Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy Tiếng Anh 7

Việc nâng cao chất lượng đối với bộ môn Tiếng Anh tại các trường học, nhất là trường ở vùng nông thôn là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Như chúng ta đã biết, trong thời đại kinh tế cùng với sự phát triển của thế giới thì nước ta cũng đang từng bước hội nhập. Tiếng Anh là ngôn ngữ, là phương tiện quan trọng trong đời sống giao tiếp. Vì vậy thật quan trọng để cho học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường nắm chắc được những kỹ năng và ngữ pháp để làm nền tảng cho các cấp học sau này. Hiện nay, việc học tập bộ môn Tiếng Anh nói chung phần lớn các em chưa thực sự chú trọng và yêu thích. Tiếng Anh là một bộ môn khó. Do đó đổi mới phương pháp dạy học là cách thực hiện hoạt động dạy học phù hợp nhất để đạt chất lượng, hiệu quả giờ học. Cách thực hiện này không có sẵn mà người thầy tự mình thâm nhập đối tượng, lựa chọn phù hợp phương pháp cũ và mới gắn liền với việc sử dụng đồ dùng dạy học và ứng dựng công nghệ thông tin qua bài daỵ . Như chúng ta đã biết, việc nâng cao chất lượng đối với bộ môn Tiếng Anh tại các trường học, nhất là trường ở vùng nông thôn là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, Tiếng Anh là môn khó, điều kiện học tập lại thiếu nên phần lớn học sinh chưa thực sự chú trọng và yêu thích nó. Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay của trường ta đòi hỏi người giáo viên luôn tìm tòi đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả của một giờ lên lớp.

doc5 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5440 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy Tiếng Anh 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ĐIỀN HÒA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Điền Hòa, ngày 08 tháng 04 năm 2012.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC
Đề nghị công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” năm học 2011-2012
Tên đề tài:
Một vài giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng anh 7
I. Sơ yếu lý lịch:
	- Họ và tên: LÊ THỊ THO Nam, Nữ: Nữ
	- Ngày, tháng, năm sinh: 14-10-1985
	- Quê quán: Điền Hải - Phong Điền – TT Huế
	- Đơn vị công tác: Trường THCS Điền Hòa
	- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: CĐSP ngành Tiếng Anh
	- Những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hành nhiệm vụ:
* Thuận lợi:
	- Được sự quan tâm chỉ đạo tận tình của Phòng, Trường và Tổ chuyên môn.
	- Nhà trường cũng tạo điều kiện thuận lợi để bản thân học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 - Đa số học sinh khá yêu thích bộ môn.
 - Trường tổ chúc nhiều hoạt động bổ ích đã thu hút nhiều học sinh tham gia như: Hùng biện Tiếng Anh, giải violympic Tiếng Anh qua mạng
* Khó khăn:
	- Là giáo viên trẻ nên không có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
	- Địa bàn trường quá xa nhà nên điều kiện đi lại và công tác vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu.
- Một số học sinh chưa chịu khó học tập vì đây là một học khó nên đa số các em không thích học.
- Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em.	
II. Sơ lược những đặc điểm tình hình đơn vị:
- Nhà trường rất chú trọng đến công tác giáo dục học sinh, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học
- Là trường nông thôn nên việc tiếp xúc với môn học còn hạn chế nên găp không ít khó khăn trong quá trình giảng dạy bộ môn.
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm:
	Việc nâng cao chất lượng đối với bộ môn Tiếng Anh tại các trường học, nhất là trường ở vùng nông thôn là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Như chúng ta đã biết, trong thời đại kinh tế cùng với sự phát triển của thế giới thì nước ta cũng đang từng bước hội nhập. Tiếng Anh là ngôn ngữ, là phương tiện quan trọng trong đời sống giao tiếp. Vì vậy thật quan trọng để cho học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường nắm chắc được những kỹ năng và ngữ pháp để làm nền tảng cho các cấp học sau này. Hiện nay, việc học tập bộ môn Tiếng Anh nói chung phần lớn các em chưa thực sự chú trọng và yêu thích. Tiếng Anh là một bộ môn khó. Do đó đổi mới phương pháp dạy học là cách thực hiện hoạt động dạy học phù hợp nhất để đạt chất lượng, hiệu quả giờ học. Cách thực hiện này không có sẵn mà người thầy tự mình thâm nhập đối tượng, lựa chọn phù hợp phương pháp cũ và mới gắn liền với việc sử dụng đồ dùng dạy học và ứng dựng công nghệ thông tin qua bài daỵ . Như chúng ta đã biết, việc nâng cao chất lượng đối với bộ môn Tiếng Anh tại các trường học, nhất là trường ở vùng nông thôn là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, Tiếng Anh là môn khó, điều kiện học tập lại thiếu nên phần lớn học sinh chưa thực sự chú trọng và yêu thích nó. Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay của trường ta đòi hỏi người giáo viên luôn tìm tòi đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả của một giờ lên lớp. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra “ Một vài giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy Tiếng Anh 7”. 
