Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học theo trạm phần kiến thức “Tế bào nhân thực” - Sinh học 10

1. Trong học tập, trạm được hiểu như thế nào?

 Trong học tập, trạm được hiểu là đơn vị kiến thức trong bài học mà học sinh có thể thực hiện các hoạt động học tập (làm thí nghiệm, giải bài tập, hay giải quyết một vấn đề nào đó trong học tập) dưới sự định hướng, hỗ trợ của giáo viên.

2. Dạy học theo trạm là gì?

Dạy học theo trạm là cách thức tổ chức dạy học đặt dấu nhấn vào việc tổ chức nội dung dạy học thành từng nhiệm vụ nhận thức độc lập, mỗi nhiệm vụ được coi là một trạm học tập. HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo cặp, theo nhóm hoặc hoạt động cá nhân theo một thứ tự linh hoạt.

Trong dạy học theo trạm, GV tổ chức cho HS hoạt động học tập tại các vị trí không gian lớp học để giải quyết các vấn đề trong học tập. Hệ thống các trạm thường được thiết kế, bố trí theo hình thức các vòng tròn khép kín trong không gian lớp học.

Hoạt động của HS tại các trạm là hoàn toàn tự do, dưới sự định hướng của GV, HS phải tự xoay xở để vượt qua các trạm. Do đó, dạy học theo trạm tập trung vào "tự chủ và tự học", rèn luyện thói quen tự lực giải quyết vấn đề cho HS.

3. Dạy học theo trạm có thể tổ chức ở đâu?

 Dạy học theo trạm có thể tổ chức trong lớp học hay trong khu vực hành lang trước lớp, trên bàn, tại phòng máy, tại thư viện hay tại xưởng tùy thuộc vào yêu cầu của nhiệm vụ. Tại mỗi vị trí của trạm sẽ có các tình huống cung cấp cho HS, các nguyên vật liệu cần thiết, tài liệu giáo khoa, các điều kiện để cho người học có thể giải quyết được vấn đề đặt ra tại vị trí đó.

4. Đặc trưng của dạy học theo trạm

Dạy học theo trạm có các đặc trưng sau:

Thứ nhất: Dạy học theo trạm phải đảm bảo sự linh hoạt, các nhiệm vụ phải có tính độc lập với nhau.

Thứ hai: Trong trường hợp dạy học các bài học có các đơn vị kiến thức có liên hệ logic chặt chẽ ta có thể tổ chức bài học thành nhiều hệ thống trạm (vòng tròn học tập) khác nhau, sao cho các nhiệm vụ trong mỗi hệ thống trạm là độc lập.

 

