Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp trò chơi trong tiết thể dục
Trong xã hội hiện đại, bât cứ một nước phát triển nào cũng đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu. Điều đó hoàn toàn đúng bởi vì chỉ có học vấn mới có thể giải thích được các hiện tượng thiên nhiên, tìm hiểu được sự phát triển của nhân loại, hay sự phát triển của các sự vật hiện tượng, của nhân sinh quan. Biết cách tính toán, học được cách đối nhân sử thế. Trong môi trường giáo dục học sinh dược giáo dục và đạo đức và cách sống mà nhiều nhà giáo, các chuyên gia đã đúc kết hàng đời để lại. đó là các hành trang cho một con người bước vào đời. Chính quốc sách hàng đầu ấy đòi hỏi mỗi đất nước phải quan tâm đến vấn đề phát triển đội ngũ nhà giáo phải có trình độ , năng lực, đạo đức tốt để có thể truyền thụ kiến thức hay nhất, dễ hiểu nhất cho học sinh. Đồng thời phải tạo ra các phương pháp giáo dục tiên tiến, phù hợp với thời đại và đặc điểm tâm, sinh, lí các giai đoạn phát triển của học sinh nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt nhất kiến thức của nhân loại.
Việt Nam cũng nằm trong quy luật đó. Đã từ lâu nhà nước ta đã xác định giáo dục phải là quốc sách hàng đầu để xóa bỏ đói nghèo, lạc hậu. các chính sách của nhà nước về chế độ cho nhà giáo ngày càng được quan tâm để giúp giáo viên yên tâm công tác. Đồng thời không ngừng đổi mới các phương pháp học tập và sách giáo khoa, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục. Hằng năm nhà nước tổ chức các đợt tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao tay nghề cho cán bộ giáo viên nhằm cải tiến các phương pháp dạy học tiên tiến phù hợp với thời đại, đồng thời phát huy các phương pháp dạy học cũ nhưng có tính hiệu quả cao.
A. PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xã hội hiện đại, bât cứ một nước phát triển nào cũng đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu. Điều đó hoàn toàn đúng bởi vì chỉ có học vấn mới có thể giải thích được các hiện tượng thiên nhiên, tìm hiểu được sự phát triển của nhân loại, hay sự phát triển của các sự vật hiện tượng, của nhân sinh quan. Biết cách tính toán, học được cách đối nhân sử thế. Trong môi trường giáo dục học sinh dược giáo dục và đạo đức và cách sống mà nhiều nhà giáo, các chuyên gia đã đúc kết hàng đời để lại. đó là các hành trang cho một con người bước vào đời. Chính quốc sách hàng đầu ấy đòi hỏi mỗi đất nước phải quan tâm đến vấn đề phát triển đội ngũ nhà giáo phải có trình độ , năng lực, đạo đức tốt để có thể truyền thụ kiến thức hay nhất, dễ hiểu nhất cho học sinh. Đồng thời phải tạo ra các phương pháp giáo dục tiên tiến, phù hợp với thời đại và đặc điểm tâm, sinh, lí các giai đoạn phát triển của học sinh nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt nhất kiến thức của nhân loại. Việt Nam cũng nằm trong quy luật đó. Đã từ lâu nhà nước ta đã xác định giáo dục phải là quốc sách hàng đầu để xóa bỏ đói nghèo, lạc hậu. các chính sách của nhà nước về chế độ cho nhà giáo ngày càng được quan tâm để giúp giáo viên yên tâm công tác. Đồng thời không ngừng đổi mới các phương pháp học tập và sách giáo khoa, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục. Hằng năm nhà nước tổ chức các đợt tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao tay nghề cho cán bộ giáo viên nhằm cải tiến các phương pháp dạy học tiên tiến phù hợp với thời đại, đồng thời phát huy các phương pháp dạy học cũ nhưng có tính hiệu quả cao. Môn thể dục trong nhà trường cũng như các môn học khác