Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của âm nhạc với đời sống tinh thần của học sinh

Âm nhạc đã ngắn liền với mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Đó là những khúc hát ru khi còn nằm nôi; những bài đồng dao, những bài hát vui dí dỏm trong các trò chơi trẻ thơ; những bài hát giao duyên tỏ tình khi trưởng thành; những bài ca trong sinh hoạt, trong chiến đấu, trong lao động, trong học tập và cả những khúc hát tiễn đưa con người “về với cát bụi” AN là thế tại sao ta lại chối từ để tâm hồn mình “khô cứng” khi không hiểu AN quanh ta muốn nói gì? Vậy phải làm thế nào để khi nghe một tác phẩm AN học sinh cảm nhận được nội dung mà tác giả gửi gấm nhằm bồi dưỡng cốt cách, đời sống tinh thần cho HS.

Biện pháp hữu hiệu nhất là cho HS nghe – phân tích, cảm nhận nhiều tác phẩm âm nhạc có giá trị giáo dục cao.

Với biện pháp này GV có thể vận dụng nhiều phương thức khác nhau và kết hợp với các phương pháp giảng dạy AN chủ yếu như:

1. Phương pháp trình bày tác phẩm.

2. Phương pháp thực hành luyện tập.

3. Phương pháp dùng lời.

4. Phương pháp trực quan.

5. Phương pháp kiểm tra đánh giá.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3271 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của âm nhạc với đời sống tinh thần của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
Âm nhạc không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người, nó đem lại niềm vui, sự sảng khoái và nguồn nghị lực cho con người trong cuộc sống, nó đánh thức tình cảm của con người qua những cung bậc hết sức tinh tế làm cho đời sống tinh thần thêm lành mạnh, phong phú. Thế nên AN đã được đưa và chương trình giáo dục. Nhưng thực tế luôn có những thăng, trầm nhất định mà đôi khi không ai có thể cưỡng lại được. Chính vì HS chưa có thị hiếu AN lành mạnh, chưa có sự cảm nhận, nắm bắt nội dung tác phẩm AN đúng đắn nên chưa phát huy được sức mạnh của AN đối với đời sống tinh thần của mỗi HS. Tôi mong rằng với đề tài này sẽ giúp HS nâng cao giá trị đời sống tinh thần của HS qua AN.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Nhằm nêu lên vai trò của AN trong giáo dục đời sống HS từ đó đưa ra biện pháp, phương thức giúp học sinh cảm nhận tốt hơn về AN. Bồi dưỡng những tâm tư tình cảm lành mạnh cho HS.
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi trường THCS Thị Trấn
Đối tượng là HS khối 8, 9.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Thông qua AN giáo dục uốn nắn, bồi dưỡng những xúc cảm tình cảm vốn tìm ẩn trong mỗi HS. Đánh thức những xúc cảm lành mạnh như tình yêu gia đình, ban bè, thầy cô, quê hương, thiên nhiên, tinh thần đoàn kết, tinh thần dân tộcqua những tác phẩm AN có nội dung lành mạnh trong và ngoài chương trình giáo dục cấp THCS. 
ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Nâng cao khả năng nghe và cảm nhận sâu hơn về một tác phẩm AN.
Qua những nội dung tác giả đề cập đến trong tác phẩm giáo dục thị hiếu thẫm mỹ, thị hiếu AN, tinh thần thái độ, cách nhìn nhận vấn đềNói chung là giá trị đời sống tinh thần. 
PHẦN NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Ngay từ thời thượng cổ AN đã ra đời cùng với đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của cộng đồng người nguyên thủy. Từ đó AN không ngừng được hoàn thiện và phát triển cùng năm tháng. Điều đó đã chứng minh AN có vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần của mỗi người nó có sức ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách ở mỗi người. Cũng như các loại hình nghệ thuật khác AN luôn phản ánh hiện thực của cuộc sống bằng ngôn ngữ riêng của nó. Thế nhưng, nội dung AN lại có tính “bất định” vì tùy vào khả năng, đặc điểm tâm lý, quan điểm, sở thích, kinh nghiệm sống, trình độ văn hóacủa mỗi người mà ở họ có sự cảm nhận AN khác nhau.