docx54 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học theo trạm phần kiến thức “Tế bào nhân thực” - Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thực; phân biệt điểm khác nhau giữa tế bào động vật và thực vật.
- HS tự rút ra được đặc điểm chung của tế bào nhân thực; điểm khác nhau giữa TBĐV với TBTV.
Hoạt động 7: TỔNG KẾT VÀ MỞ RỘNG 
- Bước 1: Tổng kết
+ GV tổng kết điểm của các nhóm, nhận xét và tuyên dương nhóm có điểm số cao, nhóm có nhiều điểm thưởng, nhóm trình bày tốt.
 Nhóm 
1
2
3
4
Điểm chấm
Điểm thưởng
+ GV tóm tắt lại những kiến thức đã học.
Bước 2: Mở rộng
+ Sau khi học HS đã hoàn thành được nội dung kiến thức của chuyên đề → GV chiếu hình ảnh về tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ → yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chỉ ra đặc điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
+ HS Trả lời.
+ GV nhận xét và chốt kiến thức.
+ GV chiếu hình ảnh về tế bào thực vật và tế bào động vật và đưa ra câu hỏi: Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào động vật và thực vật ? 
+ HS trả lời.
+ GV nhận xét và chốt kiến thức. 
Tế bào thực vật
Tế bào động vật
Thành tế bào
Có thành xenlulôzơ bao bên ngoài màng sinh chất.
Không có thành tế bào. 
Trung thể
Không có trung thể.
Có trung thể.
Lục lạp
Có 
Không 
Không bào
Có không bào phát triển mạnh.
Ít khi có không bào.
Tiết 4: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Hoạt động 8: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Học sinh hoàn thiện phiếu tự đánh giá.
 GV cho HS trong lớp thực nghiệm hoàn thiện phiếu tự đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, mức độ yêu thích môn học, mức độ tự học,....sau khi HS đã được học bằng phương pháp dạy học theo trạm.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu X vào ô em chọn
NỘI DUNG
Học theo phương pháp truyền thống
Học theo phương pháp Trạm
Ý kiến khác
1. Em có thích học môn Sinh học? 
Thích
Bình thường
Không thích
Thích 
Bình thường
Không thích
2. Trong giờ học GV đưa ra câu hỏi em thường làm gì?
Tìm tài liệu để trả lời câu hỏi
Đợi các bạn và cô chữa
Không quan tâm
Tìm tài liệu để trả lời câu hỏi
Đợi các bạn và cô chữa
Không quan tâm
3.Mức độ tham gia xây dựng bài học? 
Chủ động dơ tay phát biểu ý kiến
Đợi cô gọi
Không quan tâm
Chủ động dơ tay phát biểu ý kiến
Đợi cô gọi
Không quan tâm
4. Mức độ chủ động tìm tài liệu và đọc trước bài học ?
Chủ động đọc và tìm tài liệu
Chỉ đọc và tìm tài liệu khi cô kiểm tra
Không tìm đọc, đợi các bạn đọc
Chủ động đọc và tìm tài liệu
Chỉ đọc và tìm tài liệu khi cô kiểm tra
Không tìm đọc, đợi các bạn đọc
5. Mức độ nắm vững kiến thức của em ?
Nắm vững được kiến thức và vận dụng được để giải thích hiện tượng
Thuộc kiến thức nhưng không vận dụng được để giải thích hiện tượng
Không thuộc kiến thức và không vận dụng được kiến thức để giải thích hiện tượng
Nắm vững được kiến thức và vận dụng được để giải thích hiện tượng
Thuộc kiến thức nhưng không vận dụng được để giải thích hiện tượng
Không thuộc kiến thức và không vận dụng được kiến thức để giải thích hiện tượng
2. Học sinh làm bài kiểm tra 30 phút.
GV cho HS kiểm tra 30 phút nhằm đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các hiện tượng thực tế; đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của HS trong lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng. 
Đề kiểm tra được xây dựng logic, khoa học, đưa ra được nhiều tình huống cần giải quyết để từ đó đánh giá được năng lực giải quyết vấn đề của HS.
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấu trúc tế bào
- Vẽ và chú thích được thành phần của màng sinh chất
(Câu 12, tự luận – 3 đ) 
- Nêu được đặc điểm cấu tạo nhân tế bào.( Câu 9. TN- 0,3đ)
- Nêu được cấu trúc của lưới nội chất. (Câu 1. TN – 0,3đ)
- Biết được cấu trúc nào nằm ở bên ngoài màng sinh chất (Câu 7. TN- 0,3đ).
- Biết được loại tế bào có thành tế bào.
(Câu 5. TN – 0,3đ).
- Biết được đặc điểm của tế bào động vật. ( Câu 6. TN- 0,3đ)
