gian, ngại tích hợp kiến thức ĐLĐP nên thường bỏ qua những kiến thức địa phương rất gần gũi, sinh động.

- Không thúc đẩy được việc dạy học, kiểm tra, đánh giá HS theo hướng tích cực, không phát huy được tính tích cực chủ động khai thác kiến thức của HS.

- Hạn chế việc tìm tòi, sáng tạo của GV.

 * Đối với học sinh:

 - HS ghi chép bài một cách thụ động.

- Phần nhiều HS chưa hứng thú với môn học, không biết được bản chất những sự vật hiện tượng nơi mình sinh sống mặc dù những sự vật, hiện tượng địa lí rất gần gũi, gắn bó hàng ngày với HS.

- Hạn chế khả năng tư duy của HS

- Hạn chế việc hình thành tình yêu, trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước.

- Kết quả học tập thấp, HS sẽ chán học, uể oải, ngại đến trường, luôn coi địa lí chỉ là môn học phụ, kết quả học lực khá giỏi bộ môn còn nhiều hạn chế.

 

doc32 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức Địa lí địa phương vào dạy học Địa lí Lớp 10 THPT ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(GV cho số liệu).
- Bản đồ
- Biểu đồ
- Đàm thoại
- Giải thích
Bài 26: 
Cơ cấu nền kinh tế
- Ninh Bình có nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế:
+ Vị trí địa lý thuận lợi: là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc với các tỉnh phía Nam thông qua Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và đường sắt Bắc Nam
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú: khoáng sản, thủy sản, lâm sản, du lịch.
+ Lao động dồi dào, trình độ đang dần nâng cao.
- Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch hướng tích cực (giảm nhanh tỉ trọng KVI; tăng nhanh tỉ trọng KVII và KVIII). Năm 2011: KVI 15%; KVII 49%; KVIII 36%.
- Đàm thoại
- Giải thích
- Bản đồ
- Biểu đồ
- SLTK
Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Điều kiện tự nhiên: đất đai đa dạng (phù sa, mặn, xám), khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá sâu sắc, nguồn nước dồi dào của sông Đáy, sông Vạc, sông Hoàng Long. 
- Điều kiện kinh tế - xã hội: lao động dồi dào (>60%), có nhiều khu công nghiệp tập trung.
- Mô hình kinh tế hộ gia đình, trang trại, nông lâm kết hợp.
- Đàm thoại
- Giảng giải
- Bản đồ
- Tranh ảnh
- Thực địa
Bài 28: Địa lý ngành trồng trọt
- Cây lương thực chủ yếu là lúa gạo, ngô, rau đậu (Kim Sơn, Yên Khánh, Gia Viễn, Nho Quan, Hoa Lư,)
- Cây công nghiệp hàng năm có đậu tương, mía, lạc, dứa, cói (Kim Sơn, Nho Quan, Tam Điệp).
- Rừng quốc gia Cúc Phương - rừng nguyên sinh đầu tiên ở nước ta, có giá trị về nhiều mặt.
- Tìm tòi, khám phá
- Đàm thoại
- Tranh ảnh
- Bản đồ
- SLTK
Bài 29: 
Địa lý ngành chăn
nuôi
- Vật nuôi ở Ninh Bình rất đa dạng:
+ Gia súc lớn như trâu, bò (Nho Quan, Gia Viễn)
+ Dê, lợn, gia cầm nuôi rộng rãi.
+ Thuỷ sản được nuôi nhiều huyện Kim Sơn.
- Nghiên cứu
- Đàm thoại
- Giảng giải
- SLTK
- Bản đồ
Bài 30: Thực hành
Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia
- Ra thêm bài tập: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của tỉnh Ninh Bình qua các năm.
- Hoặc: Vẽ và phân tích biểu đồ so sánh sản lượng, dân số của Ninh Bình với một số địa phương khác trong vùng ĐB sông Hồng.
- SLTK
- Biểu đồ
- Giải thích
Bài 31: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
Ninh Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp: vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nguyên nhiên liệu phong phú, nguồn lao động dồi dào,
- Đàm thoại
- Bản đồ
- Tranh ảnh
- SLTK
Bài 32: Địa lý các ngành công nghiệp
- Công nghiệp năng lượng: phát triển nhà máy nhiệt điện (nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) nhờ nguồn than sẵn có chuyển từ Quảng Ninh về.
