Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trường THPT thông qua dạy học môn Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh

Hiệp hội giáo dục trải nghiệm đã định nghĩa: “Giáo dục trải nghiệm là một triết

lý toàn diện, nơi mà kinh nghiệm được lựa chọn một cách cẩn thận được hỗtrợ bởi sự

phản ánh, phân tích, tổng hợp, được cấu trúc để yêu cầu người học chủ động, ra quyết

định, và chịu trách nhiệm về kết quả, thông qua các câu hỏi chủ động đặt ra, điều tra,

thử nghiệm, tò mò, giải quyết vấn đề, giả định trách nhiệm, sáng tạo, xây dựng ý nghĩa,

và tích hợp kiến thức phát triển trước đó”. Người học được tham gia về mặt trí tuệ,

tình cảm, xã hội, chính trị, tinh thần và thể chất trong một môi trường mà người học

có thể trải nghiệm thành công, thất bại, cuộc phiêu lưu, chấp nhận rủi ro. Việc học

tập thường liên quan đến sự tương tác giữa người học, người học với môi trường. Nó

thách thức người học để tìm hiểu vấn đế của các giá trị, mối quan hệ, đa dạng và

cộng đồng. Vai trò chính yếu của giáo dục bao gồm việc lựa chọn những kinh

nghiệm phù hợp, đặt ra vấn đề, thiết lập ranh giới, hỗ trợ người học, đảm bảo an

toàn về thể chất và tình cảm, tạo thuận lợi cho quá trình học tập, hướng dẫn phản

ánh, và cung cấp các thông tin cần thiết. Các kết quả của việc học tập là cơ sở kinh

nghiệm và học tập trong tương lai.

