Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng E-Learning từ bài giảng điện tử

Bài giảng trình chiếu dạng PowerPoint chỉ là một bài giảng truyền thống có sự hỗ trợ của máy vi tính, máy chiếu Projector và một số thiết bị điện tử khác. Trong khi đó, đối với một bài giảng E-learning thì tất cả các học liệu phải được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn quốc tế về E-learning là AICC, SCORM 1.2, hoặc SCORM 2004 để xuất lên hệ thống đào tạo trực tuyến. Giải pháp tạm thời cho vấn đề này là người soạn có thể cài đặt bổ sung phần mềm Adobe Presenter. Adobe Presenter sẽ giúp chuyển đổi các bài trình chiếu PowerPoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh, có thể câu hỏi tương tác và khảo sát, tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình, và tạo mô phỏng một cách chuyên nghiệp; trở thành một bài giảng điện tử tương thích với các chuẩn quốc tế đã nêu trên. Xét về mặt lâu dài, người giáo viên, giảng viên cần phải làm quen kịp thời với các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử E-learning tiện lợi hơn như Violet, Lecture Maker, Microsoft Producer

Đặc trưng của lớp học theo kiểu E-learning là người học không giao lưu, tương tác trực tiếp với các thành viên khác cũng như với người dạy nên đương nhiên có thể có tâm lý nhàm chán, nản chí nếu bài giảng chỉ cũng cấp đơn thuần nội dung dưới dạng text. Bài giảng nên được minh họa kèm theo bởi các hình ảnh, tranh vẽ, các video clip. Người soạn phải lường trước những vấn đề mà người học sẽ thắc mắc. Từ đó lồng ghép sau mỗi nội dung quan trọng các câu hỏi trắc nghiệm. Các câu hỏi có phương án trả lời không nên quá đơn giản, phải đủ lắt léo và đủ khó khiến người học phải động não nhớ lại những gì vừa học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3939 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng E-Learning từ bài giảng điện tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Mã số: ..........
Kính gửi: 
Tác giả sáng kiến: “Thiết kế bài giảng E-learning từ bài giảng điện tử”
Đơn vị: Trường THCS An Thủy 
Số TT
Họ tên tác giả
Ngày sinh
Nơi công tác
Chức vụ
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
Ký tên
01
Trần Ngọc Hòa
08/10/1981
Trường THCS
 An Thủy
Giáo viên
Sư phạm Tiếng Anh
100%
I. Đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Thiết kế bài giảng E-learning từ bài giảng điện tử”
Lĩnh vực áp dụng: giảng dạy Tiếng Anh lớp 7.
II. Mô tả giải pháp:
1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
Bài giảng trình chiếu dạng PowerPoint chỉ là một bài giảng truyền thống có sự hỗ trợ của máy vi tính, máy chiếu Projector và một số thiết bị điện tử khác. Trong khi đó, đối với một bài giảng E-learning thì tất cả các học liệu phải được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn quốc tế về E-learning là AICC, SCORM 1.2, hoặc SCORM 2004 để xuất lên hệ thống đào tạo trực tuyến. Giải pháp tạm thời cho vấn đề này là người soạn có thể cài đặt bổ sung phần mềm Adobe Presenter. Adobe Presenter sẽ giúp chuyển đổi các bài trình chiếu PowerPoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh, có thể câu hỏi tương tác và khảo sát, tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình, và tạo mô phỏng một cách chuyên nghiệp; trở thành một bài giảng điện tử tương thích với các chuẩn quốc tế đã nêu trên. Xét về mặt lâu dài, người giáo viên, giảng viên cần phải làm quen kịp thời với các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử E-learning tiện lợi hơn như Violet, Lecture Maker, Microsoft Producer