Với sự phối hợp nhuần nhuyễn hài hòa giữ ca từ và nhịp điệu tiết tấu AN tác động đến người nghe trên nhiều phương diện: tác động đến hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấpmạnh mẽ nhất là tác động đến cảm xúc, tư tưởng vì người nghe có thể cảm thấy dễ chịu, nhẹ nhàng, thư tháicũng có thể cảm thấy mệt mõi rã rời hay căng thẳng, khó chịu. Chính sự tác động mạnh mẽ đó nên chỉ có AN mà không phải là loại hình nghệ thuật nào khác thay thế được AN. Vì thế nếu cảm thụ AN một cách thông minh, sâu sắc sẽ tác động mạnh đến thế giới quan của mỗi người. Nói thế không có nghĩa AN là vạn năng và tồn tại tách biệt với các loại hình nghệ thuật khác mà ngược lại phải đặt AN trong mối quan hệ với văn học, thơ ca, vũ đạo, hội họa, điêu khắccùng các đặc điểm riêng như ngôn ngữ, tin ngưỡng tôn giáo, chế độ chính trị, bản sắc dân tộcCó thể nói AN không những hát được mà còn: vẽ, múa, kể chuyện, khuyên nhủ, động viênđược và tất nhiên là “giáo dục” được.
Trong chương trình giáo dục AN mỗi một tác phẩm đều thể hiện sự tinh tế trong cuộc sống tinh thần của người xưa và cả thời nay, những nét tinh tế đó nếu được ngấm sâu vào tâm hồn của mỗi HS sẻ trở thành sự tinh tế mẫu mực trong tư tưởng, tình cảm, đạo đức, phong cách ứng xử và hành động của HS. Thế nhưng thực tế bên cạnh những tác động tích cực còn có những loại AN tác động tiêu cực đến HS, những ca khúc trữ tình chứa đựng những tình cảm không lành mạnh, sướt mướt, suồng sã là kẻ đưa
đường nhẹ nhàng nhất cho sự băng hoại đạo đức, suy sụp tinh thần chán nãn, yếu đuối, nhu nhược tác hại rất lớn đến đời sống tinh thần HS. Vì vậy, các bậc phụ huynh,
những nhà làm công tác giáo dục và cả những ai có trách nhiệm cần lưu tâm đến thị hiếu AN của HS, hãy tạo điều kiện, khuyên nhủ, định hướng để các em có thị hiếu AN lành mạnh nhằm bồi dưỡng cốt cách, nâng cao giá trị đời sống tinh thần cho HS. AN lành mạnh là lời khuyên nhủ nhẹ nhàng, thâm thúy nhất đi vào nhận thức HS một cách tự nhiên không áp đặt. Vì thế hãy để AN đánh thức giá trị sống trong tinh thần của HS. 
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 
Nền AN nước ta trong giai đoạn hiện nay có những thành công nhất định song đời sống AN lại có nhiều diễn biến phức tạp do mỗi người có một thị hiếu AN khác nhau sự nhận thức về một vấn đề cũng khác nhau mà đối tượng tôi băng khoăn nhất là HS. Các em thể hiện sự đam mê AN, thể hiện cá tính của mình một cách “tùy tiện” theo lối “bắt chước” mà không có “cái tôi” riêng của mình. Trong mỗi HS đều có sự yêu thích AN nhưng lại là dòng nhạc “thị trường”với giai điệu sôi động, quây cuồng mà lời ca thì hoàn toàn không hợp lứa tuổi. Mọi lúc mọi nơi các em đều nghe thấy dòng nhạc ấy, thế nên nó ngẫu nhiên trở thành người bạn thân thiết. Trong khi AN “học đường” phù hợp với lứa tuổi thì trở thành xa lạ, khó khăn, khô cứng, nhàm chán với các em. 
Mỗi khi tìm hiểu một tác phẩm AN, khi nhận được câu hỏi: Các em có cảm nhận gì? Nội dung bài hát nói lên điều gì? Tác giả muốn gửi gấm đến các em điều gì?... Đại khái là nêu lên nội dung ý nghĩa của bài hát và bài học cho bản thân thì lại trở thành câu hỏi “lớn” đối với các em.
Thế nhưng, có phải là ở trình độ các em, các em không thể hiểu và nêu lên ý nghĩa?! Xin thưa rằng “không”, thế thì do đâu?
