Sáng kiến kinh nghiệm Trải nghiệm sáng tạo với chủ đề Môi trường và phát triển bền vững - Địa lý 10

Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Vì vậy trong những năm gần đây việc đổi mới giáo dục luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước, là kỳ vọng lớn của nhân dân để đào tạo nên những con người Việt Nam trong thời đại mới.

Hoạt động giáo dục (HĐGD) ở trường THPT đã thực hiện theo tinh thần và mục tiêu của Nghị Quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, nghĩa là cần tổ chức các HĐGD theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình. Nói tới trải nghiệm sáng tạo (TNST) là nói tới việc học sinh phải kinh qua thực tế, tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện nào đó và tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 07/12/2023 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Trải nghiệm sáng tạo với chủ đề Môi trường và phát triển bền vững - Địa lý 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c ăn cho động vật.
- Phần bỏ đi của thực phẩm; Phần thực phẩm thừa, hư hỏng không thể sử dụng.
- Các loại hoa, lá  cây, cỏ không được con người sử dụng sẽ trở thành rác thải trong môi trường
- Các loại rau, củ quả đã bị hư, thối
- Cơm/ canh/ thức ăn còn thừa, bị thiu. Các loại bã chè, cafe
- Cỏ cây bị xén/ chặt bỏ, hoa rụng.
Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng làm phân compost.
RÁC
VÔ CƠ
RÁC KHÔNG TÁI CHẾ
Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải
- Các loại vật liệu xây dựng không thể sử dụng hoặc đã qua sử dụng và được bỏ đi.
- Các loại bao bì bọc bên ngoài hộp/ chai thực phẩm.
- Các túi nilong được bỏ đi sau khi con người đựng thực phẩm
- Một số loại vật dụng/ thiết bị trong đời sống hàng ngày.
- Gạch/ đá, đồ sành/ sứ vỡ hoặc không còn giá trị sử dụng.
- Ly/ cốc/ bình thủy tinh vỡ
- Các loại vỏ sò/ ốc, vỏ trứng
- Đồ da, đồ cao su, đồng hồ hỏng, băng đĩa nhạc, radio không thể sử dụng.
Thu gom vào dụng cụ chứa rác và đưa đến điểm tập kết để xe chuyên dụng đến vận chuyển, đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định.
RÁC TÁI CHẾ
Rác vô cơ là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người.
- Các loại giấy thải
- Các loại hộp/ chai/ vỏ lon thực phẩm bỏ đi
- Thùngcarton, sách báo cũ.
- Hộp giấy, bì thư, bưu thiếp đã qua sử dụng
- Các loại vỏ lon, hộp trà.
- Các loại ghế, thau/ chậu nhựa, quần áo và vải cũ
Cần được tách riêng, đựng trong túi ny-lon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế
Phân loại rác là một thao tác đơn giản ( nhiều người có thể làm được) nên nếu làm tốt sẽ mang lại lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trường và ngược lại khi trình độ khoa học và kỷ thuật hiện đại chưa được ứng dụng rộng rãi cùng với ý thức con người thì chẳng bao lâu nữa diện tích đất sẽ bị thu hẹp do rác và ô nhiễm môi trường.
2.1.2. Giao nhiệm vụ:
Bước 1: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xác định các nội dung TNST trong chủ đề “Môi trường và sự phát triển bền vững”
Bước 2: Thành lập nhóm
- Giáo viên phát phiếu thăm dò theo sở thích( Phụ lục 1)- Học sinh điền vào phiếu
- Giáo viên công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích
- Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư ký.
 Điều chỉnh các đối tượng học khác nhau:
 Theo trình độ học sinh: 
+ Học sinh có năng lực học tập trung bình và yếu: Tập hợp các văn bản đã xử lý, tham gia tìm kiếm thông tin trong SGK, trên mạng Internet.
+ Học sinh có năng lực học tập khá: Tham gia tìm kiếm thông tin, tóm tắt các nội dung tìm kiếm được.
+ Học sinh có năng lực học tập tốt: Tóm tắt, chắt lọc và chỉnh sửa các thông tin tìm kiếm được.
 Theo năng lực sử dụng CNTT và các năng lực khác: 
+ Học sinh có năng lực tìm kiếm thông tin trên mạng: tìm kiếm các thông tin.
