Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn thực hiện trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh Lớp 2 đạt hiệu quả

1- Về phía giáo viên:

 Hầu hết giáo viên, đặc biệt là giáo viên mới vào nghề hoặc chuyển khối rất lúng túng khi sử dụng đồ dùng dạy học, nhiều khi chưa hợp lí, chưa khai thác triệt để được giá trị sử dụng của đồ dùng hoặc mất quá nhiều thời gian.

 - Việc phân bố thời gian cho từng hoạt động trong tiết dạy chưa hợp lí.

 - Việc xử lí các tình huống trong giờ học của giáo viên chưa linh hoạt. Khả năng phối hợp các phương pháp để hướng dẫn HS chiếm lĩnh kiến thức mới và rèn kĩ năng thực hành chưa tốt, vẫn còn nặng về làm mẫu, giảng giải, chưa mạnh dạn cải tiến phương pháp và hình thức dạy học để giờ học đem lại hiệu quả cao.

 - Việc hướng dẫn, giúp đỡ tất cả các đối tượng HS sử dụng thao tác đồ dùng còn hạn chế, lúng túng.

 - Đối tượng HS của mỗi lớp không đồng đều nên việc dạy học theo đối tượng HS ở từng bài học còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là giúp đối tượng HS yếu đạt chuẩn.

 - Một số HS nhận thức quá chậm nên việc thao tác trên đồ dùng gặp khó khăn và mất nhiều thời gian. Nhiều HS tính toán còn hay nhầm lẫn.

 - Đồ dùng phục vụ cho việc dạy học phép cộng, phép trừ hình thức chưa chất lượng.

 2- Về phía HS:

 - Hầu hết các em thao tác trên đồ dùng dạy học còn lúng túng và mất nhiều thời gian .

 - Nhiều HS chưa nắm vững thuật ngữ từ việc thao tác trên đồ dùng:”thêm, bớt.”

