Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực học tập môn tiếng Anh lớp 7 mới thông qua một số hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động dạy và học nhất là với bộ môn tiếng Anh, “Học mà chơi, chơi mà học”. Thông qua những hoạt động trong buổi ngoại khóa tiếng Anh, các em không những tiếp thu thêm những kiến thức không có trong sách vở, trong các bài giảng mà còn lĩnh hội được mọi tri thức từ các vấn đề xã hội, từ cuộc sống xung quanh. Việc cọ sát, thi đua, thi đấu, . trong mỗi chương trình làm phát huy tối đa khả năng của bản thân: tính năng động, sáng tạo, tư duy độc lập của mỗi em, giúp cho các em phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm, khả năng phân tích, tư duy phê phán, thúc đẩy sự tự tin và tinh thần hợp tác. Có thể coi những hoạt động ngoại khóa như những giờ học tiếng Anh ngoài lớp, tạo cho học sinh cảm giác thoải mái, dễ chịu, đồng thời tạo cho các em động lực học một cách tự giác chứ không phải học theo kiểu đối phó vì tiếng Anh được coi là môn học thiên về năng khiếu nên việc chủ động, tự giác khi học tập sẽ có tác dụng hơn là bị ép buộc.

doc10 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 1892 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực học tập môn tiếng Anh lớp 7 mới thông qua một số hoạt động ngoại khóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
1. Về mặt lý luận  
 Chúng ta đang sống ở thế kỷ mà tri thức và kĩ năng của con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển xã hội. Để theo kịp sự phát triển của xã hội, một trong những tư tưởng đổi mới hiện nay của Nhà nước ta là tăng cường giáo dục toàn diện cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã xác định: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.” Điều này cho thấy Nhà nước ta rất quan tâm tới việc đổi mới phương pháp giảng dạy với mục tiêu động viên khuyến khích học sinh phát huy cao nhất vai trò của mình và tự lực, tự chủ trong quá trình tham gia học tập.
2. Về mặt thực tiễn 
 Trong bối cảnh đổi mới kinh tế và chính sách mở cửa, tiếng Anh trở thành một trong những ngôn ngữ nước ngoài phổ biến nhất được giảng dạy tại Việt Nam, là một môn học bắt buộc cho cả học sinh phổ thông và sinh viên đại học. Trong cuốn sách: “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Tiếng Anh” của Bộ GD & ĐT ghi rõ: “Tiếng Anh, với tư cách là tiếng nước ngoài, là môn văn hóa cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông. Môn Tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hoà nhập với cộng đồng quốc tế”. Đặc biệt, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” gọi tắt là Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020. Mục tiêu của đề án là đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
 3. Về mặt cá nhân 
 Việc giảng dạy theo các phương pháp tích cực đòi hỏi phải phân loại và chọn lọc các hoạt động, các kĩ thuật giảng dạy để vận dụng phù hợp vào từng kĩ năng là việc làm mang ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công và hiệu quả của tiết dạy. Bên cạnh đó, việc thiết kế các hoạt động ngoại khóa bổ trợ cho việc dạy và học trên lớp, giúp học sinh phát huy tính tích cực để đạt kết quả cao nhất cũng được chúng tôi rất chú trọng. Đó là lý do tôi nghiên cứu đề tài “Phát huy tính tích cực học tập môn tiếng Anh lớp 7 mới thông qua một số hoạt động ngoại khóa”. 
II. Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài được nghiên cứu và thực hiện tại học sinh lớp 7A4 (năm học 2019-2020) trường THCS Ngọc Lâm.
B. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP
1. Tính tích cực
            Theo nghĩa từ điển: Tích cực là một trạng thái tinh thần có tác dụng khẳng định và thúc đẩy.  Vì vậy, Tính tích cực (TTC) biểu hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu; thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí (như hứng thú, chú ý, ý chí...) nhằm đạt được mục đích đặt ra với mức độ cao.