pdf116 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2518 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trường THPT thông qua dạy học môn Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 có cơ hội phát huy các giá trị bản thântối đa trong chính các hoạt 
động do GV và HS thiết kế. Để tổ chức HĐTNST rất cần sự tâm huyết của GV 
với các kiến thức chuyên môn vững vàng, khả năng xử lý các tình huống cụ thể 
phù hợp, đồng thời cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc 
biệt, cần có sự tham gia, đồng tình của đối tượng HS, đây là đối tượng chính 
cần được phát triển năng lực trong các hoạt động cụ thể. Với các HĐTNST 
trong môn Địa lí HS không chỉ có được kiến thức mà còn có những năng lực 
sáng tạo thực tế phù hợp để vận dụng vào chính cuộc sống của bản thân, gia 
đình và xã hội, đây là nên tảng quan trong để phát triển một lớp công dân trong 
tương lai. 
II - KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của dạy học dưới hình thức tổ chức 
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đồng thời dựa vào tổng hợp phiếu điều tra, 
thăm dò ý kiến của toàn bộ học sinh khối 10 ba trường năm học 2018 - 2019 và các 
giáo viên giảng dạy bộ môn Địa Lí ở ba trường. Theo bảng sau ( Mẫu phiếu ở phụ 
lục 1, 2) đã thu được kết quả như sau: 
Trang 104 
Bảng 2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học 
môn Địa lí 10 của GV ở trường phổ thông 
Tiêu 
chí 
Mức 
độ 
Kết quả 
1. Theo quý Thầy (Cô), việc tổ chức 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy 
học môn Địa lí 10 ở trường mình là: 
Rất cần thiết 90% 
2. Theo quý Thầy (Cô), mục đích của 
việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo cho học sinh lớp 10 qua môn 
Địa lí là: 
Giúp học sinh được 
phát huy vai trò chủ 
thể, tính tích cực, 
chủ động, tự giác và 
sáng tạo của bản 
thân. 
75% 
3. Trong dạy học Địa lí 10 THPT hiện 
nay, việc tổ chức các hoạt động ngoại 
khóa cho học sinh là: 
Hiếm khi 80% 
4. Theo quý Thầy (Cô), việc tổ chức 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy 
môn Địa lí 10 THPT nên được tổ chức: 
Thường xuyên 60% 
5. Trong dạy học môn Địa lí 10 THPT, 
tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
là: 
Phù hợp với nội 
dung chương 
trình giáo dục 
70% 
Bảng trên cho thấy: Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo thông qua 
dạy học môn Địa lí 10 cho học sinh là rất cần thiết, phù hợp với chương trình giáo 
dục và được nhiều GV quan tâm. Tuy nhiên, việc tổ chức chưa thật sự đa dạng, cần 
phải có sự quan tâm đúng mức của Ban giám hiệu và các thành viên trong nhà 
trường. 
Qua kết quả điều tra, ta có thể nhận thấy được: việc tổ chức HĐTNST 
thông qua môn Địa lí 10 không chỉ có những HS năng động, có kiến thức tương 
đối về bộ môn mà những HS ít nói, trầm, thậm chí là nhác học cũng rất thích thú, 
tham gia nhiệt tình, bày tỏ sự yêu thích, mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình 
trong các hoạt động, là cơ hội để HS trình bày suy nghĩ của mình trước tập thể, 
thể hiện những tài năng, năng khiếu trước đám đông. 
Phần lớn HS đều cho rằng việc tổ chức HĐTNST trong dạy
Trang 105 
học sẽ giúp các em bổ sung, mở rộng thêm kiến thức; bồi dưỡng tính tích cực, chủ 
động, sáng tạo và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho bản thân. 
Bảng 3. Kết quả điều tra HS về đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo trong dạy học ngoài giờ môn Địa lí 10. 
Câu hỏi Đáp án / Tỉ lệ 
A B C D 
1.Việc nhà trường tổ chức 
các hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo cho học sinh là: 
Rất cần thiết Cần thiết Bình 
thường 
Không quan 
trọng 
15% 75% 10% - 
2. Việc tổ chức các hoạt 
động trải nghiệm sáng tạo 
trong dạy học địa lí10 của 
nhà trường là: 
Rất quan 
tâm 
Quan 
tâm 
Quan 
tâm chưa 
đúng 
mức 
Không quan tâm 
- 10% 90% - 
3. Theo em, trong môn học 
Địa lí việc tổ chức các hoạt 
động trải nghiệm sáng tạo 
là: 
Rất cần thiết Cần thiết Bình 
thường 
Không quan 
trọng 
50% 28% 15% 7% 
4. Khi được tham gia hoạt 
động trải nghiệm sáng tạo, 
mục tiêu của em là gì? 
Bổ sung, 
mở rộng 
thêm kiến 
thức. 
Bồi dưỡng 
tính tích 
cực, chủ 
động, sáng 
tạo. 
Rèn luyện 
các kỹ 
