Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2

Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn:

 Biến đổi khí hậu trên trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.

 Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế – xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người.

 Để hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ và phát huy của học sinh. Khi soạn giáo án việc xây dựng câu hỏi giáo dục biến đổi khí hậu được giáo viên thường xuyên tiến hành hầu hết ở các bài có nội dung biến dổi khí hậu mang lại kết quả cao trong việc thực hiện mục tiêu của mỗi phần, mỗi bài hay mỗi chủ đề. Việc thường xuyên xây dựng các câu hỏi có liên quan đến biến đổi khí hậu sẽ giúp học sinh hình thành được kiến thức về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên đa số học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp thu các kiến thức về biến đổi khí hậu. Vì vậy tăng cường tích hợp nội dung biến đổi khí hậu là việc làm cần thiết mà mỗi giáo viên hiện nay phải thực hiện.

 Thực tế trong những năm giảng dạy cũng như dự giờ đồng nghiệp ở trường Tiểu học số 2 Hoài Tân, tôi thấy các đồng nghiệp luôn chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tích cực hoá hoạt động học tập luyện tập của học sinh, hình thành các phương pháp dạy học tích cực, tự giác học tập, chủ động khai thác kiến thức, chiếm lĩnh tri thức bài học. Trong các giờ học đó có những nội dung có thể tích hợp được vấn đề giáo dục “biến đổi khí hậu” nhưng rất ít giáo viên chú ý đúng mức tới vấn đề này để học sinh có ý thức về hành động của mình. Tuy vậy trước yêu cầu mới của giáo dục và đào tạo, cũng như hiện nay trên thế giới và ngay ở nước ta tình hình biến đổi khí hậu đang đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số nên biến đổi khí hậu ngày càng trở nên trầm trọng.

 Từ thực tế giảng dạy, kết hợp với dự giờ đồng nghiệp ở trường Tiểu học số 2 Hoài Tân, tôi nhận thấy hiện nay giáo viên đã và đang áp dụng một số biện pháp tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào giảng dạy. Tuy vậy việc áp dụng còn nhiều lúng túng, chưa xác định được nội dung nào cần tích hợp biến đổi khí hậu, tích hợp như thế nào là một vấn đề khó khăn đối với nhiều giáo viên chính vì thế không kích thích sáng tạo năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh và các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động.

 Từ những thực tế trên với một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy các môn học ở lớp 2 tôi rất băn khoăn là làm thế nào để tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy có hiệu quả, mang tính giáo dục cao, phù hợp với từng đặc trưng của môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 2, từng đối tượng học sinh, gây được sự hứng thú học tập của học sinh, nhưng lại không làm mất đi đặc trưng riêng của môn học. Từ suy nghĩ trên nên tôi đã quyết định chọn và viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 2”

 

doc25 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều vào các bữa ăn nào và nên ăn ít hơn vào bữa ăn nào?	
+ Chốt lại ý chính: 
. Để đảm bảo cho ta ăn uống đủ lượng thức ăn trong ngày, mỗi ngày ít nhất cần ăn đủ ba bữa chính. Đó là các bữa : sáng, trưa và tối.
. Nên ăn nhiều vào các bữa ăn sáng và trưa để có sức khỏe học tập và làm việc cả ngày. Bữa ăn tối không nên ăn quá no.
. Hằng ngày nên uống đủ nước.
. Cần ăn phối hợp đủ loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật( thịt, cá, tôm, trứng) với thức ăn có nguồn gốc từ thực vật( rau tươi, quả chín,)
* Giáo viên giáo dục về biến đổi khí hậu: 
 Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày , ăn đủ chất, ăn nhiều rau xanh hơn, vừa tốt cho sức khỏe, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường
- Nhiều em trả lời theo thực tế của bản thân.
 b.4. Phương pháp quan sát:	
 Trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội việc sử dụng các phương tiện trực quan có ý nghĩa rất lớn bởi vì học sinh chỉ quan sát được những vấn đề môi trường ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu ở địa phương. Còn phần lớn các vấn đề môi trường ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng như trên thế giới thì các em không có diều kiện quan sát. Chính vì vậy phương pháp trực quan rất phong phú và đa dạng giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất.
 Phương pháp trực quan rất phong phú và đa dạng song loại phương tiện có nhiều khả năng giáo dục về biến đổi khí hậu cho học sinh là tranh ảnh, băng đĩa,..