- Chỉ ra được trong các thành phần tham gia cấu tạo của màng sinh chất thành phần nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
(Câu 8. TN – 0,3đ).
- Phân biệt được cấu trúc màng đơn và màng kép có ở các bào quan (Câu 11. Tự luận – 2đ).
- Hiểu được đặc điểm của lục lạp (Câu 10. TN- 0,3đ).
- Biết được loại tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh.
(Câu 4. TN -0,3đ).
- Chỉ ra được bào quan có ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ. (Câu 2. TN – 0,3đ).
- Biết sử dụng kiến thức màng sinh chất để giải thích hiện tượng đào thải trong ghép các cơ quan, bộ phận.
(Câu 13, tự luận – 2 đ)
- Vận dụng được kiến thức về vai trò của lizoxom để giải thích hiện tượng (Câu 3. TN- 0,3đ)
Tổng điểm
4,5
3,2
2,3
ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: SINH HỌC 10
Thời gian làm bài: 30 phút
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Cấu trúc trong tế bào bao gồm các túi và xoang dẹt thông nhau được gọi là?
	A. Lưới nội chất.	B. Ti thể.	C. Lục lạp.	D. Thể gôngi.
Câu 2: Bào quan nào dưới đây có ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ?
	A. Lưới nội chất	B. Ti thể	C. Ribôxôm	D. Lizôxôm
Câu 3: Hiện tượng “nòng nọc mất đuôi” có liên quan mật thiết đến hoạt động của bào quan nào?
	A. Perôxixôm	B. Ribôxôm	C. Bộ máy Gôngi	D. Lizôxôm.
Câu 4: Trong các tế bào sau, tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?
	A. Hồng cầu.	B. Bạch cầu.	C. Cơ.	D. Biểu bì
Câu 5: Thành tế bào không được tìm thấy ở sinh vật nào dưới đây?
	A. Bạch đàn.	B. Gấu trúc.	C. Nấm rơm. D. Vi khuẩn lam.
Câu 6: Khi nói về tế bào động vật, nhận định nào dưới đây là sai ?
	A. Ti thể là trung tâm chuyển hoá và cung cấp năng lượng trong tế bào.
	B. Không có lục lạp.
	C. Vật chất di truyền chỉ có ở trong nhân.
	D. Có Ribôxôm.
Câu 7: Cấu trúc nào dưới đây nằm ở bên ngoài màng sinh chất của tế bào động vật ?
	A. Lông	B. Chất nền ngoại bào
	C. Roi.	D. Thành tế bào
Câu 8: Loại phân tử có số lượng lớn nhất trong màng sinh chất là?
	A. glicôprôtêin.	B. colesteron.	C. protein.	D. photpholipt.
Câu 9: Trong dịch nhân chứa
	A. Chất nhiễm sắc và nhân con.	B. Tế bào chất và chất nhiễm sắc.
	C. Ti thể và tế bào chất.	D. Nhân con và mạng lưới nội chất.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lục lạp?
	A. Lục lạp có chứa nhiều trong tế bào động vật.
	B. Trong lục lap có nhiều sắc tố diệp lục tạo màu xanh cho lá cây.
	C. Lục lạp là bào quan nhỏ bé nhất.
	D. Lục lạp được coi như nhà máy sản xuất ra ATP cho tế bào.
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 11: Trong tế bào nhân thực, những bộ phận nào có cấu trúc màng đơn, màng kép, không có màng?
Cấu trúc trong tế bào
Màng đơn
Màng kép
Không có màng bao bọc
1. Nhân tế bào
2. Ti thể
3. Lục lạp
4. Lưới nội chất
5. Bộ máy Gôngi
6. Lizoxom
7. Không bào
8. Riboxom
Câu 12: Vẽ sơ đồ cấu trúc màng sinh chất và cho biết chức năng của những thành phần tham gia cấu trúc màng. 
Câu 13: Chị An được bác sĩ lấy da vùng đùi ghép lên vùng cổ thay thế cho vùng da bị bỏng. Anh Bình thì được ghép quả thận mới thay cho 2 quả thận bị hỏng. Trong đơn thuốc điều trị, các bác sĩ cho anh Bình uống thuốc chống đào thải còn chị An không phải uống. Hãy cho biết lí do anh Bình phải uống thuốc chống đào thải còn chị An không phải uống?
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: SINH HỌC.
Phần trắc nghiệm
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ.án
A
B
D
B
A
C
A
B
C
D
Phần tự luận
CÂU HỎI
NỘI DUNG
ĐIỂM
11 (2đ)
Cấu trúc trong tế bào
Màng đơn
Màng kép
Không có màng bao bọc
1. Nhân tế bào
×
2. Ti thể
×
3. Lục lạp
×
4. Lưới nội chất
×
5. Bộ máy Gôngi
×
6. Lizoxom
×
7. Không bào
×
8. Riboxom
×
Mỗi ý đúng được 0,25
12 (3đ)
Vẽ sơ đồ cấu trúc màng sinh chất và cho biết chức năng của những thành phần tham gia cấu trúc màng.
- HS chỉ cần vẽ đủ thành phần, vị trí của các thành phần trong màng sinh chất gồm: phôtpholipit, colesteron, prôtêin, gai glicôprôtêin là cho điểm tối đa.
- Chức năng của các thành phần trên màng sinh chất.
+ Phôtpholipit: bảo vệ tế bào và giúp tế bào trao đổi chất.
+ Colesteron: tăng tính ổn định cho màng tế bào.
