Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học dự án tích hợp liên môn kết hợp với sử dụng di sản văn hóa Việt Nam trong môn Lịch sử 10

Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình

thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; gắn liền giáo dục

trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành năng lực giải quyết

vấn đề của học sinh trung học.

Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực người học (nay còn gọi

là dạy học định hướng kết quả đầu ra) được bàn đến nhiều từ những năm 90 của

thế kỉ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Phương pháp dạy

học theo định hướng phát triển năng lực người học không chỉ chú trọng, tích cực

hóa hoạt động nhận thức mà còn chú ý rèn luyện kĩ năng, năng lực giải quyết vấn

đề gắn với những tình huống khác nhau của cuộc sống thực tiễn. Bởi vì năng lực sẽ

rất khó hình thành và phát triển nếu chỉ bằng con đường truyền giảng thụ động một

chiều; kiến thức có thể được tiếp thu qua lời giảng, nhưng học sinh chỉ làm chủ

được kiến thức, biết vận dụng kiến thức đó khi được trải nghiệm qua hoạt động.

Đổi mới phương pháp dạy học để giúp người học không chỉ biết học, hiểu, ghi nhớ

kiến thức mà quan trọng hơn phải biết cách học, cách sử dụng những tri thức đã

học để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra. Tăng cường việc học tập

trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên-học sinh theo hướng hợp tác có ý nghĩa

quan trọng nhằm phát triển năng lực cá nhân. Phương pháp dạy học theo định

hướng phát triển năng lực người học sẽ làm gia tăng mức độ hoạt động, sự tương

tác giữa học sinh với giáo viên và giữa học sinh với nhau trong giờ học Lịch sử.

Tôi “Sử dụng phương pháp dạy học dự án tích hợp liên môn kết hợp với sử dụng

di sản văn hóa Việt Nam trong môn Lịch sử 10” là một trong những phương pháp

dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.

