Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm qua bài Phenol

CƠ SỞ THỰC TIỄN

Bài 41: “Phenol - Hoá học 11” thuộc kiến thức hoá học hữu cơ, là bài học

tiếp theo sau bài “Ancol - Hoá học 11”, cũng được sách giáo khoa viết theo

logic khá quen thuộc: Định nghĩa – Tính chất vật lí – Tính chất hóa học – Điều

chế - Ứng dụng. Đặc điểm nhóm chức phenol có điểm giống với nhóm chức

ancol, vì vậy học sinh có thể suy ra một số tính chất của phenol từ ancol cũng

như từ kiến thức cũ khác như quy luật thế vòng benzen, phản ứng đẩy axit yếu

khỏi dung dịch muối.

Các chất hóa học trong bài học liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời

sống con người, có chất ảnh hưởng tốt và cũng có chất ảnh hưởng xấu đến môi

trường và sức khỏe con người. Phenol độc nhưng có nhiều ứng dụng trong thực

tế, cần sử dụng đúng mục đích và có biện pháp xử lí chất thải khi dùng trong

công nghiệp. Hợp chất chứa nhóm phenol trong thực tế cũng nhiều, trong đó có

chất có lợi và cũng có chất có hại cho môi trường, sức khỏe. Trong thực tế,

nhiều cơ sở sản xuất vì lợi nhuận mà bất chấp khi sử dụng hóa chất độc hại để

xử lí sản phẩm làm ảnh hưởng người tiêu dùng. Vì vậy việc học sinh cần có thái

độ và kĩ năng phân biệt và phát huy cái lợi; hạn chế, từ bỏ cái hại để đảm bảo sự

trong sạch hơn cho môi trường và an lành cho sức khỏe.4

Trong các đề thi Trung học phổ thông quốc gia có đề cập đến phenol hoặc

hợp chất chứa nhóm –OH phenol hay là gián tiếp tạo ra nhóm phenol như:

Năm 2016: Câu 48 - Mã đề 136;

Năm 2017: Câu 71 - Mã đề 201; Câu 69 - Mã đề 202;

Năm 2018: Câu 74 - Mã đề 201.

Chính vì thế việc nắm vững và sâu sắc kiến thức về phenol còn góp phần vào sự

thành công của các em học sinh trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia hàng

năm.

