Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức một số chủ đề giáo dục STEM gắn với bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn Công nghệ 10
1.1 Tìm hiểu đôi nét về giáo dục STEM.
1.1.1 Khái niệm STEM và giáo dục STEM
Theo Wikipedia thì thuật ngữ STEM là chữ viết tắt bằng tiếng Anh để chỉ các
ngành khoa học về Science (Khoa học), Technology ( Công nghệ), Engineering ( Kĩ
thuật) và Mathematics (Toán). Có nhiều định nghĩa về STEM như: “ STEM là cách
hiểu về thế giới tự nhiên và con người nhằm nâng cao chất lượng của cuộc sống con
người” hay “ STEM là sử dụng những bằng chứng và kĩ thuật toán học để hiểu về
thế giới tự nhiên và con người nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người”
Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành, liên môn học trong một
chương trình đào tạo với các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học.
1.1.2. Một số đặc điểm của giáo dục STEM
Theo các nhà khoa học giáo dục thì giáo dục STEM có một số đặc điểm như
sau:
- Tập trung vào tích hợp: Giáo dục STEM sẽ tập trung vào tích hợp rất nhiều
các môn học khác nhau, nhiều phương pháp và hình thức tổ chức. Bên cạnh đó có
bổ sung thêm rất nhiều yếu tố khác như nghệ thuật, xã hội văn học
- Gắn liền với thực tiễn: Giáo dục STEM không thiên về lí thuyết mà thiên về
thực hành, vận dụng và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Thông qua giáo dục
STEM HS sẽ được rèn luyện và phát triển các năng lực trong cuộc sống.
- Rèn luyện và phát triển được rất nhiều kĩ năng cho HS: Nhiều kĩ năng sẽ được
rèn luyện và phát triển, đặc biệt là những kĩ năng của thời đại mới như kĩ năng tư
duy phản biện, kĩ năng sáng tạo
- HS được rèn luyện vượt lên chính mình: Trong quá trình thực hiện các dự án
thì đòi hỏi HS phải nỗ lực rất nhiều trong việc tiếp cận kiến thức liên quan, đồng
thời vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
1.1.3. Vai trò của dạy học STEM
Khi thực hiện các chủ đề giáo dục STEM thì HS được hình thành và rèn luyện
kiến thức, kĩ năng thông qua các đề tài, các bài học theo chủ đề gắn liền với thực
tiễn cuộc sống
.2. Hoạt động 2: Đề xuất và lựa chọn các giải pháp tốt nhất A. Mục tiêu - HS trình bày ý tưởng của cá nhân và lựa chọn được ý tưởng tốt nhất của mình - HS thảo luận lựa chọn ý tưởng tốt nhất về mô hình chống xói mòn đất B. Nội dung hoạt động - HS đề xuất và lựa chọn ý tưởng tốt nhất - GV định hướng cho từng nhóm thiết kế mô hình theo lựa chọn của mình - HS thực hiện và hoàn thành bài báo cáo của nhóm C. Dự kiến sản phẩm cần đạt - Bài báo cáo của nhóm thể hiện được các số liệu và hình ảnh phác hoạ của mô hình D. Tiến trình tổ chức dạy học Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đề xuất phương án thiết kế mô hình chống xói mòn đất GV yêu cầu HS đề xuất phương án thiết kế mô hình chống xói mòn đất + Dự kiến nguyên vật liệu + Dự kiến quy trình thực hiện - HS đề xuất ý tưởng tốt nhất của mình - Các nhóm HS thảo luận, lựa chọn thiết kế tốt nhất - Thực hiện trên giấy A0 hoặc trình chiếu 31 Thảo luận góp ý GV yêu cầu HS của từng nhóm bổ sung, chỉnh sửa giải pháp của nhóm