pdf57 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học dự án tích hợp liên môn kết hợp với sử dụng di sản văn hóa Việt Nam trong môn Lịch sử 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến chống Mông-Nguyên lần 2 
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai kết thúc thắng lợi 
năm 1285, ngày 9/7/1285, Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân 
Tông cùng triều đình và quân dân tiến vào đô thành Thăng Long. Nhìn lại những 
chiến công chói lọi, tự hào và tin tưởng vào đất nước hùng mạnh, Thượng tướng 
thái sư Chiêu Minh vương Trần Quang Khải đã viết bài thơ khải hoàn “Tụng giá 
hoàn kinh sư”: 
 “Đoạt sáo Chương Dương độ/ Cầm Hồ Hàm Tử quan./ Thái bình tu trí lực/ 
Vạn cổ cựu giang san” đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 THCS, ca 
ngợi những chiến công trong cuộc chiến vừa qua . 
 Danh tướng Phạm Ngũ Lão cũng có bài thơ Thuật hoài; 
 “Múa giáo non sông trải mấy thu/ Ba quân hùng khí át sao Ngưu. Công 
danh nam tử còn vương nợ/ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. Đây là bài thơ 
38 
“Ngắn gọn, đạt đến độ súc tích cao, khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức 
mạnh, có lý tưởng, có nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại” đã 
được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT. 
* Kháng chiến chống Mông-Nguyên lần 3 
Đặc biệt nhất trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên, 
Trần Hưng Đạo đã lợi dụng thủy triều, đóng cọc trên sông Bạch Đằng kết hợp hỏa 
công và làm nên một trận quyết chiến chiến lược vang dội trong cuộc kháng chiến 
lần thứ ba năm 1287-1288. 
Cuối tháng 12/1287 quân Nguyên Mông lại vào xâm lược nước ta. Cánh quân 
do Thoát Hoan chỉ huy chiếm đóng Vạn Kiếp. Lực lượng Ô Mã Nhi cũng tiến vào 
Vạn Kiếp.Tướng Trương Văn Hổ của địch chỉ huy đoàn thuyền lương bị tướng 
Trần Khánh Dư đánh chìm. 
Quân giặc chiếm được Thăng Long nhưng đi đâu cũng bị ta chống trả quyết 
liệt. Nhận thấy thời cơ đến, Trần Quốc Tuấn tiến hành mai phục trên sông Bạch 
Đằng tháng 4/1288. 
Lược đồ kháng chiến chống Mông-Nguyên lần 3 
Theo Bài 16 “Sóng. Thủy Triều. Dòng biển” chương trình Địa lí lớp 10 
THPT nói đến thủy triều, thì thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên,có 
chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương, do ảnh hưởng sức hút của 
Mặt Trăng, Mặt Trời. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao 
động thủy triều lớn nhất. Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc thì 
dao động thủy triều nhỏ nhất. 
Sông Bạch Đằng hiểm yếu mà hùng vĩ chảy giữa hai huyện Yên Hưng 
(Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách Vịnh Hạ Long, Cửa Lục khoảng 
40km, cách Vạn Kiếp-nơi đóng quân của Thoát Hoan hơn 30km theo ngược dòng 
sông Kinh Thầy. Tận dụng thủy triều, Trần Hưng Đạọ cho bố trí trận địa cọc mai 
phục quân thù. 
39 
Khi thuyền giặc đi qua là lúc nước triều lên cao, ngập chìm bãi cọc. Khi nước 
triều xuống đẩy thuyền địch lao nhanh. Trận địa cọc im lìm dưới làn nước triều 
mênh mông bất ngờ nổi lên. Bị nước đẩy xuôi, lại bị quân ta đánh gấp sau lưng, 
thuyền giặc lớp trước lớp sau bị dồn vào bãi cọc. 
Sơ đồ hình thái bao vây và tấn công địch trên sông Bạch Đằng (trái) 
và sơ đồ bố trí các bãi cọc (phải) 
Trong trận này, chiến thuật hỏa công cũng góp phần quan trọng: 
“Bạch đằng nhất trận hỏa công/ Tặc binh đại phá, huyết hồng mãn giang”. 
Cả đạo binh thuyền rút về bằng đường thủy của Ô Mã Nhi bị diệt hoàn toàn. 
