Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đổi mới trong dạy đọc môn tiếng anh lớp 7 ở trường trung học cơ sở

1. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ

 a. Lý do chọn đề tài:

 Những năm gần đây sách giáo khoa ở bậc trung học cơ sở được thay đổi theo một hình thức khác. Điều đáng nói ở đây là sách phong phú về thể loại, đa dạng về màu sắc, tranh ảnh nhiều. vv. Mà việc học tập là vấn đề chủ yếu và hết sức quan trọng đối với học sịnh. Kết quả học tập của các em chính là thước đo của chất lượng giáo dục và đào tạo.

 Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới toàn diện do Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (2/1996) nêu ra, đất nước ta có nhiều thay đổi cơ bản theo tinh thần chủ động hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Với tư cách một nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, nền giáo dục từ đó đến nay cũng không ngừng đổi mới về nội dung cũng như phương pháp, vừa để hoàn thiện chức năng vừa để phù hợp với tình hình hội nhập toàn cầu.

 

doc16 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 2650 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đổi mới trong dạy đọc môn tiếng anh lớp 7 ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vận dụng phương pháp đổi mới
trong dạy đọc môn Tiếng Anh lớp 7
ở trường Trung học cơ sở
--------*****--------
1. Phần đặt vấn đề
	a. Lý do chọn đề tài:
	Những năm gần đây sách giáo khoa ở bậc trung học cơ sở được thay đổi theo một hình thức khác. Điều đáng nói ở đây là sách phong phú về thể loại, đa dạng về màu sắc, tranh ảnh nhiều... vv.. Mà việc học tập là vấn đề chủ yếu và hết sức quan trọng đối với học sịnh. Kết quả học tập của các em chính là thước đo của chất lượng giáo dục và đào tạo.
	 Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới toàn diện do Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (2/1996) nêu ra, đất nước ta có nhiều thay đổi cơ bản theo tinh thần chủ động hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Với tư cách một nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, nền giáo dục từ đó đến nay cũng không ngừng đổi mới về nội dung cũng như phương pháp, vừa để hoàn thiện chức năng vừa để phù hợp với tình hình hội nhập toàn cầu.
	Từ lâu chúng ta đã bàn rất nhiều về đổi mới phương pháp dạy học, theo tôi không phải cứ bỏ hẳn phương pháp dạy học cũ thay bằng phương pháp mới, thế mới là vận dụng phương pháp đổi mà việc đổi mới phương pháp phải phù hợp với từng môn, từng giờ học và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng dạy và học.
	Với đặc điểm của trường - nơi tôi đang giảng dạy, môn ngoại ngữ là môn học khó, các em không biết cách học. Hơn nữa các em lại không được học ở bậc tiểu học, cho nên các em khó có thể đọc tốt và học tốt được. Mặc 
khác các em hầu hết lại là con nhà nông, điều kiện học không có. Điều đó làm tôi băn khoăn, trăn trở làm sao giảng dạy cho tốt để giúp các em có được kết quả đáng kể, các em biết đọc thông nói thạo, đó là trách nhiệm của mỗi giáo viên nói chung và tôi nói riêng.
	Mặt khác, nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng hoàn thiện và phát triển trí não hơn. Do đó, học ngoại ngữ (Tiếng Anh) là rất cần thiết và quan trọng, là phương tiện trao đổi, giao dịch và làm phát triển nền giáo dục, nền kinh tế... vv.. với các nước trên thế giới.
	Nếu thử tưởng tượng, sống trong thời kỳ phát triển như vũ bão, mà chúng ta không biết ngoại ngữ là gì, không biết đọc, biết viết thì quả là tụt hậu. Để sánh vai được với các nước như câu nói của Bác:
"Non sông Việt Nam có sánh vai được với các nước Năm châu hay không? Đó chính là ở các cháu". (ở các em học sinh).
	Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh ở bậc trung học cơ sở bản thân tôi cũng luôn suy nghĩ và trăn trở trong việc áp dụng phương pháp đổi mới để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp nhất, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong việc dạy và sử dụng ngoại ngữ (Tiếng Anh) ở nước đang phát triển như Việt Nam của chúng ta.