Ví dụ 1: Bài 13 Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. (Tự nhiên và xã hội lớp 2 – trang 28)
Hỏi: Nên và không nên làm đối với rác thải.
Hình 1	Hình 2	
Hình 3 Hình 4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Mục tiêu: HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.
 Giáo dục biến đổi khí hậu: Giữ vệ sinh chung, không xả rác ra môi trường, thu gom phân loại rác không để rác bị phân hủy ảnh hưởng đến môi trường giảm thiểu khí nhà kính.
+ Thực hiện: 
 Qua hoạt động 2, giáo viên đính lên bảng 4 hình như trên và yêu cầu học sinh quan sát hình trên bảng vừa chỉ vừa nói việc làm đúng, sai.
 - Gọi vài cặp trình bày trước lớp.
- Hỏi: 
 . Cần phải làm gì để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở?
 Em đã làm gì để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở?
 Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em 
 Giáo viên kết luận: Với việc làm nào đúng cần phải tán thành noi theo. Những việc làm sai làm mất vệ sinh môi trường, làm xấu cảnh quan cần được ngăn chặn.
 *Liên hệ giáo dục biến đổi khí hậu: Giữ vệ sinh chung, không xả rác ra môi trường, thu gom phân loại rác không để rác bị phân hủy ảnh hưởng đến môi trường giảm thiểu khí nhà kính. 
- Học sinh quan sát hình và trả lời việc làm đúng là hình 2, hình 3, hình 4. việc làm sai hình 1.
- Học sinh thực hiện
- Ta phải quét dọn nhà cửa, đường làng .. sạch sẽ, thu gom rác thải bỏ đúng nơi qui định.
- Học sinh lần lượt nêu các việc mình đã làm.
- Thu gom rác lại và đốt ; ủ rác làm phân ; chôn rác  .
b.5. Phương pháp tham quan điều tra khảo sát thực địa:
 Đây không những là phương pháp dạy học đặc trưngcủa môn Tự nhiên và xã hội mà còn là phương pháp dạy học có hiệu quả nhất của giáo dục môi trường, giáo dục biến đổi khí hậu. Phương pháp này giúp học sinh kiểm nghiệm kiến thức đã học ở lớp rèn luyện kỹ năng quan sát và rèn luyện hành vi ứng xử phù hợp với biến đổi khí hậu.
 Việc tham quan sẽ giúp các em cảm nhận được sự phong phú đa dạng của vẻ đẹp thiên nhiên, đồng thời thấy được hiện trạng cũng như một số vấn đề của môi trường, nguyên nhân của kết quả suy thoái môi trường làm ảnh hưởng đến khí hậu đó là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu. Từ đó các em sẽ có những việc làm tốt hơn phù hợp với khả năng như: giữ vệ sinh trường lớp, không vức rác bừa bãi, trồng và chăm sóc cây xanh.
 Kế hoạch tham quan không phải chỉ là các đợt tham quan do nhà trường tổ chức mà giáo viên cần linh động hướng dẫn các em “tham quan” có nghĩa là các em tự tìm địa điểm quan sát, tìm hiểu thu thập thông tin trên đường đến trường, gần khu vực mình đang sống.
Ví dụ: Cuộc sống xung quanh. Tự nhiên và xã hội 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Em hãy ghi lại những gì em thấy trên đường từ nhà đến trường (hoặc nơi em đang ở) những hoạt động nào có thể gây hại môi trường là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu? 
- Giáo viên giáo dục về biến đổi khí hậu: Không nên đốt rơm rạ trên cánh đồng , vức xác gia súc, gia cầm xuống sông,.. hay sử dụng nước không hợp lí,... hạn chế nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu .
Học sinh có thể nêu: 
 + Như sau mùa thu hoạch bà con nông dân đốt rơm rạ trên cánh đồng tạo ra nhiều khói bụi.
 + Vức xác gia súc, gia cầm xuống sông,.. làm ô nhiễm nguồn nước. Xác gia súc, gia cầm phân hủy tạo ra khí thải nhà kính làm cho trái đất nóng lên gây ra biến đổi khí hậu.
b.6. Phương pháp nêu gương:
 - Giáo viên có thể tìm một số gương điển hình tại địa phương hoặc thông qua một số hình ảnh minh họa đã sưu tầm để vấn đáp các em , định hướng các em xác định hành vi của mình đã đúng hay chưa.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh trên và trả lời câu hỏi:
 - Cho biết các anh chị và các bạn đang làm gì? Ý nghĩa của việc đó?