Trận chiến thủy bộ này được Trương Hán Siêu mô tả trong “Bạch Đằng giang 
phú” (chương trình Ngữ văn nâng cao lớp 10 THPT ) 
 “Bấy giờ 
Muôn dặm thuyền bè, tinh kì phấp phới/ Sáu quân oai hùng, gươm giáo sáng 
chói/ Sống mái chưa phân, Bắc – Nam lũy đối/ Trời đất rung rinh (chừ) sắp tan/ 
Nhật nguyệt u ám (chừ) mờ tối”. 
Trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta, sông Bạch Đằng đã từng ba lần chứng 
kiến quân và dân ta chiến thắng quân xâm lược hùng mạnh, đều sử dụng vũ khí 
độc đáo đó là cọc gỗ với 3 trận chiến tiêu biểu là: chiến thắng chống quân Nam 
Hán năm 938, quân Tống năm 981 và quân Mông-Nguyên năm 1288. Dấu tích 
những bãi cọc Bạch Đằng còn lại đến ngày nay đã được phát hiện ở nhiều địa điểm 
và những chiếc cọc Bạch Đằng được sử dụng trong trận kháng chiến chống quân 
Mông-Nguyên do Trần Hưng Đạo chỉ huy, năm 1288 hiện đang trưng bày ở Bảo 
tàng Lịch sử quốc gia cũng là một trong những minh chứng cho chiến lược và 
chiến thuật tài giỏi của quân dân Đại Việt dưới thời Trần. 
 Cọc ở đây chủ yếu là gỗ lim, táu được khai thác từ cánh rừng Yên Hưng 
(Quảng Ninh). Cọc dài khoảng 1,5m - 3m, đường kính 20cm - 30cm, màu nâu đen, 
một đầu thuôn mịn để cắm xuống lòng sông, một đầu nhọn có nhiều rãnh nứt song 
song do nước bào mòn. Trong khi đóng ở trận địa, khoảng cách trung bình giữa 
40 
các cọc từ 0,9m -1,2m để thuyền nhỏ của ta có thể lách qua. Ngoài những cọc cắm 
thẳng đứng, còn có một số cọc cắm nghiêng 45 độ nhằm mục đích đánh vào thuyền 
giặc sát bờ. Cọc được cắm ngược chiều với hướng nước chảy để khi thuyền chiến 
của giặc rút lui, trôi xuôi theo dòng nước, thì sẽ bị cọc đâm ngược vào đáy thuyền. 
Lực xuyên sẽ mạnh hơn, dễ bị xô thẳng hơn. 
 Ngày nay, khu di tích bãi cọc Bạch Đằng (gồm bãi cọc Yên Giang diện tích 
khoảng 3.000m2, bãi cọc Đồng Vạn Muối diện tích khoảng 6.000m2, bãi cọc Đồng 
Má Ngựa diện tích khoảng 2.100m2) ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã 
được đắp bờ bao bảo vệ xung quanh. Một số cọc đã được lấy lên và những cọc còn 
lại được bảo tồn trong hố trưng bày tại chỗ. Tuy nhiên, những cọc Bạch Đằng ở di 
tích này đa số phần đầu cọc nhô lên đã bị mục gẫy, phần thân cọc vẫn cắm dưới 
bùn đất nhưng đây lại là chứng tích vô cùng quan trọng của trận chiến lịch sử trên 
dòng sông Bạch Đằng năm 1288. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc 
biệt của Khu di tích, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng 
Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là Di tích Quốc gia đặc biệt. 
 Di tích Bãi cọc Bạch Đằng 
 Hàng năm, vào ngày 8/3 âm lịch diễn ra lễ hội Bạch Đằng (giỗ trận) ở đền 
Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà và các đền đình khác thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh 
Quảng Ninh như: Đình Yên Giang (xã Yên Giang), Đình Trung Bản (xã Liên 
Hoà),... Lễ hội diễn ra để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền, Lê Hoàn, 
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng các tướng lĩnh nhà Trần đã có công chống 
giặc ngoại xâm với trận địa cọc gỗ trên sông Bạch Đằng. Trong ngày hội có rất 
nhiều hoạt động diễn ra sôi nổi như: Lễ rước Đức Thánh Trần từ đền Bạch Đằng 
Linh Từ về đình Yên Giang, những trò chơi ôn lại những chiến công hiển hách trên 
sông Bạch Đằng (đua thuyền chải, diễn xướng về chiến trận Bạch Đằng: lễ dâng 
lịch con nước triều, kế phát hoả, cắm cọc trên sông Bạch Đằng... 
41 
Quần thể đền Trần Hưng Đạo và miếu Vua Bà, phường Yên Giang, TX Quảng Yên 