Với những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài: "Vận dụng phương pháp đổi mới trong dạy đọc môn Tiếng Anh lớp 7 ở trường Trung học cơ sở Quảng Lạc " để nghiên cứu.
b. Mục đích nghiên cứu:
Việc vận dụng phương pháp đổi mới trong dạy đọc môn Tiếng Anh lớp 7 ở trường trung học cơ sở Quảng Lạc nhằm để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.
Giúp học sinh phát huy khẳ năng của các em một cách tự nhiên và sáng tạo, các em nhận thức đựưc việc học ngoại ngữ là quan trọng là cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay.
c. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trong đề tài này để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, bản thân tôi cần giải quyết những vấn đề sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về việc vận dụng phương pháp đổ mới dạy học trong dạy học Tiếng Anh lớp 7 cho học sinh trường trung học cơ sở Quảng Lạc – Nho Quan – Ninh Bình
- Tìm hiểu thực trạng về tiếp thu kiến thức Tiếng Anh 7 theo phương pháp đổi mới của học sinh khối 7 ở trường trung học cơ sở Quảng Lạc - Tìm hiểu thái độ học tập của học sinh khối 7 ở trường trung học cơ sở Quảng Lạc với việc học sách giáo khoa mới.
Từ những thực trạng trên bản thân tôi muốn vận dụng phương pháp đổi mới trong dạy đọc Tiếng Anh 7 ở trường trung học cơ sở Quảng Lạc nhằm tìm ra phương pháp tối ưu, hợp lý nhất, phù hợp với nơi tôi công tác, giúp học sinh khối 7 trường trung học cơ sở biết đọc và biết được cách học một giờ đọc hiểu như thế nào là hiệu quả. Tuy nhiên vận dụng phương pháp phải khéo léo, cần sự tinh tế của giáo viên biết kế thừa và phát huy nhân tố tích cực của học sinh. Có như vậy chất lượng học tập của học sinh và việc dạy học của giáo viên mới đạt hiệu quả cao.
d. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể:	+ Toàn bộ học sinh khối 7 trường trung học cơ sở Quảng Lạc 
+ Tiến hành nghiên cứu trong năm học 2008 - 2009.
- Đối tượng nghiên cứu: "Vận dụng phương pháp đổi mới trong dạy đọc môn Tiếng Anh lớp 7 ở trường trung học cơ sở Quảng Lạc 
e. Phạm vi nghiên cứu
- Nếu vận dụng phương pháp đổi mới trong dạy đọc môn Tiếng Anh lớp 7 ở trường trung học cơ sở Quảng Lạc nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh và giúp các em có được phương pháp học đọc. Từ việc không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh nói chung và học sinh khối 7 trường trung học sơ cở Quảng Lạc nói riêng, thì có rất nhiều đề tài nghiên cứu nhưng khi nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn có một giải pháp đúng đắn trong dạy đọc và nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh.
g. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài này, tôi cần phải dùng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Dùng phương pháp này để đọc sách, tìm hiểu tài liệu, nghiên cứu bài để tìm ra cơ sở lý luận về khả năng đọc của học sinh trong giờ đọc hiểu môn Tiếng Anh.
- Phương pháp sư phạm: Dùng phương pháp này để kiểm tra bài tập, nghiên cứu bài kiểm tra, vở ghi chép, vở bài tập... và đề thi của học sinh để đưa ra bài kiểm tra hợp lý, phù hợp với trình độ của học sinh.
- Phương pháp quan sát: Thông qua việc dự giờ, thăm lớp khối 7 để quan sát thái độ học tập của các em, hành vi, cử chỉ, đạo đức và tâm lý... Qua đó biết được thái độ học tập và khả năng đọc của học sinh.
- Phương pháp điều tra: Điều tra qua việc ra đề và câu hỏi của giáo viên và khả năng xây dựng bài của học sinh.
- Phương pháp vấn đáp: Để học sinh tự chủ trong việc xây dựng bài. Học sinh có luyện được các kỹ năng và có phản xạ nhanh đối với đối tượng mình giao tiếp.