 - Em học tập được gì từ các bạn học sinh?
- Giáo dục biến đổi khí hậu: Không vức rác bừ bãi, trông và chăm sóc cây xanh góp phần chống biến đổi khí hậu.
- Các anh chị đang trồng cây và dọn vệ sinh. Còn các bạn nhỏ chăm sóc vườn rau, luống hoa làm cho môi trường sạch và cảnh quang thêm đẹp.
 - Chúng em phải luôn luôn giữ vệ sinh bảo vệ môi trường, trồng và chăm sóc cây. 
 b.7. Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường dưới các dạng trò chơi.
 Để thay đổi hình thức dạy - học cho học sinh đỡ nhàm chán đối với môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 nên sử dụng phương pháp này:
Ví dụ: Bài 21, 22: Cuộc sống xung quanh.- Tự nhiên và xã hội lớp 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 3: Em yêu quê hương
+ Mục tiêu:
 Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết của học sinh về quê hương.
 Giáo dục biến đổi khí hậu: bảo vệ môi trường, trồng cây xanh giảm biến đổi khí hậu.
+ Thực hiện:
 - Yêu cầu học sinh vẽ tranh giới thiệu quê hương nơi em sinh sống.
- Giáo viên chia hai đội chơi trò chơi:
 Luật chơi: Mỗi đội 5 em, mỗi em lên bảng ghi , một đáp án sau đó chạy về đưa cho em tiếp theo rồi về cuối hàng cứ như vậy cho đến hết thời gian. Hết thời gian đội nào đưa ra nhiều đáp án đúng nhất là đội thắng cuộc.
 Thời gian 3 phút
 Câu hỏi: Để quê hương nơi em đang sống ngày càng thêm đẹp em cần làm gì?
- Giáo viên cho học sinh nhận xét chấm kết quả thi giữa hai đội.
- Giáo viên nhận xét kết luận
- Giáo dục biến đổi khí hậu: Bảo vệ môi trường, trồng cây xanh giảm biến đổi khí hậu.
- Học sinh vẽ tranh và sau đó giới thiệu trước lớp.
- Học sinh có thể trả lời:
 + Bảo vệ môi trường.
 + Học tập tốt.
 + Trồng cây xanh.
 .............................
- HS lắng nghe.
1.3 Một số yêu cầu khi thiết kế bài dạy có tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào các môn học . 
 Để dạy tốt các bài học ở các môn có tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu cần làm tốt khâu thiết kế bài dạy, khi thiết kế bài dạy cần lưu ý một số điểm sau : 
 * . Bổ sung mục tiêu : Bổ sung vào mục tiêu bài học những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ về nội dung giáo dục biến đổi khí hậu sẽ tích hợp 
(ghi ở mục tiêu của từng hoạt động)
 *. Chuẩn bị thiết bị dạy học : Xác định những đồ dùng, phương tiện cần bổ sung cho nội dung tích hợp ( Khai thác những gì ở các biến đổi khí hậu có sẳn)
 *. Xác định nội dung giáo dục biến đổi khí hậu và địa chỉ có thể tích hợp một cách hiệu quả ở các hoạt động dạy học chủ yếu.
- Xác định nội dung giáo dục phù hợp có khả năng tích hợp
- Xác định mức độ và thời điểm tích hợp để đạt hiệu quả cao nhất . 
- Tránh đưa nội dung tích hợp một cách áp đặt . 
- Bố trí thời gian cho phần tích hợp một cách hợp lí . 
- Tăng cường tích hợp dưới hình thức trò chơi và các hoạt động ngoài lớp học . 
1.4. Một số điểm cần lưu ý khi tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong các môn học .
 Cần lựa chọn những hoạt động trong bài học có nội dung liên quan có thể tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và giáo dục biến đổi khí hậu
 - Việc các nội dung tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu không làm nặng thêm , không làm thay đổi nội dung bài học 
 - Nội dung kiến thức về biến đổi khí hậu được lồng ghép vào hoạt trong bài học phải nhẹ nhàng , đơn giản , phù hợp với lứa tuổi từng lớp . 
 - Kiến thức lồng ghép phải gần gũi và gắn với thực tiễn cuộc sống học tập sinh hoạt hàng ngày của học sinh. 
1.5. Bài soạn minh họa
Tự nhiên – Xã hội :
GIỮ SẠCH MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH NHÀ Ở. 
