Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm dạy một tiết "Reading" ở lớp 7

Đọc là một trong những kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Đọc vừa là mục đích vừa là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu sâu thêm về văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mình đang học.

Qua dự giờ, trao đổi kinh nghiệm cùng một số đồng nghiệp; tổng kết kinh nghiệm bản thân, tôi nhận thấy việc tổ chức dạy và học các tiết reading còn nhiều vướng mắc.Vì kết quả tiếp thu kiến thức rèn luyện kỹ năng đọc hiểu ở một bộ phận không nhỏ học sinh còn thấp. Học sinh tham gia các hoạt động học tập chưa tự nhiên, còn thụ động làm cho tiết học tẻ nhạt hoặc thiếu chiều sâu.

Qua gần 2 năm được chuyên môn nhà trường phân công dạy Anh Văn 6,7 theo chương trình sách giáo khoa mới tại trường THCS Chu Văn An, bản thân tôi đã cố gắng học hỏi, vận dụng đầu tư nhằm phát huy tối đa hiệu quả giảng dạy bài đọc hiểu, đặc biệt là bài đọc hiểu lơp 7.

Tuỳ vào mục đích của từng bài đọc mà giáo viên có cách khai thác khéo léo, tiến hành và thủ thuật các loại hoạt động luyện tập đọc - hiểu khác nhau để thực hiện các mục đích dạy học cụ thể.

 

doc15 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7011 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm dạy một tiết "Reading" ở lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øi thầy có những cách khai thác bài đọc khác nhau :
1-Bài đọc để dạy ngữ liệu :
 Ở thể loại bài đọc này, công việc chủ yếu của giáo viên là tìm cách giúp học sinh hiểu được bài đọc qua các hoạt động như giới thiệu, trình bày, giảng giải, gợi ý về nội dung cũng như về ngôn ngữ của bài. Sau đó là các hoạt động luyện tập, kiểm tra mức độ hiểu và thực hành các kiến thức ngôn ngữ vừa học phối hợp với tất cả các kỹ năng nghe- nói- đọc- viết khác nhau.
Một bài đọc như vậy có thể được tiến hành như sau :
a/ Giới thiệu bài đọc : 
Giáo viên có thể sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau để giới thiệu bài đọc như : giáo viên có thể ra câu hỏi gợi mở; đặt câu hỏi để khai thác các kiến thức có sẵn của học sinh về nội dung đề tài của bài; ôn lại bài cũ có liên quan đến nội dung của bài mới 
b/ Trình bày, giới thiệu nội dung bài đọc có kèm theo tranh minh họa nếu cần, đồng thời phối hợp giới thiệu cấu trúc, từ mới, sử dụng các thủ thuật giới thiệu ngữ liệu mới.
c/ Luyện hỏi - đáp về bài đọc, khai thác các ngữ liệu có trong bài.
d/ Thực hành ngữ liệu mới, phối hợp giữa ngữ cảnh và nội dung bài đọc.
e/ Củng cố, tóm tắt, xây dựng lại bài đọc bằng các bài tập.
 Ví dụ: 
- Rearrange the text in order
- Build up the text / the story with prompts given.
- Retell the text
 - Sum up the main idea of the text basing on the prompts given ( visual or written )
.v.v.
f- Đọc to, luyện phát âm, ngữ điệu nếu cần
g- Mở rộng các hoạt động, bài tập nối tiếp ( follow – up activities ), phối hợp các kỹ năng nghe- nói- đọc- viết ở mức độ có thể 
Với những dạng hoạt động luyện tập như vậy, thực tế các bài đọc như trên có liên quan đến bài thực hành nói hơn là đọc - hiểu. Bài đọc lúc này là phương tiện giới thiệu ngữ cảnh, ngữ liệu cho việc dạy tiếng nói chung.
Việc rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc, hiểu đòi hỏi phải có những hình thức thủ thuật và các hoạt động luyện tập khác với tiến trình trên.
2- Bài đọc nhằm phát triển kỹ năng đọc hiểu
Các bài đọc nhằm giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc hiểu không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu ngữ liệu trong một đoạn văn mà còn phải tạo ra những hoạt động luyện tập để giúp học sinh thực hành các kỹ năng đọc. Đó là những kỹ năng hết sức cần thiết mà qua đó các em có thể đọc và hiểu được những đoạn văn khác nhau cho những mục đích khác nhau. Ở một bài đọc nhằm phát triển kỹ năng đọc hiểu thì giáo viên không trình bày, giới thiệu nội dung mà học sinh phải tự đọc để nắm bắt nội dung. Vai trò của giáo viên chỉ là hỗ trợ, gợi ý, hướng dẫn đặt ra yêu cầu và kiểm tra.