đều nằm trong các quy luật đó. Để học sinh thật sự say mê và hứng thú khi học thể dục thì phải có biện pháp gì? Để các em có thể tiếp thu tốt các kĩ năng vận động và phát triển các tố chất thể lực thì áp dụng biện pháp nào? Điều đó đặt ra cho chúng ta nhiều trăn trở. Từ những suy nghĩ đó tôi chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp trò chơi trong tiết thể dục”, thực sự đây không phải là sáng kiến mới trong các phương pháp giảng dạy thể dục mà chỉ là các kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình công tác của bản thân. Thông qua đề tài này giúp cho giáo viên linh hoạt hơn trong việc sử dụng phương pháp trò chơi, đồng thời bổ sung thêm kho trò chơi vận động trong dạy học thể dục. II. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI. 1. Mục tiêu Thông qua đề tài này giúp giáo viên biết linh hoạt trong việc áp dụng phương pháp trò chơi, nhằm gây hứng thú cho người học đem lại kết quả giáo dục cao nhất. 2. Nhiệm vụ của đề tài. - Phân tích được ưu khuyết điểm của phương pháp trò chơi trong dạy thể dục. - Đề ra các phương án hợp lí nhất để áp dụng trong dạy học nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. - Giới thiệu một số trò chơi có thể áp dụng thường xuyên trong tiết thể dục. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là phương pháp trò chơi trong tiết thể dục, việc áp dụng phương pháp trò chơi trong thực tế giảng dạy và các trò chơi mới để áp dụng trong giảng dạy. IV.GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU. Học sinh khối lớp 9 trường THCS Lý Tự Trọng V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Nghiên cứu tài liệu - Vấn đáp,điều tra. - Đối chứng, so sánh kết quả. - Thực hành giảng dạy. - Dự giờ thăm lớp. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. Môn thể dục cũng như các môn học khác trong hệ thống giáo dục hiện nay. Vì vậy giáo viên giảng dạy thể dục cũng phải không ngừng học tập để đổi mới các phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục là đào tạo và phát triển con người. Ngày nay việc áp dụng phương pháp học tập lấy học sinh làm trung tâm đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo để có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Các phương pháp giáo dục đặc trưng: Các phương pháp sử dụng lời nói. Phương pháp trực quan. Phương pháp tập luyện. Đặc biệt trong giảng dạy thể dục thì phương pháp tập luyện thường xuyên được áp dụng nhất. Dựa trên cơ sở tích cực vận động của chính người học nhằm phổ biến nhận thức tình cảm thành hành động. Trong phương pháp tập luyện thì phương pháp trò chơi được xem là giải pháp giúp gây hứng thú cho người học nhất. Bởi vì trò chơi đã và đang thỏa mãn nhu cầu khác nhau của con người về nhu cầu giải trí, nhận thức. Về phát triển thể chất cũng như tinh thần. Song ý nghĩa cơ bản của trò chơi là ý nghĩa sư phạm. Cụ thể đã từ lâu nó là một trong những phương tiện, phương pháp cơ bản của giáo dục thể chất. Phương pháp trò chơi trong giáo dục thể chất có những nét tiêu biểu sau: Hoạt động chủ yếu của buổi tập được tổ chức trên cơ sở “chủ đề” có hình ảnh hoặc quy ước để đạt được mục đích nhất định trong những diều kiện và tình huống thay đổi. - Tính đa dạng của cách thức đạt mục đích và tính tổng hợp trong hoạt động trò chơi. - Hoạt động của người tập mang tính độc lập rộng rãi, yêu cầu cao về sự nhanh trí sáng tạo vận động và khéo léo. Trong trò chơi cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với những người tham gia chơi, đồng thời yêu cầu các thành viên tham gia cũng phải có tính độc lập sáng tạo giải quyết mọi tình huống để thực hiện nhiệm vụ cụ thể. - Thể hiện rõ các đặc điểm phẩm chất đạo đức và tính cách của cá nhân. - Tồn tại của trò chơi: lượng vận động bị hạn chế. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ. 1. Thuận lợi – Khó khăn. Trường THCS Lý Tự Trọng nằm tại thôn 3 xã Hòa Thành với số lượng 246 học sinh, được phân bố ở 6 thôn . Đội ngũ giáo viên thể dục của đơn vị là 3 đồng chí trong đó trình độ đại học là 2, trình độ cao đẳng là 1. Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cũng gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 1.1 Thuận lợi. - Hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương. - Môn thể dục được nhà trường quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy. - Được sự phối hợp tốt giữa giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn trong công tác. - Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn nên gặp nhiều thuận lợi trong giảng dạy. - Phần lớn học sinh có ý thức học tập tốt. - Điều kiện kinh tế phát triển cùng với sự quan tâm của phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội môn thể dục cũng đã được quan tâm nhiều về vai trò trong việc phát triển toàn diện của học sinh. 1.2 Khó khăn. Việc áp dụng các phương pháp mới trong giảng dạy thể dục hiện nay đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy vào trong tiết học thể dục. Ý thức tự giác của một số bộ phận học sinh là chưa cao. Nội dung bài học đơn điệu, khô khan. Các điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu của các em. Giáo viên giảng dạy không linh hoạt hay sáng tạo cũng dẫn đến việc truyền thụ kiến thức gặp nhiều khó khăn. Các trò chơi nghèo nàn về nội dung và không mang tính thách đố sẽ làm cho học sinh không hào hứng. 3. Thành công hạn chế 3.1. Thành công Phương pháp trò chơi đem lại : sự hưng phấn trong học tập của học sinh dẫn đến các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động hơn. Việc tham gia học tập của học sinh sẽ sôi nổi hơn. Áp dụng phương pháp trò chơi sẽ giúp giáo viên truyền tải các nội dung kiến thức tốt hơn thông qua các trò chơi. 3.2. Hạn chế. Việc áp dụng phương pháp trò chơi sẽ dẫn đến một số tình huống không dự tính trước được, nên việc xử lí sẽ gặp khó khăn. Sự hưng phấn thái quá của học sinh sẽ lớp buổi học ồn ào, giáo viên khó quản lí. Đòi hỏi giáo viên phải tập trung nhiều trong việc giáo dục ý thức tự giác và kỉ luật cho học sinh. III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH. 1. Mục tiêu của biện pháp. Áp dụng các biện pháp trò chơi tốt nhất trong tiết thể dục nhằm gây hứng thú học tập trong tiết thể dục của học sinh, giúp các em vừa chơi vừa học đạt hiệu quả tốt. Giới thiệu một số trò chơi phù hợp với các nội dung học tập các nội dung trong môn thể dục. 2. Nội dung và cách thức thực hiện. Trong việc áp dụng trò chơi giáo viên cần chú ý : Nên áp dụng trò chơi vào thời điểm nào? Có gây hứng thú cho học sinh chơi không ? Trò chơi phát triển tố chất thể lực nào? Trò chơi bổ trợ cho nội dung học nào? Từ đây ta mới xác định được nội dung tổ chức trò chơi. Trong một tiết thể dục ta cần thực hiện trò chơi trong những giai đoạn sau: 2.1: Phần mở đầu. - Sau khi nhận lớp, khởi động chung và chuyên môn ta cho các em chơi các trò chơi mang tính kích thích hưng phấn học tập các nội dung tiếp theo. Giáo viên cần chú ý sử dụng các trò chơi đơn giản dễ hiểu mang tính tập thể, nhanh, ngắn gọn. Bởi vì yêu cầu trong phần mở đầu là: Giữ vai trò dẫn dắt và tạo tiền