+ Học sinh có năng lực sử dụng Powerpoit, quay video, phỏng vấn và các ứng dụng khác: chuyển các nội dung lên bản trình bày trên Powerpoit, trình bày phóng sự.
Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm.
Nhóm
Nội dung nhiệm vụ
Điều chỉnh nhiệm vụ
1
Trình diễn thời trang từ các phế thải.
2
Khi Tôi là phóng viên: Làm phóng sự về môi trường tại địa phương, trường học.
3
Tạo ra các sản phẩm từ phế thải.
 	Bước 4: Giáo viên giải đáp các thắc mắc, băn khoăn của học sinh về những vấn đề liên quan đến TNST.
Bước 5: Thực hiện TNST (thời gian 1 tuần)
2.2. Báo cáo sản phẩm theo nhóm: Sau một thời gian (2 tuần), các nhóm báo cáo kết quả sản phẩm của nhóm mình.
Trình tự báo cáo như sau:
1. Nhóm trưởng báo cáo quá trình triển khai của nhóm: 
Giao nhiệm vụ cho từng thành viên, ý thức và thái độ của các thành viên để tạo ra sản phẩm nhóm (khả năng hợp tác nhóm).
2. Trình bày sản phẩm nhóm.
3. Trả lời một số câu hỏi của các thành viên nhóm khác và giáo viên.
Nội dung đánh giá:
1.Công tác chuẩn bị.
2. Quá trình thực hiện.
3. Chất lượng sản phẩm (hình thức, nội dung, ý nghĩa).
4. Khả năng phản biện.
Các nhóm sẽ chấm điểm cho nhóm khác dựa vào biểu điểm chấm (Phụ lục 2)
2.2.1. Báo cáo sản phẩm nhóm 1: Trình diễn thời trang từ các phế thải.
	Sau khi nhận nhiệm vụ từ giáo viên, nhóm 1 đã họp lại nhóm trưởng triển khai các nhiệm vụ dựa trên năng lực các thành viên (theo phiếu khảo sát- Phụ lục 1), cụ thể:
	1. Chọn các loại rác thải (túi nilon, áo mưa, bao tải, báo cũ, chiếc ô hỏng, ống hút, vỏ hộp sữa), tránh sử dụng các loại rác thải như bảng trên để thiết kế các trang phục.
	2. Thiết kế trang phục: các trang phục phù hợp với các thành viên trong nhóm.
	3. Biểu diễn thời trang: Hai thành viên nhóm có khả năng dẫn chương trình đảm nhận, giới thiệu lần lượt những trang phục mà cả nhóm thiết kế, biểu diễn trên nền nhạc nhẹ. 
Một số hình ảnh hoạt động TNST của nhóm 1
4. Sau khi trình diễn thời trang, các nhóm khác đặt câu hỏi dành cho nhóm 1, các thành viên nhóm 1 hội ý và trả lời câu hỏi.
5. Câu hỏi Giáo viên dành cho nhóm 1: Trong quá trình tạo ra sản phẩm từ phế thải, em có suy nghĩ gì về vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương, đặc biệt hiện nay rất nhiều xã đã và đang về đích Nông thôn mới? (dẫn chứng cụ thể)
Gợi ý trả lời: ( Học sinh có thể trả lời theo các phương án khác nhau, giáo viên nhận xét, đánh giá, góp ý và gợi ý trả lời)
- Người dân ngày càng có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường.
- Hành động BVMT: đổ rác đúng nơi quy định, sạch nhà, sạch ngõ, sạch xóm.
- Các xã đã và đang về đích Nông thôn mới: trồng nhiều cây xanh, vườn mẫu
Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng lạm dụng túi nilon trong sinh hoạt, rác thải chưa phân loại tại nguồn, xử lý một số rác thải động vật chưa đúng quy trình, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật(dẫn chứng cụ thể)
6. Kết quả đánh giá nhóm 1 (Phiếu Phụ lục 2)
2.2.2. Báo cáo sản phẩm nhóm 2: 
Khi Tôi là phóng viên: Làm phóng sự về môi trường tại địa phương, trường học. Đây là một hình thức trải nghiệm phát huy tinh thần tập thể, khả năng sáng tạo, tư duy và hiệu quả hoạt động nhóm. Để có được thành công trong sản phẩm của mình học sinh phải nắm các nội dung sau:
- Hiểu biết về cách viết bài phóng sự:
+ Phóng sự là viết những vấn đề thuộc về hoạt động của con người liên quan đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Các đề tài phóng sự về môi trường luôn là điểm nóng trong sự phát triển hiện nay.