IV. Những giải pháp chính của sáng kiến kinh nghiệm:
 1. Tiến trình trước khi lên lớp :
 Để một tiết học có hiệu quả, giáo viên và học sinh cần thực hiện một số yêu cầu cơ bản sau:
 -Đối với giáo viên:
 + Xác định mục tiêu , nội dung bài dạy, phương pháp, phương tiện, tổ chức quá trình lên lớp để đạt được hiệu quả.
 + Chất lượng của giờ lên lớp phụ thuộc vào việc xác định đúng các yếu tố nói trên và phối hợp một cách nhịp nhàng, kết hợp với sự phối hợp nhịp nhàng của học sinh.
 + Nội dung bài giảng phải chính xác, khoa học, bám sát với chuẩn kiến thức kĩ năng, hợp logic, làm nổi bậc trọng tâm liên hệ với thực tế và có tính giáo dục.
 + Chọn phương pháp phù hợp với đặc thù của bộ môn.
 +Tổ chức quá trình lên lớp đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị tốt bài giảng, phân bố thời gian hợp lý để hoàn thành bài giảng đúng thời gian. Đồng thời phải xây dựng tốt mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa trò và trò.
 + Yêu cầu nghệ thuật của một giáo viên là bài giảng phải có hệ thống câu hỏi khoa học, mạch lạc, quan tâm nhiều đến hoạt động của trò, có nghĩa là lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên phải diễn đạt rõ ràng để học sinh dễ hiểu, nhớ lâu và vận dụng tốt.
 - Đối với học sinh:
 + Phải nắm vững nội dung bài cũ như từ vựng, cấu trúc ngữ pháp
 + Phải chuẩn bị tốt bài mới như từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, hệ thống câu hỏi có trong sách giáo khoa, nội dung ý nghĩa của bài mà mình chuẩn bi.
 2. Cải tiến một giờ lên lớp:
 - Làm cho học sinh kiến thức cơ bản một cách chính xác, nắm vững điều then chốt để suy nghĩ, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn làm cho học sinh hiểu rõ bản chất của bài học, của từng từ vựng, từng cấu trúc ngữ pháp.
 Ví dụ: Ở unit3 phần A2:
 + Với từ vựng, thì với phần này chủ yếu là học về tính từ(adj), ta cho học sinh nắm vững tính từ như: expensive( đắt đỏ), cheap(rẽ), lovely(đáng yêu), interesting(thú vị).
 + Với cấu cấu trúc ngữ pháp thì ở phần này trọng tâm là câu cảm thán.
 ( What + a / an + adj + N (danh từ) !)
Từ cấu trúc và từ vựng đã học thì học sinh có thể vận dụng nó vào thực tế, chẳn hạn như nhà này dẹp thật ( What a beautiful house!)
 - Trau dồi cho học sinh năng lực tự phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa các phương pháp chủ yếu của bộ môn.
 Ví dụ: Ở unit9 – Liz bought souvenirs last week.
 Qua ví dụ này học sinh có thể phân tích để nhận biết đây là câu nói dùng ở thì quá khứ đơn, với dấu hiệu nhận biết là từ “ last” và động từ “ bought”, động từ “ bought” là quá của “ buy” và nó là động từ bất qui tắc
 - Bên cạnh một số yêu cầu cơ bản đó thì việc cải tiến một giờ lên lớp, cần rèn luyện cho học sinh:
 + Năng lực tự học, tự rèn của học sinh: tự học ở nhà như cách chuẩn bị bài, cách học thuộc từ vựng, cấu trúc.
 + Năng lực suy nghĩ độc lập, sáng tạo: Cải tiến giờ lên lớp nhằm tránh lối học thụ động, lối dạy nhồi nhét, giáo viên nói nhiều không đẻ cho học sinh suy nghĩ.
 3. Mỗi tiết học là mỗi tiết khám phá:
 - Ngoài phương pháp dạy học thì phương tiện dạy học cũng không kém phần quan trọng, chúng không những tăng quá trình tiếp thu mà còn nâng cao hiệu quả lao động học tập trên lớp, nó tạo cho bài giảng một không khí của văn hóa kĩ thuật hiện đại.