mình đồng thời nhận xét và góp ý nhóm khác. GV góp ý bổ sung, chỉnh sửa cho từng nhóm - HS lắng nghe, ghi nhận lại góp ý của cả lớp và GV Tổng kết – Dặn dò - Dặn dò HS tiếp tục hoàn thiện phương án thiết kế - Thông báo cho HS mang sản phẩm để trình bày cho tiết học sau - Tổng kết , ghi nhận lại các ý kiến - Thảo luận, phân công nhiệm vụ tiếp theo HS các nhóm hoàn thành thiết kế dự kiến HS các nhóm báo cáo dự kiến thiết kế mô hình Bản báo cáo thiết kế dự kiến của một số nhóm 4.3. Hoạt động 3: Chế tạo sản phẩm thử nghiệm 32 Thực hành chế tạo mô hình “Các biện pháp chống xói mòn đất” – Tại nhà - trong thời gian 1 tuần A. Mục tiêu - Các nhóm HS thiết kế mô hình Các biện pháp chống xói mòn đất tại nhà B. Nội dung hoạt động - HS tìm kiếm các nguyên vật liệu để thiết kế mô hình Các biện pháp chống xới mòn đất theo như kế hoạch - Chuẩn bị và hoàn thành bài báo cáo cá nhân và bài báo cáo theo nhóm C. Dự kiến sản phẩm cần đạt - Mô hình Các biện pháp chống xói mòn đất D. Tiến trình dạy học cụ thể Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thực hành thiết kế mô hình Các biện pháp chống xói mòn đất GV hỗ trợ khi HS có thắc mắc HS tìm kiếm nguyên vật liệu để làm dụng cụ HS thiết kế mô hình Hoàn thành bản báo cáo cá nhân, báo cáo theo nhóm 4.4. Hoạt động 4: Báo cáo sản phẩm – Chỉnh sửa thiết kế cho phù hợp Báo cáo theo nhóm quy trình thực hiện dự án Mô hình Các biện pháp chống xói mòn đất – 45 phút A. Mục tiêu - HS báo cáo quá trình thực hiện thiết kế mô hình - HS rút ra được những ưu, nhược điểm của các mô hình này trong thực tế B. Dự kiến sản phẩm cần đạt - Mô hình Các biện pháp chống xói mòn đất hoàn chỉnh C. Tiến trình tổ chức cụ thể Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Báo cáo sản phẩm thử nghiệm - Yêu cầu các nhóm báo cáo sản phẩm - HS giới thiệu và báo cáo sản phẩm của nhóm - HS khác tập trung lắng nghe, ghi chép 33 Thảo luận – Góp ý – Đánh giá Yêu cầu HS các nhóm nhận xét góp ý cho sản phẩm các nhóm khác - Nhận xét, góp ý về báo cáo các nhóm - Lắng nghe, ghi nhận các nhận xét Chỉnh sửa bản thiết kế GV đánh giá, chỉnh sửa các sản phẩm của các nhóm GV nhấn mạnh những lỗi thường gặp khi HS thực hiện dự án này như: không tính toán kích thước phù hợp, - Chỉnh sửa lại bản thiết kế phù hợp nhất Tổng kết đánh giá dự án của lớp - GV đánh giá các nhóm và cả lớp, rút ra kinh nghiệm - HS đánh giá cá nhân lẫn nhau và hoàn thành Phiếu hoạt động cá nhân - HS rút kinh nghiệm: chỉ ra sai sót, phát hiện các ý tưởng hay để chỉnh sửa dự án và phát triển dự án ở mức độ cao hơn Hình ảnh hoạt động một số nhóm và sản phẩm Báo cáo Mô hình Trồng cây theo luống Sau chỉnh sửa thành Mô hình Trồng cây theo luống có rãnh ( ví dụ đồi chè) 34 Báo cáo mô hình Xây tường chắn Mô hình Xây tường chắn - sau khi được điều chỉnh thiết kế Mô hình Ruộng bậc thang Mô hình Trồng cây thân gỗ chống lở đất 2.3. Chủ đề 3: Phân bón từ rác thải hữu cơ I. Tên chủ đề: Phân bón từ rác thải hữu cơ II. Lí do chọn đề tài: Phân hữu cơ có vai trò cải thiện tính chất đất thông qua tăng cường chất mùn giúp cho đất trồng tơi xốp, giữ ẩm tốt, cải thiện độ pH, tăng cường