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (chủ yếu sản xuất xi măng) nhờ nguồn đá vôi có trữ lượng rất lớn.
- Đàm thoại
- Giải thích
- Tìm tòi, khám phá
- Bản đồ
- SLTK
Bài 33: Địa lý các ngành công nghiệp (tiếp theo)
- Ninh Bình có thuận lợi phát triển ngành công nghiệp cơ khí (Cơ khí Quang Trung; sản xuất gang thép)
- Ngoài ra, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc), công nghiệp chế biến thực phẩm (rau quả; thủy sản; dứa) đang phát triển.
- Đàm thoại
- Giảng giải
- SLTK
- Tranh ảnh
Bài 35: Vai trò, các nhân
 tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ
- Ninh Bình có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch:
+ Tài nguyên du lịch đa dạng, hấp dẫn: Bái Đính, Tràng An (di sản thế giới), rừng Cúc Phương, cố đô Hoa Lư (di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia),
+ Vị trí cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc với các tỉnh phía Nam (quốc lộ 1; đường sắt Bắc Nam)
+ Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật đang được nâng cấp, hoàn thiện, hiện đại: đường giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng,
- Trung tâm dịch vụ của tỉnh: tp. Ninh Bình; thị xã Tam Điệp,
- Tổ chức nhiều loại hình du lịch: leo núi, tâm linh, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, Homestay,
- Đàm thoại
- Giải thích
- Sơ đồ
- Biểu đồ
- Khám phá
Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải
- GTVT ở Ninh Bình góp phần làm cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc với các tỉnh phía Nam (quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam)
- Ninh Bình có nhiều loại hình vận tải: đường bộ, đường sắt, đường sông. KLVC và KLLC của các ngành ngày càng tăng theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.
- Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố GTVT của tỉnh là: 
- Điều kiện tự nhiên: địa hình đồng bằng, đồi núi thấp chiếm đa số cho nên đường bộ, đường sắt là loại hình quan trọng nhất. Sông suối của tỉnh cũng khá phát triển (sông Đáy, sông Hoàng Long) vì vậy đường sông cũng xuất hiện. 
- Điều kiện xã hội: là nơi tập trung khá nhiều các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp nên nhu cầu vận chuyển lớn, nhất là vận tải ôtô; dân cư đông đúc ở khu vực thành thị là điều kiện để đưa loại hình vận tải thành phố (xe buýt) vào hoạt động.
- Bản đồ
- Sơ đồ
- SLTK
- Đàm thoại
- Thảo luận
Bài 37: Địa lý các ngành giao thông vận tải
Ninh Bình có các ngành vận tải: 
- Đường sắt (nằm trên tuyến Hà Nội - Ninh Bình - TP Hồ Chí Minh)
- Đường ô tô (quốc lộ 1, 10, 12B, 45)
- Đàm thoại
- Giảng giải
- Bản đồ
Bài 39: Địa lý ngành thông tin liên lạc
- Ngành thông tin liên lạc của Ninh Bình phát triển tương đối nhanh, thể hiện rõ nhất ở số thuê bao điện thoại qua các năm (năm 2010 đạt 65 máy điện thoại/100 dân)
- Trang bị ngày càng nhiều phương tiện TTLL hiện đại như: tổng đài kỹ thuật số, đường truyền vi ba số, fax chuyển thư, chuyển tiền nhanh, hoà nối mạng Internet
- Bản đồ
- SLTK
- Đàm thoại
- Giải thích
- Nghiên cứu
Bài 40: Địa lý ngành thương mại
- Ninh Bình vẫn là tỉnh nhập siêu.
- Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là: sản phẩm may mặc, xi măng. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là: thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng, phụ liệu may mặc, phôi thép, ô tô, xe máy các loại.
- Ninh Bình là tỉnh thu hút được ít số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam.
- SLTK
- Biểu đồ
- Nghiên cứu
- Đàm thoại
- Giảng giải
Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên không phục hồi được chủ yếu là đá vôi (khai thác để sản xuất xi măng)
