Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học hợp tác vào giảng dạy Hóa học 11 để phát triển năng lực tự học cho học sinh
Cơ sở lí luận của đề tài
Khái niệm dạy học hợp tác5
Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: “Quá trình dạy học là một hệ thống toàn
vẹn, gồm ba thành tố cơ bản: khái niệm khoa học, học và dạy.” Nghĩa là quá trình
dạy học bao gồm nội dung bài học, hoạt động học và hoạt động dạy. Các thành tố
đó luôn luôn tương tác với nhau theo những qui luật riêng, thâm nhập vào nhau, qui
định lẫn nhau để tạo nên sự thống nhất biện chứng giữa dạy với học; giữa truyền
đạt kiến thức và tổ chức điều khiển hoạt động trong dạy; giữa lĩnh hội kiến thức với
tự điều khiển trong học.
Quá trình dạy học là hoạt động cộng đồng – hợp tác giữa các chủ thể:
- GV với cá thể HS
- GV với các HS trong một nhóm
- GV với các nhóm HS
- HS và HS trong nhóm
- HS trong nhóm này với HS trong nhóm khác
Sự tương tác theo kiểu cộng đồng – hợp tác giữa dạy và học là yếu tố duy trì và
phát triển sự thống nhất toàn vẹn của quá trình dạy học, nghĩa là chất lượng dạy
học.
PPDH hợp tác theo nhóm là một trong những xu hướng DH hiện đại nhằm
sử dụng trí tuệ tập thể của HS để thực hiện nhiệm vụ học tập. Thông qua PPDH
này, HS được trao đổi, tranh luận, giải quyết vấn đề, chiếm lĩnh tri thức khoa
học, vận dụng được kiến thức đã học để rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo.
Theo J.Cooper và các tác giả khác (1990) cho rằng: học tập hợp tác là một
chiến lược học tập có cấu trúc, có chỉ dẫn một cách hệ thống, được thực hiện cùng
nhau trong các nhóm nhỏ, nhằm đạt được nhiệm vụ chung.
Tác giả Đặng Văn Đức – Nguyễn Thu Hằng, định nghĩa: PPDH hợp tác theo
nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm
nhỏ, trong đó tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và trao đổi ý kiến
để đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về một vấn đề nào đó. Phương pháp này đặt
HS vào môi trường học tập (nghiên cứu, thảo luận, tranh luận, ) theo các nhóm
HS.
Trên cơ sở kế thừa các định nghĩa, quan điểm trên về PPDH hợp tác theo
nhóm kết hợp với dấu hiệu bản chất của loại hình dạy học này, tôi quan niệm:
“PPDH hợp tác theo nhóm là phương pháp GV chia HS trong lớp (nhóm lớn) thành6
các nhóm nhỏ sao cho tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc, thảo luận
và hợp tác với nhau để đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó”.