Đó là do vốn sống của các em ít oi các em lại chưa nhìn nhận, chưa từng suy nghĩ thì không thể nhìn nhận thấu đáo sâu xa đến nội dung tác phẩm AN. Từ đó cho thấy đời sống tinh thần HS còn rất non nớt, nó cần được nuôi dưỡng, bồi bổ để không ngừng vươn tới giá trị chân- thiện- mỹ. Con đường ngắn nhất, đẹp nhất, thành công nhất chỉ có thể là con đường đến với AN – dòng AN phù hợp và lành mạnh sẽ giúp 
đời sống tinh thần của các em thêm lành mạnh vững chảy.
CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Âm nhạc đã ngắn liền với mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Đó là những khúc hát ru khi còn nằm nôi; những bài đồng dao, những bài hát vui dí dỏm trong các trò chơi trẻ thơ; những bài hát giao duyên tỏ tình khi trưởng thành; những bài ca trong sinh hoạt, trong chiến đấu, trong lao động, trong học tập và cả những khúc hát tiễn đưa con người “về với cát bụi”AN là thế tại sao ta lại chối từ để tâm hồn mình “khô cứng” khi không hiểu AN quanh ta muốn nói gì? Vậy phải làm thế nào để khi nghe một tác phẩm AN học sinh cảm nhận được nội dung mà tác giả gửi gấm nhằm bồi dưỡng cốt cách, đời sống tinh thần cho HS.
Biện pháp hữu hiệu nhất là cho HS nghe – phân tích, cảm nhận nhiều tác phẩm âm nhạc có giá trị giáo dục cao.
Với biện pháp này GV có thể vận dụng nhiều phương thức khác nhau và kết hợp với các phương pháp giảng dạy AN chủ yếu như:
Phương pháp trình bày tác phẩm.
Phương pháp thực hành luyện tập.
Phương pháp dùng lời.
Phương pháp trực quan.
Phương pháp kiểm tra đánh giá.
Để phát huy tác dụng của các phương pháp nêu trên.
Tôi xin đưa ra một số phương thức mà mình đã thực hiện:
Phương thức tạo mối quan hệ liên môn (đặt AN trong mối quan hệ với văn học, thơ ca, hội họa, lịch sử)
Nhà sáng tác nhạc thiên tài người Ba Lan, Sopanh có nói: “ Một tác phẩm AN có vai trò khác với một bức tượng, một bức tranh hay một bài thơ bởi ở chúng tình cảm được diễn tả một cách trực tiếp - AN chỉ dùng để gợi lên, nhắc lại, đánh thức những tình cảm khi lời nói không thể diễn tả được nữa”. Lời ca trong AN được cấu thành từ những bút pháp nghệ thuật của văn học, thơ ca, nó được chọn lọc, trau chuốt rất tinh tế làm cho AN trở nên gần gủi và nhẹ nhàng đi vào lòng người nghe, thế tại sao các em lại không hiểu ý nghĩa của một tác phẩm, chẳng qua các em chưa hề đặt nó vào mối quan hệ đó, chưa từng đào sâu ý nghĩa bài hát qua ca từ để hiểu về AN. Mỗi tác phẩm AN đều có dùng những thủ pháp: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, dùng từ tượng hình, tượng thanhđể gợi lên những hình tượng AN. Ví dụ: Trong bài hát “Mùa thu ngày khai trường” của Vũ Trọng Tường, ông nói rằng mùa thu là mùa “đi xây những ước mơ”, cách diễn tả nhẹ nhàng, thâm thúy để nói rằng học có thêm kiến thức mới thực hiện được những ước mơ, hoài bão. Nhưng các em HS rất ngây ngô không biết vì sao lại là mùa “xây những ước mơ”. Hay trong bài “Bóng cây Kơnia”tác giả mượn hình ảnh con chim cần tổ, con giun cần đất để nhấn mạnh mái ấm gia đình rất cần thiết cho con người thế mà giặc chia đất nước (chia con người Việt Nam) thành hai miềm Nam - Bắc. Và dù Bắc hay Nam thì dân tộc ta vẫn một lòng hướng về nhau như cây Kơnia dù mọc ở đâu vẫn uống nước nguồn miền Bắc.