+Prôtêin: tham gia vào quá trình trao đổi chất và thông tin
+ Gai glicôprôtêin: giúp tế bào trong cùng cơ thể nhận biết nhau và nhận biết tế bào lạ.
1đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
13 (2đ)
- Chị An được bác sĩ lấy da vùng đùi ghép lên vùng cổ thay thế cho vùng da bị bỏng, đây là trương hợp các tế bào của cùng một cơ thể nên sẽ không có hiện tượng đào thải do đó chị ko cần uống thuốc
- Anh Bình được ghép quả thận mới thay cho 2 quả thận bị hỏng, đây là trường hợp các tế bào khác cơ thể nên gai glicôprôtêin trên tế bào của anh Bình sẽ nhận diện tế bào lạ và xẩy ra hiện tượng đào thải do đó chị này cần uống thuốc chống đào thải..
1,0 đ
1,0 đ
PHẦN 3
THỰC NHIỆM – ĐÁNH GIÁ
1. Mục đích và phương pháp thực nghiệm
- Mục đích: Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương pháp dạy học theo trạm khi giảng dạy phần kiến thức “Tế bào nhân thực” cho HS lớp 10 THPT trên ba phương diện:
+ Về năng lực và kĩ năng: Việc bồi dưỡng và phát triển năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học; kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng đọc tài liệu, kĩ năng phân tích kênh hình từ đó phát triển kĩ năng tư duy thông qua hoàn thành nhiệm vụ học tập tại các trạm có đạt hiệu quả rõ rệt không ? (HS giải quyết được các nhiệm vụ tại các trạm hay không ?)
+ Về kiến thức: HS có nắm được kiến thức và vận dụng được các kiến thức để giải thích được các hiện tượng thực tiễn được thể hiện trong bài kiểm tra hay không ?
+ Về thái độ: HS có thích thú với môn học, có tự giác học tập trong quá trình học hay không ?
- Phương pháp thực nghiệm: Xây dựng 01 giáo án áp dụng phương pháp dạy học theo trạm dạy ở lớp thực nghiệm so với giáo án có nội dung tương ứng nhưng không áp dụng phương pháp trên dạy ở lớp đối chứng. 
2. Tổ chức thực nghiệm
Tác giả tiến hành thực nghiệm dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng – Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc trong tháng 10 năm 2019. Nhóm thực nghiệm là lớp 10A1 có 45 HS, nhóm đối chứng là lớp 10A2 có 41 HS. Sử dụng thiết kế kiểm chứng kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương bằng phép kiểm chứng T_test độc lập. 
Kết quả kiểm chứng trước tác động là kết quả bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu vào của hai nhóm đã có. 
Kết quả kiểm chứng sau tác động gồm:
Đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và khả năng vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế: Là điểm kết quả bài kiểm tra viết mà tác giả đưa ra. 
Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học; các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng đọc tài liệu, kĩ năng phân tích kênh hình từ đó phát triển kĩ năng tư duy: Là điểm phiếu học tập của các nhóm tại các trạm học tập; là điểm thưởng của các nhóm.
Đánh giá mức độ hứng thú với môn học, tính tự giác học tập: Là kết quả phiếu tự đánh giá của HS sau khi học của lớp thực nghiệm.
Về đánh giá chung: Tác giả đánh giá qua điểm của HS và kết quả của phiếu đánh giá của HS.
Điểm HS =(điểm bài kiểm tra + điểm của nhóm)/2.
3. Kết quả thực nghiệm
Hiệu quả dạy theo phương pháp trạm phần kiến thức “Tế bào nhân thực” – Sinh học 10 được nâng cao, thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, HS nắm vững được kiến thức cơ bản và biết vận dụng kiến thức để giải quyết các hiện tượng thực tế có liên quan được thể hiện qua điểm số của bài kiểm tra và phiếu học tập tại các trạm.
Thứ hai, HS phát triển được năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học; các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng đọc tài liệu, kĩ năng phân tích kênh hình từ đó phát triển kĩ năng tư duy thông qua hoàn thành nhiệm vụ học tập tại các trạm. 
Thứ ba, HS yêu thích môn học, tự giác học tập thông được thể hiện qua phiếu đánh giá nhận xét của HS sau khi học.
Cụ thể:
1) Đánh giá về mức độ nắm vững kiến thức cơ bản và khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống.
Bảng 1: Kết quả kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Thực nghiệm