+ Để thực hiện phóng sự bao gồm một chuỗi những công việc từ điều tra đến bắt tay vào viết: Chọn đề tài; tìm hiểu thực trạng vấn đề cần làm phóng sự, thực hiện các cuộc phỏng vấn; viết bài, phải trả lời được các câu hỏi: Ai- Cái gì? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Tại sao? (có số liệu, hình ảnh cụ thể làm minh chứng - kết quả - nguyên nhân)
- Sau khi nhận nhiệm vụ từ giáo viên, nhóm 2 đã họp lại nhóm trưởng triển khai các nhiệm vụ dựa trên năng lực các thành viên (theo phiếu khảo sát- Phụ lục 1), cụ thể:
1. Đề tài: phóng sự về vấn đề môi trường tại địa phương, trường học.
2. Địa điểm: hiện trạng vấn đề môi trường địa phương
3. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, như: quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn, viết bài, biên tập.
4. Nhóm 2 trình bày sản phẩm:
Một số hình ảnh trong HĐ TNST nhóm 2
Phỏng vấn người dân và hình ảnh nguồn nước nhiễm phèn ở địa phương chịu ảnh hưởng của việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê
 5. Sau khi trình bày sản phẩm, các nhóm khác đặt câu hỏi dành cho nhóm 2, các thành viên nhóm 2 hội ý và trả lời câu hỏi.
	6. Câu hỏi Giáo viên dành cho nhóm 2: 
Là học sinh trường THPT ..., các em đã vận dụng Quy tắc ứng xử văn hoá trong trường học về vấn đề bảo vệ môi trường như thế nào?
Gợi ý trả lời: ( Học sinh có thể trả lời theo các phương án khác nhau, giáo viên nhận xét, đánh giá, góp ý và gợi ý trả lời)
Theo quy định ở Chương II, điều 3, khoản 7 của bộ Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học đã quy định học sinh phải có ý thức BVMT.
Hành động: Tiết kiệm điện, nước; Không bẻ cành hái lá, ngồi trên các bồn cây; Không vứt rác bừa bãi (đặc biệt trong các hoạt động ngoại khóa, ăn sáng, TDTT);Ý thức trong vệ sinh cá nhân và sử dụng các công trình công cộng
7. Kết quả đánh giá nhóm 2 (Phiếu Phụ lục 2)
2.2.3. Báo cáo sản phẩm nhóm 3: Tạo ra các sản phẩm từ phế thải.
- Xác định lợi ích và ý nghĩa từ tái chế phế thải:
+ Giảm rác thải tại bãi rác: Có rất nhiều loại chất thải được chuyển vào bãi rác, từ rác gia đình đến rác khó phân hủy...chúng có thể sản sinh ra khí có thể gây hại cho môi trường. Vì vậy, hãy phân loại rác tại nhà trước khi đổ vào bãi rác. Cách này vừa mang lại lợi ích giảm nguy cơ ô nhiễm và giảm lượng rác thải mang ra bãi mỗi ngày.
+ Giảm tiêu thụ năng lượng: Việc tái chế thường sử dụng ít năng lượng hơn so với sản xuất sản phẩm từ các nguồn nguyên chất. Trong khi đó những lợi ích từ cây xanh mang lại cho cuộc sống con người là rất lớn. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta cần ý thức và thực hiện nghiêm túc hơn nữa việc tái chế rác thải.
+ Giảm ô nhiễm: Các bãi rác thường phát sinh mùi chẳng mấy dễ chịu. Điều này có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy giảm rác thải tại các bãi chôn lấp sẽ giúp giảm tình trạng ô nhiễm mà nó gây ra. Song song đó, việc tái chế thường phát ra ít carbon, do đó giúp giảm lượng khí thải carbon ra môi trường.