ông cho phép trong 1 tiết chỉ với 45 phút). Tiêu chí GV đưa ra: tổ nào làm tốt nhất sẽ được + 2 điểm ; thứ 2 :+ 1,5 điểm; thứ 3 : 1 điểm ; thứ 4 : +0,5 điểm. 3. Tiến trình giờ học 3.1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động: GV giới thiệu thung lũng silicol: Đó là khu vực công nghệ cao ở California của Mỹ. Nơi tập trung hàng ngàn tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới như Sony, Sharp, Philips, Google, Yahoo, Apple computer cho ra những thiết bị Iphone rất nhiều người đang sử dụng. Silicol là tên tiếng anh của nguyên tố silic. Vì sao thung lũng này được đặt tên theo nguyên tố silic? GV tiếp tục cho HS tiếp cận dần với nguyên tố Si thông qua phần thuyết trình của HS về trạng thái tự nhiên, các dạng thù hình và các ứng dụng của silic 17 HS thuyết trình về trạng thái tự nhiên, các dạng thù hình và ứng dụng của silic (Lớp 11A3 trường THPT Đào Duy Từ - Quảng Bình) GV: Vì sao silic được sử dụng trong kỹ thuật vô tuyến, điện tử; được dùng làm giấy nhám; trong luyện kim; là vật liệu trong y tế? HS có thể trả lời được hoặc không? 3.2. Hoạt động 2: Hoạt động tìm hiểu cấu tạo nguyên tử và tính chất vật lí của silic PPDH tùy GV chọn. Có thể sử dụng phương pháp đàm thoại Ơrixtic hoặc nêu vấn đề. Lưu ý tính bán dẫn của silic đã tạo nên thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin. 3.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của silic Dùng phương pháp hợp tác theo nhóm kết hợp trực quan. * GV hướng dẫn tổ chức: + HS hoạt động hợp tác theo nhóm 4 thành viên. + GV chỉ phát 1 phiếu học tập cho cả nhóm. + Thời lượng làm việc trong vòng 2 phút. * GV yêu cầu hoạt động hợp tác theo nhóm: + Các thành viên nhanh chóng tạo nhóm. +Nhóm nào hoàn thành sớm nhất sẽ được lên bảng trình bày (lưu ý gọi thành viên bất kì trong nhóm) và nếu làm tốt: + 1 điểm. Nhóm nào làm chậm nhất và không hoàn thành các nội dung đưa ra: - 1điểm. * GV cho HS làm việc với phiếu học tập số 1. 18 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Số oxi hóa của silic trong các hợp chất sau: Mg2Si ; Si ; SiO; SiF4 lần lượt là: A. +2; 0; -2; -4 B. -4; 0; +2; +4 C.+2; 0; +2; +4 D. -4; 0; -2; -4 2. Dự đoán tính chất hóa học của Si? Giải thích? 3.Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của Si? + GV: Chọn nhóm sớm nhất hoặc bất kì lên trình bày ở bảng. + Các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm được trình bày và cuối cùng GV chốt lại kiến thức. Gv: gọi HS lên thực hiện thí nghiệm cho Si tác dụng với dung dịch NaOH và nhấn mạnh đây là pư khác biệt và đặc trưng của Si khi phản ứng hợp chất. * GV tiếp tục cho học sinh làm việc với phiếu học tập số 2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 So sánh tính chất hóa học giữa C và Si? 1) Giống nhau ( chỉ nêu không cần viết PTHH minh họa) 2) Khác nhau và viết PTHH minh họa + Đối với phiếu học tập số 2 này, GV cho HS làm trên tờ giấy A0 (1/2 tờ giấy A0) + GV: Chọn nhóm sớm nhất hoặc nhóm bất kì lên trình bày ở bảng (thành viên bất kì trong nhóm). + Các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm được trình bày và cuối cùng GV chốt lại kiến thức HS đang hoạt động nhóm gồm 4 thành viên (HS lớp 11A3 – trường THPT Đào Duy Từ) 19 HS đang trình bày sản phẩm hoạt động nhóm của mình (HS lớp 11A3 – trường THPT Đào Duy Từ) 3.4. Hoạt động 4: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế silic Phần trạng thái tự nhiên, ứng dụng HS đã thực hiện ở hoạt động 1 nên GV chỉ bổ sung thêm một số ứng dụng khác của silic trong thế giới hữu sinh. Phần điều chế GV dùng phương pháp thuyết trình cho HS lên bảng tự trình bày để nâng cao khả năng tự học cho HS 3.5. Hoạt động 5: Tìm hiểu silic đioxit. 