Các hoạt động đọc của học sinh đều gắn với các nhu cầu, mục đích gần với nhu cầu, mục đích thật của việc đọc trong đời sống hằng ngày.
Các hoạt động để luyện tập, phát triển kỹ năng đọc hiểu thường được tiến hành theo 3 giai đoạn như sau :
-Các hoạt động trước khi đọc ( pre – reading activities )
-Các hoạt động trong khi đọc ( while –reading activities )
-Các hoạt động sau khi đọc (post- reading activities )
a- Các hoạt động trước khi đọc (pre – reading)
Hoạt động trước khi đọc bao gồm những hoạt động và thủ thuật nhằm đạt được những mục đích sau :
-Gây hứng thú ( arouse interest)
-Thiết lập ngữ cảnh (set up the context )
-Tạo nhu cầu, lý do, mục đích của việc đọc (create reasons for reading)
-Dạy trước cấu trúc, từ mới, cần thiết cho việc đọc hiểu ( pre- teach stuctures, new words )
-Giới thiệu tóm tắt nội dung bài đọc ( introduce briefly the topic, content )
-Gợi ý, hướng sự chú ý vào những điểm chính của bài đọc ( eliciting, guiding questions)
-Cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc (predict the text )
-Nêu những điều muốn biết qua bài đọc ( give expectation)
Trong bước pre – reading có một vài điểm mà tôi luôn chú ý, đó là:qui trình giới thiệu ngữ liệu mới nhất thiết phải được thực hiện theo phương pháp mới, gồm 4 bước nghe, nói, đọc, viết. Nghĩa là đầu tiên giáo viên phải giới thiệu nghĩa của từ mới bằng tranh ảnh, vật thật, hành động cùng lúc với việc giáo viên phát âm từ này một hoặc hai;ba lần nếu từ khó( bước nghe).Sau đó học sinh lặp lại theo giáo viên từ mới đó nhiều lần( bước nói); tiếp theo giáo viên viết từ mới lên bảng và yêu cầu học sinh phát âm từ này ( bước đọc ) 
Tuy nhiên, giáo viên cần chú ý sửa lỗi phát âm, và tổ chức các hoạt động trên nguyên tắc học sinh phải hiểu được những gì mà các em đang nghe, đọc, nói.
Qui trình thứ hai không kém phần quan trọng là phần guiding questions. Câu hỏi cần đi vào vấn đề chính, nội dung quan trọng của bài đọc, nhằm dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề để cho các em tự giải quyết vấn đề đó. Trong suốt khâu này giáo viên cần tập cho các em tư duy mà không cần nhìn vào sách giáo khoa.
b- Các hoạt động trong khi đọc ( while – reading activities )
Các hoạt động luyện tập trong khi đọc gồm các bài tập được thực hiện ngay khi học sinh đang đọc, học sinh có thể đọc đi đọc lại để thực hiện bài tập.
Các hình thức tổ chức luyện tập ở giai đoạn này nhằm tìm hiểu, khai thác nội dung bài đọc. Tuỳ theo mục đích và nội dung cụ thể của từng bài mà giáo viên có những câu hỏi và yêu cầu khác nhau. Các bài tập và thủ thuật chính ở giai đoạn này thường được tôi sử dụng qua những dạng như sau :
- Find the word / sentence that says 
- Check / tick the correct answer 
- True - false
- Complete the table
 -Fill in the chart
- Make up charts / diagrams.
- Make a list of 
 -Matching
-Answer the questions on the text.
Với nhiều loại câu hỏi khác nhau như :
-Câu hỏi có thể trả lời bằng cách lấy trực tiếp các câu có sẵn trong bài.
-Câu hỏi có thể trả lời bằng các thông tin lựa chọn trong bài.
-Câu hỏi có thể trả lời bằng các gợi ý trong bài.
-Câu hỏi đòi hỏi sự suy luận, đánh giá để trả lời.
