SKKN Một số giải pháp phòng chống bạo lực học đường góp phần giáo dục toàn diện học sinh trường Trung học Phổ thông Nguyễn Quang Diêu

Tóm tắt nội dung sáng kiến:

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo

lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn

ra trong phạm vi trường học.

Tập thể nhà trường quyết tâm phòng, chống bạo lực học đường nhằm mục đích xây

dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện, học sinh tích cực, cảnh quan sư

phạm nhà trường xanh, sạch, đep, tạo được lòng tin trong PHHS và là điểm đến lý tưởng

của học sinh khi được vào học.

Để đạt được mục đích như vậy, tôi đã thực hiện một số giải pháp sau:

- Thứ nhất: Công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực

học đường.

- Thứ hai: Nhà trường phải xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, quy tắc ứng xử

văn hóa và chuẩn mực đạo đức trong nhà trường.

- Thứ ba: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, thầy cô

mẫu mực.

- Thứ tư: Tăng cường phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn học đường nhằm giáo dục

đạo đức học sinh.

- Thứ năm: Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Nhà trường - Gia đình -

Xã hội trong công tác giáo dục toàn diện học sinh.

- Thứ sáu: Tạo điều kiện cho CB, GV, NV tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nhằm

nâng cao năng lực nhận biết, ứng phó, phòng, chống bạo lực học đường.

- Thứ bảy: Thường xuyên tổ chức kiểm tra, sâu sát các hoạt động của học sinh góp

phần phòng, chống bạo lực học đường.

- Thứ tám: Giải pháp cảm hóa từ trái tim.