I / MỤC TIÊU : 
* Sau bài học, HS có thể:
- Kể tên những công việc cần làm để giữ sạch sân, vườn, khu vệ sinh và chuồng gia súc.
- Nêu ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
* HS có ý thức:
- Thực hiện giữ vệ sinh sân, vườn, khu vệ sinh .
- Nói với các thành viên trong gia đình cùng thực hiện giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
*. Liên hệ giáo dục biến đổi khí hậu : 
 Tham gia thu gom rác , phân loại rác góp phần bảo vệ môi trường.
 Trồng cây xanh, bảo vệ chăm sóc cây vì cây xanh, chỉ chặt bỏ cây khi cần thiết.
II / CHUẨN BỊ :
- Các hình trang 28 - 29 ở SGK
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
4’
13’
14’
2’
1/Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ : 2em
-Để tiết kiệm ga và tiết kiệm điện, em cần phải chú ý làm những việc gì?
- GV nhận xét, bổ sung.
3/ Bài mới :
▪ Hoạt động 1 : Làm việc với SGK theo cặp
+ Mục tiêu : 
- Kể tên những công việc cần làm để giữ sạch sân, vườn, khu vệ sinh và chuồng gia súc.
- Hiểu được ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ.
*. Liên hệ giáo dục biến đổi khí hậu : 
 Tham gia thu gom rác , phân loại rác góp phần bảo vệ môi trường.
 Trồng cây xanh, bảo vệ chăm sóc cây, chỉ chặt bỏ cây khi cần thiết vì cây xanh là nguồn cung cấp ô xy cho bầu khí quyển và là nơi hấp thụ khí cacbonic giúp cho việc giảm thiểu khí nhà kính 
+ Cách tiến hành :
-Yêu cầu học sinh quan sát hình trang
28 – 29 Thảo luận theo cặp :
. Mọi người trong từng hình đang làm gì để môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ?
. Những hình nào cho biết mọi người trong nhà đều tham gia vệ sinh nhà ở?
. Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở có lợi gì?
- Làm việc cả lớp. 
ÄKết luận : Môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ thoáng đãng, khô ráo sẽ không có chỗ cho sâu bọ, ruồi, muỗi, gián, chuột và các mần bệnh sinh sống, ẩn náu và không khí cũng được trong sạch; tránh được khí độc và mồi hôi thối do phân, rác gây ra.
*.Liên hệ giáo dục biến đổi khí hậu : 
 Tham gia thu gom rác , phân loại rác góp phần bảo vệ môi trường.
 Trồng cây xanh, bảo vệ chăm sóc cây, chỉ chặt bỏ cây khi cần thiết vì cây xanh là nguồn cung cấp ô xy cho bầu khí quyển và là nơi hấp thụ khí cacbonic giúp cho việc giảm thiểu khí nhà kính 
▪ Hoạt động 2 : Đóng vai.
+ Mục tiêu: Học sinh có ý thức:
- Thực hiện giữ vệ sinh sân, vườn, khu vệ sinh .
- Nói với các thành viên trong gia đình cùng thực hiện giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
+ Cách thực hiện :
Bước 1: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu các em liên hệ đến việc giữ vệ sinh sân, vườn, khu vệ sinh .
 Câu hỏi gợi ý:
. Ở nhà các em đã làm gì để giữ môi trường xung quanh nhà ở được sạch sẽ?
. Ở xóm em có tổ chức làm vệ sinh ngõ, xóm hằng tuần không?
. Nói về tình trạng vệ sinh ở đường làng, ngõ, xóm nơi em ở.
ÄKết luận: Dựa vào thực tế địa phương mà các em đã nêu, Gv sẽ kết luận về thực trạng vệ sinh môi trường nơi các em sinh sống và bàn cách khắc phục nếu tình trạng vệ sinh kém hoạc bàn cách duy trì nếu tình hình vệ sinh ở đó tốt.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm tự nghĩ ra các tình huống để tập cách nói với mọi người trong gia đình về những gì đã học được trong bài này. Ví dụ: Em đi học về thì thấy chị em đem đổ rác ngay trước ngõ, em sẽ ứng xử như thế nào?
