Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề tích hợp liên môn trong dạy học công nghệ lớp 10

1. Giới thiệu

Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn và từ đó học sinh xác định rõ mục tiêu, các mối quan hệ của quá trình học. Các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Các chủ đề tích hợp liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.

 

doc22 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 3894 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề tích hợp liên môn trong dạy học công nghệ lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ môn.
Bước 2: Xác định mục đích tích hợp: đảm bảo đúng mục tiêu trong chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học và các môn liên quan khác.
Bước 3: Tìm các nội dung tích hợp: lựa chọn nội dung gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với năng lực của học sinh, đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng cho từng môn học.
Bước 4: Xác định mức độ tích hợp
Nội dung gì?
Thời lượng bao nhiêu?
Phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương và năng lực của học sinh. Bước 5: Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác định.
Bước 6: Dự giờ, rút kinh nghiệm, điều chỉnh chủ đề sau khi thực nghiệm.
Xây dựng chủ đề tích hợp liên môn
Để đảm bảo nguyên tắc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn, đảm bảo đúng các bước xây dựng chủ đề; đặc biệt là đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng trong chương trình Công nghệ 10 với thời lượng 1,5 tiết/ tuần đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng của các môn khác khi liên môn. Tác giả xin đề xuất dạy tích hợp liên môn theo một số chủ đề sau trong chương trình Công nghệ lớp 10 như sau:
Chủ đề
Tiết PP CT
Bài
Nội dung chủ đề
Liên môn
Nội dung cần tích hợp
Ghi chú
Phòng bệnh cho vật nuôi
20
35
Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
-
Sinh 10
Sinh 9
- GD CD 10
Bài 34, 35: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường.
-Bài 45: Virus gây bệnh
Bài 54,55: Ô nhiễm môi trường.
Bài 2: 2c. Con người có thể cải tạo môi trường
Tích hợp giáo dục về môi trường
21
36
Thực hành: Quan sát triệu chứng, bệnh
Sinh 10
Bài 47: Tìm hiểu một số đại dịch trên thế giới trong năm 2014
-	Sử dụng video
tích của gà bị
mắc bệnh Niu cát xơn và cá Trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do vi rút
gây ra do virus và một
số bệnh truyền nhiễm ở địa phương
clip
-HS
làm bài tập nhóm simina
22
37
Một số loại vắc
xin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi
-
Sinh 10
-
Công nghệ 7
Bài 46: Bệnh truyền
nhiễm, miễn dịch và văccin
- Bài 46: Phòng trị bệnh cho vật nuôi.
-Bài 47: Vacxin cho vật nuôi
23
38
Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vắc xin và thuốc kháng sinh
Sinh 10
Bài 29: Nguyên phân
Bài 43: Cấu trúc các loại virus
Sinh
9
Bài 31: Công nghệ tế
bào
Sinh
8
Bài 3: Tế bào
Thử nghiệm chủ đề tích hợp liên môn vào giảng dạy "chủ đề: Phòng bệnh cho vật nuôi".
Đặt vấn đề:
Đảng và Nhà nước ta đã và đang coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân, bởi nông nghiệp không chỉ giữ vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm cho đất nước mà vì nước ta hiện nay và những năm sắp tới cơ bản vẫn là nước nông nghiệp, với 11 triệu hộ nông dân chiếm 78,7% dân số sống ở nông thôn và nông nghiệp đóng góp 25,75% GDP (1998). Trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi trong cả nước đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt là chăn nuôi ở các nông hộ thuộc các tỉnh trong cả nước .Trong đó huyện Xuân Lộc là điển hình trong chăn nuôi phát triển rất mạnh. Chăn nuôi đã góp phần không nhỏ vào cung cấp nguồn thực phẩm trong cả nước nói chung và cải thiện đời sống cho người dân chăn nuôi nói riêng. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều nguyên nhân làm chăn nuôi kém phát triển, làm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi, nguyên nhân chính là do dịch bệnh gây ra, nó không chỉ gây thiệt hại trong chăn nuôi mà nó còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Đó là những nội dung chúng ta cùng tìm hiểu trong chủ đề này.