 Nguyên nhân thắng lợi do nhà Trần có vua hiền tướng tài (các vua Trần, 
tướng tài như Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư..., đặc biệt là thiên 
tài quân sự Trần Quốc Tuấn), triều đình quyết tâm nhân dân đoàn kết một lòng. Nhà 
Trần được lòng dân do chính sách kinh tế nhân dân vâng mệnh kháng chiến. 
7. KẾT QUẢ KIỂM CHỨNG 
7.1. Năm học 2019 -2020 
 * Trước khi áp dụng 
Điểm tổng kết học kỳ I 
Lớp Sĩ số 
Giỏi Khá Tr.bình Yếu Kém 
SL % SL % SL % SL % SL % 
10A1 43 10 23,3 31 72,1 2 4,6 0 0 0 0 
10A9 39 (1hs hòa nhập) 3 7,9 24 63,1 11 29,0 0 0 0 0 
10A10 43 0 0 17 39,5 25 58,1 1 2,4 0 0 
* Sau khi áp dụng 
Sau khi áp dụng dạy học với phương pháp trên tôi thấy học sinh phản hồi rất 
tốt rất hứng thú với bài học và thực sự chủ động về kiến thức. Tôi phát phiếu điều 
tra, tìm hiểu tâm lý các em có đồng ý với cách dạy mới không, thì hầu hết đều 
đồng ý. 
Đối với học sinh yếu, kém: hình thành năng lực tự giải quyết vấn đề, năng 
lực hợp tác nhóm. Học sinh chủ động khai thác kiến thức được sự giúp đỡ hướng 
dẫn của thầy cô và bạn bè. Các em đã hiểu bản chất được sự kiện lịch sử, biết hệ 
thống xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, làm bài tập và trả lời được hầu hết các câu hỏi 
trong sách giáo khoa. 
42 
Đối với học sinh khá, giỏi: nâng cao hơn nữa các năng lực phân tích khả năng 
phân tích hệ thống kiến thức trả lời được nhiều các câu hỏi, bài tập mang tính vận 
dụng và vận dụng cao. 
Điều quan trong hơn cả với cách học này các em được trải nghiệm thực sự và 
tự thực hành làm học sinh ghi nhớ khắc sâu sự kiện lịch sử rất nhanh có nhiều ưu 
điểm vượt trội so với cách dạy truyền thống. 
Kết quả của phiếu điều tra học sinh có thực sự hứng thú với phương pháp dạy 
học dự án tích hợp liên môn kết hợp với sử dụng di sản văn hóa Việt Nam trong 
lịch sử 10: 
Lớp Sĩ số 
Hoàn toàn 
đồng ý 
% Lưỡng lự % 
Không 
đồng ý 
% 
10A1 43 41 95,3 2 4,7 0 0 
10A9 39 (1hs hòa nhập) 36 94,7 2 5,3 0 0 
10A10 42 37 88,1 5 11,9 0 0 
Qua nội dung các bài tôi kiểm tra thấy kết quả đạt được khá bất ngờ, tỉ lệ học 
sinh khá giỏi tăng lên, kết quả kiểm tra cao hơn trước rất nhiều. 
Điểm tổng kết học kỳ 2 
Lớp Sĩ số 
Giỏi Khá Tr. bình Yếu Kém 
SL % SL % SL % SL % SL % 
10A 1 43 21 48,8 22 51,2 0 0 0 0 0 0 
10A9 39 (1 hs hòa nhập) 10 26,3 26 68,4 2 5,3 0 0 0 0 
10A10 42 3 7,2 25 59,5 14 33,3 0 0 0 0 
 7.2. Năm học 2020-2021 
* Trước khi áp dụng : 
 Tôi phát phiếu điều tra học sinh có hứng thú với phương pháp dạy học dự án 
tích hợp liên môn kết hợp với sử dụng di sản văn hóa Việt Nam trong môn Lịch sử 
10. Kết quả nhận được khá đáng buồn, khi hầu hết các em đều trả lời không đồng 
ý. Lý do là các em từ trước vẫn được học theo phương pháp dạy học truyền thống-
chủ yếu là hỏi-đáp và đọc-chép, các em chưa hiểu thế nào là dạy học theo dự án, 
dạy học tích hợp liên môn, chưa được tự mình khám phá nội dung bài học. 
43 
* Sau khi áp dụng: 
Tôi nhận được kết quả khá bất ngờ khi phát phiếu điều tra học sinh có thực sự 
hứng thú với phương pháp dạy học dự án tích hợp liên môn kết hợp với sử dụng di 
sản văn hóa Việt Nam trong lịch sử 10 và kết quả thu được như sau : 
Lớp Sĩ số 
Hoàn toàn 
đồng ý 
% Lưỡng lự % 
Không 
đồng ý 
% 
10A 1 42 40 95,2 2 4,8 0 0 
10A2 40 39 97,5 1 3,5 0 0 
10A5 42 37 88,1 5 11,9 0 0 
10A7 41 41 100 0 0 0 0 
10A9 38 36 94,7 2 5,3 0 0 
* Phản hồi từ đồng nghiệp: Tương tự như vậy tôi cũng làm phiếu điều tra với 
giáo viên, thì đồng nghiệp, bạn bè đều đồng ý và đề nghị nhân rộng phương pháp 