2. Tính tích cực học tập
2.1) Tính tích cực học tập về thực chất là TTC nhận thức, biểu hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu; thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí (như hứng thú, chú ý, ý chí...) nhằm đạt được mục đích đặt ra với mức độ cao.
2.2) Những nhân tố ảnh hưởng đến TTC học tập
- Bản thân HS
 + Đặc điểm hoạt động trí tuệ (tái hiện, sáng tạo...).
 + Năng lực (hệ thống tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, sự trải nghiệm cuộc sống...)
 + Tình trạng sức khỏe.
 + Trạng thái tâm lí (hứng thú, xúc cảm, chú ý, nhu cầu, động cơ, ý chí...).
 + Điều kiện vật chất, tinh thần (thời gian, tiền của, không khí đạo đức).
- Nhà trường:
 + Quan hệ thầy trò.
- Gia đình
- Xã hội
Từ đó, việc phát huy TTC của HS đòi hỏi một kế hoạch lâu dài và toàn diện khi phối hợp hoạt động của gia đình, nhà trường và xã hội.
3. Ý nghĩa của tính tích cực xét về phương diện giáo dục
           Tính tích cực của học sinh phù hợp với nguyên tắc "tính tự giác, tích cực", vì nó khiêu gợi được họat động học tập đã được hướng đích, gợi động cơ trong quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề. Dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là biểu hiện sự thống nhất giữa giáo dưỡng và giáo dục. Tác dụng của giáo dục kiểu dạy học này là ở chỗ dạy cho học sinh khám phá, tức là rèn luyện cho học sinh cách phát hiện, tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách khoa học. 
II. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
 Hoạt động ngoại khóa đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động dạy và học nhất là với bộ môn tiếng Anh, “Học mà chơi, chơi mà học”. Thông qua những hoạt động trong buổi ngoại khóa tiếng Anh, các em không những tiếp thu thêm những kiến thức không có trong sách vở, trong các bài giảng mà còn lĩnh hội được mọi tri thức từ các vấn đề xã hội, từ cuộc sống xung quanh. Việc cọ sát, thi đua, thi đấu, ... trong mỗi chương trình làm phát huy tối đa khả năng của bản thân: tính năng động, sáng tạo, tư duy độc lập của mỗi em, giúp cho các em phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm, khả năng phân tích, tư duy phê phán, thúc đẩy sự tự tin và tinh thần hợp tác. Có thể coi những hoạt động ngoại khóa như những giờ học tiếng Anh ngoài lớp, tạo cho học sinh cảm giác thoải mái, dễ chịu, đồng thời tạo cho các em động lực học một cách tự giác chứ không phải học theo kiểu đối phó vì tiếng Anh được coi là môn học thiên về năng khiếu nên việc chủ động, tự giác khi học tập sẽ có tác dụng hơn là bị ép buộc.
III. MỘT SỐ GIỜ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÁC LỚP 7 MỚI Ở TRƯỜNG THCS
1. Một số điều tra cơ bản
 Năm học 2019 – 2020 tôi được phân công công giảng dạy môn tiếng Anh ở lớp 7A4. Trình độ của học sinh trong lớp theo mức đánh giá mới có khoảng 40% học sinh có sức học khá giỏi, 40% học .sinh có lực học trung bình, 20 % học sinh có lực học dưới mức trung bình. Có nhiều em rất kém, sợ học môn tiếng Anh, kiến thức cơ bản bị hổng. Nhiều học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, chưa tìm ra cho mình một cách học có hiệu quả. Các em cho rằng tiếng Anh rất khó học Với thực trạng học sinh như thế , đầu năm học tôi thường tổ chức kiểm tra khảo sát các lớp và kết quả là chỉ có khoảng 30% học sinh là nắm chắc các kiến thức đã học. Kết quả kiểm tra cũng cho thấy đa số học sinh rất lười học dẫn đến không thuộc từ vựng nói riêng và các cấu trúc ngữ pháp nói chung. Đáng ngại hơn nữa, là ở đối tượng học sinh TB- yếu nếu bản thân các em không cố gắng học tập thì mỗi năm lại một kém đi nếu các em không được “ tiếp lửa”, không được dạy các phương pháp học phù hợp và giáo viên không tạo được sự yêu thích cho các em. Do đó khi giảng dạy tôi phải kiên trì tìm mọi cách để thu hút học sinh có sức học yếu và cả học sinh có sức học khá.