năng cần 
thiết cho 
bản thân. 
Tất cả các ý 
kiến trên. 
- - - 100% 
 Để việc tổ chức HĐTNST cho học sinh có hiệu quả, cần tập trung thực hiện tốt 
một số biện pháp sau: 
Thứ nhất: Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ gió viên 
Trước đây, khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đa số giáo viên làm thay 
học sinh ở hầu hết các khâu: lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị. Học 
sinh chỉ tham gia thực hiện với số ít học sinh trong lớp. Với yêu cầu tất cả học sinh 
đều được tham gia đầy dủ các bước khi tổ chức HĐTNST là nhiệm vụ mới mẻ, khó 
khăn nên giáo viên còn rất lúng túng trong khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực 
hiện. Do vậy tổ chức tập huấn để mỗi giáo viên nắm chắc mục đích, ý nghĩa, yêu 
cầu và các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết. Bên cạnh đó 
mỗi nhà trường cần có kế hoạch chỉ đạo điểm sau đó nhân rộng ra toàn trường. 
Thứ hai: Xây dựng các kĩ năng nền cho học sinh 
Trang 106 
Khi tham gia HĐ TNST đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức, kĩ năng, 
các phẩm chất năng lực tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ thực tiến. Có nhiệm vụ 
của cá nhân, có nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự hợp sức của cả nhóm. Các em phải bàn 
bạc, trao đổi, thống nhất, ra quyết định. Do vậy điều quan trọng với mỗi giáo viên 
là phải hướng dẫn các em các kĩ năng như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng 
nghe và phản hồi tích cực, kĩ năng ghi chép, thu thâp xử lí thông tin, kĩ năng ra 
quyết định. Đồng thời xây dựng niềm tin đối với học sinh. Giáo viên chỉ có thể tin 
tưởng các em thì mới có thể giao việc cho các em. Và ngược lại, học sinh chỉ có tin 
yêu giáo viên, tin yêu bạn của mình mới có thể tự tin chia sẻ với chính giáo viên và 
bạn bè trong lớp nhưng suy nghĩ của mình.. 
Thứ ba: Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về HĐTNST 
Ngay từ đầu năm học, ngoài việc hướng dẫn học sinh xây dựng nội quy của 
lớp, của trường, các kỹ năng cơ bản: tổ chức, làm việc nhóm, ghi chép vv Giáo 
viên cần giới thiệu, hướng dẫn cho học sinh hiểu về mục đích, các hình thức, cách 
tổ chức HĐTNST. Thông qua đó, học sinh cả lớp biết lựa chọn hình thức tổ chức 
phù hợp với nội dung; nắm được các bước cơ bản cần thực hiện, trách nhiệm của 
từng cá nhân khi tham gia HĐTN. 
Giáo viên nên hướng cho học sinh lựa chọn nội dung thực hiện trong cả năm 
học dựa trên chủ điểm từng tháng, điều kiện, khả năng của bản thân, của lớp, của 
nhà trường, của địa phương có thể tổ chức được. Việc này sẽ tạo tâm thế sẵn sàng 
thực hiện cho học sinh. 
Thứ tư: Tổ chức và duy trì tốt hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp 
Giáo viên cần mạnh dạn giao việc cho đội ngũ cán bộ lớp thực hiện các 
nhiệm vụ quản lí lớp, duy trì tổ chức sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần; khuyến 
khích các em tích cực tham gia trang trí lớp, tự tổ chức các hoạt động vui chơi, 
đăng kí tham gia các câu lạc bộ, tránh làm thay, làm hộ học sinh. Giáo viên chỉ 
đóng vai trò là người tư vấn giúp đỡ. Làm như vậy các em mới có cơ hội bộc lộ khả 
năng của bản thân, rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết. Từ đó có thêm các 
kĩ năng cần thiết để tổ chức HĐTNST hiệu quả. 
Trang 107 
Thứ năm: Tổ chức phong phú các hình thức, phương pháp dạy học trên lớp. 
HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tổng hợp kiến thức, kĩ năng 
của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. Vì thế khi dạy học trên lớp, 
giáo viên cần tổ chức bằng nhiều hình thức, phương pháp dạy học khác nhau: cá 
nhân, nhóm, trò chơi, đố vui, ứng dụng công nghệ thông tin, các kĩ thuật dạy học 
tích cực. Đặc biệt là phương pháp Bàn tay nặn bột. Dạy học theo phương pháp Bàn 
tay nặn bột chính là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngay trong từng môn 
học. 
Thứ sáu: Tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào cả quá trình của 
HĐTNST. 
HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự 
chủ nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập 
thể. Thông qua HĐTNST hình thành những năng lực, kỹ năng sống, phẩm chất tốt 