dinh dưỡng cho đất, đồng thời giúp cho các vi sinh vật trong đất hoạt động tốt hơn. Có nhiều loại 35 phân hữu cơ, người dân có thể tự tạo ra nguồn phân từ các nguyên liệu như phân chuồng, phân bắc, rác thải hữu cơ, Khi giáo dục cho HS làm phân hữu cơ từ rác thải hữu cơ thì sẽ giúp HS biết cách tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ tiền có sẵn để làm, đồng thời với giảm chi phí mua phân bón thì có thể giúp bảo vệ tốt cho môi trường ( khi giảm lượng rác thải ra môi trường). Việc làm này không phải là chỉ gói gọn trong chương trình này mà sẽ giúp cho HS thành thạo trong việc tận dụng nguồn chất thải hữu cơ luôn có hàng ngày để biến thành phân bón có ích. HS vùng trường đóng chủ yếu là con em nông thôn nên nhu cầu về phân bón hữu cơ rất nhiều. Mặt khác nguồn nguyên liệu cũng rất phong phú( như từ rác thải nhà bếp, phân chuồng..), nếu không xử lí tốt thì rất gây ô nhiễm môi trường và lãng phí một nguồn nguyên liệu vừa dễ tìm và chi phí cũng thấp, phù hợp với tất cả các HS. III. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm, tinh chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng - Trình bày được một số ứng dụng của vi sinh vật trong quá trình sản xuất và sử dụng phân hữu cơ - Biết tận dụng các nguồn nguyên liệu dễ tìm như phụ phế phẩm nhà bếp, phân chuồng, lá cây rụng để xử lí thành phân hữu cơ. - Biết sử dụng phân hữu cơ trong trồng trọt vào từng thời điểm, giai đoạn khác nhau của cây - Hiểu được giá trị kinh tế thu được từ dự án đồng thời biết được giá trị về bảo vệ môi trường khi thực hiện dự án. 2. Kĩ năng - Đọc, thu thập thông tin từ tài liệu - Lập kế hoạch, tiến hành tạo phân hữu cơ từ nguyên liệu đơn giản dễ tìm - Hợp tác nhóm để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ học tập - Tính toán được chi phí và giá trị kinh tế khi thực hiện dự án - Rèn luyện kĩ năng trình bày, bảo vệ được ý kiến cá nhân nhưng đồng thời biết lắng nghe, nhận xét và phát hiện được ý kiến của người khác. - Tự đánh giá được quá trình làm việc của cá nhân và các nhóm 3. Thái độ - Có tinh thần trách nhiệm tìm kiếm thông tin, chủ động thực hiện các nhiệm vụ. 36 - Hoà đồng, trách nhiệm và giúp đỡ nhau trong công việc - Yêu thích việc học, thích khám phá tìm tòi và nghiên cứu khoa học - Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường 4. Năng lực hình thành - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn - Năng lực thuộc lĩnh vực STEM IV. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Xác định vấn đề và nghiên cứu kiến thức liên quan A. Mục tiêu - Tìm hiểu về đặc điểm của một số phân bón thông thường, đặc biệt là phân hữu cơ - Biết rõ vai trò của các chế phẩm sinh học trong phân hữu cơ đối với cây trồng và môi trường - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để ủ phân và cách sử dụng phân hữu cơ từ nguyên liệu hữu cơ - Tạo hứng thú, đam mê khám phá và tạo ra các dụng cụ để ủ phân từ các dụng cụ tái chế nhằm tiết kiệm chi phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. B. Nội dung hoạt động - HS đề xuất các ý tưởng mà có thể giải quyết được vấn đề mà GV đưa ra - GV đưa