+Chi phí: Một lợi ích khác của việc tái chế là thường tiết kiệm khoản chi phí đáng kể. Một số người thấy rằng bằng cách này họ có thể “tái chế” tiền. Ví dụ lá cây, rau củ là nguyên liệu tuyệt vời để làm phân compost. Sử dụng phân hữu cơ tự chế rõ ràng là rẻ hơn rất nhiều so với việc mua phân bón ở cửa hàng. Và đây cũng là cách hữu ích để tiết kiệm tiền và bảo vệ môi trường. Nếu nhìn thấy một lợi ích thực sự liên quan đến túi tiền của mình thì đó là động lực tuyệt vời để thực hiện tái chế.
+ Cho cuộc sống thêm xanh
Mỗi bước chân đi, dù chỉ thực hiện một điều nhỏ cũng góp phần bảo vệ môi trường. Sức ảnh hưởng càng lớn hơn nếu chúng ta cùng kêu gọi mọi người tham gia. Tái chế rất dễ dàng, có thể thực hiện ngay tại nhà bằng những việc rất đơn giản. Chẳng hạn như các vật dụng từ chai lọ bỏ đi, lon nhôm, bao nylon khi không sử dụng nữa, hãy tái chế chúng. Bằng trí tưởng tượng, tài khéo léo của mình, có thể tạo ra rất nhiều vật dụng có ích. Đó có thể là chậu cây từ thùng nhựa bỏ đi, túi xách từ giấy vụn, bao bì bỏ đi
- Thực hiện: Sau khi hiểu được lợi ích và ý nghĩa, nhóm 3 nhận nhiệm vụ từ giáo viên và đã họp lại, nhóm trưởng triển khai các nhiệm vụ dựa trên năng lực các thành viên (theo phiếu khảo sát- Phụ lục 1), cụ thể:
	1. Xây dựng kế hoạch để tạo ra những sản phẩm từ phế tjhải đa dạng và có khả năng sử dụng trong cuộc sống thường ngày.
	2. Phân thành các nhóm nhỏ để tìm nguồn phế thải.
	3. Tập trung nhóm để tạo ra các sản phẩm theo như kế hoạch , phát huy thế mạnh từng thành viên.
4. Nhóm 3 trình bày sản phẩm:
Những sản phẩm từ phế thải được hoàn thành của nhóm 3
5. Sau khi trình bày sản phẩm, các nhóm khác đặt câu hỏi dành cho nhóm 3, các thành viên nhóm 3 hội ý và trả lời câu hỏi.
6. Câu hỏi Giáo viên dành cho nhóm 3: 
Sử dụng phế thải để tạo ra sản phẩm phong phú, đa dạng và rất đẹp mắt. Vậy, em sẽ thuyết phục các thầy cô và các bạn như thế nào để cùng chung tay bảo vệ môi trường? 
Gợi ý trả lời: ( Học sinh có thể trả lời theo các phương án khác nhau, giáo viên nhận xét, đánh giá, góp ý và gợi ý trả lời)
Môi trường có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Rác thải có thể tái chế được rất nhiều sản phẩm hữu ích. Vì vậy, chúng ta hãy:
 - Chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường.	
- Phân loại rác nguồn để tái chế hiệu quả:
	+ Rác hữu cơ: tốt cho cây trồng, thân thiện với môi trường.
	+ Rác tái chế: vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa môi trường.
	7. Kết quả đánh giá nhóm 3 (Phiếu Phụ lục 2)
Câu hỏi dành cho 3 nhóm:
Sau khi cả ba nhóm thực hiện xong nhiệm vụ của mình, để tăng thêm phần hấp dẫn, khả năng nắm bắt thông tin, nhạy bén với thời cuộc, giáo viên đưa ra câu hỏi liên quan đến vấn đề môi trường và rất mang tính thời sự:
	Đây là một chiến dịch mang tính toàn cầu được ra đời năm 2007 tại Sydney (Ôxtrâylia), hiện nay có hơn 150 nước tham gia?
(Câu hỏi hiểu biết mang tính thời sự này đã tạo nên một hiệu ứng rất tốt ở học sinh)
2.2.4. Đánh giá và cho điểm của các nhóm:
Việc đánh giá phải khách quan, chính xác, khuyến khích được tinh thần làm việc của các thành viên trong mỗi nhóm. Kết quả đánh giá dựa theo tiêu chí chấm ở Phụ lục 2.