- Tài nguyên có thể khôi phục được như đất, rừng, động thực vật. Tuy nhiên do nhiều mục đích khác nhau, các loại tài nguyên này đang có nguy cơ thu hẹp.
- Đàm thoại
- Tranh ảnh
- SLTK
- ứng dụng
CNTT
- Khám phá
Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững
- Sự phát triển nhanh của công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đá mĩ nghệ, làm cho nhiều dải núi đá vôi bị phá hủy nhanh chóng
Quá trình sản xuất đã thải ra môi trường nhiều loại khí thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe con người.
- Sự phát triển của du lịch sẽ góp phần phát triển bền vững cho tỉnh.
- Tranh ảnh
- SLTK
- Thảo luận.
Thí dụ cụ thể về tích hợp kiến thức địa lý địa phương tỉnh Ninh Bình vào dạy học địa lý lớp 10
- Thí dụ l: Khi dạy bài 6 "Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất", để minh hoạ kiến thức những nước nằm trong vùng nội chí tuyến đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, GV có thể hỏi HS: "Tỉnh Ninh Bình có mấy lần Mặt Trời lên thiên đỉnh và vào những ngày nào trong năm?". HS dựa vào vị trí địa lí để trả lời (2 lần mặt trời lên thiên đỉnh trong năm)
- Thí dụ 2: Khi nhắc tới các hiện tượng tự nhiên do ngoại lực gây ra ở bài 9 "Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất", GV cần liên hệ cho HS: quá trình phong hoá diễn ra ở khắp nơi trong tỉnh, trong đó phong hoá vật lý xảy ra mạnh mẽ ở các khu vực khai thác khoáng sản (khai thác núi đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng), phong hoá hoá học tạo ra các hang động Kacxtơ ở các khu vực núi đá vôi (điển hình là các hang động ở Tam Cốc - Bích Động; hang động Tràng An; Địch Lộng,); quá trình bóc mòn chủ yếu là do sự xâm thực của nước tạo thành các khe sâu, các thung lũng sông suối ở các huyện Nho Quan, Gia Viễn; quá trình bồi tụ tạo nên các bãi bồi ven biển Kim Sơn,
- Thí dụ 3: Khi dạy bài 15 - "Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất", GV nên để cho học sinh liên hệ với một số con sông chảy qua địa phương nơi HS sinh sống, GV hỏi: Địa phương của chúng ta có con sông nào chảy qua và nó có đặc điểm gì (mật độ, hướng chảy, nguồn cung cấp nước chủ yếu,?), thậm chí GV có thể tổ chức đưa HS ra ngoài thực địa để quan sát các đặc điểm chính của sông ngòi. Ở đơn vị cấp tỉnh, Ninh Bình có mật độ sông ngòi khá cao, phân bố tương đối đều trên lãnh thổ, hầu hết các sông đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ. Các sông chính trong tỉnh: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bến Đang, sông Nho Quan, sông Vạc,... nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa và các mạch nước ngầm.
- Thí dụ 4: Khi dạy bài 24 "Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hoá", GV có thể đưa ra cho học sinh số liệu về số dân và mật độ dân số của một số huyện trong tỉnh và yêu cầu học sinh giải thích tại sao lại có sự phân bố không đồng đều theo không gian ngay cả trong phạm vi của một tỉnh như vậy. HS sẽ dựa vào mục 3 trong bài và kiến thức thực tế để giải thích vần đề này: huyện Nho Quan là huyện miền núi của tỉnh, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp, các cơ sở công nghiệp nhỏ bé, phân tán nên có mật độ dân số thấp nhất trong tỉnh (312 người/km2 năm 2010); ngược lại các khu thành phố, thị xã và huyện đồng bằng có giao thông thuận lợi, nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên, điều kiện tự nhiên (đất, nước) thuận lợi nên thu hút được nhiều dân cư hơn (thành phố Ninh Bình mật độ dân số trung bình hơn 2000 người/km2; huyện Yên Khánh hơn 900 người/km2 năm 2010).