pdf63 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 2856 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp phòng chống bạo lực học đường góp phần giáo dục toàn diện học sinh trường Trung học Phổ thông Nguyễn Quang Diêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HUẨN MỰC QUAN HỆ ỨNG XỬ CỦA NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN 
LÝ, NHÂN VIÊN, NGƢỜI LAO ĐỘNG 
Điều 4. Với bản thân 
1. Nắm vững pháp luật, thông thạo nghiệp vụ, bản lĩnh vững vàng, động 
cơ trong sáng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
2. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, 
pháp luật của Nhà nước; kỷ luật, kỷ cương của ngành, của cơ quan, không đến 
muộn về sớm, không làm việc riêng. Trước khi ra về phải kiểm tra tắt, khóa chốt 
các cửa, đảm bảo an toàn trường học. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao 
lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu 
cầu nhiệm vụ được giao. 
3. Sắp xếp bố trí bàn, phòng làm việc, trang trí lớp học khoa học, gọn 
gàng, ngăn nắp, thậm mỹ. 
4. Trang phục gọn gàng phù hợp với môi trường sư phạm, đeo thẻ viên 
chức đúng quy định. Các ngày lễ trang phục theo quy định chung của trường. 
5. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử chuẩn mực, chào hỏi khi gặp nhau. 
6. Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm trong cơ sở giáo 
dục theo quy định của pháp luật; không tham gia tệ nạn xã hội. 
Điều 5. Với học sinh 
1. Tôn trọng nhân cách học sinh, mềm mỏng nhưng cương quyết, triệt để 
khi xử lý các vi phạm của học sinh, không o ép hoặc trù dập học sinh. 
2. Đảm bảo mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, 
Đoàn Thanh niên, Tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường, cha mẹ học sinh 
3. Thân ái, gần gũi, tôn trọng, biết chia sẻ với học sinh. 
4. Biết bình tĩnh, kiềm chế khi xử lý các tình huống trước đồng nghiệp và 
học sinh. 
5. Khách quan, công bằng, minh bạch trong đánh giá, nhận xét, cho điểm, 
xếp loại học sinh. 
6. Làm gương cho học sinh trong lời nói, cử chỉ và việc làm. 
7. Thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ GD-ĐT, UBND Tỉnh về dạy 
thêm - Học thêm. 
Điều 6. Với cấp trên, cấp dƣới, đồng nghiệp. 
1. Ứng xử với cấp trên 
 4 
- Các chỉ đạo, hướng dẫn, nhiệm vụ được phân công phải chấp hành 
nghiêm túc, đúng thời gian. 
- Trung thực, thẳng thắn trong báo cáo, đề xuất tham gia ý kiến đóng góp 
với cấp trên, bảo vệ uy tín danh dự cho cấp trên. Không được lợi dụng việc góp 
ý, phê bình, hoặc đơn thư nặc danh, mạo danh làm tổn hại uy tín của cấp trên. 
- Khi gặp cấp trên phải chào hỏi nghiêm túc, lịch sự. 
2. Ứng xử với cấp dƣới 
- Hướng dẫn cấp dưới tận tình, hòa nhã. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát đánh 
giá việc chấp hành, kỷ cương, kỷ luật, việc thực hiện nhiệm vụ được giao. 
- Gương mẫu cho cấp dưới học tập, noi theo về mọi mặt. Nắm vững tâm 
tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của cấp dưới, chân thành động viên, thông cảm, 
chia sẻ khó khăn vướng mắc trong công việc và cuộc sống của cấp dưới. 
- Không cửa quyền, hách dịch, quan liêu, trù dập, xa rời cấp dưới. 
3. Ứng xử với đồng nghiệp 
- Coi đồng nghiệp như người thân trong gia đình. Thấu hiểu chia sẻ khó 
khăn trong công tác và cuộc sống. 
- Tôn trọng, chân thành, bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp. Không 
ghen ghét, đố kỵ, lôi kéo, bè cánh, phe nhóm gây mất đoàn kết nội bộ. 
- Không suồng sã, nói tục, chửa thề trong giao tiếp, sinh hoạt. 
- Hợp tác giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
Điều 7. Với cơ quan, trƣờng học khác 
1. Với cơ quan 
- Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định, quy chế do cơ quan ban hành. 
- Tham gia đầy đủ các hoạt động do cơ quan tổ chức, thực hiện tốt nhiệm 
vụ phân công. 
2. Với trƣờng học khác 
Hợp tác chân thành, tương trợ, giúp đỡ và học tập lẫn nhau để cùng tiến 
bộ. 
Điều 8. Với ngƣời thân trong gia đình 
1. Có trách nhiệm giáo dục, thuyết phục, vận động mọi người thân trong 
gia đình chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của 
của Nhà nước; không vi phạp pháp luật. 
2. Thực hiện tốt đời sống văn hóa nơi cư trú. Xây dựng gia đình văn hóa, 