đẹp của học sinh. Chính vì thế, để tổ chức HĐTNST. Mỗi giáo viên phải giúp đỡ, 
hỗ trợ các em thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau: 
Bước 1. Xây dựng ý tưởng; 
Bước 2. Xây dựng kế hoạch; 
Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện; 
Bước 4. Tổ chức thực hiện; 
Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện. 
Việc các em được tham gia đầy đủ vào từng bước sẽ giúp hình thành và rèn 
luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, tự giải 
quyết vấn đề  Do đó giáo viên không nên coi nhẹ một bước nào. 
Thứ bảy: Làm tốt công tác tham mưu, đề xuất, phối hợp 
Các hình thức HĐTNST rất phong phú: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò 
chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao 
lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt 
Trang 108 
tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa, thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội, 
Để giúp các em tổ chức tốt HĐ TNST thì sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là cha 
mẹ học sinh là vô cùng quan trọng. Nhà trường cũng như mỗi giáo viên cần chủ 
động đề xuất, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa 
phương; các các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động 
xã hội, những nghệ nhân, những người lao động... cùng tham gia. Các cơ sở như 
khu di tích lịch sử, khu văn hóa, cơ quan, công trường, nhà vườn, khu chăn nuôi, 
đồng ruộng hoặc ở mỗi gia đình đều có thể là địa điểm lý tưởng để học sinh được 
thực hành, trải nghiệm sáng tạo. 
Thứ tám: Làm tốt vai trò trung tâm của nhà trường 
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thường diễn ra trong không gian mở, có 
nhiều lực lượng giáo dục tham gia, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức, kinh 
phí nên mỗi nhà trường cần xây dựng thời khóa biểu hợp lí, linh hoạt. Có thể bố trí 
tiết HĐTNST liền với tiết SHTT để giáo viên có nhiều thời gian hơn bởi ở tiểu học, 
GVCN hàng ngày đều có mặt ở lớp, những nội dung nhận xét đánh giá tình hình 
của lớp có thể thực hiện ngay sau mỗi buổi học. Nhà trường cần giao quyền tự chủ 
và khuyến khích giao viên linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng chương trình 
thời khóa biểu. 
 Mặt khác hoạt động TNST không chỉ là trách nhiệm của riêng giáo viên chủ nhiệm 
nên nhà trường cần đóng vai trò trung tâm, định hướng tổ chức, chỉ đạo, điều hành, 
phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhà trường; chủ động phối hợp với 
các lực lượng giáo dục khác khi tổ chức HĐTNST cho học sinh. 
 Bên cạnh đó, nhà trường cần đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính 
vụ cho hoạt động của các em; khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên tích cực 
và sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động. 
Tổ chức HĐTNST trong nhà trường góp phần thực hiện dạy học theo định 
hướng phát triển năng lực, tạo cơ hội cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo, biết 
vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới 
mọi người xung quanh. 
Trang 109 
Thực hiện tốt HĐ TNST cũng chính là thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW 
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo góp phần thực hiện tốt mục tiêu: 
“Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và 
bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng 
giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, 
ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực 
tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học”của người học. Mỗi nhà trường cần căn 
cứ vào khả năng, điều kiện của học sinh, của trường, của cộng đồng địa phương để 
tổ chức HĐTNST sao cho học sinh được chủ động, phấn khởi, tích cực tham gia. 
 Trên đây là đề tài “ Tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trường 
THPT thông qua dạy học môn Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực cho học 
sinh” góp phần nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy 
 học môn Địa lí ở trường TPT Kim Liên mà bản thân đã tiến hành nhiều hơn. Tin 
rằng trong quá trình thực hiện còn nhiều thiếu sót, rất mong được quý đồng nghiệp 