đề cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính của gì học. Thực hiện một số nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng. Các trò chơi có thể áp dụng trong phần mở đầu gồm: 2.1.1. Chạy ngược chiều theo tín hiệu Chuẩn bị: Học sinh dứng thành vòng tròn Cách chơi: Giáo viên thổi hồi còi học sinh chạy theo vòng tròn cùng hướng khi nghe hồi còi tiếp theo học sinh chạy ngược lại. 2.1.2. Tìm nhóm Học sinh chạy chậm theo vòng tròn nghe giáo viên ( quản trò) hô: “tập hợp nhóm, tập hợp nhóm” Học sinh vừa chạy vừa hỏi đồngthanh “nhóm mấy, nhóm mấy” giáo viên ( quản trò) hô nhóm 2, 3, 5 người tùy ý và học sinh phải nhanh chóng thực hiện ai thừa ra sẽ bị thua. 2.1.3. Điểm số. Cho các em đứng thành 4 đội theo hàng dọc. Mỗi đội cách nhau 1 cánh tay. Giáo viên hạ lệnh “Điểm số từ 1 cho đến hết” . Em cuối cùng của mỗi đội sau khi điểm số xong liền chạy lên đầu hàng và lại điểm số từ “1” các em sau tiếp tực điểm số đến khi em số 1 đầu tiên về vị trí ban đầu. đội thắng cuộc là đội có em về vị trí số 1 đầu tiên. 2.2. Phần cơ bản. Phần cơ bản là phần thực hiện nội dung chính của giờ học vì vậy khi nghiên cứu tổ cức cho học sinh chơi giáo viên cần lựa chọn các trò chơi mà nội dung nó có tính chất bổ trợ cho các bài tập để từ việc tham gia chơi học sinh hình thành được các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển được các tố chất thể lực. Giáo viên cần lưu ý không nên áp dụng trò chơi quá nhiều trong nội dung cơ bản. ví dụ trong tiết học 3 nội dung giáo viên sử dụng đồng thời cùng lúc 2 nhóm hai trò chơi, như vậy sẽ không hợp lí vì: * Sẽ làm các nhóm học không tập chung vào nội dung học được chia nhóm vì mải quan sát nhóm bên cạnh chơi. * Giáo viên không quản lí lớp được do tập trung nhiều vào các nhóm chơi. * Không giáo dục được ý thức kỉ luật và tự giác của học sinh. Sau đây là các nhóm trò chơi bổ trợ cho các nội dung học phần cơ bản: 2.2.1. Nội dung đội hình đội ngũ. a. Điểm số. Cho các em đứng thành 4 đội theo hàng dọc. Mỗi đội cách nhau 1 cánh tay. Giáo viên hạ lệnh “Điểm số từ 1 cho đến hết” . Em cuối cùng của mỗi đội sau khi điểm số xong liền chạy lên đầu hàng và lại điểm số từ “1” các em sau tiếp tực điểm số đến khi em số 1 đầu tiên về vị trí ban đầu. đội thắng cuộc là đội có em về vị trí số 1 đầu tiên. b.Rết tìm ngọc. Mỗi đội xếp thành hàng, người sau ôm bụng người trước, mỗi đội thành một con rết, người đứng đầu mỗi đội đều bịt mắt, mõi đội đứng một phía. Người điều khiển đứng một chỗ nhất định, thổi một tiếng còi. Những người đứng sau đầu rết phải tuyệt đối im lặng chỉ dùng tay ra dấu hiệu cho đầu. rết biết hướng mà mình lê tới chỗ ngọc (người điều khiển). Đội nào đến trước là thắng. c. Theo lệnh tôi. Ổn định tổ chức xong giáo viên nói : “Tôi hạ lệnh ” thì các em mới được làm động tác. Nếu không có từ “Tôi hạ lệnh ” học sinh mà thực hiện là sai. VD: Tôi hạ lệnh : Ngồi xuống, đứng lên, đưa tay về trước ( tùy theo yêu cầu của giáo viên). 2.2.2. Chạy ngắn. Ngoài những trò chơi trong chương trình thể dục chúng ta có thể bổ sung thêm . a.Chiến sĩ lập công. * Chuẩn bị: một số khúc gỗ ít hơn số lượng người chơi dài 15-20cm vừa tay cầm. * Tổ chức chơi: Kẻ vạch xuất phát, vạch đích cách nhau 17-20m. Các em tham gia chơi xếp thành hàng sau vạch xuất phát. Khi giáo viên ra lệnh “bắt đầu” tất cả các em nhanh chóng chạy lên phía trước nhặt mỗi em một khoanh gỗ. sau khi nhặt xong trỏ về vạch xuất phát. Số khoanh gỗ giảm dần cho đến khi có 1 bạn chiến thắng. b. Trò chơi “Hoàng oanh, hoàng yến”. Đội hình