Bước 3: Đóng vai
Tuyên dương khích lệ HS
4/ Củng cố – dặn dò :
- Nhắc nhở HS tự giác không vứt rác bừa bãi và nói lại với những người trong gia đình biết Tham gia thu gom rác , phân loại rác góp phần bảo vệ môi trường. Trồng cây xanh, bảo vệ chăm sóc cây, chỉ chặt bỏ cây khi cần thiết vì cây xanh là nguồn cung cấp ô xy cho bầu khí quyển và là nơi hấp thụ khí cacbonic giúp cho việc giảm thiểu khí nhà kính. Vì thế cần phải luôn giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- HS quan sát hình ở sách giáo khoa và thảo luận 
- Từng cặp trao đổi trước lớp.
- Học sinh lắng nghe và bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
Tự liên hệ và phát biểu.
- Các nhóm bàn nhau đưa ra tình huống khác hoặc sử dụng tình huống trên cử bạn hoặc xung phong nhận vai.
- HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử có hiệu quả trong việc tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
 2. Khả năng áp dụng:
 - Đề tài: “ Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 2” có khả năng:
 Giúp các em vận dụng những kiến thức và vốn hiểu biết của mình về biến đổi khí hậu thông qua môn Tự nhiên và xã hội vào thực tế hằng ngày. 
 Vận dụng ở nhiều đối tượng học sinh lớp 2 trong các trường tiểu học ở các địa phương khác nhau.
 Dễ vận dụng và áp dụng được tất cả các đối tượng học sinh lớp 2 của trường hoặc học sinh lớp 2 ở mọi địa phương khác. Đồng thời giúp giáo viên khắc phục được thời gian lại có nội dung, địa chỉ và phương pháp tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh..
 3. Lợi ích kinh tế - xã hội của đề tài:
 - Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm: “Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 ” có những lợi ích như sau:
 - Việc chuẩn bị của giáo viên khá dễ dàng và thuận tiện, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học và phương tiện của giáo viên không tốn kém nhiều về thời gian và kinh phí,
 - Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học và tài liệu của học sinh khá dễ dàng, chủ yế là những hình ảnh mà các em quan sát được trên đường đi học, nơi em sinh sống ...
 - Các phương pháp và hình thức dạy học không tốn nhiều thời gian chủ yếu là giáo dục tích hợp nhưng tiết học có hiệu quả.
 - Dễ vận dụng và vận dụng được mọi đối tượng học sinh lớp 2 trong các trường tiểu học ở nhiều địa phương khác nhau.
 - Học sinh dễ tiếp thu kiến thức đồng thời biết được một số nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu .
 - Học sinh có ý thức về hành động của mình cũng như vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu.
 - Giáo viên có nội dung, địa chỉ và phương pháp tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh..
C. KẾT LUẬN
a. Kết quả đạt được 
 Qua khảo sát học sinh lớp 2A, 2B và 2C trường Tiểu học số 2 Hoài Tân từ khi áp dụng tích hợp giáo dục nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu qua quá trình theo dõi, điều tra bằng phiếu thăm dò của học sinh như sau:
 Bảng điều tra ý thức của học sinh về biến đổi khí hậu (khi áp dụng tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu) năm học 2013 – 2014
	Lớp	
Tổng số
HS
Ý thức về biến đổi khí hậu của học sinh
Tốt, khá
Trung bình
Dưới trung bình 
2B
32
17
0%
15
81.3%
0
18.7%
2C
27
18
11.1%
9
85.2%
0
3.7%
 Bảng điều tra ý thức của học sinh về biến đổi khí hậu (khi áp dụng tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu) năm học 2014 - 2015
	Lớp	
Tổng số
HS
Ý thức về biến đổi khí hậu của học sinh
Tốt, khá
Trung bình
Dưới trung bình
2A
30
19
13.3%
11
80%
0
6.7%
2B
34
10
0%
24
67.6%
1
32.4%
 b. Bài học kinh nghiệm 
 Đề tài: “Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 2” là một “cẩm nang” bổ ích, ở đó có đề cập đến một số nội dung, địa chỉ cũng như phương pháp tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, để vận dụng đề tài một cách có hiệu quả, người giáo viên cần đảm bảo một số kinh nghiệm như sau:
 - Phải nắm bắt toàn bộ chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 2, phải nắm được chuẩn kiến thức đối với từng bài học,..
 - Phải có lòng yêu nghề, tỉ mỉ với công việc phải chú trọng đến phương pháp truyền thụ kiến thức giáo dục đến học sinh. Đặc biệt không nên lạm dung một cách tùy tiện, không biến tiết dạy môn Tự nhiên và xã hội thành tiết giáo dục biến đổi khí hậu.