Mục đích tích hợp:
Chủ đề xây dựng trên cơ sở tích hợp liên môn với môn Sinh học, môn GCCD, môn Địa, môn Văn  nhằm tổ chức cho học sinh thông qua hoạt động chủ đề sẽ chủ động sử dụng các năng lực của mình để tìm hiểu về cách phòng bệnh cho vật nuôi. Từ đó, hình thành những kiến thức tổng quan, cơ bản về nguyên nhân gây bệnh, bệnh truyền nhiễm và cách sử dụng thuốc kháng sinh -vacxin đúng cách, đồng thời xác định ý thức bảo vệ bản thân, người thân; tuyên truyền và tham gia xây dựng môi trường sống lành mạnh, tránh những nguy cơ mắc phải những đại dịch do dịch cúm gây ra.
Các nội dung tích hợp: Mô tả chuyên đề
Căn cứ vào nội dung chương trình và SGK Công Nghệ 10, chuyên đề này được cấu trúc lại với 2 nội dung chính:
Những điều kiện làm phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi.
Vacxin và thuốc kháng sinh
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
Mục tiêu
Kiến thức:
Nêu được các điều kiện làm phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi (các loại mầm bệnh, yếu tố môi trường và điều kiện sống,bản thân vật nuôi).
Phân tích các điều kiện làm phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi.
Đề xuất các biện pháp phòng trừ hiệu quả bệnh ở vật nuôi.
Phân biệt vacxin, kháng sinh (khái niệm, phương pháp sản xuất, điều kiện sử dụng).
Kỹ năng:
Xây dựng môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển của vật nuôi
Nhận biết một số bệnh ở vật nuôi thông qua triệu chứng.
Lựa chọn loại vacxin, kháng sinh phù hợp.
Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề
Kĩ năng khoa học: quan sát; phân loại; định nghĩa.
Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp c)Thái độ:
Biết cách phòng chống các bệnh truyền nhiễm do virus gây nên cho vật nuôi, con người..
Tuyên truyền phòng chống các bệnh truyền nhiễm do virus gây nên cho vật nuôi, con người.
Quan tâm đến môi trường sống, có ý thức bảo vệ vật nuôi.
d) Định hướng các năng lực hình thành:
Thông qua việc học tập chuyên đề sẽ góp phần hình thành cho HS các năng lực sau:
Năng lực tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề
Năng lực giao tiếp, hợp tác.
Năng lực khoa học: quan sát, phân nhóm, định nghĩa, khảo sát
Từ mục tiêu của chuyên đề có thể mô tả các năng lực học sinh cần đạt được theo 4 mức độ tư duy như sau:
Mức độ nhận thức
Các NL hướng tới	trong chuyên đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
ND1. Những điều kiện làm phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi.
Liệt kê các điều kiện làm phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi.
Kể tên các loại mầm bệnh.
Nêu các điều kiện môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi.
Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch tiếp thu.
Lấy ví dụ về các con đường xâm nhập của mầm bệnh.
Giải thích các điều kiện làm phát sinh phát triển bệnh ở vật nuôi.
Nhận biết một số bệnh ở vật nuôi thông qua triệu chứng.
Xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vật nuôi.
-	Vận
dụng kiến thức đã học đưa ra các biện
pháp	hạn
chế	dịch
bệnh	cho vật nuôi ở địa phương.
KN quan sát, so sánh.
Kĩ năng phân loại, phân nhóm
Kĩ năng định nghĩa
Năng lực GQVĐ
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
ND 2: Vacxin và thuốc kháng sinh
- Vận dụng kiến thức để bảo quản và sử dụng vacxin, kháng sinh.
-	Vận
dụng kiến thức	để
bảo	quản và sử dụng vacxin, kháng sinh.
Kĩ năng quan sát, so sánh
NL GQVĐ
Năng lực mô hình hoá các chu trình nhân lên của virus nhờ CNTT.
Năng lực hoạt
- Phát biểu khái niệm vacxin, kháng sinh.
- Phân biệt vacxin	và kháng sinh.
động	nhóm	và
độc lập
Thực hành: Quan sát triệu chứng,
bệnh tích của gà bị mắc bệnh Niu cát xơn và cá Trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do vi rút
Tìm hiểu một số đại dịch trên thế giới năm 2014 – 2015 : Virus cúm gia cầm, Newcastle...