 Ví dụ như trong phần dạy từ vựng giáo viên có thể sử dụng nhiều techniques như : picture, mime, visual để làm tăng tính hứng thú và nhớ lâu cho học sinh.
 - Bên cạnh những giải pháp nói trên thì giáo viên có thể nâng cao hiệu quả giờ dạy thông qua việc tạo cho các em có hứng thú trong giờ học.
 Ví dụ: Đối với học sinh yếu thì thường rất sợ học tiếng anh vì các em đọc chưa thành, viết chưa thạo và các em có cảm giác là sợ mình đọc sai sợ các bạn khác cườivới những em đó thì giáo viên có thể gọi các em đọc những từ hoặc trả lời những câu đơn giản Qua đó có thể khích lệ, động viên các em bằng cách có thể cho điểm hoặc khen các em.
 - Trong giờ học, giáo viên có thể tạo cho học sinh có cảm giác thỏa mái, yêu thích bộ môn hơn như trong tiết học có thể lồng vào các trò chơi hoặc bài hát hoặc có thẻ pha trò để cho các em có cảm giác không bị căng thẳng khi học bộ môn này.
 Ví dụ: Dạy từ mới “ scared”( sợ hãi), giáo viên đọc / skerd /, học sinh cũng đọc thế chứ không phải đọc là “ sì ke”, điều đó làm cho các em nhớ lâu mà còn vui nữa.
V. Nêu dự đoán, kết quả và ảnh hưởng có sức lan tỏa trong phạm vi toàn trường:
 	Qua chỉ đạo áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin qua một tiết lên lớp, quá trình truyền thụ kiến thức đã phát huy tính tích cực học tập của học sinh và thấy rõ sự hứng thú học tập bộ môn tiếng anh của các em không còn như trước.Thực hiện được những biện pháp trên , trong thời gian qua tôi tự nhận thấy những học sinh yếu đã có tiến bộ. Đa số các em tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài và có tiến bộ nhiều qua kiểm tra thường xuyên, định kì thì điểm số của các em đạt trên 50% các em trên trung bình , đặc biệt ở khối 7 học sinh giỏi:11HS nhưng học sinh yếu chỉ chiếm : 5HS. Một số em học yếu đã có tiến bộ rõ rệt như em: Trần Thanh Đức (7A); Nguyễn Văn Anh (7B), Lê Văn Rin (7C) và nhiều em khác nữa. Đặc biệt rõ nét hơn là các em tiến bộ rõ nét trong cuộc thi “ Hùng biện Tiếng Anh” và chất lượng của giải Tiếng Anh qua mạng ở khối 7 là cao hơn những năm trước.
VI. Kết luận: 
 Qua nhiều năm tìm tòi, học hỏi và tập huấn đổi mới nội dung chương trình SGK và áp dụng phương pháp day học trên lớp bản thân tôi thấy rằng người giáo viên không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bên cạnh đó học sinh phải tích cực học tập để có được kết quả cao.
 Đề tài “Một vài giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy Tiếng Anh 7” đã được bản thân đúc kết qua một thời gian công tác giảng dạy và giáo dục ở trường THCS Điền Hòa . Qua thực tế vận dụng bản thân tôi thấy rằng hiệu quả giảng dạy và học tập ngày càng được nâng cao.
Trên đây là một số giải pháp nhỏ của bản thân mong quý đồng nghiệp góp ý kiến để bản thân hoàn thiện tốt hơn cũng như trau dồi kinh nghiệm chuyên môn giảng dạy để ngày càng đưa chất lượng dạy và học Tiếng Anh được cao hơn..
XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
 Xếp loại:..........................
 LÊ THỊ THO
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHONG ĐIỀN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐIỀN HÒA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề nghị công nhận danh hiệu thi đua Lao động tiên tiến
Tên đề tài 
MỘT VÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY TIẾNG ANH 7
Người thực hiện : Lê Thị Tho
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THCS Điền Hòa
Điền Hòa, tháng 04 năm 2012
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHONG ĐIỀN 
TRƯỜNG THCS ĐIỀN HÒA 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY TIẾNG ANH 7.
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THO
NĂM HỌC 2011 - 2012

File đính kèm:

  • docSKKN_Vai_giai_phap_nang_cao_giang_day_Tieng_Anh_7.doc
Sáng Kiến Liên Quan