 - Khi thiết kế bài giảng giáo viên cần dự kiến tổ chức hình thức dạy học vào nội dung và hoạt động cụ thể.
 - Sau mỗi bài dạy giáo viên nên giao việc hoặc định hướng để học sinh chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng như phương tiện phục vụ cho tiết học sau.
 - Tùy theo tình hình học sinh mà giáo viên lựa chọn nội dung cũng như mức độ tích hợp cho phù hợp.
 - Thưa các bạn đồng nghiệp! Đề tài “Tích hợp nội dung ứng phó biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 2” là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được qua nhiều năm giảng dạy. Việc giáo dục biến đổi khí hậu thông qua môn Tự nhiên và xã hội là một việc làm thiết thực và có ý nghĩa. Nó không chỉ giúp học sinh xác lập được mối quan hệ giữa tự nhiên với phát triển kinh tế, giữa tự nhiên với con người và giữa tự nhiên, kinh tế với con người mà còn giáo dục được cho học sinh ý thức bảo vệ biến đổi khí hậu ở xung quanh.
- Qua việc giảng dạy chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 2, tôi đã áp dung việc giáo dục biến đổi khí hậu thông qua các bài giảng trên lớp khá thành công. Vấn đề biến đổi khí hậu là vấn đề khá nhạy cảm đối với học sinh do vậy các em học và nghiên cứu một cách thích thú. Các em có kiến thức về biến đổi khí hậu khá rộng và nhiều em tỏ ra am hiểu rất sâu sắc về các vấn đề biến đổi khí hậu trên thế giới hiện nay. Khi tiến hành tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu, tôi thấy kết quả đạt được khá tốt, đặc biệt là các em đã có ý thức về biến đổi khí hậu.
 - Việc tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào các bài học trên lớp cũng có thể gây nhiều khó khăn cho giáo viên: Sợ ảnh hưởng đến trọng tâm bài học, đến thời lượng và khó khăn trong việc thu thập thông tin...Do vậy nhiều giáo viên có tâm lý ngại áp dụng. Muốn đạt được hiệu quả cao, người giáo viên cần phải có ý thức mình không chỉ là một giáo viên mà còn là một nhà giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu để từ đó có ý thức tìm hiểu các kiến thức về biến đổi khí hậu nắm vững các phương pháp giáo dục về biến đổi khí hậu và đặc biệt là có tâm huyết, lòng say mê và tình yêu đối với nó.
 - Qua đề tài này, tôi cũng mong muốn việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua môn học đặc biệt là bộ môn Tự nhiên và xã hội được tiến hành phổ biến hơn và nó được xem là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người giáo viên trước sự biến đổi về khí hậu toàn cầu như hiện nay.
 - Trên đây là nội dung đề tài: “Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 2” mà tôi đã giới thiệu đến các bạn. Có thể đây chưa phải là ý tưởng hay mới lạ nhưng dẫu sao nó cũng góp phần bé nhỏ vào lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để xây dựng thành đề tài nhưng chắc chắn không tránh khỏi một số sai sót trong quá trình lập luận cũng như trình bày. Rất mong các bạn góp ý, bổ sung để đề tài trên thực sự phát huy tác dụng góp phần trong việc tham gia chống biến đổi khí hậu.
 Hoài Tân, tháng 2 năm 2016
 Người viết
 Huỳnh Thị Liễu
ĐỀ TÀI:
Sáng kiến kinh nghiệm: 
 Đề tài: Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn 
Tự nhiên và xã hội lớp 2
Tác giả: Huỳnh Thị Liễu
Đơn vị: Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
MỤC LỤC
	NỘI DUNG	TRANG
	A- MỞ ĐẦU	3
	I Đặt vấn đề	3
	1. Thực trạng của vấn đề	1
	2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới	2
	3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài	3
	II Phương pháp tiến hành	3
	1. Cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu	3
	2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp	4
	B- NỘI DUNG	4
	I Mục tiêu	4
	II Mô tả giải pháp mới	4
	1. Thuyết minh tính mới	4
	2. Khả năng áp dụng	20
	3. Lợi ích kinh tế- xã hội	20	
	C- KẾT LUẬN	20
	1. Kết quả đạt được:	20
	2. Bài học kinh nghiệm :	21
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_noi_dung_ung_pho_voi_bien_doi.doc
Sáng Kiến Liên Quan