2. GiảI quyết vấn đề
a. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Sách giáo khoa mới - sách lớp 7 nội dung kiến thức và kỹ năng phát triển hơn, có nhiều từ khó, cách phát âm Tiếng Anh - Mỹ, kiến thức nhiều so với sách Tiếng Anh 6. Rõ ràng sách lớp 7 đòi hỏi học sinh phải đọc tốt, tự giác học qua nhiều đoạn hội thoại, bài đọc dài. Một tiết học kết hợp giới thiệu tổng hợp: từ mới, kiến thức ngữ pháp, đọc bài và trả lời câu hỏi. Nếu học sinh không đọc, không hiểu sẽ dẫn tới chán học, sợ học Tiếng Anh, để tránh được điều này vấn đề dạy trong các tiết đọc là rất cần thiết sự linh hoạt, khéo léo.
Các hoạt động dạy và học trên lớp cần được diễn ra theo qui tắc dạy tiếng nước ngoài (Tiếng Anh) theo trình tự: nghe - nói - đọc - viết. Học sinh cần có cơ hội hiểu ngữ liệu mới trước khi thực hành đọc. ở các lớp 6, 7 các kỹ năng này được phân định rõ ràng trong từng tiết, mà nó được kết hợp trong một tiết. 
Có lẽ đây là khó khăn đối với học sinh, từ đó dẫn đến khó khăn cho giáo viên. Vì thế việc thực hành nắm vững nội dung sách giáo khoa là khâu không thể thiếu, quan trọng và cần được làm quen, làm trước khi thực hành phương pháp dạy và học.
Trong giảng dạy Tiếng Anh có nhiều cách để tiếp cận với các phương pháp, được minh hoạ bằng nhiều thủ thuật cụ thể.
Giáo viên có thể áp dụng vào giảng dạy tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh của mình. Tất cả các thủ thuật, kỹ thuật hỗ trợ đều giúp cho tiết học đạt kết quả cao. Nhưng với nơi tôi công tác này thì không có các phương tiện hỗ trợ, dạy trên lớp chủ yếu là đồ dùng giáo viên tự thiết kế. Vậy làm sao các em học tốt, có thể đọc tốt thì quả là khó và phương pháp nào là tốt đây?
Quan điểm cho rằng dạy học còn là một nghệ thuật, không có một phương pháp dạy học đúng duy nhất nào cả. Vấn đề là phải cải tiến để có được phương pháp dạy phù hợp. Muốn có được sự phù hợp đó thì nhất thiết giáo viên phải làm chủ được tập hợp những thủ thuật, kỹ thuật giảng dạy và áp dụng linh hoạt vào từng tiết dạy, từng nơi, từng đối tượng sao cho có kết quả cao nhất trong dạy và học.
Mỗi giáo viên có cách truyền thụ kiến thức khác nhau, phương pháp khác nhau. Song mục đích cuối cùng đều là kết quả tiếp thu kiến thức và kết quả học tập của học sinh, là thước đo cho giáo viên. Chính vì thế vận dụng thế nào cho hợp lý thì không phải giáo viên nào cũng tìm ra và đó là điều khó cho giáo viên. Thêm vào đó không phải học ngoại ngữ (Tiếng Anh) mà học Văn, Sử.. các em đọc còn ngập ngừng. Vậy đối với Tiếng Anh thì đọc thế nào?
Để trả lời câu hỏi trên, sau đây là một số giải pháp
b.Cơ sở thực tế của vấn đề nghiên cứu.
* Các giải pháp cụ thể trong giờ đọc hiểu:
a. Các bước tiến hành:
1. Pre - reading:
- Presenting new vocabulary
- Check vocabulary: Rub out and Remember; Slap the board; Matching, What and Where, Guess the picture.
- Present new modal sentences.
2. While - reading:
- Predicting True or False sentences.
Or Yes no No - questions, Rub out and Remember.... etc.
- Guiding questions.
- Practice in pairs/ groups.
- Correct
3. Post - reading:
- Gap fill
- Role play
- Matching
- Rewrite the text/dialogue
- Discussion.
b. Các kỹ năng luyện tập.
- Chain game
- Guess... (word, sentence)
- Play a game.
- Guessing game.
- Noughts and crosses.
- Picture quiz.... etc.
c. áp dụng cụ thể vào một số tiết dạy
Unit 9: AT HOME AND AWAY.
Period 58: A1. A holiday in Nha Trang.
I. The aims:
- By the end of the lesson, students' ll be able to talk about vacation and events in the past. Activate vocabulary and drill skills.