hạnh phúc, hòa thuận. 
3. Không để người thân trong gia đình lợi dụng vị trí công việc của mình 
để làm trái quy định. Không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh 
 5 
nhật, tân gia, xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi. Sống có trách nhiệm với gia 
đình. 
Điều 9. Với cha mẹ học sinh 
1. Khi trao đổi với cha mẹ học sinh phải xưng hô phù hợp, ứng xử văn 
hóa công sở. 
2. Khi tiếp cha mẹ học sinh phải tiếp đúng nơi do nhà trường quy định và 
thực hiện văn hóa công sở. 
3. Khi hẹn gặp cha mẹ học sinh trao đổi công việc phải đúng mục đích và 
thời gian, không để cha mẹ học sinh chờ mà không có lý do. 
Điều 10. Với khách đến làm việc, các tổ chức khác và ngƣời nƣớc 
ngoài 
1. Với khách tới làm việc 
- Văn minh, lịch sự khi giao tiếp. Thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói khiêm 
tốn, vui vẻ, bình tĩnh trong mọi tình huống. không to tiếng, hách dịch, nói tục, 
chửi thề, gây căng thẳng, bức xúc cho khách đến làm việc; không cung cấp 
thông tin của nhà trường, của CC-VC trong nhà trường cho người khác biết (trừ 
trường hợp do hiệu trưởng cho phép). 
- Không móc ngoặc, thông đồng, tiếp tay làm trái các quy định để vụ lợi. 
- Phải nhanh chóng, chính xác khi giải quyết công việc. 
- Thấu hiểu, chia sẻ và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn 
tận tình, chu đáo cho khách đến làm việc. 
- Tôn trọng và lắng nghe tiếp thu ý kiến đóng góp của khách đến làm việc. 
2. Với tổ chức khác 
- Thực hiện đúng Điều lệ do tổ chức quy định. 
- Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ do tổ chức phân công. 
3. Với ngƣời nƣớc ngoài 
- Thực hiện đúng quy định của Nhà nước, của ngành về quan hệ, tiếp xúc 
với tổ chức cá nhân nước ngoài. 
- Giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sự, bản sắc văn hóa dân tộc, bảo 
vệ bí mật Nhà nước, bí mật công tác, lợi ích Quốc gia. 
Điều 11. Trong hội họp, sinh hoạt tập thể, trong giao tiếp điện thoại, 
Internet 
1. Ứng xử trong hội họp, sinh hoạt tập thể 
- Phải nắm được nội dung, chủ đề cuộc họp, hội thảo, hội nghị, chuẩn bị 
tài liệu và ý kiến phát biểu. Có mặt trước giờ quy định ít nhất 5 phút để ổn định 
chỗ ngồi và tuân thủ quy định của ban tổ chức điều hành cuộc họp, hội thảo, hội 
nghị. 
 6 
- Trong khi hội họp: 
+ Tắt điện thoại hoặc để chế độ rung. Không sử dụng điện thoại trong thời 
gian cuộc họp diễn ra. Cần thiết thì xin phép người điều hành cuộc họp để sử 
dụng trong thời gian thích hợp. 
+ Giữ trật tự, tập trung theo dõi nghe, ghi chép các nội dung cần thiết, 
không nói chuyện và làm việc riêng, không bỏ về trước, không ra vào, đi lại tùy 
tiện trong phòng hội họp. Phát biểu ý kiến theo điều hành của chủ tọa hoặc ban 
tổ chức. 
+ Kết thúc cuộc hội họp: Để khách mời, lãnh đạo cấp trên ra trước, không 
xô đẩy chen lấn, dọn dẹp lại chỗ ngồi, bàn ghế ngay ngắn xong mới ra về. 
2. Ứng xử trong giao tiếp qua điện thoại, Internet 
- Sử dụng tiết kiệm, chỉ sử dụng điện thoại vào đúng mục đích công việc 
chung của đơn vị, không sử dụng vào công việc riêng. 
- Khi gọi phải chuẩn bị nội dung cần trao đổi (ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể). 
- Khi đầu dây bên kia có người bắt máy thì có lời chào hỏi, xưng tên, chức 
danh, bộ phận làm việc của mình và đề nghị gặp người cần gặp. 
- Trao đổi nội dung đầy đủ, rõ ràng, cụ thể âm lượng vừa đủ nghe, nói 
năng từ tốn, rõ ràng, xưng hô phải phù hợp với đối tượng nghe. 
- Có lời cám ơn, lời chào trước khi kết thúc cuộc gọi. 
- Khi nghe: Sau khi nói “A lô, Tôi xin nghe” cần có lời chào hỏi xưng tên, 
chức danh, bộ phận làm việc của mình. 
+ Nếu người gọi cần gặp người khác hoặc nội dung không thuộc trách 
nhiệm của mình thì chuyển điện thoại hoặc hướng dẫn người khác gọi liên hệ 
đến đúng người, địa chỉ cần gặp. 
+ Có lời cám ơn, lời chào trước khi kết thúc cuộc điện thoại. 
- Sử dụng Internet: Thực hiện nghiêm túc quy định sử dụng Internet của 
nhà trường. 
- Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những 
thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính 
sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục. 
Điều 12. Với môi trƣờng 
1. Nắm vững kiến thức về môi trường, tình hình ô nhiễm môi trường hiện 