 - HS thuộc vẹt cách trừ mà không hiểu bản chất.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn thực hiện trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh Lớp 2 đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	CHUYÊN ĐỀ I
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100
 CHO HỌC SINH LỚP 2 ĐẠT HIỆU QUẢ
	Người triển khai: Nguyễn Thị Thu Hương
	Ngày triển khai: 31/10/2019
	A- ĐẶT VẤN ĐỀ
 Chương trình môn Toán Tiểu học chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1( gồm lớp 1, 2, 3 và giai đoạn 2 (gồm lớp 4, 5). Chương trình Toán lớp 2 là một bộ phận của chương trình Toán Tiểu học và là sự tiếp tục của chương trình toán lớp 1. Chương trình này kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học Toán 2 ở nước ta. ở lớp 2 hoàn thành cơ bản phép cộng, phép trừ( trong học kì I). Học sinh học xong cộng, trừ( có nhớ) trong phạm vi 100 vừa là bước đầu của việc học phép nhân, chia trong phạm vi 5( học kì II). Có thể nói, nội dung dạy học “ các phép tính” ở lớp 2 được sắp xếp như là bước “chuyển tiếp” từ việc học phép cộng, trừ sang học phép nhân, chia: là “cầu nối” giữa bước 1 và bước 2 của giai đoạn 1 chương trình Toán Tiểu học. Vì thế, môn Toán lớp 2 chiếm vị trí rất quan trọng trong chương trình Toán Tiểu học. Tuy nhiên, trong thực tế, việc dạy học “các phép tính” cho HS còn gặp nhiều khó khăn đối với GV và HS, đặc biệt là dạy học hướng dẫn thực hiện trừ có nhớ trong phạm vi 100. GV tổ 2, 3 chúng tôi đã thảo luận giải quyết một số vấn đề đi đến thống nhất để có biện pháp dạy tốt phần: “Hướng dẫn thực hiện trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh lớp 2 đạt hiệu quả”.
	B- NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG DẠY HỌC THỰC HIỆN TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100.
	1- Về phía giáo viên:
 Hầu hết giáo viên, đặc biệt là giáo viên mới vào nghề hoặc chuyển khối rất lúng túng khi sử dụng đồ dùng dạy học, nhiều khi chưa hợp lí, chưa khai thác triệt để được giá trị sử dụng của đồ dùng hoặc mất quá nhiều thời gian.
 - Việc phân bố thời gian cho từng hoạt động trong tiết dạy chưa hợp lí.
 - Việc xử lí các tình huống trong giờ học của giáo viên chưa linh hoạt. Khả năng phối hợp các phương pháp để hướng dẫn HS chiếm lĩnh kiến thức mới và rèn kĩ năng thực hành chưa tốt, vẫn còn nặng về làm mẫu, giảng giải, chưa mạnh dạn cải tiến phương pháp và hình thức dạy học để giờ học đem lại hiệu quả cao.
 - Việc hướng dẫn, giúp đỡ tất cả các đối tượng HS sử dụng thao tác đồ dùng còn hạn chế, lúng túng.
 - Đối tượng HS của mỗi lớp không đồng đều nên việc dạy học theo đối tượng HS ở từng bài học còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là giúp đối tượng HS yếu đạt chuẩn.
 - Một số HS nhận thức quá chậm nên việc thao tác trên đồ dùng gặp khó khăn và mất nhiều thời gian. Nhiều HS tính toán còn hay nhầm lẫn.
 - Đồ dùng phục vụ cho việc dạy học phép cộng, phép trừ hình thức chưa chất lượng.
	2- Về phía HS:
	- Hầu hết các em thao tác trên đồ dùng dạy học còn lúng túng và mất nhiều thời gian .
	- Nhiều HS chưa nắm vững thuật ngữ từ việc thao tác trên đồ dùng:”thêm, bớt...”
	- HS thuộc vẹt cách trừ mà không hiểu bản chất.
	C- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
	 Để khắc phục những khó khăn đã nêu ở trên và để một tiết dạy- học phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho GV và HS đạt hiệu quả thì mỗi GV cần làm tốt công việc sau:
	1- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng tới các bậc phụ huynh không nên dạy và bắt con em mình học một cách máy móc trước những kiến thức chưa học. Tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần động viên con em mình học tập và phối hợp với giáo viên cùng hướng dẫn con em mình học tập đạt kết quả cao nhất.
 	2- Tìm hiểu thực trạng, phân loại thật sát các đối tượng HS:
	Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải nắm bắt được năng lực học tập của từng HS của lớp qua các tiết học Toán, đồng thời thông qua bài kiểm tra chất lượng đầu năm để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu về năng lực học toán của mỗi em từ đó có kế hoạch giúp đỡ các đối tượng thực hiện nhiệm vụ tốt nhiệm vụ học tập. 
	3- Giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung, mục tiêu của chương trình môn Toán lớp 2 đặc biệt là phần dạy học thực hiện phép trừ có nhớ để xác định đúng mục tiêu, kiến thức cần hình thành, các dạng của bài tập từ đó có kế hoạch dạy học cho phù hợp, hiệu quả.
	4- Thiết kế bài dạy đảm bảo đúng mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng, nội dung điều chỉnh, phát huy năng lực của những học sinh có năng lực học tập tốt sao cho học sinh làm được hết các bài tập trong sách giáo khoa. Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng nội dung kiến thức và các bài tập phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, theo từng đối tượng học sinh. Ngoài ra, giáo viên và học sinh cần chuẩn bị đồ dùng cho chu đáo và sử dụng hiệu quả.
	5- Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp phát huy tính tích cực theo đối tượng học sinh:
	Mỗi tiết học “ Hướng dẫn thực hiện trừ có nhớ trong phạm vi 100 đều có hai phần: phần học bài mới và phần luyện tập thực hành.
	a, Đối với phần học bài mới: 
	 Phần này trong sách giáo khoa Toán 2 hiện nay không nêu các kiến thức có sẵn mà thường chỉ nêu các tình huống có vấn đề (chủ yếu bằng hướng dẫn của giáo viên) với sự trợ giúp đúng mức của đồ dùng dạy học. Vì vậy, khi dạy phần bài mới, giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập để giúp học sinh:
	* Tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ của bài học.
	Khi dạy học sinh thực hiện các phép trừ có nhớ, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các que tính để học sinh tự hình thành các phép trừ và tìm được kết quả theo “ý tưởng ” thể hiện ở hình vẽ trong sách giáo khoa.
	Ví dụ: Khi dạy bài “ 31 - 5”, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành thao tác trên que tính để học sinh tự nêu được, chẳng hạn: có 31 que tính, muốn bớt đi 5 que tính ta làm như sau: Đầu tiên ta thay 1 thẻ 1 chục que tính bằng 10 que tính rời và 1 que tính rời ta có tất cả 11 que tính rời. Sau đó ta bớt đi 5 que tính, ta còn lại 6 que tính rời và 2 thẻ 1 chục que tính là 26 que tính. Vậy 31 – 5 = 26.
	*Chú ý: Nếu học sinh nêu cách làm khác để tìm kết quả (chẳng hạn: để bớt đi 5 que tính, trước tiên ta bớt đi 1 que, sau đó ta bớt tiếp 4 que nữa. Để bớt tiếp 4 que nữa ta thay 1 thẻ 1 chục que tính bằng 10 que tính rời, rồi ta bớt đi 4 que nữa, còn lại 6 que và 2 thẻ 1 chục là 26 que. Vậy 31 – 5 = 26. Hay HS có thể bớt lần lượt từng que bằng cách thay 3 thẻ 1 chục que tính bằng 30 que tính rời rồi bớt lần lượt từ 1 đến 5 que thì còn lại 26 que tính. GV cần động viên, khuyến khích HS tìm ra các cách làm khác nhau tránh áp đặt, điều quan trọng là HS tự tìm được kết quả của phép trừ qua đồ dùng trực quan. Cuối cùng, giáo viên chốt cách làm thuận tiện nhất và thực hiện trên bảng gài của giáo viên (như cách 1 đã nêu ở trên).
	Ngoài ra, trong quá trình học sinh thao tác trên đồ dùng tìm kết quả, giáo viên nên động viên, gợi mở, giúp đỡ học sinh yếu để các em có thể tìm được kết quả của phép trừ.
	* Tự chiếm lĩnh kiến thức mơí: 
	Sau khi hướng dẫn HS tìm được kết quả của phép trừ dựa trên thao tác que tính, giáo viên tổ chức cho học sinh tự nêu ra cách khác thực hiện phép trừ dưới dạng tính viết ( đặt tính và tính). Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát, nhận xét đặc điểm của phép trừ, dựa vào các phép tính đã học để hình thành “ quy tắc tính”( thuật toán ) như sách giáo khoa đã thể hiện.
	Chẳng hạn:
 31	. 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6, viết 6 nhớ 1.
- 5	. 3 trừ 1 bằng 2, viết 2
 26
	Cuối cùng, giáo viên chốt lại cách trừ có nhớ.
	b- Phần luyện tập thực hành.
	Bất cứ tiết học bài mới nào cũng có một số bài tập để củng cố, thực hành các kiến thức mới. Thời lượng để thực hành chiếm khoảng 50 đến 60 % thời lượng của tiết học. Đây là cơ hội để giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động học tập, thực hiện việc dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh tăng cường vận dụng thực hành. Giáo viên cần chú ý:
	+ Giúp mọi học sinh đều được tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của mình.