II. Teaching method:
- Communicate
- Ask and answer in pairs/ groups.
- Suggest and explain.
III. Teaching aids:
- Textbook, picture, poster, the teacher's book... etc.
IV. Procedures:
1. Warm - up: (5')
Brainstorming: Elicit places you know.
	Cham Temples	beach
Nha Trang
 	 food	Souvenir shop
2. New lesson:
A. Pre - reading: (15')
- Set the scene.
- Present new vocabulary
	+ A quarium (N) - picture
	+ Gift (N) = present (N) - (synnomy)
	+ Trip (N) - explain.
	+ friendly (adj) - explain.
- Check vocabulary: Matching.
	A quarium (N)	quà tặng
	Gift (N)	thân thiện
	Trip (N)	hồ cá
	Friendly (adj)	chuyến du lịch
- After presenting new words, guiding students, to read the dialogue
- Ask students to practice reading in pairs.
- Correct pronunciation.
- Take notes: Some difficult words.
- From the dialogue, introducing new modal sentences (poster)
Example: 	1. It was wonderful
	 They were cheap.
	2. I bought a lot of different gifts...
	 I didn't buy a lot of different gifts...
	 Did you buy a lot of different gifts...?
	 Yes, I did/ No, I didn't
3. Liz visited Tri Nguyen Aquarium.
 She didn't visit Tri Nguyen Aquarium.
 Did she visit Tri Nguyen Quarium?
 Yes, she did/ No, she didn't
? Ask students to find out new modal sentences in the dialogue.
- Explain the uses of new modal sentences.
B. While - reading:
- Predict T or F.
1. Liz bought a lot of gifts.
2. Liz didn't go to Nha Trang.
3. Liz visited Tri Nguyen Aquarium.
4. Ba talked to liz about his vacation.
- Key: 	1.T	3.T
	2.F	4.F
- Then ask students to read sentences given and number the sentences 
(Poster)
- Work in groups.
- Correct.
C. Post - reading:
Choose the best answer.
1. Liz............. to Nha Trang
a.go 	(b). went	c. goes
2. Yesterday, he...............at home.
(a). was	b. were	c. is.
3.............she visit Tri Nguyen Aquarium?
a. Do	b. To Do	c. Did
4. Liz.............. souvenir
a. buy	(b). bought	c. buys.
? Ask students to do in groups.
- Correct.
3. Consolidation (2')
? Retell the uses of new modal sentences.	
4. Homework: (1')
? Learn the lesson.
? Do exercises 1,2 in exercise's book.
? Prepare new lesson.
* Good students: Make up the similar dialogue.
Uuit 12 : 	LET'S EAT !
Period 73: 	A1. What shaii we eat ?
I. The aims:
- By the end of the lesson, students' ll be able to understand and use either, neither; too, so. Activate vocabulary and drii skills 
II. Procedures:
1. Warm - up	 (5') 
chicken, carrot, fish, bean, orrange
banana, apple, beef, potato,
Guessing game : 	Elicit words in poster, ask students to put correct words in group: 
Group 1 	Group 2 	Group 3
Fruit	Vegetables	Meat 	
	Orange	Carrot 	Chicken 
	Banana 	Bean 	Fish
Apple	Potato	Beef
2. New lesson
A- Pre- reading
- Set the scene 
- Present new words:
	+ Pork (N) 	- Object
+ Spinach (	N) - piture.
+ Cucumber (N)	- aid (object)
+ Papaya (N) - aid (object) 
+ Ripe (adj) >< green (adj) 
+ Durian (N) - picture 
+ Smell (V) - explain
- Check new words:	Guess the picture
- Guide students to read the dialogue.
- Get students to practice reading in pairs.
- Correct pronunciation.
- Present new modal sentences
- Give axamples:	1. 	I'd like some peas
	I'd like some carrots, too.
	2. 	I like spinach.
	So do I.
	=> too, so: 	cũng (Position)
	3.	I don't like durians.
	I don't like durians, either.
	or	Neither do I.
=> not..... either = neither: cũng không (negative).
* Note: 	- So, neither đứng trước trợ động từ, đảo ngữ.
	- too, either đứng cuối câu.
B. While - reading: (15')
? Ask students to practice in pairs.
- Correct
1.	cucumber	4. beef
2.	papaya	5. durians.