- Thí dụ 5: Khi học bài 26 “Cơ cấu nền kinh tế” mục cơ cấu ngành kinh tế, giáo viên đặt câu hỏi: Theo em cơ cấu ngành kinh tế ở Ninh Bình có chuyển dịch theo xu thế chung trên thế giới và ở Việt Nam không? Điều đó phản ánh quá trình kinh tế nào ở Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng? HS dựa vào những hiểu biết và quan sát của bản thân trả lời câu hỏi, cơ cấu kinh tế theo ngành ở Ninh Bình đang chuyển dịch theo xu thế chung của thế giới và ở Việt Nam (giảm nhanh tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp; tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dực và dịch vụ), xu hướng chuyển dịch này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
- Thí dụ 6: Khi dạy bài 28 "Địa lý ngành trồng trọt", GV yêu cầu học sinh sưu tầm các loại nông sản chính của địa phương để dùng làm phương tiện minh hoạ trong lúc giảng bài. Thí dụ: Ở Ninh Bình có một số cây trồng chính là lúa, ngô, mía, lạc được trồng nhiều ở các huyện Yên Mô, gia Viễn, Yên Khánh, Nho Quan. Ngoài ra tỉnh còn trồng nhiều dứa, mía, rau quả (Nho Quan, Tam Điệp), trồng cói (Kim Sơn); đậu, lạc (Nho Quan, Yên Khánh). Giáo viên yêu cầu HS giải thích nguyên nhân của sự khác biệt cơ cấu cây trong giữa các địa phương trong tỉnh.
- Thí dụ 7: Khi dạy bài 32 - "Địa lý các ngành công nghiệp", giáo viên yêu cầu HS kể tên các ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong những ngành đó, ở địa phương em có những ngành nào?
Những ngành công nghiệp này rất gần gũi, các em có thể nhìn thấy và quan sát hàng ngày nên các em có thể nhanh chóng có câu trả lời: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (chủ yếu khai thác đá vôi ở các huyện Nho Quan, Hoa Lư); công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (dệt may, da giày); công nghiệp chế biến thực phẩm (dứa Đồng Giao - Tam Điệp); công nghiệp hóa chất (nhà máy phân lân, đạm Khánh Phú); các ngành thủ công mỹ nghệ (chiếu cói Kim Sơn, thêu ren Ninh Hải, mộc Ninh Phong, đá mĩ nghệ Ninh Vân)
- Thí dụ 7: Khi dạy bài 37 "Địa lý ngành giao thông vận tải", dạy đến loại hình vận tải nào, GV nên yêu cầu học sinh liên hệ đến ngành vận tải đó ở Ninh Bình: có những tuyến đường nào chạy qua, tình hình hoạt động của chúng ra sao. Về đường sắt: có tuyến đường sắt Bắc Nam (chở khách và chở hàng hóa); đường ô tô: quan trọng nhất có Quốc lộ 1 ở phía Đông, đường Hồ Chí Minh ở phía Tây,
- Thí dụ 8: Khi dạy bài 42 "Môi trường và sự phát triển bền vững", giáo viên không nên lặp lại hoàn toàn ý trong sách giáo khoa: "việc khai thác các mỏ khoáng sản lớn mà không chú trọng đến các biện pháp môi trường đã làm cho nguồn nước, đất, không khí, sinh vật ở các khu có mỏ bị đầu độc bởi các kim loại nặng, các hợp chất chứa lưu huỳnh" (trang 165 SGK) mà nên kết hợp mô tả những hiện tượng ô nhiễm môi trường đang xảy ra tại địa phương. Thí dụ: Việc khai thác quá nhanh đá vôi làm nguyên liệu cho các nhà máy xi măng trong tỉnh đã làm cho nhiều dải núi đá vôi nhanh chóng san phẳng, làm mất bức bình phong chắn gió bão; hay sự xả thải khói bụi, chất thải chưa qua xử lý đổ thẳng ra môi trường của các nhà máy xi măng (Duyên Hà; TheVissai,), phân lân Ninh Bình, đạm Khánh Phú, đã làm cho môi trường nhanh chóng bị ô nhiễm (môi trường không khí, đất, nước, tiếng ồn) ảnh hưởng tới sức khỏe, giảm năng suất cây trồng, Chắc chắn những thông tin thiết thực này làm cho học sinh có những cảm xúc mạnh, tiếp thu kiến thức sâu sắc hơn. Từ đó hình thành ở HS ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Thí dụ 9: Khi học bài 35 “Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ” giáo viên có thể yêu cầu HS liên hệ ngành dịch vụ đang dần trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh Ninh Bình, lợi ích cộng đồng rất lớn do ngành đó mang lại? đó chính là ngành du lịch (ngành “công nghiệp không khói hoặc “con gà đẻ trứng vàng”) từ đó HS dễ nhận thấy vai trò to lớn do ngành du lịch mang lại: tạo việc làm thông qua hoạt động chở đò, bán hàng tạp hóa, hàng lưu niệm; quảng bá hình ảnh quê hương Ninh Bình - non nước hữu tình đến với nhiều du khách trong và ngoài nước, từ đó hình thành tình yêu, trách nhiệm xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