Tìm hiểu về một số bệnh truyền nhiễm ở địa phương trên đối tượng vật nuôi như cúm gia cầm, lở mồm long móng ở bò, bệnh tyai xanh ở lợn...
Rèn kĩ năng
quan sát, phân tích, tổng hợp vận dụng kiến thức và năng lực liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn.
Phát triển kĩ năng thảo luận nhóm
Phát triển kĩ năng tra cứu tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin.
Phát triển kĩ năng viết báo cáo và thuyết trình.
Kỹ năng quan sát
Tìm hiểu lịch sử, tình hình phát
triển của các đại dịch cúm gia cầm, Newcastle, bệnh ở cá...
Cơ chế xâm nhập của virus các loại virus đó vào tế bào vật chủ. Phương thức lây nhiễm.
Phân biệt được một số dấu hiệu bệnh lý của cơ thể nhiễm bệnh do virus và cơ thể bình thường.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên :
Bài thiết kế chuyên đề và các phiếu học tập
Một số hình ảnh, mẫu vật vacxin và thuốc kháng sinh thường sử dụng.
Hình ảnh các loại mầm bệnh, một số triệu chứng bệnh ở vật nuôi.
Sơ đồ minh họa ứng dụng công nghệ gen sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh.
Tìm hiểu thông tin về dịch bệnh ở vật nuôi tại địa phương.
Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ dịch bệnh ở vật nuôi.
2. Chuẩn bị của học sinh
Tài liệu học tập (SGK)
Sưu tầm, tìm hiểu bệnh ở vật nuôi, một số loại vacxin và thuốc kháng sinh thường sử dụng.
chuẩn bị những nội dung giáo viên yêu cầu.
Hoạt động này được tiến hành ở cuối tiết học trước GV chia nhóm, nêu một số nhiệm vụ cụ thể:
Kể tên 3 bệnh phổ biến ở vật nuôi ( Nhóm 1: bò; Nhóm 2: gà; Nhóm 3: lợn; Nhóm 4: vịt).
+ Xác định nguyên nhân gây bệnh trên.
+ Phân biệt bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm.
Tìm hiểu điều kiện gây bệnh của mầm bệnh
Quan sát sơ đồ hình 35.2 SGK, cần phải tác động vào những yếu tố môi trường và điều kiện sống của vật nuôi như thế nào để hạn chế bệnh phát sinh, phát triển và lây lan?
Tìm hiểu miễn dịch tự nhiên và miễn dịch tiếp thu.
Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm một số loại vacxin và thuốc kháng sinh thường dùng.
Vacxin và thuốc kháng sinh được sử dụng khi nào?
Tìm hiểu một số loại vacxin và kháng sinh thường dùng
Thiết kế các tiến trình dạy học chuyên đề
Hoạt động 1: Khởi động
Kiểm tra bài cũ:
Chuồng trại của vật nuôi cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật gì?
Kể tên một số phương pháp xử lí chất thải chăn nuôi mà em biết. Theo em phương pháp nào hiệu quả nhất hiện nay? Vì sao?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Nội dung 1: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi.
Các loại mầm bệnh
Bước 1. Thực hiện nhiệm vụ
HS tập hợp theo nhóm, thống nhất thông tin tìm hiểu đã được GV giao nhiệm vụ.
Bước 2. Báo cáo
Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm khác góp ý, bổ sung
GV kết luận, bổ sung
Yếu tố môi trường và điều kiện sống Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu nhóm HS thảo luận, trả lời nội dung câu hỏi
PHIẾU HỌC TẬP 1
Những yếu tố trong sơ đồ thuận lợi cho mầm bệnh hay vật nuôi?
- Quan sát sơ đồ hình 35.2 SGK, cần phải tác động vào những yếu tố môi trường và điều kiện sống của vật nuôi như thế nào để hạn chế bệnh phát sinh, phát triển và lây lan?
Bước 2. HS thảo luận, trả lời
HS hoạt động theo nhóm
Bước 3. GV kết luận, bổ sung
* Bản thân vật nuôi
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Tổ chức HS tìm hiểu mục I.3 SGK/ trang 103
GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết từ nội dung bài đọc và nhiệm vụ về nhà để trả lời các câu hỏi sau:
Khi có mầm bệnh, điều kiện sống bất lợi cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ nhiễm bệnh. Theo em, kết luận trên đúng hay sai? Tại sao?
Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi GV kết luận.
Sự liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi.
GV đặt câu hỏi:
Khi nào bệnh ở vật nuôi phát sinh và phát triển thành dịch lớn?
Làm thế nào để phòng bệnh cho vật nuôi? HS trả lời.
GV kết luận.
Nội dung 2: Vacxin
Khái niệm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Tổ chức HS tìm hiểu mục I.1SGK/ trang 110
GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết từ nội dung bài đọc và nhiệm vụ về nhà để trả lời các câu hỏi sau:
Kể tên một số loại vacxin.
Nêu nguyên liệu sản xuất vacxin.
Vacxin có tác dụng gì?
Khi gà mắc bệnh Niu- cat- xơn chúng ta có nên tiêm vacxin Niu - cat- xơn không? Vì sao?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi GV kết luận.
Vacxin chỉ dùng để phòng bệnh. Nên tiêm vacxin trước mùa dịch.
Phương pháp sản xuất
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK
(?) Cho biết có những phương pháp nào để sản xuất vacxin?
Phương pháp truyền thống
GV giới thiệu 2 loại vacxin: vacxin vô hoạt và vacxin nhược độc.
Đặt câu hỏi: So sánh đặc điểm 2 loại vacxin. Khi bảo quản và sử dụng vacxin cần chú ý những điểm gì?
Ứng dụng công nghệ gen sản xuất vacxin Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I.SGK/114 giao nhiệm vụ cho nhóm HS (2 bàn/nhóm)
- Để sản xuất vacxin cần sử dụng những nguyên liệu nào? PHIẾU HỌC TẬP 2
Sắp xếp các bước trong quy trình sản xuất vacxin lở mồm long móng bằng ứng dụng công nghệ gen
Bước
Nội dung
Ghép đoạn gen có tính kháng nguyên cao vào thể truyền
Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
Thu đoạn gen có tính kháng nguyên cao bằng kỹ thuật chiết tách, tinh chế tạo vacxin lở mồm long móng.
Cắt đoạn gen có tính kháng nguyên cao trong tế bào virut gây bệnh lở mồm long móng.
- Sản xuất vacxin bằng công nghệ gen có những ưu điểm gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS tìm hiểu SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi
Bước 3. Kết luận
HS trả lời
GV kết luận, trình bày cơ sở khoa học của ứng dụng công nghệ gen. GV hệ thống kiến thức thành sơ đồ.
Nội dung 3: Thuốc kháng sinh
* Khái niệm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Tổ chức HS tìm hiểu mục I.1SGK/ trang 110
GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết từ nội dung bài đọc và nhiệm vụ về nhà để trả lời các câu hỏi sau:
PHIẾU HỌC TẬP 3
Kể tên một số loại kháng sinh mà em biết.
Nêu nguyên liệu sản xuất thuốc kháng sinh.
Kháng sinh có tác dụng gì?
Bệnh do virut gây ra có sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị không? Vì sao?
PHIẾU HỌC TẬP 4
Lắp ghép đặc điểm ứng với nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh.
Đặc điểm
Nguyên tắc sử dụng
Mỗi loại kháng sinh chỉ có tác dụng với một số loại mầm bệnh nhất định
Đủ liều
Dùng kháng sinh dài ngày, thuốc tồn dư trong sản phẩm
Phối hợp với các thuốc khác
Sử dung KS không đủ lượng trong thời gian dài =>kháng thuốc
Phải ngưng sử dụng kháng sinh trước khi mổ thịt vật nuôi 7- 10 ngày
KS tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng phá hoại
sự cân bằng sinh học của vsv trong đường tiêu hóa
=> tạo đk cho các bệnh khác
Đúng thuốc
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi GV kết luận.
* Phương pháp sản xuất
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK
(?) Cho biết có những phương pháp nào để sản xuất thuốc kháng sinh? GV giới thiệu 2 phương pháp: nuôi cấy VSV và ứng dụng công nghệ gen.
- Ứng dụng công nghệ gen sản xuất thuốc kháng sinh
GV trình bày tương tự phần Vacxin
Bước 3. Kết luận
HS trả lời
GV kết luận, trình bày cơ sở khoa học của ứng dụng công nghệ gen.