ra các tiêu chí phân hữu cơ sau khi hoàn thành - GV và HS thống nhất với nhau về tiến trình dự án C. Dự kiến sản phẩm cần đạt - Phiếu học tập thể hiện rõ những nội dung GV yêu cầu D. Tiến trình tổ chức cụ thể Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đặt vấn đề - GV đặt vấn đề và thông báo cho HS các nội dung cần nghiên cứu trong chủ đề này. - Thực vật hấp thụ dinh dưỡng từ 2 nguồn thức ăn chính là quang hợp và hấp thụ qua bộ rễ - HS theo dõi các hình ảnh về nguồn dinh dưỡng của cây và một số loại phân bón 37 - Các loại phân bón có vai trò rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây Phân tích tình huống, các vấn đề cần giải quyết - Yêu cầu các nhóm HS lên trình bày kết quả hoàn thành PHT số 1 đã hoàn thành ở nhà - GV yêu cầu HS các nhóm nhận xét nhóm mình và nhóm khác. - GV chiếu hình ảnh về các loại phân hữu cơ thường được sử dụng tại các hộ gia đình. Đồng thời yêu cầu HS đưa ra các phương án sản xuất, xử lí các nguồn nguyên liệu để biến thành phân hữu cơ có ích và hiệu quả sử dụng cao - GV giới thiệu về vai trò của vi sinh vật có ích trong quá trình sản xuất và xử lí phân hữu cơ - Đại diện các nhóm trình bày PHT - HS các nhóm theo dõi và nhận xét theo yêu cầu của GV - HS lần lượt đưa ra các biện pháp mà các em được thấy hoặc đã làm tại nhà. Mỗi biện pháp đó HS cần chỉ rõ về ưu điểm, nhược điểm của chúng. Thống nhất tiến trình thực hiện dự án - GV thông báo tiến trình thự hiện dự án để HS tham khảo. - Thống nhất thời gian thực hiện: có thể thực hiện tại nhà và tại trường: + Thực hiện tại trường: để làm minh hoạ đồng thời sử dụng phân đó để trồng hoa, cây cảnh trong khuôn viên nhà trường + Thực hiện tại nhà để tạo phân hữu cơ trồng trọt - HS nhận tiến trình thực hiện dự án tham khảo -HS thảo luận thống nhất thời gian và quá trình thực hiện: + Ở trường: làm theo nhóm để minh hoạ và để được góp ý bổ sung + Ở nhà: tự làm cá nhân hoặc theo nhóm PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 ( sử dụng cho tiết 1) 1. Em hãy cho biết các loại phân bón mà nông dân thường dùng? 2. Tại sao các loại: đạm, lân, kali được gọi là phân hoá học? Phân hữu cơ là phân như thế nào? 3. Phân biệt phân hữu cơ và phân vô cơ về các nội dung sau Phân hữu cơ Phân vô cơ 38 Thành phần hoá học Khả năng hấp thụ của cây Vai trò Ưu điểm Nhược điểm 4. Nghiên cứu vai trò của vi sinh vật có lợi có trong phân hữu cơ. Tìm hiểu một số chế phẩm chứa vi sinh vật có lợi dùng để xử lí phân hữu cơ. 4.2. Hoạt động 2: Đề xuất và lựa chọn các giải pháp tốt nhất A. Mục tiêu - HS biết đề xuất các phương án thiết kế, mô tả được dụng cụ, nguyên liệu để sản xuất, xử lí rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ. - Trình bày được quy trình xử lí rác thải thành phân hữu cơ - Biết cách sử dụng các chế phẩm chứa vi sinh vật có lợi để tăng nhanh quá trình xử lí phân làm tăng nhanh quá trình chuyển hoá, nâng cao chất lượng phân bón đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường. B. Nội dung hoạt động - HS đề xuất các giải pháp để thiết kế dụng cụ và quy trình các bước thực hiện để xử lí rác thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ. - GV