Đặc trưng của lớp học theo kiểu E-learning là người học không giao lưu, tương tác trực tiếp với các thành viên khác cũng như với người dạy nên đương nhiên có thể có tâm lý nhàm chán, nản chí nếu bài giảng chỉ cũng cấp đơn thuần nội dung dưới dạng text. Bài giảng nên được minh họa kèm theo bởi các hình ảnh, tranh vẽ, các video clip... Người soạn phải lường trước những vấn đề mà người học sẽ thắc mắc. Từ đó lồng ghép sau mỗi nội dung quan trọng các câu hỏi trắc nghiệm. Các câu hỏi có phương án trả lời không nên quá đơn giản, phải đủ lắt léo và đủ khó khiến người học phải động não nhớ lại những gì vừa học. 
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Bài giảng điện tử E-learning có thể làm thay hoạt động giám sát, chấm bài và cho điểm của người thầy. Hơn thế nữa, nó còn có khả năng cho biết người học đã hiểu bài được bao nhiêu phần trăm, hiểu tốt nhất ở phần nào, kém nhất ở phần nào Nó cũng có khả năng thống kê kết quả trên mặt bằng chung và đưa ra sự so sánh với những người học khác. Kết quả đánh giá có thể được lưu trữ vào hồ sơ cá nhân và ảnh hưởng ngay lập tức đến hệ thống xếp loại thứ bậc được công bố công khai thường xuyên. Điều này giúp người học có thêm động lực phấn đấu trong học tập, còn người thầy thì không cần phải mất quá nhiều thời gian vào việc đánh giá, xếp loại.
Một khóa học E-learning sẽ không bị giới hạn về số lượng người học tham gia. Mặc dù khả năng nắm bắt và tiếp thu của từng người là rất khác nhau nhưng người thầy không cần thiết phải bám sát, giúp đỡ từng học sinh củng cố và lấp lỗ hổng kiến thức để đạt tới sự thấu hiểu tường tận bài học. Sự nỗ lực của người thầy nếu vượt quá mức độ cần thiết sẽ làm nảy sinh tâm lý ỷ lại, triệt tiêu tính chủ động tự học, tự tiếp thu kiến thức của người học.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 
Tính khả thi của việc triển khai e-learning với hệ thống quản lý học tập trực tuyến Moodle đến các trường trong tỉnh là rất cao. Bởi lẽ chi phí triển khai là rất thấp, phù hợp với điều kiện các trường tỉnh ta hiện nay. Sự cần thiết để phổ biến cách dạy học mới này, Bộ giáo dục đã phổ biến kế hoạch hội thi thiết kế bài giảng điện tử E-learning cho các cấp học phổ thông năm học 2011-2012.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
Hiệu quả của hệ thống đào tạo e-learning phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử e-learning. Để đạt được kết quả cao, đòi hỏi người giáo viên, giảng viên phải không ngừng bổ sung, trang bị thêm không những về kiến thức chuyên môn mà còn cả về kiến thức khoa học công nghệ. Về phía nhà trường cũng cần quan tâm nhiều tới việc trang bị cơ sở vật chất hỗ trợ cho quá trình soạn, thiết kế, sử dụng bài giảng e-learning. Tất cả nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng đào tạo.
Khi tổ chức các hoạt động trên lớp, cũng như sự phối hợp giữa màn hình và bảng đen phải tạo sự đồng bộ, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau, tránh sự trùng lặp, tạo ra sự rối rắm, lãng phí thời gian. Tuy nhiên, sự có mặt của CNTT  không phải khi nào cũng đem lại hiệu quả. Đặc biệt là lạm dụng CNTT, gây nên sự quá tải, không những hạn chế thế mạnh của công nghệ thông tin mà còn gây ra những hậu quả xấu và hạn chế kết quả của việc dạy học. Vì vậy, trước khi soạn bài có ứng dụng CNTT thì cần có sự lựa chọn và thống nhất được các yêu cầu của một bài soạn.
5. Tài liệu kèm theo gồm: bài giảng E-learning từ trang Web của Phòng GĐ-ĐT Ba Tri  E-learning/ English 7 - Unit 7 - A2,3
Tôi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật.
 An Thủy, ngày 18 tháng 02 năm 2012
	Người nộp đơn	
Trần Ngọc Hòa

File đính kèm:

  • docĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN.doc
Sáng Kiến Liên Quan