3.6. Hoạt động 6: Tìm hiểu axit silixic và muối silicat. GV sử dụng các PPDH khác: phương pháp đàm thoại ơrixtic; dạy học nêu vấn đề, phương pháp trực quan để tìm hiểu hoạt động 5 và hoạt động 6. 3.7. Hoạt động 7: Củng cố bài học. CỦNG CỐ SILIC Si + 2F2 → SiF4 Si + O2 → SiO2 Với phi kim: Với hợp chất: Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑ Tính khử 2Mg + Si → Mg2SiTính oxi hóa SiO2 H2SiO3 SiO2 + 2 NaOH → Na2SiO3 + H2O SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3↓ to to to to 20 Củng cố tính chất của Si và hợp chất của Si bằng sơ đồ grap. GV hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập còn lại ở SGK và các bài tập phần bài luyện tập chuẩn bị cho tiết học sau. 2.3.2. Bài thuộc phần hữu cơ Bài 20: MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ 1 .MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.1. Kiến thức HS biết: - Các đặc điểm của hợp chất hữu cơ. Phân biệt được đặc điểm của hợp chất hữu cơ với hợp chất vô cơ. - Cách phân loại các hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố hoặc theo mạch cacbon. - Phương pháp xác định tính, định lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ. HS hiểu: - Vì sao tính chất của các hợp chất hữu cơ lại rất khác so với tính chất của hợp chất của các hợp chất vô cơ. -Tầm quan trọng của việc phân tích nguyên tố trong hợp chất hữu cơ. 1.2. Kỹ năng - Phân biệt được đặc điểm của hợp chất hữu cơ với hợp chất vô cơ. - Tính phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ. 1.3. Thái độ - HS hứng thú với môn học, có ý thức tự học và tìm hiểu bài trước khi đến lớp, có tinh thần hợp tác với các thành viên nhóm. - Có tình cảm gần gũi với thiên nhiên nên có ý thức bảo vệ môi trường. - Giáo dục lòng say mê khoa học, thích khám phá, tìm tòi, sáng tạo. 2. CHUẨN BỊ 2.1.Giáo viên: Máy tính. 2.2. Học sinh: - Các đồ vật thuộc hợp chất hữu cơ và vô cơ: mỗi tổ gồm 2 đồ vật thuộc hợp chất hữu cơ và 1 đồ vật thuộc hợp chất vô cơ. - Giấy A0 trình bày phân loại HCHC. - Giấy A0 sơ đồ tư duy về đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ. 21 * GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài thuyết trình ở nhà: + GV gợi ý HS tìm kiến thức, tài liệu ở SGK và internet . + GV chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ chuẩn bị bài thuyết trình: Nhóm 1,2 chuẩn bị nội dung thuyết trình về phân loại hợp chất hữu cơ; nhóm 3,4 chuẩn bị nội dung thuyết trình về đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ. + GV hướng dẫn nhóm 1 và 2: Trình bày phân loại hợp chất hữu cơ trên giấy A0 và yêu cầu nêu thêm một số ví dụ minh họa các hợp chất hữu cơ đã học ở lớp 9 + GV hướng dẫn nhóm 3 và 4: Tìm hiểu sơ đồ tư duy trên mạng internet để trình bày đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ dưới dạng sơ đồ tư duy trên giấy A0 và có đưa ra các ví dụ, dẫn chứng trong thực tiễn cuộc sống. + GV chọn 2 bài của 2 nhóm: GV chọn lựa những bài có nội dung tốt, hình thức đẹp cho thuyết trình ( không thể để 4 tổ cùng thuyết trình ở lớp do thời gian không cho phép trong 1 tiết chỉ với 45 phút). +Tiêu chí GV đưa ra: tổ nào làm tốt nhất sẽ được + 1 điểm ; thứ 2 :+ 0,5 điểm; chuẩn bị chưa chu đáo : 0 điểm; chuẩn bị chậm: - 1 điểm 3. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC 3.1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động: (GV sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề) GV cho HS các nhóm đưa ra các đồ vật đã được chuẩn bị : đường trắng, gỗ, thủy tinh ; cao su, thước, cát ; áo quần (hoặc vải) bằng tơ tằm, . lên bàn GV và yêu cầu HS phân loại ra các đồ vật thuộc hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ. GV yêu cầu HS cho biết dựa vào đâu để phân loại ? GV dự đoán HS không trả lời được. GV đưa ra cơ sở phân loại để dẫn dắt vào bài. 3.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu phân loại hợp chất hữu cơ và đặc điểm hợp chất hữu cơ GV sử dụng phương pháp thuyết trình GV cho HS đã chuẩn bị lên trình bày phần phân loại hợp chất hữu cơ trong thời gian từ 2 đến 3 phút. 22 HS thuyết trình về phân loại hợp chất hữu cơ (Lớp 11D3 – trường THPT Đào Duy Từ) GV yêu cầu HS các nhóm khác nhận xét bài thuyết trình của bạn về nội dung, hình thức, cách thuyết trình. GV : Chốt lại kiến thức GV cho HS đã chuẩn bị lên trình bày đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ dưới dạng sơ đồ tư duy trong thời gian từ 2 đến 3 phút. HS thuyết trình về đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ (Lớp 11D2 – trường THPT Đào Duy Từ) GV yêu cầu HS các nhóm khác nhận xét bài thuyết trình của bạn về nội dung, hình thức, cách thuyết trình. GV : Nhận xét và chốt kiến thức 23 3.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu phân tích định tính GV sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề và phương pháp đàm thoại 3.4. Hoạt động 4: Tìm hiểu phân tích định lượng Dùng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm. 3.4.1. Chia nhóm và giao nhiệm vụ. GV chia nhóm, mỗi nhóm 4 người (2HS bàn trên và 2HS bàn dưới). Nếu nhóm có trên 2 HS yếu hoặc HS giỏi thì đổi chổ để các nhóm có sự đồng đều về trình độ. Cử 1 HS khá làm nhóm trưởng. Nếu sỉ số lớp không chia hết cho 4 thì có nhóm 5HS. GV giao nhiệm vụ. Để giúp HS đi đúng trọng tâm bài học, thì bước đầu GV xây dựng “dàn ý” trong phiếu trình bày của HS để HS giảng theo. PHIẾU TRÌNH BÀY CỦA HỌC SINH 2. Phân tích định lượng Đốt cháy hoàn toàn a gam hợp chất hữu cơ A: CxHyONt thu được 2CO m gam; 2H O m gam và V lít khí N2 ở đktc. a) Định lượng Cacbon: - Khối lượng C trong a gam hợp chất hữu cơ A trong qua khối lượng của CO2 mC = - Hàm lượng %C có trong a g chất A: %C=.. b) Định lượng Hiđro - Khối lượng H trong a gam hợp chất hữu cơ A trong qua khối lượng của H2O mH = - Hàm lượng %H có trong a g chất A, %H =. c) Định lượng Nitơ: - Khối lượng N (mN) trong a gam hợp chất hữu cơ A thông qua thể tích khí N2 ( 2N V ) mN=. - Hàm lượng %N có trong a g chất A, %N = . GV hướng dẫn hoạt động: mỗi thành viên định lượng một nguyên tố, thư kí của nhóm ghi lại. Cả nhóm cùng thảo luận để hiểu hết nội dung của bài. 24 GV nhắc HS tiêu chí đánh giá: Sẽ chọn một thành viên bất kì trong nhóm lên bảng trình bày để lấy điểm tích lũy cho cả nhóm đồng thời lấy điểm kiểm tra miệng cho cá nhân. *GV cho HS thảo luận nhóm trong vòng 5 phút để làm bài tập nhóm. BÀI TẬP NHÓM Đốt cháy hoàn toàn 9,84g một chất hữu cơ A chưá C, H, O, N rồi cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình đựng H2SO4 đậm đặc, bình 2 đựng KOH