chơi như hình trên. Khi giáo viên hô tên của đội nào thì đội đó chạy. Đội không được hô tên cần lập tức quay lại đuổi theo vafddungj vào lưng đội bỏ chạy. Sau thời gian chơi đội nào bị bắt nhiều nhất là thua cuộc Lưu ý chỉ được đuổi đến vạch giới hạn. 2.2.3. Các môn nhảy a. Nhảy lùi. Thành lập các đội bằng nhau về số lượng xếp thành hàng dọc. Khi giáo viên thổi còi, em số 1 của mỗi dội ngồi xuống lưng quay vè vạch đích hai tay nắm cổ chân nhảy giật lùi khi đến đích thì nhanh chóng chạy về vỗ tay cho bạn thứ 2 của đội mình, em thứ 2 thực hiện như em số 1 đội nào hết người trước là thắng. b.Nhảy vượt rào. Chia lớp 4 hàng ( 6 hàng) tùy số lượng hai hàng thành 1 đội ngồi xổm quay mặt vào nhau và cách nhau khoảng 1- 1,5m mỗi cặp có 1 gậy thể dục từng cặp cầm gậy giơ cao khoảng 0,4m, cặp này cách cặp kia 1m. Khi giáo viên ra lệnh cặp thứ nhất của mỗi đội để gậy vòng ra 2 bên chạy về cuối hàng sau dó chụm chân liên tiếp nhảy qua tất cả các gậy trong hàng đội mình từng cặp nhảy xong về vị trí cũ cặp tiếp theo cũng làm như vậy đội nào nhảy xong trước là thắng cuộc. 2.3. Phần kết thúc. Ở phần kết thúc chủ yếu giáo viên chơi những trò chơi hồi tĩnh giúp học sinh giảm sự hưng phấn của các hệ thống cơ quan tim, mạch, phổi, thần kinh, loại bỏ các căng thẳng của các nhóm cơ bắp. IV.KẾT QUẢ. Qua một thời gian sử dụng phương pháp trò chơi tôi thấy tiết học đạt được một số kết quả sau: * Tiết thể dục sôi nổi hơn, học sinh nhiệt tình tham gia . * Các vấn đề về giáo dục thể chất cơ bản được giải quyết. * Tiết học không nhàm chán, học sinh mong chờ tiết học tiếp theo để tiếp tục được học. C. PHẦN KẾT LUẬN I. Ý nghĩa. Phương pháp trò chơi trong tiết thể dục sẽ giúp cho đội ngũ giáo viên có cách tiếp cận mới về phương pháp giảng dạy thể dục lấy học sinh làm trung tâm, giúp các em phát huy cao độ khả năng của bản thân nhằm hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời giáo dục ý thức tập thể cao. Từ phương pháp tròi chơi giúp giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách chủ động nhưng tiết học sẽ không nhàm chán, phát huy được các tố chất thể lực của học sinh. II. Khả năng phát triển của sáng kiến kinh nghiệm. Phương pháp trò chơi trong tiết thể dục đang được nhiều giáo viên thể dục trong huyện Krông Bông áp dụng. Tuy nhiên việc áp dụng có đem lại hiệu quả cao hay không điều đó còn phụ thuộc vào kinh nghiệm giảng dạy của mỗi giáo viên. Kinh nghiệm của bản thân về phương pháp giảng dạy trò chơi trong tiết thể dục hy vọng sẽ là tài liệu để các giáo viên tham khảo thêm nhằm bổ sung vào kinh nghiệm giảng dạy của bàn thân. Hòa Thành, ngày 18 tháng 1 năm 2015 Người viết Lê Viết Sơn TƯ LIỆU THAM KHẢO giáo trình lí luận và phương pháp Giáo Dục Thể Chất: PTS. Nguyễn Mậu Loan Trò chơi thi đua ngoài trời: Trần Phiêu – Đài Trang- Duy vũ : Nhà xuất bản trẻ Trò chơi vận động: Phạm Đức Phú – Trần Đồng Lâm : Nhà Xuất bản TDTT – Hà Nội ( 1981) SGV thể dục lớp 8,9 MỤC LỤC A. Phần Mở đầu I. Lí do chọn đề tài II. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài III. Đối tượng nghiên cứu. IV. Phạm vi giới hạn nghiên cứu. V. Phương pháp nghiên cứu. B. Nội dung I. Cơ sở lí luận của đề tài. II. Thực trạng vấn đề. III. Các biện pháp tiến hành. IV. Kết Quả. C. Kết luận. I.Ý nghĩa II.Khả năng phát triển của sáng kiến kinh nghiệm Tư liệu tham khảo Mục lục Trang 1 Trang 1 Trang 2 Trang 2 Trang 2 Trang 2 Trang 4 Trang 4 Trang 5 Trang 7 Trang 12 Trang 13 Trang 13 Trang 13 Trang 14 Trang 15
File đính kèm:
- noi dung.doc
- bia 1.doc
- bia 2.docx