định hướng HS thiết kế dụng cụ và quy trình thực hiện. - HS thảo luận và lựa chọn giải pháp tốt nhất. C. Dự kiến sản phẩm cần đạt - Phiếu báo cáo kết quả thiết kế dụng cụ và quy trình xử lí rác thải thành phân bón hữu cơ - Bản thiết kế dụng cụ, quy trình xử lí rác thải thành phân bón hữu cơ. D. Tiến trình tổ chức cụ thể Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đề xuất phương án thiết kế dụng cụ, quy trình xử lí rác thải GV yêu cầu HS đề xuất phương án xử lí rác thải thành phân hữu cơ + Dự kiến nguyên vật liệu + Dự kiến quy trình - Các nhóm báo cáo PHT số 2 - Các nhóm HS đề xuất bản thiết kế và quy trình: - Thực hiện trên giấy A0 hoặc trình chiếu 39 thành phân hữu cơ Thảo luận góp ý GV yêu cầu HS của từng nhóm bổ sung, chỉnh sửa giải pháp của nhóm mình đồng thời nhận xét và góp ý nhóm khác. GV góp ý bổ sung, chỉnh sửa cho từng nhóm - HS lắng nghe, ghi nhận lại góp ý của cả lớp và GV Tổng kết – Dặn dò - Dặn dò HS tiếp tục hoàn thiện phương án thiết kế - Thông báo cho HS mang sản phẩm để trình bày cho tiết học sau - Tổng kết , ghi nhận lại các ý kiến - Thảo luận, phân công nhiệm vụ tiếp theo PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2( sử dụng cho tiết 2) BẢN THIẾT KẾ DỤNG CỤ - QUY TRÌNH XỬ LÍ RÁC THẢI THÀNH PHÂN HỮU CƠ HS làm rõ các nội dung sau và thảo luận với nhóm để thống nhất Dụng cụ xử lí rác thải thành phân hữu cơ Quy trình xử lí rác thải thành phân hữu cơ 1. Vật liệu được nhóm sử dụng là gì? 2. Chế phẩm sinh học chứa vi sinh vật có lợi nhóm sử dụng là gì? Thành phần và cách sử dụng như thế nào? 3. Chi phí ước tính hết bao nhiêu? 4. Giá trị về kinh tế, môi trường thu được như thế nào? 1. Các bước dự kiến như thế nào? 2. Dự kiến sản phẩm thu được theo cảm quan có đặc điểm như thế nào? 3. Dự kiến thời gian thực hiện bao lâu? 4. Sản phẩm tạo ra được đưa vào sản xuất, trồng trọt như thế nào? 4.3. Hoạt động 3: Chế tạo sản phẩm thử nghiệm Thực hành xử lí rác thải thành phân bón hữu cơ A. Mục tiêu - Các nhóm HS thiết kế dụng cụ và thực hiện quy trình xử lí rác thải thành phân bón hữu cơ tại gia đình - Mỗi một nhóm có thể thực hiện nhiều phương án thiết kế khác nhau phù hợp với điều kiện gia đình mình. B. Nội dung hoạt động 40 - HS tìm kiếm nguyên vật liệu để thiết kế các dụng cụ xử lí rác thải thành phân hữu cơ. - HS mang thành phẩm ra sử dụng thử nghiệm trên các khu vườn/ cánh đồng của gia đình để kiểm chứng về những ưu nhược điểm và giá trị mang lại của dự án. - HS chụp ảnh và quay video quá trình thực hiện dự án. - HS hoàn thành bài báo cáo của cá nhân để GV có bằng chứng minh hoạ quá trình thực hiện dự án C. Dự kiến sản phẩm cần đạt - Dụng cụ và nguyên vật liệu được làm từ các nguyên vật liệu dễ tìm, tận dụng càng tốt, chi phí thấp - Có hình ảnh và video ghi lại quá trình làm việc của nhóm và cá nhân - Bài báo cáo cá nhân thể hiện rõ những hoạt động cá nhân và nhóm D. Tiến trình tổ chức cụ thể Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thực hành chế tạo dụng cụ và thực hiện quy trình xử lí rác thải thành phân hữu cơ GV hỗ trợ khi HS có thắc mắc GV lưu ý HS lựa