Mượn sự vật, hiện tượng để liên hệ vấn đề mà nhạc sĩ muốn phản ảnh là điểm chính của ngôn ngữ AN. Vì thế GV dạy AN cần phải biết cách giúp HS lĩnh hội AN qua văn học, thơ ca, hội họa bằng cách cho HS nghe nhiều và phân tích nhiều hơn về giá trị nghệ thuật cũng như ý nghĩa của tác phẩm, muốn làm được điều này GV cần tìm hiểu thủ pháp, ý nghĩa giáo dục, có những câu hỏi gợi ý và biết phân tích ý nghĩa của tác phẩm từ đó cung cấp thêm cho HS những giá trị về kiến thức cũng như có vốn sống phong phú hơn giúp đời sống tinh thần của HS thêm lành mạnh hiểu được những giá trị nhân văn xưa và nay từ đó ý thức hơn về bản thân cố gắng rèn luyện phấn đấu hơn trong học tập, trong cuộc sống.
Những bài hát được phổ từ thơ cũng giúp các em có mối tương quan mật thiết hơn, gần gủi hơn, từ đó AN, thơ ca, hội họa trở thành một khối quan hệ mật thiết, gắn kết với nhau và gắn kết cả tâm hồn của những ai yêu thích cái hay cái đẹp. Ví dụ như bài “Đồng chí” được phổ từ thơ của Chính Hữu, bài “Một mùa xuân nho nhỏ” thơ Thanh Hải, bài “ Bụi phấn” thơ Lê Văn Lộc, bài “Cho con” thơ Tuấn Dũng, bài “Bác Hồ - Người cho em tất cả” mỗi bài hát đều chứa đựng một tình cảm sâu xa nhưng rất gần gủi, thân quen với những giá trị, chuẩn mực đạo đức của dân tộc Việt. 
Bên cạnh đó GV còn có thể liên hệ với kiến thức bộ môn Lịch sử để HS có thể cảm nhận lịch sử qua AN và ngược lại bởi lịch sử được cô động lại bằng AN.Với những ca khúc cách mạng hào hùng mỗi bài phản ánh một phần của lịch sử, AN còn ca ngợi, cổ vũ, khắc họa những con người trong lịch sử và sống mãi cùng năm tháng như bài hát: Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh, Tiếng hát giữa rừng Pác Bó, Đào công sự, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Noi gương Lý Tự Trọng, Nguyễn Viết Xuân, Hò kéo pháoĐể HS thấy được khí thế cách mạng hào hùng của dân tộc, con người Việt Nam thủy chung, kiên cường không khuất phục trước kẻ thù, không lùi bước trước khó khăn, gian lao, vất vả trước cái chết vẫn kiên cường. Thể hiện bản sắc dân tộc sâu sắc.
Phương thức giới thiệu- trình bày tác phẩm có liên quan.
Vì được học với một chương trình được sắp xếp và biên soạn sẵn nên có những khuôn khổ nhất định về nội dung và thời gian nên khi giảng dạy GV cần tạo nhiều cơ hội để các em được nghe và tiếp xúc với nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật và mang tính giáo dục cao giúp HS có cách nhìn, cách nghĩ thấu đáo hơn nâng cao nhận thức, nâng cao giá trị của đời sống tinh thần.
Có nhiều nội dung dạy GV có thể áp dụng phương thức giới thiệu tác phẩm. 
Cụ thể: 
* Khi học hát:
 Mỗi một chủ đề bài hát GV sẽ giới thiệu- trình bày thêm nhiều bài hát có nội dung giống nhau (hoặc những bài hát của cùng tác giả) để HS thấy được nhiều khía cạnh khác vì chỉ trong một bài hát không thể truyền tải hết các mảng của cuộc sống. Chúng ta không thể buộc các em phải theo lối sống mà mình vạch ra dù biết đó là lối sống tốt vì các em thích tự khám phá không muốn bị đặt để, gò ép. Nhưng với vốn sống ít oi, xã hội lại có nhiều cạm bẫy mà các em không đủ khả năng và trí khôn để nhận biết và vượt qua, các em lại không thích nghe những lời dạy bảo vì cho là “giáo điều, nhàm chán”.Vì thế, hãy để AN nói với các em đó là cách thức tốt nhất dễ đi vào
lòng các em nhất nếu AN được khai thác đúng cách. 
 Ví dụ: Khi dạy một bài hát nói về chủ đề hòa bình như bài “chúng em cần hòa bình”
Ngoài việc giúp HS cảm nhận ý nghĩ bài hát giáo dục tinh thần yêu chuộn hòa bình sẵn sàng đấu tranh vì hòa bình GV còn phải giới thiệu và cho học sinh nghe nhiều bài về chủ đề này để HS thêm yêu thêm trân trọng, giữ gìn những gì hòa bình đã đem lại cho các em hôm nay, như bài: Tiếng chuông và ngọn cờ, Bài ca hòa bình.