Đối chứng
TBC
7,50
7,34
P
0,25
Từ kết quả khảo sát đầu năm của hai nhóm, ta có p = 0,251 > 0,05. Điều đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Bảng 2: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm
Đối chứng
TBC
7,97
7,44
Độ lệch chuẩn
0,71
0,56
Giá trị p của T_test
0,0005497052
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
0,95
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
	Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 7,95 của nhóm đối chứng là 7,44. Độ chênh lệch là 0,51. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. 
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T_test cho kết quả p = 0,0005497052< 0,05. Như vậy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa. Hay sự chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không phải ngẫu nhiên mà là do kết quả tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: 
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,95 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng phương pháp dạy học theo trạm; áp dụng các kỹ thuật dạy học đa dạng, linh hoạt, đảm bảo logic, khoa học để giải quyết vấn đề khi giảng dạy chủ đề “ tế bào nhân thực” giúp HS nắm chắc được kiến thức, vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan là lớn. 
2) Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học; các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng đọc tài liệu, kĩ năng phân tích kênh hình từ đó phát triển kĩ năng tư duy
Bảng 3. Kết quả điểm trên các phiếu học tập của HS tại các trạm
Trạm số 1
(Phiếu học tập số 1)
Trạm số 2
(Phiếu học tập số 2)
Trạm số 3
(Phiếu học tập số 3)
Trạm số 4
(Phiếu học tập số 4)
Điểm thưởng
Tổng điểm
Nhóm 1
10/14
9/10
14/16
5/7
9/10
47/57
Nhóm 2
12/14
7/10
15/16
5/7
8/10
47/57
Nhóm 3
10/14
8/10
13/16
6/7
9/10
46/57
Nhóm 4
13/14
9/10
12/14
5/7
9/10
48/57
Về nội dung: Tất cả các nhóm đã hoàn thiện được 100% nội dung của phiếu học tập tại các trạm; trong đó có 1 nhóm đạt 48/57 điểm; 2 nhóm 47/57 điểm và 1 nhóm 46/57 điểm. 
Về thời gian: Tất cả các nhóm đều tuân thủ đúng thời gian quy định.
Như vậy, về cơ bản các em HS đã biết hợp tác cùng nhau và biết sử dụng tài liệu, hình ảnh GV cung cấp để hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập được thiết kế tại các trạm.
3) Đánh giá mức độ hứng thú với môn học, tính tự giác học tập
Bảng 4. Kết quả phiếu tự đánh giá của học sinh
NỘI DUNG
Học theo phương pháp truyền thống
Học theo phương pháp trạm
Ý kiến khác
1. Em có thích học môn Sinh học? 
Thích
Bình thường
Không thích
Thích 
Bình thường
Không thích
17,7%
60%
22,3%
68,9 %
24,4 %
6,7%
2. Trong giờ học GV đưa ra câu hỏi em thường làm gì?
Tìm tài liệu để trả lời câu hỏi
Đợi các bạn và cô chữa
Không quan tâm
Tìm tài liệu để trả lời câu hỏi
Đợi các bạn và cô chữa
Không quan tâm
15,6%
60%
24,4%
73,3%
22,2%
4,5%
3.Mức độ tham gia xây dựng bài học? 
Chủ động dơ tay phát biểu ý kiến
Đợi cô gọi
Không quan tâm
Chủ động dơ tay phát biểu ý kiến
Đợi cô gọi
Không quan tâm
13,3%
48,9%
37,8%
48,9%
44,4%
6,7%
4. Mức độ chủ động tìm tài liệu và đọc trước bài học?
Chủ động đọc và tìm tài liệu
Chỉ đọc và tìm tài liệu khi cô kiểm tra
Không tìm đọc, đợi các bạn đọc
Chủ động đọc và tìm tài liệu
Chỉ đọc và tìm tài liệu khi cô kiểm tra
Không tìm đọc, đợi các bạn đọc
8,9%
40%
51,1%
68,8%
20%
11,2%
5. Mức độ nắm vững kiến thức của em
Nắm vững được kiến thức và vận dụng được để giải thích hiện tượng
Thuộc kiến thức nhưng không vận dụng được để giải thích hiện tượng
Không thuộc kiến thức và không vận dụng được kiến thức để giải thích hiện tượng
Nắm vững được kiến thức và vận dụng được để giải thích hiện tượng
Thuộc kiến thức nhưng không vận dụng được để giải thích hiện tượng
Không thuộc kiến thức và không vận dụng được kiến thức để giải thích hiện tượng
11,1%
60%
28,9%
51,1%
42,2%
6,7%