Việc thực hiện các bài tập là nhiệm vụ trung tâm của quá trình dạy học ngoại ngữ đồng thời là hoạt động chủ yếu để học sinh nắm được kiến thức rèn luyện được kỹ năng. Vì vậy cần bố trí phần lớn thời gian và tổ chức thật nhiều học sinh tham gia vào các hoạt động này. Giáo viên chỉ đóng vai trò thiết kế, tổ chức, hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động của học sinh (giới thiệu nhiệm vụ học sinh phải làm, hướng dẫn và điều chỉnh khi cần thiết; đánh giá kết quả hoạt động của học sinh), tuyệt đối không bao biện làm thay cho học sinh hoặc nói và viết quá nhiều. Khi học sinh trả lời những câu hỏi không né tránh việc lặp lại các đáp án giống nhau của những học sinh khác nhau, hoặc những câu trả lời sai. Bởi vì việc sửa chữa các câu trả lời sai sẽ giúp học sinh có nhiều cơ hội củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Giáo viên không nên gò ép đóng khung một số câu trả lời cố định đã trù liệu trước, mà nên động viên, khuyến khích và công nhận những đáp án có tính đa dạng, sáng tạo của học sinh.
c-Các hoạt động sau khi đọc
Sau khi học sinh đọc và làm bài tập theo các yêu cầu và câu hỏi đọc hiểu, giáo viên có thể tiếp tục tiến hành các hoạt động luyện tập đòi hỏi sự thông hiểu tổng quát của toàn bài, liên hệ thực tế, chuyển hóa vốn kiến thức, nhận thức hoặc thông tin, dữ liệu vừa nhận được qua bài đọc.
Các loại hình bài tập có thể là:
-Find the sentence that summarizes the text / paragraph
-Reproduce the text ( written or oral )
-Gap – filling
-Rewrite the story basing on the text
-Personalized tasks ( e.g : write / talk about your own school/ family/ town/ story on )
.v.v.
-Grammar practice and exercises 
-Arrange the event in order.
Trên đây là một số dạng bài tập giúp khai thác bài đọc, giáo viên nên linh động thay đổi loại bài tập ở mỗi tiết học nhằm tạo không khí sôi nổi, gây hứng thú, tránh gây nhàm chán cho học sinh.
II- THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC BÀI READING Ở TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
 1- Thực trạng chung
Khi chuẩn bị thực hiện đề tài, năng lực hoạt động tìm kiếm kiến thức của học sinh còn nhiều hạn chế. Đa số học sinh cho rằng tiếng Anh là môn khó học, thậm chí nhiều em sợ học môn tiếng Anh, số học sinh nắm kiến thức kỹ năng là rất ít. Vì thế nên các em rất thụ động trong các tiết học và không hứng thú học tập bộ môn. Trường nằm trên địa bàn nông thôn, kinh tế còn nhiều khó khăn, địa bàn dân cư thưa thớt nên học sinh gặp không ít khó khăn trong học tập, như khó khăn trong việc trao đổi học tập lẫn nhau; thậm chí có học sinh không đủ sách vở để học.
2- Chuẩn bị vận dụng đề tài 
Xác định được mục đích, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu; ngay từ những tiết đầu tiên (sau khi tìm hiểu tình hình học sinh), tôi đã đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ cho học sinh để cho các em chủ động, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động một cách tự giác; tích cực và sáng tạo. Tôi đặt ra yêu cầu về sách vở, khuyến khích tự học, học ở bạn bè, hướng dẫn các em cách sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập, khuyến khích các em tham khảo một số sách bổ ích .
Về phía giáo viên, tôi thường xuyên chuẩn bị kỹ càng cho mỗi tiết dạy : lên kế hoạch cho từng bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học (tranh ảnh, đồ vật thật, bảng phụ, bài tập  ) nhằm tạo ra sự hứng thú cho học sinh; làm cho tiết dạy trở nên sinh động và đạt hiệu quả cao.
3 -Kinh nghiệm vận dụng đề tài vào thực tiễn
Trên cơ sở lí luận về phương pháp dạy, nhằm giải quyết thực trạng dạy và học một tiết reading; nhờ được chuẩn bị kỹ càng cho từng tiết dạy nên học sinh của tôi đã tham gia các hoạt động học một cách tích cực, không bị gượng ép và kết quả học các tiết reading ngày càng cao. Tôi đã tạo được niềm tin cho học sinh về khả năng học tập và tham gia các hoạt động tìm tòi của họ. Sau đây tôi xin được phép trình bày một số kinh nghiệm thiết kế và tổ chức dạy các tiết reading :
Ví dụ : Giáo án Unit 4 : At school
Lesson 3 :	 B6 .read – schools in the USA 
	 ( Luyện kỹ năng đọc hiểu )
	a)Pre - reading:
 -Set up the context -pre teach new words : Tuses a picture: ( CVA school- T prepares before)
+ T asks sS : which school here ? ® sS : Chu Van An school.