* Khi học tập đọc nhạc: 
Các bài TĐN trong chương trình hầu hết là những đoạn trích của một bài hát nên khi dạy GV cần đầu tư tìm cả bài hát để trình bày cho HS qua đó HS dễ dàng cảm nhận và bài học giáo dục cũng được trọn vẹn hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài TĐN số 5 “Làng tôi” của của Văn Cao.
 Phần học là trích đoạn cảnh yên bình, thơ mộng của một làng quê. Phần còn lại là diễn cảnh tang thương vì giặc Pháp tàn phá, thế nên GV cần trình bày cả bài để HS có cách nhìn tổng quan hơn, thấy được sự đau thương để biết trân trọng những gì có được hôm nay và phấn đấu nhiều hơn trong học tập góp phần xây dựng đất nước trong tương lai.
* Khi học ANTT: 
Đây là thời điểm thuận lợi nhất để giới thiệu tác phẩm, ngoài việc khai thác triệt để nội dung những tác phẩm nằm trong chương trình GV cần phải chú ý đến những bài hát có ý nghĩa tương đương để giáo dục HS. Khi giới thiệu tác phẩm GV cần ưu ái đến những tác phẩm dân ca, những ca khúc cách mạng, những bài hát có liên quan đến đấu tranh, đến sự hy sinh cao cả thiêng liêng của lớp người đi trước vì những bài hát đó gợi lên những hình ảnh, tình cảm rất thực được trãi nghiệm từ cuộc sống, nó nêu lên cái ‘tôi’ của đời sống tinh thần rất đậm đà bản sắc nhân văn dân tộc . HS sẽ có nhiều nhận xét cũng như những nhận thức sâu sắc rằng để có nước Việt Nam phồn vinh ngày hôm nay là cả một quá trình dày công đấu tranh và xây dựng về vật chất và cả tinh thần với
 những tài năng và phẩm chất tốt đẹp. 
Ví dụ: Khi tìm hiểu bài hát Mẹ yêu con củc nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, sau khi HS cảm 
nhận hết sự yêu thương, niềm kỳ vọng của mẹ với con của mình qua lời bài hát GV có thể yêu cầu HS thể hiện một số bài hát về mẹ và nêu lên cảm nhận của mình hay GV có thể hát mẫu để HS cảm nhận hoặc giới thiệu để HS sưu tầm thêm. Điều quan trọng là phải làm sau để HS cảm nhận hết tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái, niền vui, sự kỳ vọng của các bậc cha mẹ với đứa con thân yêu của mình. GV không thể thuyết giáo cho HS để các em thấy được mình cần phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu giáo dục các em bằng AN. Khi các em có những cảm nhận, có những tình cảm xuất phát từ trái tim các em sẽ có những biểu hiện, những phấn đấu tích cực. 
Cùng với những ca khúc cách mạng, những ca khúc ca ngợi những tấm gương anh hùng, những bài hát về Bác Hồ kính yêu sẽ làm sống lại con người trong lịch sử giúp các em dễ dàng mườn tượng hình ảnh về những người anh hùng kiên cường, vĩ đại. Sự cống hiến, hy sinh của họ vô cùng to lớn từ đó HS sẽ có những suy nghĩ là mình sẽ sống và học tập thế nào để không phụ lòng để xứng đáng là một công dân tốt.
Lòng ghép bài hát vào những ngày lễ, hội:
Trong quá trình học HS cũng được tìm hiểu, hưởng ứng các ngày lễ hội qua phong trào Đoàn Đội nhưng không phải lúc nào cũng gắn kết với AN . Là GV dạy AN ngoài việc thực hiện theo đúng chương trình trọng điểm giáo dục GV cần phải linh hoạt, sáng tạo cho các em tìm về cội nguồn, tìm về lịch sử qua AN. Phương thức này giống như phương thức giới thiệu- trình bày tác phẩm nhưng khác ở chổ đây là những nội dung lòng ghép mang tính phong trào.