pdf27 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm qua bài Phenol", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đề 
thi) 
Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng (0,5 phút) 
* Yêu cầu HS khảo sát kiến thức và ý thức về môi trường, về vệ sinh an toàn 
thực phẩm của một số hộ kinh doanh và người dân trên địa bàn huyện Diễn 
Châu (HS xây dựng phương án khảo sát, ghi lại âm thanh và hình ảnh cuộc 
khảo sát để báo cáo vào tiết học tự chọn về Phenol) 
* Yêu cầu HS tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm 
mà thời gian qua các phương tiện truyền thông thường xuyên đưa tin (GV gợi ý 
chủ đề, HS khai thác tài nguyên internet để hoàn thiện). Kết quả sẽ được các 
nhóm báo cáo trong tiết tự chọn đối với lớp theo thiên hướng tự nhiên, với lớp 
theo thiên hướng xã hội (không có nhiều thời gian), các em có thể báo cáo việc 
làm của mình bằng văn bản. 
* Các nội dung HS tìm hiểu có thể được trình bày trong ngoại khóa về Hóa học 
với cuộc sống hoặc Câu lạc bộ hóa học ở những đơn vị có các hoạt động này. 
12 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
1. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM CỦA ĐỀ TÀI. 
1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm. 
 Mục đích của thực nghiệm sư phạm nhằm giải quyết các vấn đề sau: 
- Khẳng định hướng đi đúng đắn và cần thiết của đề tài trên cơ sở lý luận và thực 
tiễn. 
- Kiểm chứng tính hiệu quả của đề tài khi áp dụng vào một số lớp 11 trường 
THPT Nguyễn Xuân Ôn. 
- Góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay ở phổ 
thông 
1.2.Chọn trường thực nghiệm sư phạm 
- Tôi chọn 2 trường thuộc huyện Diễn Châu - Nghệ An để thực nghiệm: 
 1.Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn. 
 2. Trường THPT Diễn Châu 4. 
- Ở mỗi trường tôi chọn lớp có số lượng học sinh, chất lượng tương đương nhau: 
Lớp theo thiên hướng tự nhiên: 
 Trường Thực nghiệm Đối chứng 
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số 
Nguyễn Xuân Ôn 
11A1 39 11A2 39 
11A5 37 11A4 36 
Diễn Châu 4 11C3 39 11C4 37 
Tổng cả 2 trường: số học sinh TN là 115, 
 số học sinh ĐC là 112. 
1.3.Nội dung thực nghiệm sư phạm 
- Thực hiện cùng bài 45 “Phenol- Hóa học 11” và dạy theo hai phương pháp 
khác nhau. 
 + Lớp đối chứng theo trình tự như sách giáo khoa (mục I.2 và II.4 học sinh 
đọc thêm) và phương pháp truyền thống (diễn giảng, giải thích, minh họa). 
 + Lớp thực nghiệm sử dụng thiết kế đã xây dựng ở trên.-Sau khi dạy, tiến 
hành kiểm tra 10 câu hỏi trắc nghiệm (12 phút) trong đó có 3 câu mức độ biết 
(chiếm 30%), 3 câu mức độ hiểu (chiếm 30%), 3 câu mức độ vận dụng (chiếm 
30%) và 1 câu ở mức độ vận dụng cao (chiếm 10%). 
1.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm. 
13 
Bảng 1: Kết quả thực nghiệm sư phạm ở các lớp theo thiên hướng tự nhiên. 
Điểm 
Số HS đạt 
điểm Xi 
% HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi 
trở xuống 
TN ĐC TN ĐC TN ĐC 
0 0 0 0 0 0 0 
1 0 0 0 0 0 0 
2 0 0 0 0 0 0 
3 0 2 0 1,8 0 1,8 
4 5 8 4,3 7,1 4,3 8,9 
5 9 18 7,8 16,1 12,1 25 
6 28 25 24,3 22,3 36,4 47,3 
7 31 29 27,0 25,9 63,4 73,2 
8 18 16 15,7 14,3 79,1 87,5 
9 19 13 16,5 11,6 95,6 99,1 
10 5 1 4,4 0,9 100,0 100,0 
Tổng 115 112 100,0 100,0 
Từ số liệu trên ta tính được điểm số trung bình X = 
∑ 𝑛𝑖.𝑋𝑖10𝑖=0
∑ 𝑛𝑖10𝑖=0
 (trong đó ni là số 
học sinh đạt điểm Xi) 
 - Ở lớp TN: X = 7,1; ở lớp ĐC: X = 6,6. 
Qua kết quả TN ở bài kiểm tra tôi có một số nhận xét như sau: 