nay, có ý thức và hành động tích cực bảo vệ môi trường nơi công tác, nơi công 
cộng và gia đình. 
2. Tham gia trồng và bảo vệ cây xanh, vệ sinh trường lớp, nơi công cộng, 
thu gom rác thải, khai thông cống rãnh, 
3. Thực hiện đúng nội dung về giáo dục môi trường theo quy định của Bộ 
GD&ĐT. 
 7 
4. Tuyên truyền trong bạn bè, người thân, các thành viên trong gia đình, 
cộng đồng về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường. 
Điều 13. Với cộng đồng xã hội 
1. Gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương 
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa 
phương, chịu sự giám sát của tổ chức Đảng, Chính quyền, Đoàn thể và nhân dân 
nơi cư trú, giữ gìn phẩm chất của một người làm công tác giáo dục. 
2. Thực hiện tốt nếp sống văn hóa, quy tắc, quy định văn hóa nơi công 
cộng. 
3. Kinh trọng, lễ phép với người lớn tuổi. Cư xử đúng mực với mọi người. 
Tương trợ giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, khó khăn, sống có tình nghĩa với hàng 
xóm, láng giềng. Giúp đỡ, nhường chỗ cho người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ, người 
tàn tật khi lên xuống xe, tàu, khi qua đường. 
4. Giữ gìn trật tự xã hội, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh nơi công cộng 
và phòng chống các tệ nạn xã hội. 
5. Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, 
cá nhân nơi cư trú. Không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái 
pháp luật. Không có hành vi hoặc làm những việc trái với thuần phong mỹ tục. 
Kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền các thông tin về 
các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân nơi cư trú. 
Chƣơng III 
CHUẨN MỰC ỨNG XỬ VĂN HÓA CỦA HỌC SINH TRONG NHÀ 
TRƢỜNG, GIA ĐÌNH VÀ ỨNG XỬ NƠI CÔNG CỘNG 
Điều 14. Với bản thân ngƣời học 
1. Đi học đúng giờ, chuẩn bị đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập, chú ý 
lắng nghe thầy cô giảng bài, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài và vận 
dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống. 
2. Trang phục đúng quy định trang phục của nhà trường, ngôn ngữ giao 
tiếp phù hợp với đối tượng, ứng xử thân thiện, chia sẻ với mọi người, lắng nghe 
người khác. 
3. Tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động 
nghệ thuật, thể thao ở trường và ở địa phương, có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất 
trường lớp, giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng góp 
phần làm môi trường xanh, sạch, đẹp. 
4. Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các phong trào học tập, tự tin, 
tự trọng, tự chịu trách nhiệm, trung thực, đoàn kết, yêu gia đình, bạn bè và 
những người khác, yêu trường lớp, quê hương, đất nước. 
5. Không gian lận trong kiểm tra, trong giờ học và khu vực trường không 
sử dụng điện thoại. Không nhuộm tóc, sơn móng tay, chân, son phấn, để móng 
tay dài, không đeo trang sức lòe loẹt,khi đến lớp. 
 8 
6. Trong thời gian ngồi nghe giảng trong lớp học đảm bảo tư thế, tác 
phong nghiêm túc, trật tự, tôn trọng thầy giáo, cô giáo và bạn cùng lớp. Không 
làm các cử chỉ như: Vò đầu, gãi tai, ngoáy mũi, quay ngang, quay ngửa, phát 
ngôn tuỳ tiện, nhoài người, gục đầu. 
7. Khi trao đổi, thảo luận về nôi dụng bài giảng đảm bảo thái độ cầu thị, tôn 
trọng ý kiến người khác, không gay gắt, chê bai, mỉa mai những ý kiến khác với ý 
kiến bản thân. 
8. Trước khi kết thúc giờ học đảm bảo tôn trọng thầy, cô giáo, không nôn 
nóng gấp sách vở, rời chỗ ngồi để ra chơi, ra về, đảm bảo trật tự, không xô đẩy 
bàn ghế, giữ vệ sinh chung. 
9. Trong khi giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn đảm bảo từ tốn, có lý 
có tình, không kiêu căng, thách thức, hiếu thắng; biết lắng nghe tích cực và góp 
ý mang tính xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết. 
10. Tuyệt đối không được sử dụng điện thoại trong trong nhà trường khi 
đã bắt đầu giờ học. 
11. Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận 
những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, 
chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường 
giáo dục. 
Điều 15. Với bạn bè 
1. Chào hỏi, xưng hô với bạn bè đảm bảo thân mật, cởi mở, trong sáng; 