chọn biện pháp phù hợp với điều kiện gia đình. HS tìm kiếm nguyên vật liệu để làm dụng cụ HS xử lí rác thải thành phân hữu cơ Quay lại quá trình thực hiện 4.4. Hoạt động 4: Báo cáo sản phẩm A. Mục tiêu - HS các nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm mình B. Nội dung hoạt động - HS các nhóm báo cáo các bước thực hiện dự án thông qua các hình ảnh và video ghi lại quá trình thực hiện của nhóm. - HS các nhóm thảo luận đánh giá - GV nhận xét, đánh giá - HS thực hiện dự án tại trường để tạo nguồn phân hữu cơ bón cho hoa, cây cảnh tại trường từ các nguyên liệu do các nhóm HS tình nguyện mang đến để trồng cây nhưng chưa được xử lí. C. Dự kiến sản phẩm cần đạt - Dụng cụ và quy trình được hoàn thiện phù hợp nhất - HS biết cách sử dụng sản phẩm để trồng trọt tại gia đình 41 - HS biết đánh giá được chất lượng của phân hữu cơ sau khi xử lí có sử dụng men vi sinh có lợi. D. Tiến trình tổ chức cụ thể Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Báo cáo sản phẩm thử nghiệm - Yêu cầu các nhóm báo cáo sản phẩm - HS báo cáo sản phẩm của nhóm Thảo luận – Góp ý – Đánh giá Yêu cầu HS các nhóm nhận xét góp ý cho sản phẩm các nhóm khác - Nhận xét, góp ý về báo cáo các nhóm - Lắng nghe, ghi nhận các nhận xét Chỉnh sửa bản thiết kế GV đánh giá, chỉnh sửa các sản phẩm của các nhóm - Thảo luận để chỉnh sửa lại bản thiết kế và quy trình phù hợp nhất Tổng kết đánh giá dự án của lớp GV theo dõi ghi chép hàng tuần của các nhóm và kiểm tra sản phẩm của các nhóm một cách thường xuyên - GV đánh giá các nhóm và cả lớp, rút ra kinh nghiệm - HS đánh giá cá nhân lẫn nhau - HS rút kinh nghiệm: chỉ ra sai sót, phát hiện các ý tưởng hay để chỉnh sửa dự án và phát triển dự án ở mức độ cao hơn Áp dụng thực tiễn sau dự án GV yêu cầu HS tiếp tục thực hiện dự án ở tại gia đình mọi lúc để tận dụng nguồn nguyên liệu rác thải sẵn có để xử lí thành phân bón hữu cơ bón cho cây trong vườn hay trên đồng nhằm mang lại giá trị kinh tế cũng như giá trị bảo vệ môi trường to lớn HS tiếp tục thực hiện dự án tại nhà. Một số hình ảnh thể hiện các hoạt động của các nhóm HS trong quá trình thực hiện đề tài: 42 HS làm thực hành xử lí rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ có sử dụng nấm Tricodecma trong thùng xốp HS gửi hình ảnh báo cáo sản phẩm làm phân hữu cơ từ rác thải trong chai nhựa có chọc lỗ dưới đáy để dịch có chứa dinh dưỡng ngấm ra từ từ cung cấp các chất cho cây tại nhà. 43 HS gửi báo cáo hình ảnh sử dụng men vi sinh ( Nấm tricodecma) để xử lí phân chuồng tại gia đình Sản phẩm sau một thời gian xử lí HS dùng để trồng trọt tại gia đình ( nhà bà Nguyễn Thị Oanh – xã Đại Đồng – Thanh Chương) - Một luống được bón phân chưa qua xử lí - Một luống được bón phân qua xử lí 44 Gieo hạt giống rau Và đây là sản phẩm GV hướng dẫn HS áp dụng kiến thức đã học để giúp đoàn trường xử lí phân chuồng và rác thải hữu cơ ( do các HS tình nguyện mang đến) để tạo phân hữu cơ bón cho các cây trong khuôn viên trường. 45 HS làm sạch môi trường sau các giờ thực hành tại vườn trường. 46 C. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Mục đích thực nghiệm sư phạm - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính hiệu quả, khả thi của đề tài 2. Nội dung thực hiện - Đề tài được manh nha nghiên cứu lí thuyết từ năm học 2019 – 2020 nhưng sau đó bị dừng lại do ảnh hưởng của các đợt nghỉ học do Covid 19. Đầu năm học 2020 – 2021 tôi liên tục thực hiện đề tài tại trường và tại địa phương. Tôi đã tiến hành thực hiện thiết kế và tổ chức các chủ đề STEM ở một số bài cụ thể như sau: TT Tên chủ đề Thời lượng Nơi thực hiện 1 Mô hình chứng minh chống xói mòn đất. 3 tiết THPT Đặng Thúc Hứa 2 Trồng cây thuỷ canh 3 tiết + đang thực hiện THPT Đặng Thúc Hứa + nhà HS 3 Xử lí rác thải thành phân hữu cơ 3 tiết THPT Đặng Thúc Hứa THPT Nguyễn Cảnh Chân + nhà HS 4 Chế phẩm trừ sâu từ thiên nhiên 3 tiết THPT Đặng Thúc Hứa + nhà HS HS THPT Nguyễn Cảnh Chân, TTGDTX 5 Nhút Thanh Chương Đang thực hiện 6 Sữa chua mát lành Đang thực hiện - Các hình thức đánh giá: - Dựa theo các phiếu đánh giá cá nhân và nhóm khi thực hiện trong từng chủ đề - Dựa vào kết quả của các bài kiểm tra: trắc nghiệm, vấn đáp 3. Đối tượng thực nghiệm - Chúng tôi đã thực nghiệm trên một số lớp HS khối 10 4. Kết quả thực nghiệm - Để có sự so sánh về mức độ thu nhận kiến thức của HS giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi đã tiến hành cho HS làm một bài kiểm tra sau mỗi tiết học. Và kết quả thu được như sau: 47 * Ở chủ đề: Phân bón Kết quả Lớp 10H (Đối chứng) Sĩ số HS: 40 Lớp 10E(Thực nghiệm) Sí số HS: 42 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Giỏi 6 15 10 23,8 Khá 16 40 19 45,2 Trung bình 12 30 9 21,4 Yếu 6 15 4 9,5 Kém 0 0 0 0 * Ở chủ đề: Bảo vệ cây trồng Kết quả Lớp 10C (Đối chứng) Sĩ số HS: 40 Lớp 10G (Thực nghiệm) Sĩ số HS: 44 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Giỏi 5 12,5 11 25 Khá 15 37,5 18 40,9 Trung bình 17 42,5 13 29,5 Yếu 3 7,5 2 5 Kém 0 0 0 0 Như vậy qua các bài kiểm tra nhận thức ở các nhóm lớp ( đối chứng và thực nghiệm) thì chúng tôi thấy rằng việc tổ chức dạy học bằng chủ đề giáo STEM đã đem lại hiệu quả khả quan. 48 PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ quá trình và kết quả nghiên cứu tôi rút ra một số kết luận như sau: - Dạy học theo chủ đề giáo dục STEM giúp HS rèn luyện và phát triển được nhiều năng lực, góp phần không nhỏ để nâng cao hiệu quả giáo dục. - Dạy học theo chủ đề giáo dục STEM - Việc dạy học theo định hướng STEM gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều nguyên nhân: GV chưa chịu khó nghiên cứu, đầu tư, cơ sở vật chất dạy học còn thiếu thốn, cần nhiều thời gian và kinh phí để thực hiện, - Đây là một hình thức dạy học đòi hỏi sự quan tâm, phối hợp, giúp đỡ của nhà trường, địa phương và các tổ chức trong xã hội. Do vậy việc kêu gọi các nguồn lực bên ngoài sẽ làm tăng hiệu quả giáo dục cao hơn. 2. Kiến nghị - Để dạy học theo các chủ đề giáo dục STEM hiệu quả thì đòi hỏi cấp trên liên quan có các hưỡng dẫn cụ thể, đầu tư về mặt cơ sở vật chất nhiều hơn nữa Thanh chương ngày 05/3/2021 Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai 49
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_to_chuc_mot_so_chu_de_giao.pdf