	+ Tổ chức cho HS làm các bài tập trong sách giáo khoa nhưng không yêu cầu tất cả học sinh làm hết các bài tập mà nên căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và nội dung điều chỉnh để linh hoạt tổ chức cho học sinh làm bài theo đối tượng. Giáo viên cần giao thời gian cho mỗi bài tập và từ đó phân loại theo đối tượng học sinh. Giáo viên cần giúp học sinh tự làm và chữa các bài tập trong sách giáo khoa nhằm rèn luyện kĩ năng cơ bản, quan trọng nhất là củng cố các kiến thức đã học. Mỗi bài tập trong phần luyện tập đều có mục tiêu riêng của bài tập đó. Do vậy, giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ để lựa chọn hình thức tổ chức luyện tập sao cho phù hợp và rèn luyện được các kĩ năng cơ bản mà bài tập đưa ra. Không được chia mỗi nhóm( hoặc mỗi học sinh) làm một phần của bài tập mà cả lớp cùng thực hiện. Đối với học sinh quá chậm, không thể làm hết được những bài tập cần làm theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thì giáo viên cần có kế hoạch giúp những học sinh đó về phương pháp làm bài để từng bước hoàn thành ở các tiết học buổi chiều, không được bắt các học sinh khác chờ đợi. Sau mỗi bài, học sinh nên tự kiểm tra hoặc giáo viên, bạn cùng kiểm tra, nếu đã làm xong thì nên chuyển sang bài sau. Khuyến khích HS làm được làm được hết các bài tập trong sách giáo khoa . Đặc biệt cần giúp các em khai thác thác nội dung tiềm ẩn trong bài tập bằng các câu hỏi mở rộng cho HS nhằm phát triển năng lực học tập cho HS.
	+ Tạo sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các đối tượng học sinh. Khi cần thiết, có thể cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc cả lớp về cách giải của một bài tập. Nên khuyến khích học sinh nhận xét, bình luận về cách giải của mình, của bạn, kể cả của giáo viên...để giúp học sinh tự tin vào khả năng của mình và tự rút ra được kinh nghiệm làm bài cho bản thân.
	+ Nên khuyến khích, hướng dẫn học sinh nói ra được những hạn chế của mình, của bạn, nêu cách khắc phục.
	+ Giáo viên không nên làm thay hoặc chỉ dẫn quá chi tiết cách làm mà nên giúp học sinh phân tích bài tập để học sinh tự tìm ra được cần sử dụng kiến thức nào trong các kiến thức đã học để làm bài. Đặc biệt không nên “ áp đặt” học sinh theo phương án có sẵn mà nên động viên các em tìm và lựa chọn phương án tốt nhất.
	+ Sau mỗi tiết học, giáo viên nên tạo cho học sinh niềm tin trong học tập bằng cách khuyến khích, nêu gương...
	6- Nhận xét học sinh.
 Thường xuyên kiểm tra bài làm của học sinh để nắm bắt được kết quả học tập của học sinh đã đạt được mức độ nào để đưa ra lời nhận xét phù hợp và có biện pháp phụ đạo và bồi dưỡng hỗ trợ thêm; nên động viên khen thưởng học sinh tiến bộ kịp thời. Đây chính là động lực lớn giúp các em phấn chấn về tinh thần, tích cực tham gia vào các hoạt động trong giờ học một cách chủ động và say mê học tập. Ngoài ra, có thể cho học sinh đánh giá lẫn nhau bằng cách đổi chéo bài kiểm tra, đối chiếu bài làm của mình với của bạn để nhận xét. 
	7- Giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng, tích luỹ về kiến thức, nghiệp vụ, tham khảo tài liệu, trao đổi, tranh luận theo khối lớp các vấn đề khó, những vướng mắc trong giảng dạy từng phần kiến thức đã học để cùng tháo gỡ.
	IV- Quy trình tiết dạy
	A- Kiểm tra bài cũ: (3- 4’): Có thể đưa ra các ví dụ bài tập liên quan đến bài học.
	B- Bài mới:
	1- Giới thiệu bài: (1-2’): GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
	2- Giới thiệu phép trừ: (12- 14’)
	- Hình thành phép trừ và tìm kết quả dựa trên thao tác que tính.
	- Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ dưới dạng tính viết (đặt tính rồi tính).
	3- Thực hành: (16- 18’)
	Tuỳ theo trình độ của học sinh, giáo viên chọn hình thức, phương pháp cho phù hợp (làm bảng con, bảng lớp, bảng phụ, phiếu học tập, vở). Hình thức: nhóm, cá nhân, cả lớp.
	4- Củng cố dặn dò: (2- 3’)
 	Giáo viên đưa câu hỏi củng cố bài học. Giáo viên có thể cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm đúng- sai hoặc chơi trò chơi..
	- Giáo viên chốt KT bài và nhận xét giờ học
	- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
	V- Cách ghi bảng
Tên môn học
Tên bài học
	- Ghi phần kiến thức Thực hành( Luyện tập)
 	Bài 1:
	Bài 2:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_thuc_hien_tru_co_nho_trong_p.docx
Sáng Kiến Liên Quan