Kết quả trong phiếu tự đánh giá cho thấy có tới 68,9% HS yêu thích môn học, mong chờ đến giờ sinh học được học bằng phương pháp trạm; có tới 48,9% HS tích cực chủ động trong giờ học, trong khi học bằng phương pháp truyền thống chỉ có 13,3%. Có tới 68,8% HS chủ động đọc và tìm kiếm tài liệu liên quan tới môn học và 51,1% HS nắm được kiến thức và biết vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng.
Qua kết quả quan sát giờ học ở lớp thực nghiệm và đối chứng cho thấy trong giờ thực nghiệm các em tỏ ra hứng thú với phương pháp dạy học theo trạm; tự tin, chủ động, tích cực, sáng tạo và có tinh thần hợp tác hơn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
4) Đánh giá chung
Kết quả tổng hợp điểm HS:
Có 45/45 HS đạt điểm trung bình từ 5,0 trở lên, đạt 100%
Có 35/45 HS đạt điểm trung bình từ 6,5 trở lên, chiếm 77,8%
Có 18/45 HS đạt điểm trung bình từ 8,0 trở lên, chiếm 40%
Có 14/45 HS đạt điểm trung bình tử 9,0 trở lên, chiếm 31%.
Kết quả trong phiếu tự nhận xét của học sinh cho thấy học sinh tích cực học tập hơn, năng động hơn và chủ động hơn trong tiết học được tổ chức theo phương pháp trạm.
Kết quả trên chứng minh cho hiệu quả của giải pháp là rất rõ rệt. Đề tài đã góp phần phát triển toàn diện cho HS trong giai đoạn hiện nay.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
 Đề tài được nghiên cứu và áp dụng tại lớp 10A1 trường THPT Hai Bà Trưng đã nâng cao mức độ nắm vững kiến thức và đặc biệt nâng cao được khả năng vận dụng kiến thức vào giải thích các tình huống trong thực tế cho HS. Ngoài ra, đề tài còn góp phần phát triển cho HS năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề.
Đề tài làm tài liệu tham khảo cho GV.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- HS là đối tượng HS tại các trường THPT lớp 10 - ban cơ bản.
- Không gian lớp học phải đủ lớn để cho HS dễ dàng di chuyển qua các trạm.
- Lớp học cần có máy chiếu.
- Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu và thiết bị tại các trạm học tập.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
* Đối với GV:
- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm
- Bồi dưỡng chuyên môn
- Phát triển năng lực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, kỹ thuật dạy học tích cực vào trong giảng dạy.
- Thêm yêu nghề
*Đối với HS:
- HS nắm chắc được kiến thức cơ bản và vận dụng được kiến thức vào giải thích các hiện tượng liên quan quan.
- Phát triển năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề. 
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
* Đối với GV
- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm
- Bồi dưỡng chuyên môn
- Phát triển năng lực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, kỹ thuật dạy học tích cực vào trong giảng dạy.
- Thêm yêu nghề
* Đối với HS
- HS nắm chắc được kiến thức cơ bản và vận dụng được kiến thức vào giải thích các hiện tượng liên quan quan.
- Phát triển năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề. 
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Lớp 10 A1
Trường THPT Hai Bà Trưng
Lớp 10 – Cấu trúc tế bào
2
Nguyễn Thị Thu Hà
GV trường THPT Hai Bà Trưng
Lớp 10 – Cấu trúc tế bào
Phúc Yên, ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị
........, ngày.....tháng......năm......
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Phúc Yên, ngày.....tháng......năm......
Tác giả sáng kiến
 Nguyễn Thị Thu Hà
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh trong dạy học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD & ĐT (2014), Sinh học 10, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2. Bộ GD & ĐT (2014), Sách giáo viên Sinh học 10, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình học, NXB giáo dục.
4. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Kim Thoa, Trần Văn Tính(2009), Tâm lí học giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Thủ tưởng chính phủ (QĐ số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001), Chiến lược phát triển giáo dục, 2001-2010, mục 5.2
6.https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/D%E1%BA%A1y_h%E1%BB%8Dc_theo_tr%E1%BA%A1m

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_theo_tram_phan_kien_th.docx
Sáng Kiến Liên Quan