3.	pork	6. spinach.... etc.
? Prediction: Ask students to predict Hoa and Hoa's aunt: What did they buy at the market? Check (V) on the word you choose.
Meat stall	Vegetables stall	Fruit stall.
Chicken	Peas	Papaya
Beef	Carrots	Pineapple
Pork	Spinach	Bananas
	Cucumbers	Oranges
	Durians
? Elicit (list Things Hoa and her aunt bought at the market.
C. Post - reading:
 Hang poster. Choose the best answer ( group work) 
1. I'm hungry. I am hungry, ...........
(a). too	b. either	c. so
2. I like oranges. ........ do I.
a. Too	b. Either	(c ). So.
3. She doesn't like durians. He doesn't like durians,..........
a. too	(b). either	c. so.
4. Hoa doesn't like carrots. ........... does her aunt.
a. Either	(b). Neither	c. So
3. Consolidation:
? From production, ask students to repeat the usage of too, so; either and neither.
4. Homework:
? Learn the lesson.
? Do exercises 1, 2 in your exercise's book.
? Prepare next lesson.
* Phần kết quả
Vận dụng phương pháp đổi mới trong dạy đọc Tiếng Anh 7 ở trường trung học cơ sở Quảng Lạc bước đầu đã có kết quả. Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể phát huy tích cực qua phương pháp đổi mới dạy đọc. Tuy nhiên tiết đọc hiểu không đơn thuần chỉ là đọc, mà nó kết hợp nhiều thể loại. áp dụng phương pháp mới có chắt lọc, tinh tế sẽ giúp các em say mê học và người học (học sinh) tích cực tham gia quá trình dạy đọc hiểu và có ý nghĩa quyết định chất lượng học tập. Do vậy, dạy phương pháp mới tạo điều kiện cho các em luyện đọc và ứng dụng thực hành ngay trên lớp - đây là bước có hiệu quả cao, giúp các em có nhu cầu trong giao tiếp, bài học càng có hiệu quả cao hơn. 
Với kết quả của đầu kỳ I so với hết kỳ I, giữa kỳ II, tôi thấy chất lượng tăng lên rõ rệt. Kết quả này cho thấy các em lớp 7 đã dần quen với sách giáo khoa và phương pháp học tốt. Mỗi giáo viên phải biết lựa chọn, vận dụng phương pháp đổi mới làm sao cho phù hợp với từng tiết học, từng bài, từng đối tượng - nơi công tác để có được một giải pháp tốt, phương pháp tối ưu và khắc phục được ngay thiếu sót để chất lượng dạy và học ngày càng được tăng lên.
3. kết thúc vấn đề
Trong tất cả các tiết học, vấn đề nào cũng cần phải đọc và hiểu được. Do đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu và có một số mặt tích cực trong giờ đọc để mang lại kết quả cao trong dạy và học.
Tuy nhiên, là một giáo viên trẻ, kinh nghiệm còn ít, cần phải học hỏi đồng nghiệp nhiều. Mặt khác nơi tôi công tác điều kiện khó khăn, cơ sở vật chất quá thiếu thốn. Một số em không được sự chăm sóc, quan tâm của bố mẹ mà các em ở với ông bà - đây là một khó khăn, thách thức lớn đối với chúng tôi. Điều đó dẫn tới các em lười nhác học tập. Do vậy tôi muốn áp dụng phương pháp đổi mới để giúp các em biết cách học giờ đọc hiểu, tạo cho các em tích cực chủ động trong học tập.
Như tôi đã nói ở trên, là giáo viên trẻ nên không tránh khỏi những sai sót. Vì thế, tôi rất mong và cảm ơn độc giả đóng góp ý kiến cho tôi.
	Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ngày 10 tháng 4 năm 2009
Người viết
 Đỗ Thị Hà
Mục lục
Trang
I. Phần mở đầu
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2
4. Giả thiết khoa học
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
6. Phương pháp nghiên cứu
4
7. Dự thảo nội dung nghiên cứu
4
II. Phần nội dung
5
1. Cơ sở khoa học đề ra sáng kiến kinh nghiệm
5
2. Các giải pháp cụ thể
6
3. áp dụng cụ thề vào một số tiết dạy
7
III. Phần kết quả
13
IV. Phần kết luận
14

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_ngiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan