Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp câu hỏi Violet vào bài giảng Powerpoint để tiết học sinh động hơn, hiệu quả hơn
1.1. Về thuận lợi:
- Giáo viên rất dễ dàng làm được hệ thống câu hỏi theo ý thích trên bảng phụ.
- Trường nào cũng được trang bị máy chiếu và máy vi tính nên giáo viên dễ dàng sử dụng để giảng dạy trên lớp, dễ dàng trình chiếu những câu hỏi được thiết kế công phu bằng phần mềm powerpoint.
-Được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của Lãnh đạo nhà trường đối với những tiết mà giáo viên có ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
1.2. Về khó khăn:
- Chưa có đủ phòng chức năng cho bộ môn, mỗi lần dạy thực hành hay dạy tiết có ứng dụng CNTT thì giáo viên phải dạy ở một phòng khác không phải là phòng bộ môn của mình.
- Tiết nào học sinh cũng nhìn vào bảng phụ, hoặc trả lời những câu hỏi được thiết kế cứng nhắc mà giáo viên đã chuẩn bị trên phần mềm powerpoint dẫn đến học sinh có sự nhàm chán.
- Một bộ phận giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp.
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ĐƠN VỊ:TRƯỜNG TH&THCS TÂN THẠNH TÍCH HỢP CÂU HỎI VIOLET VÀO BÀI GIẢNG POWERPOINT ĐỂ TIẾT HỌC SINH ĐỘNG HƠN, HIỆU QUẢ HƠN Họ và tên người thực hiện: TRẦN THỊ MỸ HÒA Môn, lĩnh vực: TIN HỌC Tân Thạnh, ngày 29 tháng 5 năm 2020 TÍCH HỢP CÂU HỎI VIOLET VÀO BÀI GIẢNG POWERPOINT ĐỂ TIẾT HỌC SINH ĐỘNG HƠN, HIỆU QUẢ HƠN I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hiện tại việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong lĩnh vực giáo dục là không thể thiếu, nhất là trong công tác soạn giảng thì lại quan trọng hơn bao giờ hết. CNTT nó hỗ trợ vô cùng đắc lực và hiệu quả cho việc quản lí, giảng dạy, thi cử Qua nhiều năm công tác giảng dạy, tôi thấy để chuẩn bị cho một tiết dạy thành công và đạt hiệu quả cao thì giáo viên ngoài chuẩn bị kiến thức không chưa đủ, mà còn mà còn phải chuẩn bị tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, bảng phụ cho học sinh làm bài tập. Việc chuẩn bị tranh ảnh, bảng phụ đó rất rờm rà và mất nhiều thời gian. Tôi đã khắc phục tình trạng trên bằng cách dùng phần mềm VIOLET miễn phí để tích hợp câu hỏi tương tác Violet vào bài giảng PowerPoint làm cho tiết học sinh động hơn, hiệu quả hơn, đồng thời hạn chế được việc mất thời gian chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Những kinh nghiệm đó được tôi thể hiện qua đề tài: “Tích hợp câu hỏi Violet vào bài giảng PowerPoint để tiết học sinh động hơn, hiệu quả hơn”. II. NỘI DUNG: 1. Thực trạng việc tạo một bài giảng sinh động của giáo viên trường TH&THCS Tân Thạnh. Trường TH&THCS Tân Thạnh có 3 giáo viên dạy sinh, trong đó có 1 giáo viên dạy sinh 7. Đa số khi lên lớp, giáo viên chuẩn bị bài tập hoặc câu hỏi ở ngoài bảng phụ, hoặc thiết kế các câu hỏi bằng phần mềm powerpoint. Việc thiết kế bài tập như vậy tốn rất nhiều thời gian, và sử dụng không được lâu dài. Mỗi khi lên lớp giáo viên phải ngồi ghi câu hỏi hoặc bài tập ra ngoài bảng phụ và học sinh làm trực tiếp lên trên đó, khi đến lớp khác thì giáo viên ghi lại bảng phụ mới, cho thấy tính khoa học không cao, hoặc thiết kế câu hỏi tương tác bằng các phần mềm khác thì việc chèn vào bài giảng rất khó khăn không phải giáo viên nào cũng đủ trình độ làm việc đó. Với thực trạng như vậy thì giáo viên thường gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 1.1. Về thuận lợi: - Giáo viên rất dễ dàng làm được hệ thống câu hỏi theo ý thích trên bảng phụ. - Trường nào cũng được trang bị máy chiếu và máy vi tính nên giáo viên dễ dàng sử dụng để giảng dạy trên lớp, dễ dàng trình chiếu những câu hỏi được thiết kế công phu bằng phần mềm powerpoint. -Được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của Lãnh đạo nhà trường đối với những tiết mà giáo viên có ứng dụng CNTT trong giảng dạy. 1.2. Về khó khăn: - Chưa có đủ phòng chức năng cho bộ môn, mỗi lần dạy thực hành hay dạy tiết có ứng dụng CNTT thì giáo viên phải dạy ở một phòng khác không phải là phòng bộ môn của mình. - Tiết nào học sinh cũng nhìn vào bảng phụ, hoặc trả lời những câu hỏi được thiết kế cứng nhắc mà giáo viên đã chuẩn bị trên phần mềm powerpoint dẫn đến học sinh có sự nhàm chán. - Một bộ phận giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp. - Khả năng sử dụng internet trong việc tìm kiếm tài liệu còn hạn chế. Chính vì những khó khăn nêu trên mà trường tôi có không ít những giáo viên thiết kế câu hỏi bài giảng chưa có sự tương tác với học sinh hay chuẩn bị bài tập bằng bảng phụ còn nhiều hạn chế. Qua thống kê sơ bộ năm học 2018-2019, tôi có bảng sau: Khi không ứng dụng CNTT trong giảng dạy, sử dụng bảng phụ cho học sinh làm bài tập thì kết quả bộ môn sinh học 2018-2019 như sau: Môn Khối lớp Tổng Giỏi % Khá % Tb % Sinh học 7 91 35 38,46 42 46,15 14 15,38 Hàng năm, khi nộp giáo án lên Lãnh đạo nhà trường duyệt thì được góp ý là giáo án sơ sài, phải làm thêm câu hỏi, khi được đồng nghiệp dự giờ thì góp ý sử dụng bảng phụ hoài sẽ gây nhàm chán trong học sinh, vì không biết khai thác tài liệu trên mạng làm phong phú cho tiết dạy hay không biết thiết kế câu hỏi bằng những phần mềm với giao diện bắt mắt để gây hứng thú, mới lạ cho học sinh. 2. Giải pháp chính cho tích hợp câu hỏi Violet vào bài giảng PowerPoint để tiết học sinh động hơn, hiệu quả hơn. Bộ công cụ Violet đã cài đặt tích hợp với PowerPoint Để tạo được câu hỏi tương tác cho bài giảng trước tiên ta phải cài đặt cho máy tính phần mềm Violet tải miễn phí trên mạng. Phần mềm giao diện sử dụng hoàn toàn bằng Tiếng Việt việt, ta có thể cài đặt dễ dàng theo hướng dẫn và tạo cho mình các dạng câu hỏi, bài tập theo nội dung bài giảng. Khi cài đặt thành công, Violet được tích hợp trên menu của PowerPoint có giao diện như hình sau: Ta thiết kế một bài giảng bình thường trên PowerPoint, điểm khác là ta chèn các câu hỏi tương tác của violet vào các slides của PowerPoint. Đây là điểm tiện lợi mà trên PowerPoint rất khó thiết kế các câu hỏi tương tác với học sinh. Từ giao diện chính, ta chọn Các công cụ violet khác: Các dạng bài tập để chèn vào bài giảng PowerPoint Tại đây có nhiều dạng bài tập cho giáo viên thiết kế để tương tác với học sinh. Điểm khác biệt trong thiết kế câu hỏi trên phần mềm Violet với phần mềm khác là có sự tương tác, nếu học sinh trả lời sai thì phần mềm báo sai và học sinh khác trả lời lại mà không lộ đáp án, còn trả lời đúng thì phần mềm báo đúng. Vấn đề là chúng ta biết khai thác và sử dụng Violet. Ở đây tôi chọn dạng Câu hỏi trắc nghiệm để thiết kế câu hỏi tương tác. Chọn các kiểu câu hỏi bài tập Khi chọn dạng trắc nghiệm để tạo câu hỏi tương tác thì nó cho ta nhiều lựa chọn mẫu câu hỏi để thiết kế, khi chọn mẫu xong ta nhập nội dung câu hỏi, nếu có sai thì nhấp đúp chuột vào câu hỏi và ta dễ dàng thao tác chỉnh sửa. Chú ý để làm cho học sinh hứng thú hơn trong xây dựng bài ta chèn vào hình ảnh, âm thanh hoặc đoạn video phù hợp với nội dung câu hỏi để học sinh tích cực xây dựng bài. Đây là hình ảnh một câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế: Ví dụ câu hỏi nhiều lựa chọn: Phần mềm sẽ báo đúng. Nếu học sinh trả lời sai thì phần mềm báo sai và học sinh khác làm lại mà không bị lộ đáp án. Ví dụ học sinh chọn kết quả sai: Một câu hỏi kéo thả chữ mà giáo viên thiết kế, học sinh trả lời sai thì phần mềm báo như hình sau: Phần mềm báo sai, học sinh khác làm lại mà không lộ đáp án. Sau khi thiết kế xong câu hỏi ta chọn Đồng ý/ Trình chiếu thử/ nếu ok thì chọn Chèn bài giảng PowerPoint. Tương tự như vậy ta thiết kế các dạng câu hỏi đúng sai, nối chéo, gạch chân, điền khuyết. Ngoài ra trong bài giảng ta có thể chèn bản đồ tư duy, chèn một đoạn video.Từ đó ta có một bài giảng sinh động, giúp học sinh say mê xây dựng bài hứng thú trong học tập. 3. Những kết quả đạt được: Sau khi “Tích hợp câu hỏi Violet vào bài giảng PowerPoint để tiết học sinh động hơn, hiệu quả hơn” thì kết quả giảng dạy năm học 2019-2020 như sau: Môn Khối lớp Tổng Giỏi % Khá % Tb % Sinh học 7 98 69 70,41 25 25,51 4 4,08 Qua kết quả cuối năm so với cuối năm học trước thì tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng, tỉ lệ học sinh trung bình giảm rõ rệt. Nhiều học sinh tích cực xây dựng bài, số học sinh yêu thích học bộ môn sinh học nhiều hơn. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Việc chuẩn bị bài giảng là việc làm quan trọng của giáo viên, tuy nhiên việc chuẩn bị mẫu vật, tranh ảnh, bảng phụ là không thể thiếu, nhưng nếu việc lợi dụng bảng phụ, tranh ảnh một cách nhàm chán thì kết quả giảng dạy sẽ không cao. Vì vậy việc tạo cho mình một bài giảng sinh động bằng phần mềm Violet là rất cần thiết khi giảng dạy. Đây là phần mềm miễn phí cho giáo viên và được tôi lưu trữ lâu dài, không sợ hư hỏng. Tất cả các tài liệu liên quan đến việc thiết kế bài giảng được tôi lưu trữ một cách an toàn nhất trên Google drive một chức năng lưu trữ miễn phí của google.com. Ta cũng có thể bổ sung hình ảnh, nội dung vào giao diện khi thiết câu hỏi cho học sinh hứng thú hơn trong học tập. Để tải phần mềm Violet 1.9 quý đồng nghiệp vào địa chỉ: https://bom.to/xYJyI8 Hướng dẫn sử dụng chi tiết Violet 1.9 quý đồng nghiệp tham khảo tại: https://bom.to/E27wjH 2. Kiến nghị: Giáo viên phải tự trang bị cho mình một chiếc máy vi tính để soạn bài và tìm kiếm tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy. Giáo viên phải thường xuyên tự học để nâng cao trình độ kiến thức tin học cho bản thân. Nhà trường cũng như cấp trên cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, từ đó chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG Tân Thạnh, ngày 29 tháng 5 năm 2020 NGƯỜI VIẾT Trần Thị Mỹ Hòa XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Đơn vị: Trường TH&THCS TÂN THẠNH PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tính mới: /30 điểm - Tính hiệu quả: /35 điểm - Tính ứng dụng: /20 điểm - Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao: /10 điểm - Hình thức: /05 điểm Tổng điểm: /100 điểm Tân Thạnh, ngày tháng năm 2020 CHỦ TỊCH HĐKH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Đơn vị: Phòng GD-ĐT thị xã Giá Rai PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tính mới: /30 điểm - Tính hiệu quả: /35 điểm - Tính ứng dụng: /20 điểm - Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao: /10 điểm - Hình thức: /05 điểm Tổng điểm: /100 điểm Giá Rai, ngày tháng năm 20 CHỦ TỊCH HĐKH PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN (Theo Quy định được ban hành Quyết định số 9447/QĐ-HĐTĐKT ngày 30/12/2016 của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng thị xã ban hành Quy định Xét công nhận sáng kiến, giải pháp trong công tác hoặc đề tài nghiên cứu) Họ tên người chấm điểm: .. Chức vụ trong Hội đồng: Tên giải pháp/đề tài nghiên cứu: . ................................................................................................................................. Tác giả/nhóm tác giả: .. STT Tiêu chuẩn Tiêu chí Điểm chuẩn 1 Tính mới (30 điểm) Những sáng kiến, giải pháp đưa ra chưa có người nào thực hiện trước đó; những cải tiến, đề xuất mới Ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mới về khoa học – công nghệ, luận điểm, quan điểm mới, những chủ trương, chính sách mới. /20 điểm /10 điểm 2 Tính hiệu quả (35 điểm) Đem lại hiệu quả trong công tác Dễ thực hiện, không tốn kém nhiều chi phí /25 điểm /10 điểm 3 Tính ứng dụng (20 điểm) Có khả năng phổ biến ứng dụng vào thực tiển (tùy theo tỷ lệ đơn vị, cá nhân áp dụng để làm căn cứ tính điểm) /20 điểm 4 Phù hợp với nhiệm vụ được giao (10 điểm) - Nếu phù hợp với nhiệm vụ của cá nhân thì được 10 điểm. - Nếu phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị thì được 5 điểm. - Nếu không phù hợp với nhiệm vụ được giao của cá nhân và đơn vị thì không được tính điểm. /10 điểm 5 Hình thức (5 điểm) Trình bày đúng bố cục; câu văn rõ ràng, dễ hiểu, mạch lạc; từ ngữ sử dụng chính xác. /5 điểm Tổng cộng /100 điểm NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_cau_hoi_tailieu_vao_bai_giang.doc