dư, thì thấy khối lượng bình 1 tăng 3,6g, khối lượng bình 2 tăng thêm 21,12g. Ở thí nghiệm khác, khi nung 6,15g hợp chất A với CuO thì thu được 0,55 lít (đktc) khí N2. Hãy xác định khối lượng và hàm lượng % của các nguyên tố C, H, N và O trong hợp chất A GV nhắc HS tiêu chí đánh giá: Sẽ chọn một thành viên bất kì trong nhóm lên bảng trình bày để lấy điểm tích lũy cho cả nhóm đồng thời lấy điểm kiểm tra miệng cho cá nhân. GV thu sản phẩm một số nhóm để cho điểm của một số nhóm đồng thời sau khi kết thúc hoạt động nhóm GV cho tất cả HS trong lớp hoàn thành phiếu tự đánh giá hoạt động nhóm để HS tự mình đánh giá bản thân mình và của các thành viên cùng nhóm để rút kinh nghiệm cho lần hoạt động nhóm tiếp theo. PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM 1. Phân công vai trò cho các thành viên và ghi tên vào cột vai trò. 2. Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên: Đánh dấu (x) vào đúng. Vai trò của mỗi thành viên Nhiệm vụ Chưa tốt Hoàn thành Hoàn thành tốt Thành viên 1: nhóm trưởng .................... Giải thích cho các thành viên trong nhóm hiểu rõ yêu cầu của bài tập được giao Phân công nhiệm vụ cho các thành viên khác một cách hợp lí Giải quyết ổn thỏa các mâu thuẩn, 25 bất động phát sinh trong khi hợp tác nhóm Tổng kết để đưa ra câu trả lời thống nhất Thành viên 2: Thư kí ..................... Thể hiện đúng các ý kiến của cả nhóm Trình bày rõ ràng, đẹp mắt Nhanh chóng, không mất nhiều thời gian Thành viên 3: .................... Tham gia đóng góp ý kiến Thành viên 4: ..................... Tham gia đóng góp ý kiên 3. Thành viên sẽ trình bày kết quả sản phẩm:....................................... Tên của nhóm trưởng 2.4. Thực nghiệm sư phạm 2.4.1. Chọn lớp thực nghiệm: - Tôi chọn 5 lớp 11A3, 11B, 11D2, 11D3, 11D4 của Trường THPT Đào Duy Từ để thực nghiệm không có lớp đối chứng. 2.4.2. Bố trí thực nghiệm: - Mỗi lớp thực nghiệm tiến hành dạy 2 bài có sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm. Bài 17: Silic và hợp chất của silic Bài 20: Mở đầu về hóa học hữu cơ - Chúng tôi tổ chức cho HS kiểm tra làm bài trắc nghiệm kết hợp tự luận thực hiện 3 lần. 26 + Lần 1 - Trước khi thực nghiệm (Trước khi dạy Bài 17: Silic và hợp chất của silic). + Lần 2 - Trong khi thực nghiệm (Sau khi dạy Bài 17: Silic và hợp chất của silic). + Lần 3 - Sau khi thực nghiệm (Sau khi dạy Bài 20: Mở đầu về hóa học hữu cơ) Sau đó tiến hành đánh giá và so sánh kết quả (theo các tiêu chí) các bài kiểm tra của HS để nhận định tính hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm. 2.4.3. Thời gian thực nghiệm: từ tháng 09 năm 2018 đến tháng 1 năm 2019 của học kì I năm học 2018 – 2019. 2.4.4. Kết quả thực nghiệm: Thống kê số lượng qua 3 lần kiểm tra, chúng tôi có kết quả trong bảng sau. Bảng 2.3. Bảng tổng hợp kết của HS qua 3 lần kiểm tra. Lần kiểm tra Số bài Kết quả (thang điểm 10) Chưa đạt (<5) Đạt ở mức độ thấp (Từ 5 đến <8) Đạt ở mức độ cao (≥8) SL % SL % SL % 1 225 50 22,22 89 39,56 86 38,22 2 225 28 12,44 65 28.89 132 58,67 3 225 15 6,67 49 21,78 161 71,56 Qua kết quả thực nghiệm tại trường THPT Đào Duy Từ, tôi có một số nhận xét như sau: - Về mặt định lượng: Có sự chênh lệch đáng kể giữa mỗi lần kiểm tra Tỉ lệ % HS chưa đạt giảm hẳn, tỉ lệ HS đạt ở mức độ cao tăng hẳn. Chứng tỏ HS hiểu bài và vận dụng kiến thức làm kiểm tra tốt hơn so với trước khi chưa sử sử dụng phương pháp hoạt