GV hệ thống kiến thức về khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh.
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CHUYÊN ĐỀ
Xác định mục tiêu và hình thức của đề kiểm tra Mục tiêu:
HS đạt được các mục tiêu đặt ra của chuyên đề Hình thức: 10 câu ( 4-3-2-1)
Câu hỏi dạng trắc nghiệm, tự luận.
Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu kiểm tra đánh giá
Các chủ đề cần kiểm tra đánh giá
Chủ đề 1: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh
Chủ đề 2: Vacxin
Chủ đề 3: Thuốc kháng sinh
Các mức độ yêu cầu kiểm tra đánh giá
Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Những điều kiện làm phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi.
Nêu tên mầm bệnh gây ra bệnh ở vật nuôi (Câu 3).
Nêu các điều kiện để mầm bệnh
gây bệnh (Câu 4).
- Đề xuất biện pháp làm tăng miễn dịch tiếp thu ở vật nuôi (Câu 8).
- Vận dụng kiến thức đề xuất các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi (Câu 10).
2. Vacxin
- Nêu các bước trong quy trình tạo ADN tái tổ hợp (Câu 2)
Giải thích cơ sở khoa học để sản xuất vacxin (Câu 5).
Phân biệt vacxin sản
xuất theo phương pháp truyền thống và công nghệ gen (Câu 6)
- Vận dụng kiến thức lựa chọn loại vacxin phù hợp để phòng bệnh cho vật nuôi (Câu 9).
3.	Thuốc
-	Nêu	đặc
Cấp độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
kháng sinh
điểm	của
kháng	sinh (câu 1).
Biên soạn câu hỏi kiểm tra (ví dụ minh họa)
 Nhận biết:
Câu 1: Ý nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của kháng sinh?
Có thể sử dụng kháng sinh với liều thấp để phòng bệnh cho vật nuôi.
Mỗi loại kháng sinh có tác dụng với rất nhiều loại mầm bệnh.
Sử dụng kháng sinh không đủ liều, trong thời gian dài gây hiện tượng kháng thuốc.
Nên giết mổ vật nuôi ngay sau khi chúng ta tiêm kháng sinh để điều trị bệnh cho vật nuôi.
Câu 2 : Cắt một đoạn gen cần thiết từ phân tử ADN này nối ghép nó vào một phân tử ADN khác có vai trò là () tạo ra (). Trong các dấu () lần lượt là:
A. Thể truyền, ADN tái tổ hợp.	B. Thể truyền, ARN tổ hợp.
Thể truyền, ADN tổ hợp.	D. Thể truyền, ARN tái tổ hợp.
Câu 3: Bệnh nào sau đây do virus gây nên?
Niu cát xơn.	B. Tụ huyết trùng.	C. Nấm phổi.	D. Ghẻ.
Câu 4: Ý nào sau đây không phải là điều kiện để mầm bệnh có thể gây được bệnh cho vật nuôi?
A. Có đủ sức gây bệnh.	B. Số lượng đủ lớn.
C. Đường xâm nhập thích hợp.	D. Có môi trường sống thích hợp.
Thông hiểu
Câu 5 : Trong phương pháp sản xuất Vacxin, chọn tế bào vi khuẩn làm tế bào chủ mà không chọn sinh vật khác vì:
Tế bào vi khuẩn nhỏ.
Tế bào vi khuẩn có khả năng nhân lên nhanh.
Tế bào vi khuẩn có cấu tạo đơn giản.
Tế bào vi khuẩn nhỏ và có cấu tạo đơn giản.
Câu 6: Văcxin sản xuất theo công nghệ sinh học có đặc điểm khác với văcxin sản xuất theo phương pháp truyền thống:
Luôn phải bảo quản lạnh	B. Độ an toàn thấp, có mang mầm bệnh
C. Độ an toàn cao, không có mầm bệnh. D. Giá thành kinh tế cao
Câu 7: Bệnh do virut gây ra có sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị không? Vì sao?
Vận dụng thấp
Câu 8: Biện pháp nào sau đây làm tăng khả năng miễn dịch tiếp thu cho vật nuôi?