3. HIỆU QUẢ GIÁO DỤC VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
3.1. Hiệu quả giáo dục
- Đối với học sinh
+ HS có niềm đam mê hứng thú trong học tập, hình thành và phát triển thế giới quan, nhân sinh quan.
+ Hình thành cho HS tình yêu quê hương đất nước; lòng tự hào dân tộc; có ý thức trách nhiệm vươn lên xây dựng quê hương giàu mạnh.
+ Góp phần hình thành ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc; ý thức giữ gìn của công; bảo vệ môi trường sống.
+ Nâng cao kết quả học tập của học sinh: nâng cao tỉ lệ học sinh khá giỏi; số giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh; tỉ lệ HS thi đỗ vào các trường Đại học - Cao đẳng.
Kết quả đạt được:
Năm học 2012 - 2013 (trước khi áp dụng sáng kiến)
+ Kết quả học tập bộ môn Địa lí:
Lớp
Sĩ số
TBM từ 8,0 trở lên
TBM 
từ 6,5 - 7,9
TBM 
từ 5,0 - 6,4
TBM dưới 5,0
10A
40
 3 (7,5%)
 17 (42,5%)
 20 (50%)
 0
10B
38
 2 (5,3%)
 21 (55,3%)
 17 (44,7%)
 0
10I
39
 0
 3 (7,7%)
 30 (76,9%)
6 (15,4%)
10K
33
 0
 2 (6,1%)
 23 (69,7%)
 8 (24,2%)
	+ Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp: 100% (Môn Địa lí từ 5,0 trở lên chiếm 85%)
+ Thi Học sinh giỏi văn hóa lớp 12: đạt 2 giải (1 giải Ba; 1 giải Khuyến khích)
+ Thi Đại học - cao đẳng: Điểm bình quân các môn khối C là 15,52 điểm (phổ điểm môn Địa từ 5,0 đến 7,5 điểm)
Năm học 2013 - 2014 (sau khi áp dụng sáng kiến)
+ Kết quả học tập bộ môn Địa lí:
Lớp
Sĩ số
TBM từ 8,0 trở lên
TBM 
từ 6,5 - 7,9
TBM 
từ 5,0 - 6,4
TBM dưới 5,0
10A
40
 8 (20,0%)
 20 (50,0%)
 10 (30%)
 0
10B
38
 7 (18,4%)
 20 (52,6%)
 11 (29,0%)
 0
10I
39
 3 (7,7%)
 12 (30,8%)
 21 (53,8%)
3 (7,7%)
10K
33
2 (6,1%)
 10 (30,3%)
 19 (57,5%)
(6,1%)
+ Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp: 100% (Môn Địa lí từ 5,0 trở lên chiếm trên 90%)
+ Thi Học sinh giỏi văn hóa lớp 12: đạt 3 giải (1 giải Nhì; 2 giải Khuyến khích)
+ Thi Đại học - cao đẳng: Điểm bình quân các môn khối C là 18,89 điểm (phổ điểm môn Địa từ 6,0 đến 8,25 điểm)
- Đối với giáo viên
+ Nâng cao hiệu quả đào tạo, chất lượng bài dạy.
+ Thiết thực góp phần đổi mới hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá chất lượng của HS theo hướng phát huy năng lực tự học, tự khám phá tri thức cho HS.
+ Củng cố niềm tin, sức mạnh, gắn bó với sự nghiệp trồng người
- Đối với các cơ quan quản lý giáo dục
+ Góp phần nâng cao chất lượng đại trà cho HS
+ Thúc đẩy đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá ở các cơ sở giáo dục.
+ Tạo ra niềm tin đối với xã hội trong sự nghiệp giáo dục.
3.2. Hiệu quả kinh tế
- Kiến thức ĐLĐP nằm ở nhiều tài liệu, nằm rải rác ở nhiều quyển sách khác nhau. Do đó để GV và HS nắm được ĐLĐP thường phải đọc, mua nhiều tài liệu có liên quan, giá thành cao (khoảng 300.000 đồng - 500.000 đồng)
- Sáng kiến tích hợp kiến thức ĐLĐP vào giảng dạy địa lí 10 sẽ là tài liệu súc tích, ngắn gọn, khá đầy đủ về ĐLĐP Ninh Bình giúp tiết kiệm được nhiều chi phí, giảm thiểu thời gian tìm tòi, nâng cao kiến thức ĐLĐP cho GV và HS (chi phí vài chục nghìn đồng GV, HS có thể photo được tài liệu)
4. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Điều kiện áp dụng