T: presents : It,s a school in Viet Nam
	Now answer about our school.
( T asks ® ss answer )
+ What time do your classes start ?
+ What time do your classes finish ?
+ What time do you have lunch ?
+ Where do you have lunch ?
+ What do you have for lunch ?
(Trong bước giới thiệu này giáo viên vừa kết hợp được việc khắc sâu kiến thức cũ, vừa tạo ra hứng thú, không khí sôi nổi vì các em có dịp tự do nói về chính bản thân mình. cùng lúc có thể giới thiệu một số từ mới, cấu trúc liên quan ) 	
-Pre- teach new words: 
+ School uniform : (n)
	( T asks : can you wear black or red shirts at school ? 
® sS answer : - T shows read things : white shirts - blue trousers : school uniform )
+ a 20 minute break : (n) 
	( T : How many minutes do you have bet ween 2 classes ?
	sS answer ® T presents : 5 minute – break ® 20 minute break )
+ cafeteria : (n) (use a picture)
+snacks.( real things : mì tôm, bánh mì ):
( Việc giới thiệu ngữ liệu mới phải được thực hiện đúng theo trình tự nghe- nói đọc viết )
­T displays a picture : A school in the USA.
+ T: What is this ? ® sS : this is a school in the USA.
- Introduce the content : Today, we learn a bout the passage about the schools in the USA.
+ T : (Writes on the board):
Are schools in the USA different from schools in Viet Nam ?
( 3,4 sS answer )
Lưu ý: Học sinh gấp sách trong suốt quá trình trên.
b)While – reading 
-T asks sS to read the text ( silent reading ). ( 5 ® 6 minutes)
-T calls one student, to read the text loudly before the class 
­T corrects ss, mistakes.
-T display a flipchart ( in English 7 – page 45)
Questions : True or false ? check the boxes : T F
a-Students do not usually wear school uniform. 
b-There are classes on Saturday morning
c-Students don,t have a break in the afternoon
d-The school cafeteria sells food to students
e-The school cafeteria only opens at lunch time
f-Baseketball is an unpopular after school activity
+ T gives sS 3 minutes to read the flipchart. 
+ T explains how to do this exercice. 
+ T asks sS to read the text ( silent reading ) (3’)
+ SS do the “true – fasle” exercises ( group works )
+ T calls some sS : give the key ( speak - explain )
+ T corrects and gives the correct answers.
Key :	a : T; b : F; c :F; d : T ; e : F; f :F
-T gives some wh - questions a bout the text
In the USA
a- What time do the classes start ?
b- What time do the classes finish ?
c- How many breaks students have each day ?
+ T reads - sS listen all of the lesson.
+ T gives sS 2 minutes to read the text ( silent reading )
+ SS : ask - answer : ( pair - works ) 
+ T calls sS to answer the questions before the class. 
( each sentences : T asks some sS to answer )
+ SS write the answers on the board ( T corrects sS, writing )
c) Post – reading : ( books are closed )
- Gap – filling : ( T prepares a flipchart )
  Students have one hour	and a 20	each day. One break is in 	 	.The other is .
 Students often go to the 	and buy 
 And	at a 	or at 	. The most 	
 after school activities are 	,football and 	
+ T calls sS to fill in the blanks ( speaking )
+ T corrects - sS write the key on the board.
-T asks sS to answer the question “ are schools in the USA different from schools in Viet Nam ? ” again.
- T displays the flipchart :
Activities 
Students in 
Chu Van An school
The USA
a/ Half a day at school.
b/ Can go to school in blue or red
shirts.
c/ Have lunch at cafeteria.
d/ Usually, there is school uniform.
e/ Classes start at 7 a.m or 1 p.m.
f/ Have some 5- minute breaks 
+ SS have to tick ( ü) or (´) in the right column.
+ T correts sS mistakes.
Tóm lại : Tổ chức dạy học các tiết reading như đã trình bày ở trên góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, nếu giáo viên biết khai thác một cách khéo léo. Học sinh vừa nắm kiến thức vững chắc vừa rèn luyện được kỹ năng đọc -hiểu; vừa phát triển năng lực hoạt động tư duy; năng lực vận dụng thực tiễn. Nó làm cho các tiết học thực sự sinh động theo hướng tích cực, góp phần thay đổi tốt đẹp về phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước.
C- BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1- Bài học kinh nghiệm 
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
Việc đọc và hiểu ngôn ngữ của một quốc gia khác dĩ nhiên là có khó khăn nhất định. Rèn luyện cho học sinh đọc tốt tiếng Anh và hiểu được ý nghĩa của nó không phải là dễ. Có thể nói đó là nhiệm vụ nặng nề đối với đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu giáo viên có sự đầu tư và nghiên cứu đúng đắn thì những khó khăn này luôn luôn giải quyết được.
Đối với học sinh lớp 7, đây là năm thứ 2 các em được tiếp nhận từ thầy cô giáo phương pháp tổ chức dạy học mới. Nhưng số tiết reading phân phối ở lớp 6 là rất ít nên các em chưa thực sự quen với cách tham gia vào các hoạt động này.Vì vậy yêu cầu giáo viên phải biết vận dụng khéo léo phương pháp và các phương tiện dạy học sao cho phù hợp (tranh ảnh, vật thật, hành động ). Như thế, chất lượng học tập các tiết reading chắc chắn sẽ không ngừng nâng cao.
2- Kết quả đạt được :
Nhờ vận dụng tốt phương pháp dạy học như trên, kết quả đạt được trong học kỳ I vừa qua ở 2 lớp 7 tôi dạy rất khả quan. Đa số các em rất hứng thú với bộ môn, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động do giáo viên yêu cầu trong mỗi tiết “reading” nói riêng và trong tiết Anh văn nói chung. Bằng những kinh nghiệm này tôi đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập. Một số lượng khá đông học sinh đã nắm vững kiến thức, kỹ năng và đã hình thành được năng lực tìm tòi nghiên cứu cho mình. Đại bộ phận học sinh từ không thích học bộ môn đã trở nên tin tưởng vào năng lực của mình.
ðSố liệu cụ thể như sau ( Học kỳ I, năm học 2003 –2004) :
Tổng số
HS
Giỏi 
Khá 
Trung bình
Yếu , Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
85 em
11
12,9%
17
20%
48
56,5%
09
10,6%
3- Kiến nghị 
Nhà trường cần tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề để phổ biến và nhân đề tài thành diện rộng, tổ chức nhiều tiết dạy mẫu bài reading (nếu có điều kiện thì cả tổ bàn bạc để thiết kế bài giảng )
Phòng giáo dục cần tạo điều kiện cho nhiều giáo viên được tham gia học các lớp bồi dưỡng chương trình thay sách trong hè.
D- KẾT LUẬN CHUNG
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu tích lũy và vận dụng trong thời gian qua.
Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về phương pháp dạy một tiết Reading 7, đồng thời tìm hiểu thực trạng dạy-học tiết reading 7 ở tại trường THCS Chu Văn An, huyện Đak Pơ.
Cơ sở lý luận của đề tài này xuất phát từ cơ sở lý luận của phương pháp dạy học ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông; trong đó chú trọng đến phương pháp tổ chức dạy một tiết reading lớp 7 theo tinh thần đổi mới, phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục. Trên cơ sở đó tôi đã nêu lên kinh nghiệm vận dụng vào thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Anh ở bậc trung học cơ sở theo chương trình cải cách.
Do hạn chế về thời gian, nên đề tài này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và hoàn thiện đề tài trong thời gian tới.
 1.
E- PHẦN PHỤ LỤC
1-Phiếu điều tra :
Tiến hành thăm dò đối với 85 học sinh thuộc 2 lớp 7A2 và 7A4
Mẫu phiếu điều tra 
Xin vui lòng đánh dấu (ü) vào sự lựa chọn của mình:
1-Em thích hay không thích học môn Anh văn ?
Rất thích	
Thích 	
Bình thường
Không thích
2-Em có thích học các tiết đọc hiểu Tiếng Anh ?
Rất thích	
Thích 	
Bình thường
Không thích 
3- Vì sao em thích (hoặc không thích) học môn 
Tiếng Anh ?
Xin cám ơn các em đã cộng tác !
2-Kết quả điều tra 
TS
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
85 hs
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Trước khi áp dụng đề tài
10
11,8
22
25,9
23
27,0
30
35,3
Sau khi áp dụng đề tài
22
25,9
40
47,0
13
15,3
10
11,8
Tài liệu tham khảo: 
Đổi mới phương pháp giảng dạy bậc trung học cơ sở ( phần ngoại ngữ )
PGS.PTS Trần Kiều. NXB giáo dục
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 7 
Sở GD&ĐT Gia Lai năm 2003

File đính kèm:

  • docskkn_7.doc
Sáng Kiến Liên Quan