- Điểm số trung bình X của các lớp TN (7,1) cao hơn so với lớp ĐC (6,5). 
- Số học sinh điểm dưới trung bình ở lớp TN (4,3%) chiếm tỉ lệ thấp hơn lớp ĐC 
(8,9%). 
 - Tỉ lệ học sinh đạt từ 8 điểm trở lên ở lớp TN (36,6%) lớn hơn so với lớp ĐC 
(26,8%). 
 Từ kết quả trên bước đầu cho thấy việc tích hợp các nội dung giáo dục và 
tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng tích cực ở bài “Phenol” cho kết quả 
khả quan. 
14 
2. KẾT LUẬN 
 Đề tài được thực hiện tại trường THPT Nguyễn Xuân Ôn và trường THPT 
Diễn Châu 4. Ở các lớp theo thiên hướng tự nhiên, sau khi học 01 tiết lí thuyết, 
học sinh được học 01 tiết tự chọn. Tiết lí thuyết được triển khai theo thiết kế trên 
đây. Ở tiết tự chọn các em trình bày sản phẩm của mình khi tham gia phỏng vấn 
người kinh doanh và người tiêu dùng theo định hướng của giáo viên, đồng thời 
trình bày nội dung tìm hiểu các kiến thức thực tế được giao về nhà và làm các 
bài tập củng cố lí thuyết, rèn kĩ năng. 
 Khi dạy bài “Phenol” theo phương án trên có khả năng kích thích ở mức 
cao nhất sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, giải quyết vấn 
đề lí thuyết và thực tiễn, phát triển kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp như nghe, 
nói, trình bày, kĩ năng hợp tác, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng 
 Các kiến thức thực tế được tích hợp không những gây hứng thú cho các 
em trong hoạt động học tập mà còn giúp các em hiểu biết hơn và có hành động 
cụ thể về sức khoẻ, sự ô nhiễm môi trường, các vấn đề xã hội. Hơn thế nữa là 
làm cho các em thấy được tầm quan trọng của bộ môn Hoá học với cuộc sống để 
càng yêu thích Hoá học hơn. 
3. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT. 
 Cần thực nghiệm thêm tại nhiều lớp, nhiều trường THPT khác để khẳng định 
hơn nữa về hiệu quả của đề tài cũng như lan tỏa sâu rộng hơn ý thức và kĩ năng 
của học sinh và người dân trong việc bảo vệ sức khỏe và vệ sinh môi trường. 
 Cần thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, 
sáng tạo của học sinh, tích hợp nhiều nội dung giáo dục ở nhiều bài, nhiều 
chương và ở cả chương trình Hoá học THPT để nâng cao hiệu quả dạy học. Các 
nội dung tích hợp cần được triển khai ngay miễn là có thời gian và cơ hội. 
 Mặc dù bản thân đã cố gắng nhiều trong đổi mới và vận dụng phương pháp 
dạy học tích cực vào giảng dạy nhưng tôi nhận thấy mình cần phải học hỏi nhiều 
hơn nữa và đặc biệt là cần được sự động viên góp ý của các đồng nghiệp trong 
việc đổi mới phương pháp dạy học, tích hợp các kiến thức, cập nhật được thông 
tin mới để đáp ứng được yêu cầu dạy học hiện nay. 
 Trong khuôn khổ của đề tài, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn 
chế, rất mong sự góp ý của đồng nghiệp để nội dung đề tài của tôi được hoàn 
thiện hơn, có ứng dụng hiệu quả hơn. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn. 
Diễn Châu, ngày 6 tháng 3 năm 2021 
 Người thực hiện 
 Nguyễn Việt Hưng 
15 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra 
đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh 
môn Hoá học cấp THPT”, NXB Giáo dục. 
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Sách giáo khoa hoá học 11 cơ bản, NXB 
Giáo dục. 
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Sách bài tập hoá học 11 cơ bản, NXB 
Giáo dục. 
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Hoá học THPT, 
NXB Giáo dục. 
[5] Chính phủ (2012). Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 ban hành 