2.3. Kết quả thực hiện
Từ thực tế qua hoạt động giáo dục TNST , khi áp dụng đề tài này, tôi nhận thấy đã khơi dậy sự sáng tạo, tính năng động, sự tự chủ của học sinh trong thực hiện nhiệm vụ và đã tạo sự hứng thú cho học sinh
Để có cơ sở khách quan trong việc đánh giá hiệu quả của đề tài, tôi tiến hành thực nghiệm bằng câu hỏi kiểm tra. Kết quả thu được như sau
Lớp
Kết quả
Trước khi áp dụng SKKN (%)
Sau khi áp dụng SKKN (%)
Tốt
Khá
TB
Yếu
Tốt
khá
TB
Yếu
10A1
Kiến thức
69
20
6
5
85
15
0
0
TNST
30
40
25
5
78
22
0
0
10A3
Kiến thức
62
24
9
5
75
25
0
0
TNST
25
40
30
5
72
28
0
0
Nhận xét chung:
- Về mặt định tính: Căn cứ vào sản phẩm từng nhóm, khả năng trình bày, phát biểu ý kiến bổ sung thêm của các nhóm học sinh có thể rút ra một số nhận xét:
Tỷ lệ học sinh tham gia ý kiến của lớp đối chứng cao hơn lớp thực nghiệm. Qua giờ thực nghiệm hoạt động TNST thực sự hiệu quả, giữa các nhóm học sinh với nhau có những trao đổi sôi nổi, khả năng tương tác lớn.
- Về mặt định lượng: Căn cứ vào kết quả kiểm tra giữa bài thực nghiệm và đối chứng, nhận thấy:
Lớp thực nghiệm số điểm giỏi, khá cao hơn so với lớp đối chứng, tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình ít hơn như số liệu bảng trên và lớp thực nghiệm thực sự hứng thú đối với hoạt động TNST.
 Qua kết quả trên có thể khẳng định hoạt động TNST được giáo viên đầu tư đúng mức, chuẩn bị chu đáo, giao nhiệm vụ rõ ràng cho các nhóm học sinh mang lại hiệu quả cao, kích thích khả năng tư duy logic, khám phá của học sinh.
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động TNST
- Cần nghiên cứu kĩ hơn lý luận về tổ chức hoạt động TNST, đúc rút kinh nghiệm sau mỗi hình thức hoạt động.
- Lên kế hoạch sớm, chi tiết, cụ thể, những điều kiện để thực hiện TNST. Coi trọng việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động TNST phù hợp với đặc trưng nội dung môn học và điều kiện dạy học
- Về quy mô tổ chức HĐ TNST, có các quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường, liên trường nhưng quy mô nhóm và lớp có ưu thế như: đơn giản, không tốn kém, mất ít thời gian, học sinh tham gia được nhiều hơn và nhiều khả năng hình thành, phát triển các năng lực học sinh hơn. 
- Giáo viên chỉ đứng ở vai trò tổ chức hoạt động, giúp học sinh chủ động, tích cực trong càng nhiều hoạt động càng tốt.
- Khi đánh giá hoạt động, cần quan sát, nhận xét, góp ý và đánh giá ngay trong quá trình hoạt động thực tiễn của HS, dựa trên các biểu hiện cụ thể về phương thức,coi trọng nhận xét quá trình tiến bộ; chú trọng cá tính, sự sáng tạo của các em. Cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá riêng đối với kết quả đầu ra của hoạt động này ở học sinh.
- Khi tổ chức HĐTNST cần lưu ý thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. 
C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I- Kết luận 
“Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” (Trích Nghị quyết số 29 –NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013)
Như vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo được coi là phương pháp thật sự ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân. Hầu hết học sinh khi được HĐ TNST đều tỏ ra thích thú, hứng khởi. Rất nhiều em thể hiện rõ năng lực của mình qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể, học sinh sẽ phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả, các em còn được bày tỏ quan điểm ý tưởng và lựa chọn ý tưởng của chính mình. Do vậy mà các em thật sự hào hứng và rất tích cực khi được học tập dưới dạng HĐ TNST.
Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi nhận thấy và đúc rút kinh nghiệm:
Đối với giáo viên
- Rèn luyện được ý thức tự học, sáng tạo qua việc nghiên cứu tài liệu, truy cập mạng, tìm các tư liệu thông tin...đặc biệt là cách thức tổ chức các hoạt động TNST.
- Kiến thức được nâng cao và mở rộng nhờ việc tìm tòi, học hỏi từ tài liệu, đồng nghiệp...
- Vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học, hiểu các hoạt động TNST để có những định hướng đúng cho học sinh để đạt hiệu quả cao nhất
Đối với học sinh
- Thông qua việc thực hiện TNST rèn luyện tính tư duy độc lập, mạnh dạn, tự tin, tính tương tác trong hoạt động nhóm, gắn kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống (học đi đôi với hành).
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo làm cho vốn hiểu biết của các em càng phong phú.
- Vận dụng các hoạt động TNST để có trách nhiệm hơn trong công cuộc xây dựng và bảo về đất nước bằng chính những hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.
II- Kiến nghị
Đề tài có tính thực tiễn cao, là vấn đề đang còn mới trong giáo viên, vì vậy tôi xin có một số kiến nghị sau:
- Cần có sự trang bị về tài liệu hoạt động TNST về các trường học, đặc biệt là THPT.
- Hoạt động TNST thường xuyên hơn để đúc rút kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp.
- Cần có sự hợp tác của giáo viên giữa các môn học để đạt hiệu quả cao nhất.
- Ngành giáo dục tạo điều kiện bồi dưỡng trên quy mô rộng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng nội dung hoạt động TNST.
Trên đây là một số kinh nghiệm còn rất khiêm tốn của tôi qua quá trình dạy học. Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo, Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm của Sở Giáo dục và đào tạo để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Khả năng của học sinh (Đánh dấu (x) vào ô trả lời)
Stt
Nội dung điều tra
Trả lời
Có
Không
1
Khả năng thiết kế bản trình chiếu trên powerpoint
2
Khả năng hội hoạ
3
Khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng Internet
4
Khả năng thiết kết bản thuyết trình trên các ứng dụng phần mềm CNTT
5
Khả năng phân tích và tổng hợp thông tin
6
Khả năng vẽ biểu đồ trên Excel
7
Khả năng làm phóng sự
8
Khả năng quay Video
9
Khả năng thuyết trình
10
Khả năng dẫn chương trình
Phụ lục 2: Tiêu chí chấm điểm của các nhóm 
Nội dung
Tiêu chí
Điểm
Đánh giá
của nhóm bạn
Đánh giá của GV
1. Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị nội dung phù hợp với chủ đề.
- Giao nhiệm vụ cho các thành viên.
2
1
2. Thực hiện
- Trình bày hấp dẫn, lưu loát.
- Truyền tải đúng nội dung của nhóm.
1
1
3. Chất lượng sản phẩm
- Hình thức: Trang phục (nhóm1); hình ảnh (nhóm 2); sản phẩm ( nhóm 3).
- Nội dung thuyết trình phù hợp với sản phẩm và có ý nghĩa BVMT
2
1
4. Khả năng phản biện
- Trả lời câu hỏi nhanh, đáp án đạt yêu cầu.
- Câu trả lời sáng tạo, hấp dẫn.
0,5
0,5
5. Khả năng ứng dụng của sản phẩm
- Khả năng ứng dụng cao
1
Tổng điểm
10
	MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CỦA CÁC NHÓM
Thảo luận nhóm
Trình diễn thời trang
Rác thải sinh hoạt và ô nhiễm nguồn nước qua phóng sự
Sản phẩm tự làm từ phế thải và được trang trí trong lớp học của nhóm 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ giáo dục và đào tạo- Sách giáo khoa Địa lý 10.
PGS. Lê Văn Hồng chủ biên-Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. NXB Hà Nội 1995.
Nguyễn Văn Đức- Nguyễn Thu Hằng: Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích cực.
Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) – Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lý 10.
Nguyễn Đức Vũ- Phương pháp dạy học Địa lý 10.
Một số website
Tham khảo một số sáng kiến của đồng nghiệp.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HĐTNST
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
HĐGD
Hoạt động giáo dục
MT
Môi trường
TNTN
Tài nguyên thiên nhiên

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_trai_nghiem_sang_tao_voi_chu_de_moi_tr.doc
Sáng Kiến Liên Quan