Sáng kiến là nguồn tư liệu hữu ích, dễ dàng sử dụng; không đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật hỗ trợ (máy chiếu, tranh ảnh, video clip,). Những kiến thức ĐLĐP cơ bản đã được tích hợp vào nội dung bài học Địa lí 10 nên thuận lợi cho GV và HS tham khảo, tra cứu; góp phần thiết thực đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Khả năng áp dụng
- Đối với trường THPT Hoa Lư A: sau một năm áp dụng sáng kiến đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
- Những nội dung kiến thức ĐLĐP được tích hợp rất gần gũi, sinh động với những hiện tượng đời thường. Vì vậy mọi đối tượng HS, không phân biệt trình độ nhận thức, không phân biệt loại hình trường lớp đều dễ dàng sử dụng, tra cứu.
- Sáng kiến là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên và học sinh, có thể sử dụng thường xuyên vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đại trà; hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
- Mọi đối tượng khác quan tâm tới ĐLĐP tỉnh Ninh Bình đều dễ dàng sử dụng, tra cứu.
C. KẾT LUẬN
Đối với bộ môn địa lý nói chung và chuyên đề ĐLĐP nói riêng thì ngoài việc cải cách, biên soạn lại nội dung chương trình và hướng dẫn phương pháp giảng dạy, chúng ta có thể tiến hành hình thức lồng ghép, tích hợp các kiến thức này với nhau để chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Bởi vì, ĐLĐP là một bộ phận của bộ môn địa lý cho nên về đối tượng nghiên cứu của chúng gần giống nhau, chỉ khác về phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của ĐLĐP lại là những sự vật, hiện tượng địa lý hết sức thân quen, gần gũi với học sinh cho nên việc tích hợp nội dung này vào việc dạy học địa lý không những giúp cho quá trình tiếp thu kiến thức địa lý được tốt hơn, mà đây còn là một biện pháp hiệu quả để cung cấp, bổ sung, làm giàu kiến thức ĐLĐP cho các em.
Khi bài giảng có sự tích hợp kiến thức địa phương sẽ mang tính thuyết phục và thu hút sự chú ý của học sinh nhiều hơn, thậm chí nó còn có thể làm thay đổi cả nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về quê hương, giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho các công dân tương lai. Mặt khác, nội dung kiến thức địa lý lớp 10 chủ yếu là những khái niệm địa lý tự nhiên, địa lý KT - XH đại cương nên để làm rõ được các khái niệm này, GV phải sử dụng khá nhiều các đối tượng địa lý cụ thể nhằm minh họa và giải thích các khái niệm đó. Những đối tượng địa lý ở xa trên thế giới, ở nước ngoài hay địa phương khác chỉ được biểu hiện trên bản đồ tranh ảnh nên vẫn không có sức truyền tải thông tin tốt bằng các đối tượng, hiện tượng địa lý ở ngay tại địa phương, nơi học sinh sinh sống và học tập. Hơn nữa, việc sử dụng các ví dụ là kiến thức địa lý địa phương - trong bài giảng sẽ giúp chúng ta bồi dưỡng kiến thức tự nhiên, KT - XH của quê hương cho HS, quan trọng là qua đó giáo dục tình cảm, hành vi tốt đẹp cho các em, không thể thực hiện được bằng 6 tiết địa lý địa phương ở lớp 9 và lớp 12 mà phải được tích hợp ở các giáo trình địa lý khác, đặc biệt là địa lý lớp 10. Vì thế, chẳng có cách làm nào hay hơn việc giáo viên lấy ngay các sự vật, hiện tượng địa lý có ở tỉnh, huyện, xã của các em để làm ví dụ cho các kiến thức bài giảng. Sự kết hợp hài hoà giữa kiến thức khoa học địa lý trong SGK với kiến thức ĐLĐP sẽ mang lại một chất lượng mới cho bài giảng địa lý, góp phần đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục.
 CƠ QUAN CHỦ QUẢN
Ninh Bình, tháng 9 năm 2014 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Dương Văn Hưng

File đính kèm:

  • docHLA Duong Van Hung mon Dia ly.doc
Sáng Kiến Liên Quan