2. Một số hoạt động ngoại khóa được áp dụng
 Dưới đây là một số các hoạt động ngoại khóa minh họa:
a)Tìm hiểu: Đoán tính cách 12 cung hoàng đạo trong tiếng Anh
Ở chuyên đề này tôi cho các em tìm hiểu ngày sinh của các thành viên trong lớp và tìm trước các tính cách điển hình của các cung hoàng đạo tương ứng (bằng cách tìm các tính từ miêu tả tính cách). 
Ví dụ: Nhân Mã bất cần - 'careless', Sư tử hão huyền - 'vain', Song tử hóm hỉnh - 'witty' và còn nhiều tính từ khác miêu tả tính cách 12 cung hoàng đạo.
Và kết quả thật bất ngờ. Các em đã tìm ra khá nhiều các tính từ và miêu tả một cách rất chính xác.
Bảo Bình
Aquarius trong tiếng Anh nghĩa là cung Bảo Bình, chỉ những người sinh ngày 20/1-19/2.
Inventive : Sáng tạo
Clever: Thông minh
Humanitarian: Nhân đạo
Friendly: Thân thiện
Aloof: Xa cách, lạnh lùng
Unpredictable: Khó đoán
Rebellious: Nổi loạn
Song Ngư
Pisces: Trong tiếng Anh nghĩa là cung Song Ngư, chỉ những người sinh ngày 20/2-20/3.
Cung Song Ngư có đặc điểm chung là:
Romantic: Lãng mạn
Devoted: Hy sinh
Compassionate: Đồng cảm, từ bi
Indecisive: Hay do dự
Escapist: Trốn tránh
Idealistic: Thích lý tưởng hóa
Bạch Dương
Aries: Trong tiếng Anh nghĩa là cung Bạch Dương, chỉ những người sinh ngày 21/3-20/4.
Cung Bạch Dương có đặc điểm chung là:
Generous: Hào phóng
Enthusiastic: Nhiệt tình
Efficient: Làm việc hiệu quả
Quick-tempered: Nóng tính
Selfish: Ích kỷ
Arrogant: Ngạo mạn
Kim Ngưu
Taurus: Trong tiếng Anh nghĩa là cung Kim Ngưu, chỉ những người sinh ngày 21/4-20/5.
Cung Kim Ngưu có đặc điểm chung là:
Reliable: Đáng tin cậy
Stable: Ổn định
Determined: Quyết tâm
Possessive: Có tính sở hữu
Greedy: Tham lam
Materialistic: Thực dụng
Song Tử
Gemini: Trong tiếng Anh nghĩa là cung Song Tử, chỉ những người sinh ngày 21/5-21/6.
Cung Song Tử có đặc điểm chung là:
Witty: Hóm hỉnh
Creative: Sáng tạo
Eloquent: Có tài hùng biện
Curious: Tò mò
Impatient: Thiếu kiên nhẫn
Restless: Hiếu động
Tense: Căng thẳng
Cự Giải
Cancer: Ttrong tiếng Anh nghĩa là cung Cự Giải, chỉ những người sinh ngày 22/6-22/7.
Cung Cự Giải có đặc điểm chung là:
Intuitive : Thuộc về trực giác
Nurturing: Ân cần
Frugal: Giản dị
Cautious: Cẩn thận
Moody: U sầu, ảm đạm
Self-pitying: Tự thương hại
Jealous: Ghen tuông
Sư Tử
Leo: Trong tiếng Anh nghĩa là cung Sư Tử, chỉ những người sinh ngày 23/7-22/8.