động nhóm. Qua đó tôi nhận thấy rằng: + PPDH hợp tác nhóm đã tăng khả năng tư duy nhận thức ở HS. HS nắm kiến thức bài học tốt hơn, nâng cao kết quả học tập. + Hợp tác nhóm đã tạo điều kiện có HS yếu kém có cơ hội học hỏi nhiều hơn và 27 có sự cố gắng vươn lên trong học tập. - Về mặt định tính: Trong quá trình thực nghiệm tôi nhận thấy: + Trong các giờ dạy thực nghiệm, các em sôi nổi hẳn, có ý thức tự giác hơn trong học tập, HS thực sự hứng thú và luôn thể hiện hết mình nhất là trong phần thuyết trình, các em đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn. + Do đặc thù của PPDH hợp tác, HS có sự chuẩn bị bài trước ở nhà, do đó trong giờ học HS hiểu bài nhanh. + Sau các giờ học , các HS thân thiết và giúp đỡ nhau nhiều hơn. Điều này cho thấy tính khả thi và đúng đắn của việc sử dụng PPDH hợp tác để phát triển năng lực tự học cho học sinh vào giảng dạy cho không những bộ môn hóa học nói riêng mà cho nhiều môn học khác nữa. 28 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Tuy mất nhiều thời gian, công sức và gặp không ít khó khăn để sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học hợp tác vào dạy học hóa học lớp 11 THPT nhưng đề tài đã được những kết quả sau: - Tổng quan về PPDH hợp tác .Phân tích và làm rõ khái niệm của dạy học hợp tác và năng lực tự học của HS. - Bước đầu đã điều tra thực trạng về mức độ hiểu biết, vận dụng dạy học hợp tác vào giảng dạy hóa học của các GV ở địa bàn thành phố Đồng Hới. Đa số GV đều cho rằng hoạt động hợp tác có nhiều ưu điểm, nhận thức được mức độ cần thiết của việc sử dụng các hình thức hoạt động hợp tác theo nhóm. Tuy nhiên do chưa nắm các nguyên tắc dạy học hợp tác nên nhiều GV còn ngại sử dụng hoặc gặp nhiều lúng túng, dẫn đến hiệu quả dạy học chưa được nhu mong muốn. - Xây dựng được 6 nguyên tắc và qui trình gồm 5 bước để định hướng cho thiết kế hoạt động dạy học hợp tác. - Đã thực nghiệm một số hình thức hoạt động hợp tác theo nhóm có tính khả thi cao, dễ sử dụng và phù hợp với môi trường giáo dục ở các trường THPT hiện nay: + Nhóm gồm 4-5 thành viên (kết hợp 2 bàn trên và 2 bàn dưới). + Nhóm lớn gồm 10-12 thành viên (theo tổ của lớp). - Đã thiết kế được 4 bài học có sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm: Ngoài 2 bài có ở trong đề tài này có thêm bài 21: “Công thức phân tử hợp chất hữu cơ” và bài 24: “Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo” - Từ những kết quả thực nghiệm, tôi nhận thấy việc áp dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ vào dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT là có tính khả thi và hiệu quả, kết quả này cũng đã phản ánh tính thực tiễn của đề tài. 3.2. Kiến nghị, đề xuất Dựa trên kết quả thu được chúng tôi có một số kiến nghị sau: * Đối với nhà trường: - Ban giám hiệu cần quan tâm chỉ đạo sát việc đổi mới PPDH nói chung và PPDH hợp tác theo nhóm nói riêng. Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho tất cả các GV về đổi mới PPDH trong đó có PPDH hợp tác theo nhóm với các kĩ thuật 29 dạy học tích cực một cách thiết thực. - Nhà trường tổ chức các buổi chuyên đề về dạy học hợp tác một cách hiệu quả để GV học hỏi, rút kinh nghiệm lẫn nhau. - Tiếp tục duy trì các buổi ngoại khóa, đố vui để HS có dịp rèn luyện, thể hiện các kĩ năng hợp tác. * Đối với giáo viên: - GV cần tìm cách khắc phục khó khăn và mạnh dạn áp dụng dạy học hợp tác theo nhóm một cách thường xuyên. - Tích cực khai thác và sử dụng các phương tienj dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế nội dung, tổ chức hoạt động hợp tác cho HS. - Tích cực tham gia các buổi bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Tự bồi dưỡng, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về các kĩ năng dạy học hợp tác từ đồng nghiệp, mạng internet. Vận dụng tư tưởng hợp tác vào dạy học nói chung và bộ môn Hóa học nói riêng giúp đáp ứng yêu cầu thực tiễn về đào tạo nguồn nhân lực có khả năng cộng tác trong công việc. Tôi hi vọng đề tài này góp phần nâng cao hiệu quả của dạy học hợp tác, từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hóa học ở trường THPT. Kính mong nhận được những nhận xét đánh giá và góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn. 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] . Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn (2017), Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học . [2]. Cao Thị Thặng (2010), “Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, hướng phát triển một số năng lực cơ bản cho học sinh trong dạy học hóa học”, Tạp chí khoa học, Trường ĐHSP, số 55. [3]. Nguyễn Văn Cường (2010), “Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông”. Bộ giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông [4]. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học, Nxb ĐHSP, Hà Nội [5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn (2010), Dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông,. [6]. Nguyễn Cương, Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học- Một số vấn đề cơ bản. Nxb Giáo dục 2007 [7]. Nguyễn Thị Sửu (09/2007), Dạy học nhóm- Phương pháp dạy học tích cực, Tạp chí Giáo dục số 171 [8]. Lê Văn Năm (2012), Các phương pháp dạy học hóa hiện đại, Trường ĐH Vinh [9]. Nguyễn Thị Bích Hiền (Chủ biên), Trần Trung Ninh (2017), Giáo trình bài tập Hóa học với việc phát triển tư duy cho học sinh. Nxb Đại học Vinh [10]. Tạ Xuân Phương (2017), Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong môn địa lí ở trường dự bị đại học dân tộc, luận án tiến sĩ khoa học giáo dục – Trường ĐHSP Hà Nội [11]. Trần Thị Thanh Huyền (2010), sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học lớp 11 – chương trình nâng cao ở trường THPT. Luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường ĐHSP TP. HCM [12]. Cao Cự Giác (2017), Thực trạng sử dụng bài tập hóa học bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trường trung học phổ thông, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 12, trang 53-56. [13]. Trần Ngọc Lan, Huỳnh Thái Lộc (2016), Phát triển năng lực tự học cho học sinh - Một năng lực cốt lõi của công dân thế kỷ XXI, Tạp chí giáo dục, số 388, trang 45-47. 31 [14]. Đoàn Nguyệt Linh(2015), Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học môn lịch sử ở trường THPT, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục. [15]. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên), Lê Mậu Quyền (chủ biên), Phạm Văn Hoan – Lê Chí Kiên (2010) , Hóa học 11,Sách giáo khoa phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam [16]. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) và nhiều tác giả khác (2010), Sách giáo viên hóa học 11, Nxb Giáo dục Việt Nam
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_day_hoc_hop_tac_vao_giang_day.pdf