kèm theo Quyết định số 711/QĐ TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng 
Chính phủ. 
[6] Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội. Dạy học theo định hướng hình 
thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP 
Hà Nội. 
[7] Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà. Dạy và học tích cực, một số phương 
pháp và kĩ thuật dạy học, NXB ĐHSP Hà Nội. 
[8] PGS. TS Nguyễn Hữu Đĩnh – PGS. TS Lê Xuân Trọng. Bài tập định tính 
và câu hỏi thực tế Hóa học 12 - Tập 1, NXB ĐHSP Hà Nội. 
[9] Các trang mạng và tài nguyên Internet. 
16 
PHỤ LỤC 1: BÀI KIỂM TRA THỰC NGHIỆM 
Áp dụng cho lớp theo thiên hướng tự nhiên 
Biết: 
Câu 1: Chất nào sau đây thuộc phenol đơn chức ? 
A. 
OH
. B. 
OHHO
. 
C. 
CH3 OH
. D. 
CH2OH
. 
Câu 2: Phát biểu đúng là: 
A. Phenol tan nhiều trong dung dịch kiềm và trong nước lạnh . ` 
B. Phenol tác dụng được với NaOH thu được muối và nước. 
C. Phenol tác dụng được với K không thu được muối. 
D. Dung dịch HCl không tác dụng được với 
ONa
 . 
Câu 3: Nhận xét nào sau không đúng ? 
 A. Phenol rất độc nên cần hết sức cẩn thận khi sử dụng nó. 
 B. Chất nitrophenol diệt được nấm mốc. 
 C. Phenol được dùng để sản xuất nhựa phenolfomanđehit. 
 D. Trong công nghiệp không thể điều chế phenol từ cumen. 
Hiểu: 
Câu 4: Thí nghiệm nào sau đây làm cho dung dịch thu được vẩn đục ? 
A. Cho mẩu phenol vào dung dịch natrihiđroxit. 
B. Đốt cháy hoàn toàn phenol. 
C. Sục khí cacbonic vào dung dịch kaliphenolat. 
D. Cho mẩu phenol vào nước nóng , khuấy đều. 
Câu 5: Chất nào sau đây tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ mol ương ứng tối 
đa 1:2 ? 
A. 
HO OH
. B. 
HO OH
CH3 . 
C. 
HO OH
OH . D. 
HO CH2OH
. 
17 
Câu 6: Phenolphtalein là thuốc thử thông dụng (khi làm thực hành cần lấy với 
lượng hợp lí, tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường) có công thức cấu tạo 
được viết đơn giản như sau: 
O
O
OH
HO
Nhận định nào không đúng về phenolphtalein? 
 A. Là chất hữu cơ tạp chức. 
B. Phân tử chứa 4 nguyên tử oxi. 
C. Phân tử chứa 20 nguyên tử cacbon. 
D. Là phenol đa chức. 
Vận dụng: 
Câu 7: Thể tích khí thu được (đktc) khi cho 11,00 gam phenol tác dụng hết với 
natri là 
 A. 0,56 lit. B. 3,36 lit. C. 2,24 lit. D. 1,12 lit. 
Câu 8: Khối lượng chất rắn thu được khi cho 22,0 gam phenol tác dụng với 6,9 
gam natri (phản ứng xảy ra hoàn toàn) là 
A. 28,9 gam. B. 28,7 gam. C. 26,6 gam. D. 26,4 gam. 
Câu 9: Cho m gam chất hữu cơ X thuộc dãy đồng đẳng của phenol (C6H5OH) 
tác dụng hết với Na thu được 0,05 mol khí và 13,00 gam chất rắn hữu cơ Y. 
Công thức phân tử của X là 
A. C6H6O. B. C7H8O2. C. C7H8O. D. C7H6O. 
Vận dụng cao 
Câu 10: Chất hữu cơ X là dẫn xuất của benzen và có công thức phân tử C7H8O2. 
Cứ a mol X tác dụng được với tối đa a mol NaOH. Mặt khác a mol X tác dụng 
với Na dư thu được tối đa 11,2a lit khí (đktc). Số công thức cấu tạo thỏa mãn X 
là 
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. 
Đáp án bài kiểm tra thực nghiệm 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
C B D C B D D B C A 
18 
Hướng dẫn 
Câu1: Dựa vào định nghĩa phenol. 
Câu2: Dựa vào tính chất hóa học của phenol. 
Câu3: Dựa vào kiến thức sách giáo khoa. 
Câu4: 
Suy luận trên cơ sở tính axit yếu của phenol và tan rất ít trong nước lạnh: phenol 
là axit rất yếu (< H2CO3) nên bị CO2 trong nước (axit cacbonic) đẩy ra khỏi 
dung dịch muối dưới dạng chất rắn ít tan. 
Câu5: 
Suy luận dựa vào tính chất hóa học của phenol và số nhóm –OH phenol. 
Câu6: 
Suy luận trên cơ sở công thức cấu tạo của phenolphtalein. 
(Qua đây, học sinh cũng biết phải ý thức hơn khi làm thực hành hóa học) 
Câu 7: 
Dùng phương pháp bảo toàn H: nH2 = 0,5*nH linh động = 0,5*nphenol 
Câu 8: 
nphenol = 0,2 mol; nNa = 0,3 mol nên Na dư 
nH2 = 0,5*nphenol 
BTKL: m chất rắn = mphenol + mNa – mH2 
Câu 9: 
X dạng ROH; Y dạng RONa 
BT nguyên tố H: nRONa = 2nH2 = 0,1 mol 
MR = 13:0,1 - 39 = 91 
R là C7H7 → X là C7H8O 
Câu 10: 
Số liên kết π + số vòng = 4 nên không có liên kết π khác ngoài vòng benzen. 
nX : nH2 = 2:1 → X có 1 H linh động; nX : nNaOH =1:1 nên X có 1 nhóm –OH 
phenol. 
Mà X chứa 2 nguyên tử O và chứa vòng benzen, nên 
X dạng CH3OC6H4OH 
→ có 3 CTCT thỏa mãn (o-, m-, p-) 
19 
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH 
PHỎNG VẤN NGƯỜI BÁN HÀNG VÀ NGƯỜI MUA HÀNG NHẰM 
NÂNG CAO HIỂU BIẾT, KINH NGHIỆM, PHÁT HUY TRÁCH NHIỆM 
VỚI BẢN THÂN VÀ CỘNG ĐỒNG 
A. Dành cho người mua thịt heo. 
Câu 1: 
Khi mua thịt, chị quan tâm tới điều gì nhất? 
Câu 2: 
Chị có suy nghĩ gì về chất lượng một số mặt hàng thực phẩm bày bán hiện nay ( 
thịt, rau, cá...) 
Câu 3: 
Chị xử lí thịt như thế nào khi mua ở chợ về nếu mình còn băn khoăn về chất 
lượng. 
Câu 4: 
Kinh nghiệm của chị khi đi mua thịt. 
Câu 5: 
Chị thường xử lí chất thải như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm 
→ học sinh chia sẻ, trao đổi với họ về kinh nghiệm mua thịt và xử lí chất thải. 
B. Dành cho người bán thịt heo. 
Câu 1: 
Khi kinh doanh nghề này, chị quan tâm tới điều gì nhất đối với khách hàng? 
Câu 2: 
Truyền thông đưa tin có nơi sản xuất heo dùng chất tăng trọng và chất tạo nạc 
(sabutamol) nhằm tăng lợi nhuận. Chị có biết điều này không và quan điểm của 
chị về việc này như thế nào? 
Câu 3: 
Chị có thể vui lòng chia sẻ với người tiêu dùng kinh nghiệm để mua được thịt có 
chất lượng hay không? 
Câu 4: 
Chị thường xử lí chất thải như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm 
→ học sinh chia sẻ, trao đổi với họ về kinh nghiệm mua thịt và xử lí chất thải 
nhằm đảm bảo môi trường sạch sẽ và người tiêu dùng rất cần cái tâm của người 
bán hàng để mua được sản phẩm có chất lượng. 
C. Dành cho người mua rau, củ, quả. 
20 
Câu 1: 
Khi mua hoa quả, chị quan tâm tới điều gì nhất? 
Câu 2: 
Chị có suy nghĩ gì về chất lượng một số mặt hàng thực phẩm bày bán hiện nay ( 
thịt, rau, cá...) 
Câu 3: 
Chị xử lí hoa quả như thế nào khi mua ở chợ về nếu mình còn băn khoăn về chất 
lượng. 
Câu 4: 
Kinh nghiệm của chị khi mua hoa quả. 
Câu 5: 
Chị thường xử lí chất thải như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm 
→ học sinh chia sẻ, trao đổi với họ về kinh nghiệm mua hoa quả và xử lí chất 
thải. 
D. Dành cho người bán rau, củ, quả. 
Câu 1: 
Khi kinh doanh nghề này, chị quan tâm tới điều gì nhất đối với khách hàng? 
Câu 2: 
Truyền thông đưa tin hoa quả dễ bị phun chất kích thích, dùng chất bảo quản. 
Chị có biết điều này không và quan điểm của chị về việc này như thế nào? 
Câu 3: 
Chị có thể vui lòng chia sẻ với người tiêu dùng kinh nghiệm để mua được hoa 
quả sạch hay không? 
Câu 4: 
Chị thường xử lí chất thải như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm 
→ học sinh chia sẻ, trao đổi với họ về kinh nghiệm mua hoa quả và xử lí chất 
thải nhằm đảm bảo môi trường sạch sẽ và người tiêu dùng rất cần cái tâm của 
người bán hàng để mua được sản phẩm có chất lượng. 
E. Dành cho người mua bún. 
Câu 1: 
Chị có suy nghĩ gì về chất lượng một số mặt hàng thực phẩm bày bán hiện nay 
(bún, thịt, rau, cá, ...) 
Câu 2: 
21 
Chị có nghe nói đến việc bún chứa chất hàn the, hay bún được tẩy trắng bằng 
hóa chất độc hại hay không? Chị có suy nghĩ gì về điều này? 
Câu 3: 
Chị có kinh nghiệm gì khi mua bún để mua được sản phẩm có chất lượng? 
→ học sinh chia sẻ, trao đổi với họ về kinh nghiệm mua bún và xử lí chất thải. 
F. Dành cho người bán bún. 
Câu 1: 
Khi kinh doanh nghề này, chị quan tâm tới điều gì nhất đối với khách hàng? 
Câu 2: 
Chị có nghe nói đến việc bún chứa chất hàn the, hay bún được tẩy trắng bằng 
hóa chất độc hại hay không? Chị có suy nghĩ gì về điều này? 
Câu 3: 
Chị có lưu ý gì với người tiêu dùng để họ mua được bún có chất lượng. 
Câu 4: 
Nếu trong quá trình sản xuất bún có phát sinh chất thải, theo chị cần phải xử lí 
vấn đề này như thế nào để đảm bảo vệ sinh sản phẩm và vệ sinh môi trường. 
→ học sinh chia sẻ, trao đổi với họ về kinh nghiệm mua bún và xử lí chất thải 
nhằm đảm bảo môi trường sạch sẽ và người tiêu dùng rất cần cái tâm của người 
bán hàng để mua được sản phẩm có chất lượng. 
22 
PHỤ LỤC 3. MỘT SỐ NỘI DUNG HỌC SINH TÌM TÒI 
ĐỂ MỞ RỘNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG. 
Câu 1. Uống nước chè xanh đúng cách rất tốt cho sức khỏe. Hãy đổ nước chè 
xanh (hoặc nước trà) vào nước giếng khoan. Làm thí nghiệm này ở nhà với 
nhiều mẫu nước giếng khoan khác nhau, ghi lại hiện tượng bất thường xảy ra. 
Nếu có hiện tượng bất thường hãy tìm hiểu và giải thích tại sao. Tìm hiểu và cho 
biết một số lưu ý khi dùng nước chè xanh (hoặc nước trà). 
Gợi ý thảo luận 
-Hiện tượng bất thường: nước giếng khoan chuyển sang màu tím than (có video 
kèm theo). 
-Giải thích: do hợp chất của sắt trong nước giếng khoan kết hợp với chất tanin 
(phức tạp nhưng có chứa nhiều nhóm –OH phenol) có trong chè xanh. 
-Một số lưu ý: 
Không uống nước trà xanh lúc đói 
Bụng đói uống nước trà xanh rất dễ say. Biểu hiện là: tim đập mạnh, chóng mặt, 
chân tay mệt mỏi, đứng ngồi không yên, cồn cào gan ruột. 
Không uống nước trà xanh ngay sau khi ăn cơm 
Vì trong lá trà xanh có chứa nhiều chất tanin, khi vào trong dạ dày có thể làm 
chất protein trong thức ăn sinh cứng. Tốt nhất là nên uống nước trà xanh sau khi 
đã ăn cơm được 30 phút. 
Không nên thường xuyên uống nước trà xanh đặc 
Trong nước trà xanh có tương đối nhiều chất nhu, có thể làm niêm mạc dạ dày 
co lại, chất protein rắn lạ lắng xuống, làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến công 
năng tiêu hóa. Bị bệnh cao huyết áp hoặc bệnh tim, bệnh đái đường mà uống 
nước trà xanh đặc lúc đói có thể làm cho bệnh nặng hơn. Nước trà xanh đặc 
cũng có thể ức chế việc phân tiết dịch tiêu hóa gây nên bệnh táo bón. 
Không nên uống quá nhiều nước trà xanh 
Vì trong lá trà xanh có vi lượng fluor, flour lại có trong nước trà xanh với hàm 
lượng khá cao. Nếu chất flour vào cơ thể nhiều hơn mức an toàn mỗi ngày từ 3-
4,5mg dẫn đến tích tụ làm men răng biến màu thành màu vàng, màu nâu hoặc 
màu đen; tứ chi và xương sống bị đau, sai khớp xương 
Người thiếu máu không nên uống nước trà xanh 
Người bị thiếu máu mà nghiện nước trà xanh thì sẽ càng khiến cho bệnh trầm 
trọng thêm. 
Không uống nước trà xanh để qua đêm 
23 
Khi để lâu như vậy nước trà xanh sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B, C trong 
nước trà xanh sẽ bị phân hủy. Vì vậy, tốt hơn hết, buổi sáng khởi đầu cho một 
ngày, bạn nên hãm ấm trà xanh mới và chỉ thưởng thức chúng trong ngày mà 
thôi. Để lâu nước chè bị ôi thiu sinh ra chất có hại. 
Câu 2. Hạt dưa là món ăn vặt được nhiều người dùng. Hạt dưa thường có màu 
đen nhưng người tiêu dùng mua thì lại thường có màu đỏ. Tìm hiểu tại sao? 
Tìm hiểu xem mặt hàng tiêu dùng nào cũng bị phù phép như trên. 
Qua đây, hãy đưa ra một số khuyến nghị cho người dùng và người kinh doanh. 
Gợi ý thảo luận 
- Màu đỏ do người bán dùng Rhodamine B để nhộm màu. Đây là một loại thuốc 
nhuộm, nếu tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ gây tổn thương gan, thận, nó được 
cảnh báo gây ung thư. 
-Ớt bột (ông Hoàng Văn Tuyến và bà Hoàng Thị Tính ở Hải Dương), con ruốc 
(tép biển) tươi (một số hộ dân ở Phú Yên) cũng dùng cách này để nhuộm màu 
sản phẩm. 
-Học sinh có thể có các khuyến nghị phù hợp bổ sung cho nhau. 
Câu 3. Trên thị trường bán nhiều loại thịt lợn. Có loại gọi là lợn siêu nạc do 
người ta dùng salbutamol, hoặc clenbuterol, hoặc ractopamine. Tìm hiểu xem 
salbutamol chứa loại nhóm chức nào, tại sao người ta lạm dụng và tác hại của nó 
đối với sức khỏe. Cho biết một số kinh nghiệm để mua được thịt lợn sạch. 
Gợi ý thảo luận 
-Salbutamol có CTCT 
HO
HO
OH
NH
 nên chứa các nhóm –
OH ancol, -OH phenol, amin (chương trình Hóa 12). 
-Salbutamol có tác dụng thúc cho lợn lớn nhanh hơn, mông, vai nở hơn, tỉ lệ nạc 
cao hơn, màu sắc thịt đỏ hơn nên lợi nhuận sẽ cao hơn. Nếu người tiêu dùng ăn 
thịt heo có tồn dư chất cấm salbutamol lâu dần sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu 
lên tim mạch, làm cho tim đập nhanh, tăng huyết áp, run cơ, rối loạn tiêu hóa 
nếu nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng và có thể là nguy cơ cho những căn 
bệnh khác. 
Ăn loại thịt heo này, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú; đàn ông u nang 
tinh hoàn, giãn tĩnh mạch dịch hoàn, chất lượng tinh dịch thấp... 
- Dấu hiệu nhận biết thịt heo siêu nạc nhiễm hóa chất: 
24 
 Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt: Nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên 
tránh.Thông thường lợn siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có 
khi chỉ dày đến 1 cm (thông thường khoảng 0,4 cm), trong khi lớp mỡ của thịt 
lợn bình thường khoảng 1,5-2 cm 
Nhìn màu sắc: Thịt lợn nhiễm chất cấm thường có màu đỏ tươi khác 
thường, sáng và bóng. 
Xem độ đàn hồi: Thái miếng thịt ra dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt 
mềm, không đứng thẳng được trên bàn thì rất có thể thịt đã nhiễm chất tăng 
trọng. 
Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ: Nếu thấy tách rời rõ rệt, 
đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc. 
Người tiêu dùng hãy luôn sáng suốt và thông minh để lựa chọn thịt tươi ngon, 
chất lượng để gia đình luôn có những bữa ăn đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng. 
25 
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM 
1. Thực nghiệm tại lớp 11A5 (GV Trần Thị Liên - THPT Nguyễn Xuân Ôn) 
2. Thực nghiệm tại lớp 11C3 ( GV Phạm Hồng Thân - THPT Diễn Châu 4) 
3.Thực nghiệm tại 11A4 (GV Phan Thị Cẩm Tú -THPT Nguyễn Xuân Ôn) 
26 
27 
MỤC LỤC 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 
1 
 PHẦN II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn. 
2. Thiết kế giáo án. 
3 
4 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
1. Thực nghiệm sư phạm của đề tài. 
2. Kết luận. 
3. Kiến nghị, đề xuất 
12 
14 
14 
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ CÁC PHỤ LỤC 
15 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_tr.pdf
Sáng Kiến Liên Quan