Cung Sư Tử có đặc điểm chung là:
Confident: Tự tin
Independent: Độc lập
Ambitious: Tham vọng
Vain: Hão huyền
Dogmatic: Độc đoán
Xử Nữ
Virgo: Trong tiếng Anh nghĩa là cung Xử Nữ, chỉ những người sinh ngày 23/8-22/9.
Cung Xử Nữ có đặc điểm chung là:
Analytical: Thích phân tích
Practical: Thực tế
Precise: Tỉ mỉ
Inflexible: Cứng nhắc
Perfectionist: Theo chủ nghĩa hoàn hảo
Thiên Bình
Libra: Trong tiếng Anh nghĩa là cung Thiên Bình, chỉ những người sinh ngày 23/9-22/10.
Cung Thiên Bình có đặc điểm chung là:
Diplomatic: Dân chủ
Easygoing: Dễ tính, dễ chịu
Sociable: Hòa đồng
Changeable: Hay thay đổi
Unreliable: Không đáng tin cậy
Thiên Yết
Scorpio: Trong tiếng Anh nghĩa là cung Thiên Yết, chỉ những người sinh ngày 23/10-21/11.
Cung Thiên Yết có đặc điểm chung là:
Passionate: Giàu đam mê
Resourceful: Tháo vát
Focused: Tập trung
Narcissistic : Tự mãn
Manipulative: Thích điều khiển người khác
Nhân Mã
Sagittarius: Trong tiếng Anh nghĩa là cung Nhân Mã, chỉ những người sinh ngày 22/11-21/12.
Cung Nhân Mã có đặc điểm chung là:
Optimistic: Lạc quan
Adventurous: Thích phiêu lưu
Straightforward: Thẳng thắn
Careless: Bất cẩn
Reckless: Liều lĩnh
Irresponsible: Vô trách nhiệm
Ma Kết
Capricorn: Trong tiếng Anh nghĩa là cung Ma kết, chỉ những người sinh từ ngày 22/12 đến 19/1.
Cung Ma Kết có đặc điểm chung là:
Responsible: Có trách nhiệm
Persistent: Kiên trì
Disciplined: Có kỷ luật
Calm: Bình tĩnh
Pessimistic: Bi quan
Conservative: Bảo thủ
b) Học và tìm hiểu về thành ngữ 
Trong tiếng Anh việc học và tìm hiểu về các thành ngữ được vần dụng trong cuộc sống hàng ngày cũng vô cùng cần thiết. Tuy nhiên để ghi nhớ được các thành ngữ này khong phải là một việc dễ dàng. Tôi đã cho các em tìm hiểu và với mỗi thành ngữ đều có ví dụ bằng tiếng Việt/ tiếng Anh rất dễ dàng để học sinh hiểu và vận dụng được trong thực tế.
Ví dụ một số thành ngữ: 
Trở thành trò cười
Ý nghĩa:
Nghĩa đen: Có quả trứng trên mặt bạn.
Nghĩa bóng: Trở thành trò cười (To be made to look stupid by something embarrassing).
Ví dụ: Minh always said he could speak English fluently, but when he couldn’t hold a conversation with the English tourist, he had egg all over his face.
Một mũi tên trúng hai đích
Ý nghĩa: 
Nghĩa đen: Một hòn đá giết hai con chim.
Nghĩa bóng: Một mũi tên trúng 2 đích; nhất cử lưỡng tiện (To do two things by one action; to get two results with just one effort)
Ví dụ: I kill two birds with one stone by reading the news in English. I learn about current events and improve my English.
Chuyện bé xé ra to
Ý nghĩa: 
Nghĩa đen: Một cơn dông bão trong chiếc cốc.
Nghĩa bóng: Phóng đại sự việc, chuyện bé xé ra to (A big fuss made about something of little importance).
Ví dụ: We will be alright. It seems bad now but we’ll look back and see it was just a storm in a teacup.
Dễ như ăn kẹo
Ý nghĩa: 
Nghĩa đen: Đơn giản như ăn bánh.