A. Tiêm vacxin.	B. Vệ sinh vật nuôi thường xuyên
C. Cho ăn đầy dủ dinh dưỡng.	D. Cách li vật nuôi khoẻ với vật nuôi mắc bệnh. Câu 9: Gia đình Nam có một số con gà đang nhiễm bệnh cúm. Gia đình Nam có thể tiêm loại vacxin nào sau đây để trị bệnh cho những con gà này?
A. Vacxin H5N1	B. Vacxin H7N9
C. Vacxin cúm gia cầm tổng hợp	D. Không nên tiêm.
Vận dụng cao
Câu 10: Câu Hiện nay dịch cúm gia cầm đang bùng phát và lây lan. Nếu em là người chăn nuôi gia cầm thì em sẽ làm gì?
* Đáp án
Câu 1: C, Câu 2: A, Câu 3: A , Câu 4: D, Câu 5: D, Câu 6: C.
Câu 7: Không. Vì virut kí sinh nội bào bắt buộc à phá hủy tb chủ do gắn vào hệ gen của tb chủ. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng bên ngoài tế bào
Virut sống tiềm ẩn (tiềm tan) Câu 8: A, Câu 9: C
Câu 10: HS có thể đưa ra các biện pháp:
Tuyên truyền
Thực hiện các biện pháp SGK/ 105
Kết quả áp dụng
Năm học 2015-2016, chủ đề này đã được dạy ở khối 10, tại các lớp 10B4,10 B5 và lớp 10 B7, B8 không dạy theo chuyên đề. Qua phiếu đánh giá giờ dạy và các ý kiến đóng góp của thầy cô giáo dự giờ, đặc biệt các ý kiến của học sinh và thông qua kết quả kiểm tra đánh giá học sinh ngay sau giờ dạy, qua trực tiếp giảng dạy tại lớp, kết quả như sau:
Học sinh được học với chuyên đề tích cực hơn, các hoạt động dạy và học rất linh động thu hút được chú ý của học sinh, học sinh phát triển nhiều năng lực liên môn, đặc biệt là các năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực giao tiếp, thuyết trình,
Các tiết dạy đều được các thầy cô đánh giá tốt.
Kết quả được tính trung bình so với những lớp không dạy theo chủ đề như sau (cùng giáo viên dạy):
Xếp loại
Lớp 10B4, B5
(dạy theo chủ đề)
Lớp 10 B7, B8
( Dạy không theo chủ đề - dạy như phân phối chương trình)
Giỏi
40%
25%
Khá
45%
37%
Trung bình
15%
38%
Yếu
0%
5%
( Nguồn: Tổng hợp kết quả đánh giá học sinh thông qua các tiết dự giờ dạy học theo chuyên đề ).
Kết quả trên đã phản ánh khách quan chất lượng các tiết dạy học theo chuyên đề so với dạy học theo phân phối chương trình và sách giáo khoa. Điều đặc biệt quan trọng hơn, thông qua việc các nhóm thực hiện trực tiếp tra cứu nội dung, thảo luận để hoàn thành các công cụ đánh giá sau mỗi tiết học, các em học sinh nhớ kiến thức lâu hơn và vận dụng linh hoạt hơn các kiến thức lĩnh hội được để hoàn thành các bài kiểm tra đánh giá kiến thức của tổ - nhóm dự. Ngoài ra, với sự phân hóa các câu hỏi ở các mức độ khác nhau trong công cụ đánh giá mỗi tiết học, đã kích thích học sinh tích cực đam mê tìm hiểu tri thức, tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bài học qua nhiều kênh thông tin khác nhau....
Kết luận
Chuyên đề này là một tài liệu nhỏ viết về việc xây dựng chuyên đề tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Công nghệ lớp 10, năm học 2015-2016 tôi đã thử nghiệm giảng dạy tại đơn vị và đạt hiệu quả cao trong việc tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Vì vậy, năm học 2016-2017 tôi sẽ tiếp tục sử xây dựng thêm một số chủ đề tích hợp liên môn trong giảng dạy.
Trên đây là bản thuyết trình về sản phẩm dự thi của tôi.
 Ngày 30 tháng 3 năm 2017
Người dự thi

File đính kèm:

  • docSang_kien_Day_hoc_tich_hop_lien_mon_Cong_nghe.doc
Sáng Kiến Liên Quan