không gọi nhau, xưng hô bằng những từ chỉ dành để gọi những người tôn kính 
như ông, bà, cha, mẹ, không gọi tên bạn gắn với tên cha, mẹ, hoặc những 
khiếm khuyết ngoại hình hoặc đặc điểm cá biệt về tính nết; không làm ầm ĩ ảnh 
hưởng đến người xung quanh. 
2. Biết tôn trọng, yêu quý lẫn nhau, biết cảm thông và chia sẻ với những 
bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn. 
3. Biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mình làm điều sai với bạn, biết tha lỗi khi 
bạn làm sai với mình. 
4. Trong học tập biết giúp đỡ, hướng dẫn tận tình các bạn học yếu, chịu 
khó học tập bạn tốt cùng nhau tiến bộ. 
5. Không được giao du với các phần tử xấu, không tụ tập để hút chích, 
đua xe, cờ bạc, tham gia các tệ nạn xã hội. 
6. Quan hệ với bạn khác giới đảm bảo tôn trọng, đúng mực. 
Điều 16. Với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên 
1. Tôn trọng, lễ phép và vâng lời thầy cô, cán bộ quản lý, nhân viên. 
2. Khi gặp thầy cô, nhân viên nhà trương phải chào hỏi lịch sự. 
3. Biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bản thân với thầy giáo, cô giáo và 
ngược lại. 
 9 
4.Tích cực hợp tác với thầy, cô về các hoạt động trong nhà trường. 
5. Khi hỏi, trả lời đảm bảo trật tự trên dưới, câu hỏi và trả lời ngắn gọn, rõ 
ràng, có thưa gửi, cảm ơn. 
Điều 17. Với khách đến làm việc 
1. Văn minh, lịch sự, chào hỏi khi khách đến làm việc. 
2. Khiêm tốn, vui vẻ, tôn trọng và mời khách đến nơi làm việc. 
3. Khi được nhà trường, giáo viên, cán sự lớp giao nhiệm vụ cần có thái 
độ, cử chỉ thân thiện, hợp tác. 
4. Kết thúc nội dung làm việc cần có lời cám ơn và chào khách khi ra về. 
Điều 18. Với gia đình 
1. Lễ phép, kính trọng và vâng lời ông, bà, cha mẹ và người lớn tuổi. 
2. Nhường nhịn, chăm sóc và giúp đỡ em nhỏ. 
3. Tích cực làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ. 
4. Giữ gìn nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. 
5. Cùng chia sẻ khi gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. 
6. Chào hỏi khi đi, về, lúc ăn uống đảm bảo lễ phép. 
Điều 19. Với môi trƣờng 
 1. Nắm vững kiến thức về môi trường, tình hình ô nhiễm môi trường hiện 
nay, có ý thức và hành động tích cực bảo vệ môi trường nơi công cộng và gia 
đình. 
2. Tham gia trồng và bảo vệ cây xanh, vệ sinh trường lớp, nơi công cộng, 
thu gom rác thải, khai thông cống rãnhkhông tùy tiện xả rác, mang đồ ăn thức 
uống đến lớp học; không bò rác trong học bàn gây mất vệ sinh. 
3. Tuyên truyền trong bạn bè, người thân trong gia đình ý thức bảo vệ môi 
trường. 
Điều 20. Với cộng đồng xã hội 
1. Thực hiện tốt nếp sống văn hóa, quy tắc, quy định văn hóa nơi công 
cộng. 
2. Kinh trọng, lễ phép với người lớn tuổi. Cư xử đúng mực với mọi người. 
Tương trợ giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, khó khăn, sống có tình nghĩa với hàng 
xóm, láng giềng. Giúp đỡ, nhường chỗ cho người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ, người 
tàn tật khi lên xuống tàu, xe, khi qua đường. 
3. Giữ gìn trật tự xã hội, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh nơi công cộng 
và phòng chống các tệ nạn xã hội. 
Điều 21. Quy định về xử sự khi phát sinh mâu thuẫn giữa học sinh với 
học sinh 
 10 
Khi phát sinh mâu thuẫn thì yêu cầu mỗi học sinh phải thật sự bình tĩnh và 
có thái độ tôn trọng bạn, đồng thời chủ động vui vẻ xin lỗi bạn dù rằng mình 
không phải là người gây ra lỗi đó; 
Thẳng thắn trao đổi với bạn về các vấn đề dẫn đến mâu thuẫn để hai bên 
cùng giải quyết trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng sự thật và tha thứ 
cho nhau; 
Nếu mâu thuẫn không thể tự giải quyết được thì học sinh có thể liên hệ 
với các bộ phận có trách nhiệm (GVCN, Đoàn Thanh niên, Ban thi đua, Tổ tư 
vấn tâm lý học đường, BGH) để có hướng giải quyết thỏa đáng. 
Nghiêm cấm việc tự ý giải quyết mâu thuẫn, lợi dụng mâu thuẫn để gây 
gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường; kéo băng, kết nhóm, thuê người để 
thực hiện các hành vi trả thù bạn vì những mâu thuẫn đã xảy ra. 
Điều 22. Đối với thực hiện an toàn giao thông 
- Ứng xử “Văn hoá giao thông” cần đạt các tiêu chí cơ bản sau: 
+ Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật, tự giác và chấp hành 
nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông 
đường bộ, đường thuỷ. 
+ Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng 
đồng; tôn trọng nhường nhịn, giúp đỡ người khác. 
+ Có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông; 
chấp hành qui định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông. 
- Khi tham gia giao thông cần thể hiện được sự văn hoá của mình: 
+ Khi tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi 
đúng phần đường, làn đường; tuân thủ qui định về tốc độ, không phóng nhanh, 
vượt ẩu; dừng đỗ đúng qui định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe 
đạp điện; không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. 
+ Chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, tuân thủ 
hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. 
+ Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông 
cả khi không có lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát trên đường. 
+ Thực hiện các qui định, nội qui tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các 
phương tiện giao thông công cộng. 
Điều 23. Ở trong lớp học 
1. Ứng xử trong thời gian vào và ngồi trong lớp học đảm bảo nghiêm túc 
tôn trọng thầy cô giáo và bạn bè cùng lớp: 
- Thực hiện tốt nội quy lớp học đã được tập thể lớp xây dựng. 
- Khi thầy, cô bước vào lớp, cả lớp đứng dậy nghiêm trang chào thầy, cô. 
 11 
- Không làm các cử chỉ như: vò đầu, gãi tai, ngoáy mũi, quay ngang, 
ngửa, phát ngôn tùy tiện, nói leo, nhoài người, gục đầu, nghịch bút, bắn giấy, 
viết vẽ lên bàn, tường.. 
- Không sử dụng phương tiện liên lạc cá nhân như: máy nghe nhạc, điện 
thoại 
- Không mang đồ ăn, thức uống vào lớp học làm mất vệ sinh và ảnh 
hưởng người khác. 
2. Ứng xử khi cần mượn, trả đồ dùng học tập đảm bảo thái độ nghiêm túc, 
lời nói nhẹ nhàng và bảo quản tốt, không làm ảnh hưởng tới giờ học. 
3. Ứng xử khi trao đổi, thảo luận nội dung bài giảng đảm bảo thái độ cầu 
thị, tôn trọng ý kiến người khác, không gay gắt chê bai, mỉa mai ý kiến khác với 
ý kiến bản thân. 
4. Ứng xử trước khi kết thúc giờ học đảm bảo tôn trọng thầy, cô giáo: 
- Không nôn nóng gấp sách vở, rời chỗ ngồi, không tắt đèn, quạt điện, 
đóng cửa để ra chơi, ra về. 
- Cả lớp phải đứng dậy chào thầy, cô khi hết giờ thầy cô cho nghỉ. 
- Đảm bảo trật tự không xô đẩy, leo trèo lên bàn ghế, giữ vệ sinh chung. 
5. Ứng xử khi bản thân bị ốm đau đột xuất đảm bảo kín đáo, tế nhị, hạn 
chế làm ảnh hưởng đến mọi người; đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân và tránh lây lan 
bệnh cho người khác. 
Chƣơng IV 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
Điều 24. Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trƣờng 
 Có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại quy tắc này. 
 Có trách nhiệm vận động các đồng nghiệp thực hiện đúng các quy định 
tại Quy tắc này; khi phát hiện cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh của nhà 
trường vi phạm Quy tắc này phải kịp thời góp ý để họ sửa đổi, đồng thời phản 
ảnh với lãnh đạo 
Điều 25. Trách nhiệm của lãnh đạo nhà trƣờng 
 Quán triệt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Qui tắc này, làm căn cứ để đánh 
giá, xếp loại cán bộ, giảng viên, nhân viên, học sinh. 
 Công khai Qui tắc này trên Website của trường. 
 Kiểm tra giám sát việc thực hiện Qui tắc này của cán bộ, giáo viên, nhân 
viên, học sinh. Phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm đối với cán bộ, giáo 
viên, nhân viên của trường. 
Điều 10. Hiệu lực thi hành 
Quy tắc này được được ban hành thay cho các quy định trước đây về quy 
tắc ứng xử văn hoá của học sinh và có hiệu lực từ ngày ký quyết định ban hành. 
 12 
Trong trường hợp có sự thay đổi, điều chỉnh qui định thì sẽ được rà soát 
bổ sung hàng năm vào đầu năm học cho phù hợp với văn hóa dân tộc và yêu cầu 
đạo đức xã hội theo hướng tích cực và phát triển. Mọi sự thay đổi được ban lãnh 
đạo của trường thông qua và Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quyết định thực 
hiện./. 
 KT. HIỆU TRƢỞNG 
PHÓ HIỆU TRƢỞNG 
Nguyễn Văn Thịnh 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_phong_chong_bao_luc_hoc_duong_gop_phan.pdf
Sáng Kiến Liên Quan