Nghĩa bóng: Điều đơn giản, dễ hiểu; dễ như ăn kẹo (Something very easy to do).
Ví dụ: I didn't know how to speak English and was afraid to take the IELTS Test, however, after having taken part in IELTS Fighter Club, I became more confident and found IELTS as easy as pie
Phải trả một cái giá cắt cổ
Ý nghĩa: 
Nghĩa đen: Trả tiền qua lỗ mũi.
Nghĩa bóng: Phải trả một cái giá cắt cổ (To pay too much money for something).
Ví dụ: After the environmental disaster, the oil company had to pay through the nose to clean it all up.
c) Tổ chức chuyên đề các ngày lễ trong năm:
 Haloween
 Christmas
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1 . Kết quả đạt được:
 Qua thời gian thực hiện như trên, các tiết dạy ở các lớp phụ trách tôi luôn tạo được sự hứng thú và tham gia tích cực từ học sinh. Việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong môn Tiếng Anh và các hoạt động ngoại khóa đã giúp tôi cùng với những học trò của tôi cảm thấy giờ học hết sức nhẹ nhàng và thú vị. Áp dụng các phương pháp và cách thức này đã giúp học sinh tự tin, hăng say, hứng thú khám phá môn tiếng Anh. Sau khi cải tiến phương pháp giảng dạy, tôi cũng nhận rằng học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Các em đã mạnh dạn, tích cực tham gia các hoạt động học tập, tự tin hơn khi trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra cũng như giao tiếp với bạn bằng Tiếng Anh. Phần lớn học sinh đã dần dần nâng cao chất lượng học tập bản thân, đồng thời các em cũng lấp dần sự thiếu hụt về kiến thức, từ đó phát triển thêm các kỹ năng trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Dần dần các em cảm thấy yêu thích học tập bộ môn Tiếng Anh hơn, học sinh học tập say mê hơn, không khí lớp học sôi nổi, tham gia vào các hoạt động rất nhiệt tình, và cảm thấy thoải mái, phấn khởi. Chính vì vậy học sinh nắm được kiến thức ngôn ngữ và nâng cao được khả năng vận dụng từ đó chất lượng bộ môn luôn giữ được ở mức cao, bình quân trên 90% đạt yêu cầu. Thời gian để trải nghiệm này trên đối tượng là HS lớp 7 chưa nhiều nhưng kết quả rất khả quan, các em càng ngày càng yêu thích môn tiếng Anh. Đó chính là động lực để các em tự phấn đấu học tốt hơn, nhiều học sinh yêu thích môn học hơn, kể cả những học sinh học yếu, chúng không cảm thấy sợ hãi và chán nản mỗi khi đến giờ ngoại ngữ mà ngược lại chúng còn rất hào hứng tham gia vào giờ học. 
2. Bài học kinh nghiệm
 Sau quá trình nghiên cứu tôi đã rút ra các bài học sau: Để xây dựng được một chương trình ngoại khóa tiếng Anh tốt, chất lượng thì nhất thiết người tổ chức phải xét đến một số yếu tố nhất định: 
1. Yếu tố ngôn ngữ: Mục đích của việc tổ chức chương trình ngoại khóa là để giúp học sinh hiểu rõ hơn, sử dụng được, vận dụng tốt và trau dồi kiến thức tiếng Anh mà các em đã được học ở trường nên nội dung, chủ đề và cấp độ ngữ pháp phải phù hợp với trình độ của học sinh. Các em có thể sử dụng được ngôn ngữ mà mình đang học trong vui chơi, trong vai diễn của những tiểu phẩm, trong việc đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, thậm trí trong tranh luận hay phản bác ý kiến của người khác và trong cả việc đóng góp ý kiến cho các bạn cùng nhóm. Do đó, nội dung ngôn ngữ thường xoay quanh các chủ đề, chủ điểm của bài học trên lớp và khuyến khích các em sử dụng thành thạo và mở rộng thêm vốn kiến thức đó.