Ví dụ: Ngày 20/11 GV gợi ý HS hát những bài về thầy cô hoặc giới thiệu thêm cho các em những bài như Bụi phấn, Thầy cô cho em mùa xuân, Người thầy.
Ngày 8/3; ngày thương binh liệt sĩ; ngày khai trường; An toàn giao thông.GV cố gắng tích hợp những bài hát có ý nghĩa để HS hiểu biết thêm. Qua AN các em dễ dàng
 lĩnh hội bày tỏ tâm tư của mình hơn làm cho đời sống tinh thần thêm lành mạnh, phong phú.
Tạo không khí học tâp:
Dù bất kỳ biện pháp, phương thức nào điều cốt loãi nhất là phải tạo được không khí học tập vui tươi, thoải mái, không gò ép quá mức bởi chỉ có lúc đó HS mới có tâm trạng phấn khởi, tươi vui. Và thế AN mới có thể đi vào lòng HS để HS cảm nhận từng khía cạnh từng cái hay, cái đẹp trong cuộc sống qua AN.
Ở lứa tuổi các em, các em thích những bài hát vui tươi, sinh động. Nhưng trong chương trình học có những bài tiết tấu dàn trãi (những bài ở nhịp 3/4; 6/8) nên các em học một cách uể oải, nếu GV thấy thế lại căng thẳng, rầy la thì càng tạo thêm áp lực, càng tạo thêm sự nhàm chán. Từ đó AN đối với các em trở nên khó khăn, buồn chán và với tâm trạng đó không riêng HS mà không ai có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp mà ngược lại chỉ toàn là “cái dở, cái xấu”lúc đó AN làm cho tinh thần thêm mệt mỏi, căng thẳng...làm phản tác dụng, gây nên tâm trạng mệt mỏi ở những tiết học sau. 
 IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Qua việc thực hiện SKKN cho hai khối 8, 9 kết quả đạt được rất khả quan. HS cảm nhận được ý nghĩ, biết rút ra bài học cho bản thân. Tuy chưa thâm thúy, sâu sa nhưng HS cảm nhận được nhiều khía cạnh trong một tác phẩm, có ý thức tìm hiểu tác phẩm qua việc hỏi GV để tìm hiểu thêm về tác phẩm. Đó cũng là biện pháp để HS tìm hiểu cuộc sống qua AN. 
Từ đó tôi rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân hơn, tôi thấy mình cần đặt bản thân vào vị trí các em để mà tìm hiểu và dạy chúng sẽ biết được các em thiếu gì, cần gì để đáp ứng đúng nhu cầu của các em. Bên cạnh đó bản thân phải luôn học tập, rèn luyện nâng cao tri thức để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi khách quan của HS- của công cuộc giáo dục.
PHẦN KẾT LUẬN
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để thành công trong việc nêu lên vai trò của AN với đời sống tinh thần đòi bản thân GV phải kiên trì thực hiện vì đây không phải việc một sớm, một chiều. Phải có sự đầu tư tìm hiểu, sưu tầm tác phẩm có ý nghĩa giáo dục tốt nhằm nâng cao nhận thức cho HS. 
Không có biện pháp, phương thức nào là vạn năng vì xã hội - con người ngày một tiến bộ. Vì thế phải luôn cập nhật thông tin, phải luôn đổi mới, luôn sáng tạo trong phương pháp để có những biện pháp giáo dục tốt nhằm đem lại cho HS một tư duy AN lành mạnh.
Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Với việc thực hiện SKKN này sẽ góp phần thay đổi tư duy của HS. Giúp HS cảm nhận cái hay cái đẹp trong cuộc sống, cải thiện thị hiếu AN nâng cao giá trị đời sống tinh thần, hình thành nhân cách cho HS.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI:
Khả năng ứng dụng triển khai rộng rãi cho cả 4 khối không chỉ riêng khối 8, 9 và rất thực tế, áp dụng tốt với bộ môn. Điều quan trọng là khả năng vận dụng phù hợp, linh họat, sáng tạo của mỗi GV. 
NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT:
Khi học AN luôn có tiếng nhạc nên hơi ồn dễ làm ảnh hưởng lớp bên cạnh nên khi có thể rất mong có phòng nhạc riêng.
 Ba Tri, ngày 20 tháng 05 năm 2013
 Người viết.
 Võ Thị Kim Chi 

File đính kèm:

  • docSKKN nam 2012-2013.doc
Sáng Kiến Liên Quan