góp ý, bổ sung thêm để đề tài tốt hơn, áp dụng có hiệu quả hơn vào thực tế giảng 
dạy. 
 NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Nguyễn Minh Chiến 
Phụ lục 1 
PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN VỀ DẠY VÀ HỌC 
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO MÔN ĐỊA LÍ 10 Ở TRƯỜNG THPT 
 HIỆN NAY 
Họ và tên giáo viên:............................... 
Trường:.................. 
Tỉnh:.Thâm niên dạy học ở trường phổ thông........... 
 (Quý Thầy/Cô có thể không cần ghi các thông tin trên) 
 Để có cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu đề tài khoa học. Chúng tôi rất mong quý Thầy/Cô 
vui lòng trả lời đầy đủ các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô mà quý Thầy/Cô lựa 
chọn 
Câu 1: Nhà trường nơi Thầy/Cô đang giảng dạy: 
 - Có phòng dạy học Địa lí không? 
□ Có. □ Chưa có. 
 - Có đầy đủ các phương tiện như máy chiếu, ti vi, đàu đĩa, hệ thống bản đồ, mô hình phục vụ công tác 
giảng dạy môn Địa lí không? 
 □ Đầy đủ. □ Chưa đầy đủ. 
 - Các phương tiện như máy chiếu, ti vi, đàu đĩa, hệ thống bản đồ, mô hình có đám bảo phục vụ công 
tác giảng dạy môn Địa lí không? 
□ Về cơ bản có đảm bảo. □ Về cơ bản không đảm bảo. 
 - Những thiếu thốn chủ yếu để phục vụ giảng dạy môn Địa lí 10 
□ Vườn địa lí. □ Hệ thống bẩn đồ. □ Mô hình. 
Câu 2: Trong quá trình dạy học, Thầy/Cô có tiến hành sử dụng đầy đủ bản đồ, dạy nghiêm túc 
các bài thực hành không? 
□ Đầy đủ. □ Không đầy đủ. □ Không thực hiện. 
Câu 3: Theo Thầy/Cô, phương pháp tham quan thực địa có vai trò như thế nào trong dạy học Địa lí 
ở trường phổ thông? 
□ Rất cần thiết. □ Cần thiết. 
□ Bình thường. □ Không cần thiết. 
Câu 4: Mức độ tổ chức các chuyến tham quan trải nghiệm của Thầy/Cô trong quá trình dạy học 
bộ môn Đị lí như thế nào? 
□ Thường xuyên. □ Thỉnh thoảng. 
□ Hiếm khi. □ Không sử dụng. 
Câu 5: Theo Thầy/Cô, những lý do nào dưới đây khiến giáo viên ít tổ chức các trò chơi địa lí 
cho học sinh? 
 (Đánh dấu x vào các lý do mà Thầy/Cô cho là lý do chủ yếu) 
□ Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị. 
□ Mất nhiều thời gian chuẩn bị. 
□ Giáo viên chưa có nhiều kĩ năng để tổ chức trò chơi. 
□ Giáo viên ít hứng thú với phương pháp này. 
□ Học sinh ít hứng thú. 
□ Nội dung trò chơi khó thực hiện. 
□ Lớp học đông học sinh nên khó tổ chức. 
Câu 6: Theo Thầy/Cô, các nội dung học tập trải nghiệm trong SGK Địa lí 10 THPT hiện nay là 
□ nhiều. □ phù hợp. □ còn ít. 
Câu 7: Theo Thầy/Cô, việc xây dựng và sử dụng các bài tập Đị lí gắn với thực tiễn là 
□ rất cần thiết. □ cần thiết. 
□ bình thường. □ không cần thiết. 
Câu 8: Theo Thầy/Cô, việc sử dụng các hình thức dạy học trải nghiệm sáng tạo thông qua môn Địa í 
10 ở trường phổ thông nhằm các mục đích chủ yếu nào? 
□ Để tổ chức cho học sinh học tập chiếm lĩnh kiến thức mới. 
□ Để củng cố kiến thức cho học sinh. 
□ Để rèn luyện những kĩ năng, phát triển tư duy thực hành thí nghiệm cho học sinh. 
□ Để kiểm tra, đánh giá học sinh. 
□ Mục đích khác. 
Câu 9: Thầy/Cô nhận định như thế nào về mức độ thực hiện trải nghiệm sáng tạo của học sinh trường 
mình ? 
Các nhiệm vụ học sinh 
Mức độ thực hiện nhiệm vụ của học sinh 
Tốt Khá 
Trung 
bình 
Yếu 
Tự học ở SGK 
Tự học ở thực tiễn 
Học ở bạn 
Học ở thầy cô 
Câu 10: Thầy/Cô có sáng kiến gì để tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường 
mình thông qua môn Địa lí 10 ? 
Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy/Cô ! 
Phụ lục 2 
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO THÔNG QUA 
MÔN ĐỊA LÍ 10 Ở TRƯỜNG THPT EM ĐANG HỌC HIỆN NAY 
Họ và tên học sinh:................................ 
Lớp ......................Trường:........ 
(Em có thể không cần ghi các thông tin trên) 
Để có cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu đề tài khoa học. Em hãy vui lòng trả lời các câu 
hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô mà em lựa chọn 
Câu 1: Nhà trường nơi các em đang theo học có vườn Địa lí không ? 
□ Có. □ Chưa có. 
Câu 2: Nhà trường nơi các em đang theo học có tổ chức cho các em tham quan học tập trải nghiệm 
không ? 
□ Có. □ Không. 
Câu 2: Theo em việc tổ chức học tập trải nghiệm cho học sinh qua môn Đị lí 10 là ? 
□ rất cần thiết. □ cần thiết. 
□ bình thường. □ không cần thiết. 
Câu 3: Trong quá trình học tập bộ môn Địa lí 10 ở trường THPT, em thấy mức độ tổ chức ác trò chơi 
Địa lí, Câu lậc bộ Địa lí, các cuộc thi của thầy/cô giáo là 
□ thường xuyên. □ thỉnh thoảng. 
□ hiếm khi. □ chưa bao giờ tổ chức. 
Câu 4: Em hãy cho biết trong quá trình dạy học, mức độ thầy/cô giáo thực hiện các bài thực 
hành trong SGK là? 
□ Thực hiện đầy đủ. 
□ Có thực hiện nhưng không đầy đủ. 
□ Không thực hiện. 
Câu 5: Trong quá trình học tập bộ môn Địa lí 10 em có mong muốn thầy/cô giáo sử dụng các phương 
pháp dạy học mới không? 
□ Có. □ Không. 
Câu 6: Em thích nhất tiết học môn Địa lí 10 trong trường hợp nào dưới đây? 
 □ Tiết học đó được minh họa bằng những hình ảnh, video kèm theo. 
 □ Tiết học đó ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu. 
□ Tiết học đó có gắn với thực tiễn cuộc sống. 
Câu 7: Em nhận định như thế nào về mức độ cá nhân em thực hiện các nhiệm vụ dưới đây? 
Các nhiệm vụ bản thân thực hiện 
Mức độ em thực hiện nhiệm vụ 
Tốt Khá 
Trung 
bình 
Yếu 
Tự học ở SGK 
Tự học ở thực tiễn 
Học ở bạn 
Học ở thầy cô 
Câu 8: Trong quá trình học tập môn Địa lí 10, các bài thực hành được tổ chức chủ yếu dưới 
hình thức 
 □ do thầy/cô giáo thực hiện để củng cố kiến thức cho học sinh. 
□ do đại diện học sinh của mỗi nhóm thực hiện; các học sinh còn lại quan sát, tìm hiểu 
và giải thích kết quả. 
 □ do từng học sinh tự thực hiện, quan sát, tìm hiểu và giải thích kết quả. 
Câu 9: Em hãy trình bày các phương pháp học tập môn Địa lí 10 đạt kết quả cao hiện nay ? Em 
mong muốn gì về phương pháp dạy học của giáo viên 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Đặng Văn Đức, Kĩ thuật dạy học Địa lý ở trường THPT, Nxb.Giáo dục, 
1999. 
 2. Đặng Văn Đức – Nguyễn Thị Thu Hằng, “PP dạy học Địa lý theo hướng 
tích cực”, Nxb ĐHSPHN, 2007. 
 3. Sách giáo khoa Địa lí 10, sách giáo viên Địa lí 10, Nhà xuất bản giáo dục 
năm 2015; 
 5. Sách giáo khoa Địa lí 10 nâng cao, sách giáo viên Địa lí 10 nâng cao, Nhà 
xuất bản giáo dục năm 2006; 
6. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí 10, NXB 
giáo dục năm 2009; 
7. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí 10, Nhà xuất bản ĐHSP năm 
2010; 
8. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy SGK Địa lí 10, Nhà xuất bản giáo dục năm 
2014; 
9. Thiết kế bài giảng Địa Lí nâng cao lớp 10 của Vũ Quốc Lịch – Phạm Ngọc 
Yến, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, năm 2006; 
10. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Địa lí chu kỳ 3 (2004-2007) của Viện 
nghiên cứu sư phạm năm 2005. 
11. Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa Địa lí 10 của các 
tác giả Đỗ Anh Dũng – Nguyễn Viết Bình – Nguyễn Thị Yến – Lê Mai Hồng, 
Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm. 
12. Một số giải pháp dạy học trong bộ môn Địa lí ở trường THPT, tác giả Trần 
Thị Duy Đào trường THPT Đức Trọng. 
13. Luận tiến sĩ Trần Thị Gái: Rèn luyện kĩ năng thiết kế hoạt động trải nghiệm 
trong dạy học sinh học ở trường THPT. 
14. Sáng kiến kinh nghiệm: Học tập trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Địa 
lí 10 - THPT tác giả Mai Thị Tuyết Nhung trường THPT C Nghĩa Hưng, Nam 
Định. 
15. Các trang Web: Truonghocketnoi.edu.vn, Idiali.com, Diali.traodoichuyenmon. 
16. Các bài viết, báo cáo, trang báo: 
 Bài viết “Để giờ học Địa lý sinh động” củaThạc sỹ Nguyễn Chí Tuấn (GV 
Trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý, TPHCM) trên báo giáo dục thời đại ra 
thứ 3 ngày 26 tháng 3 năm 2019 
 Bài viết “Dạy - học Địa lý qua các trò chơi” chia sẽ của cô Nguyễn Trịnh 
Minh Hằng - giáo viên Trường THPT Nội trú tỉnh Lạng Sơn trên báo giáo dục 
thời đại ra ngày Thứ Sáu, 2/6/2017 
 Bài viết “Sử dụng phương pháp thảo luận trong giảng dạy Địa lý” của Cô 
Nguyễn Thị Hằng- Trường THPT Nguyễn Huệ, Nam Định trên báo giáo dục thời 
đại ra ngày 17/7/2016 
 Báo cáo “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ngoài giờ môn Địa 
lí lớp 11” của tác giả Cao Thị - Khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm, Đại học 
Huế 

File đính kèm:

  • pdfvideo_53.pdf
Sáng Kiến Liên Quan