2. Yếu tố văn hóa: Chúng ta đều biết học ngoại ngữ là tiếp xúc với một nền văn hóa khác về cách sống, giao tiếp, hành vi, phong tục tập quán ,.. của nền văn hóa đó nên chủ đề của các buổi sinh hoạt ngoại hoặc có thể xoay quanh các vấn đề văn hóa, xã hội,  của các nước nói tiếng Anh như các dịp lễ : Mừng giáng sinh (Merry Christmas); Mừng năm mới (Happy new year); Lễ tạ ơn (Thanks giving); Ngày lễ tình nhân (Valentine); . hoặc cũng có thể là phát triển các chủ đề trong các bài học tiếng Anh trong giáo trình trên lớp dưới các hình thức hát, kể chuyện, đố vui hay đóng kịch bằng tiếng Anh, 
3. Yếu tố giáo dục: Hoạt động ngoại khóa là hình thức để đánh giá học sinh theo quan điểm phát triển toàn diện và càng có ý nghĩa hơn nếu các hoạt động ngoại khóa có tác động trở lại, giúp học sinh có thêm hứng thú, niềm vui trong học tập và rèn luyện đạo đức. Từ đó các em rèn luyện cho mình kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, kĩ năng tự quản, tự tổ chức, hòa nhập và thực hiện một số những hoạt động tập thể khác. 
4. Yếu tố người học và yếu tố người thầy: Trong bất kì một buổi sinh hoạt ngoại khóa tiếng Anh nào thì cũng không thể thiếu hai đối tượng: đối tượng tổ chức hoạt động chủ yếu là giáo viên – yếu tố người thầy và đối tượng tham gia hoạt động chính là tất cả các em học sinh. Tuy cả hai yếu tố - đối tượng đều có vai trò quan trọng như nhau, song nếu các em học sinh nhận thức không đầy đủ, không hứng thú, thiếu sự tự giác, chủ động, sáng tạo thì buổi sinh hoạt ngoại khóa khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Do đó khi xây dựng chương trình ngoại khóa tiếng Anh phải giúp học sinh học được những điều mà môi trường phi tiếng Anh tự nhiên không cung cấp cho các em được nhằm giúp các em mở ra một cánh cửa mới về kiến thức một cách nhẹ nhàng mà hữu ích sao cho các em luôn cảm thấy được học mà chơi, chơi mà học.
C. PHẦN KẾT LUẬN
 Giáo dục phải toàn diện. Học tiếng Anh thông qua những hoạt động ngoại khóa thú vị là một trong những cách hiệu quả nhất để lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng tiếng Anh đã được học trên lớp. Để những hoạt động ngoại khóa tiếng Anh thực sự không chỉ là những hoạt động thực hành mở rộng bài học trên lớp hay một buổi học nhóm mà phải là những hoạt động đa dạng nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được những kĩ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm – là những kĩ năng hết sức quan trọng trong việc học tập cũng như trong cuộc sống của mỗi học sinh thì những hình thức, nội dung của các buổi sinh hoạt ngoại khóa tiếng Anh phải luôn được đổi mới, cập nhật để hấp dẫn, thu hút được nhiều học sinh tham gia. Với những gì chúng tôi đã làm không ngoài mục đích giảng dạy hiệu quả bộ môn Tiếng Anh theo hướng tích cực. Trong quá trình thực hiện, tôi được sự ủng hộ từ tổ chuyên môn, được sự đồng tình cũng như những góp ý xây dựng của đồng nghiệp. Với mong muốn sẽ làm được tốt hơn trong những năm tới, rất mong có sự góp ý, trao đổi chân thành của các đồng nghiệp.
 Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn BGH nhà trường và các bạn đồng nghiệp.
 Tôi xin cam đoan SKKN này là do tôi bản thân tôi viết dưới sự góp ý của đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2020

File đính kèm:

  • docchi-skkn-2020_07032021.doc
Sáng Kiến Liên Quan