trên vì phương pháp trên đã nâng cao chất lượng giờ dạy đạt hiệu quả cao. 
- Thầy Nguyễn Viết Nghĩa - trường THPT Đông Hiếu và cô Nguyễn Thị Hải 
Hòa - trường THPT Cờ Đỏ đều rất hài lòng với phương pháp dạy học mới từ đề tài 
(học sinh tích cực, chủ động trong học tập, bài học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả, 
hấp dẫn, lôi cuốn được tất cả các em) nên sẽ nhân rộng cho cả khối 10 của trường 
và lấy làm căn cứ để thiết kế bài dạy phù hợp cho khối 11,12 trong năm tới. 
Như vậy, qua nghiên cứu, áp dụng và hoàn thiện sáng kiến, tôi nhận thấy: 
- Sáng kiến đưa ra những định hướng về đổi mới dạy học theo định hướng 
phát triển năng lực nên phù hợp với xu thế đổi mới mà Bộ Giáo dục và đào tạo 
hướng đến trong những năm tiếp theo. 
 - Lần đầu tiên được áp dụng có hiệu quả đối với môn Lịch sử tại trường 
THPT 1-5, áp dụng với nhiều đối tượng học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi (ban tự 
nhiên, ban xã hội) tại trường, kết quả không chênh lệch điểm số nhiều giữa các đối 
tượng. 
- Là cơ sở để có thể áp dụng rộng rãi đối với chương trình giảng dạy các dự 
án liên môn khác tại trường THPT. 
- Sáng kiến được giáo viên trong nhóm môn tại trường và một số giáo viên 
thuộc nhóm môn ở các trường THPT trên địa bàn như trường THPT Cờ Đỏ, Đông 
Hiếu, thử và áp dụng cho khối 10 của trường mình. 
- Với đề tài này bất kỳ giáo viên nào của bộ môn Lịch sử cũng áp dụng có 
hiệu quả cao, bên cạnh đó những bộ môn khác cũng có thể áp dụng theo phương 
pháp này cũng rất hiệu quả. 
44 
Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
 1. Kết luận 
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học 
không có nghĩa là chỉ sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại, loại bỏ các 
phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu từ việc cải tiến để 
nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng, phát huy tính tích cực, sáng 
tạo của học sinh. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực chuyên môn, 
năng động, sáng tạo trong việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học một 
cách hiệu quả phù hợp với điều kiện dạy học của trường, của địa phương. Tuy 
nhiên, cho dù lựa chọn phương pháp nào thì phải tạo điều kiện cho người học được 
khám phá, chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm kiến thức, giải quyết các vấn đề, 
gắn kiến thức với thực tiễn... Thay cho học thiên về lý thuyết, học sinh được trải 
nghiệm, khám phá kiến thức qua hành động, học qua “làm”, chỉ có như vậy kiến 
thức học mới khắc sâu và bền vững. 
 Để đào tạo những con người năng động, thích nghi tốt với đời sống xã hội thì 
việc kiểm tra, đánh giá không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp 
lại các kĩ năng đã học mà cần khuyến khích phát triển trí thông minh, óc sáng tạo 
trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Thông qua việc đánh giá năng lực, 
học sinh không chỉ được rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà trên cơ sở 
đó tự điều chỉnh cách học, điều chỉnh hành vi phù hợp. 
Các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có ảnh hưởng lớn đến đổi 
mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển 
năng lực. 
2. Kiến nghị 
* Đối với nhà trường 
- Tiếp tục duy trì phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường. 
- Cố gắng trang bị mỗi phòng học một Tivi LCD để phục vụ tốt hơn cho việc 
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 
 - Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được giao lưu với các đơn vị trên địa 
bàn thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề. 
* Đối với Sở GD&ĐT Nghệ An 
- Tiếp tục tổ chức các kì bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên nói chung và 
giáo viên môn Lịch sử nói riêng. 
Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục nói 
chung, tôi hy vọng sáng kiến sẽ là tài liệu tham khảo giúp ích cho các thầy cô 
trong quá trình dạy học. Tuy nhiên sáng kiến không tránh khỏi những thiếu sót, tôi 
mong nhận được những ý kiến đóng góp để sáng kiến hoàn thiện hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
45 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Lịch sử 10, Nhà xuất bản Giáo dục, 2017 
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh 
vực khoa học xã hội, Vụ giáo dục trung học, 2015 
3. Dự án Việt - Bỉ, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. 
4. Trịnh Văn Biều và nhiều tác giả, Dạy học dự án-từ lí luận đến thực tiễn 
5. Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà 
trường, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội, 1996 
6. Đặng Vũ Hoài, Hà Nhật Thăng (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB 
Giáo dục. 
7. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Dạy học tích hợp và khả năng áp dụng vào thực 
tiễn giáo dục Việt Nam”, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 2008 
8. Di sản thế giới Việt Nam,Trung tâm thông tin du lịch (tổng cục du lịch) 
9. Non nước Việt Nam, Trung tâm thông tin du lịch (tổng cục du lịch)-sách 
hướng dẫn du lịch. 
10. Một số web site về các di sản văn hóa Việt Nam 
nam-duoc-unesco-cong-nhan-514579.bld 
post509444.html 
46 
 Phụ lục đính kèm: 
PHỤ LỤC I - Dành cho học sinh 
PHIẾU ĐIỀU TRA HỨNG THÚ HỌC MÔN LỊCH SỬ KHI SỬ DỤNG 
PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN LIÊN MÔN KẾT HỢP VỚI SỬ DỤNG DI SẢN 
VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG MÔN LỊCH SỬ 10 
Các em thân mến! 
Nhằm tìm hiểu hứng thú học tập môn lịch sử 10 với phương pháp dự án liên 
môn kết hợp sử dụng di sản văn hóa Việt Nam, chúng tôi gửi đến các em phiếu xin 
ý kiến này. Chúng tôi mong các em cộng tác bằng cách đánh dấu X vào ô trả lời 
thích hợp với suy nghĩ của mình. 
Các em vui lòng cho biết thông tin về bản thân: 
Giới tính: Nam , nữ 
Học sinh lớp........... Trường.................................. 
Câu hỏi 1: Theo em , trong môn lịch Thầy /Cô sử dự án liên môn kết hợp 
sử dụng di sản văn hóa Việt Nam có tác dụng làm em hứng thú với môn lịch 
sử? 
TT Nội dung 
Đồng 
ý (4đ) 
Lưỡng 
lự (3đ) 
Không 
đồngý 
(2đ) 
1 
Phương pháp này rất cần thiết trong môn 
lịch sử 
2 
Phương pháp cũ truyền thống ghi chép có 
nhiều ưu điểm hơn phương pháp trên 
3 
Phương pháp này trang bị cho học sinh một 
các toàn diện về đơn vị kiến thức 
4 
Giúp học sinh biết chân trọng thành quả con 
người trong quá khứ lịch sử và cần phát huy 
trong tương lai. 
5 
Phương pháp trên giúp học sinh tăng khả 
năng tự học, chủ động hình thành kiến thúc 
mới. 
6 
Học sinh được trải nghiệm thực tiễn, được 
“sống trong lịch sử” 
7 
Là môn phụ nên không nhất thiết phải sử 
dụng các phương pháp trên 
8 
Với phương pháp trên em thấy yêu quê 
hương đất nước và yêu thích môn Sử hơn 
9 
Phương pháp trên tạo niềm say mê, hứng 
thú bộ môn 
10 Em rất thích thú với phương pháp trên 
11 
Em không thích thú với phương pháp dạy 
học trên 
47 
 Câu hỏi 2: Trong tiết lịch sử khi Thầy/ cô sử dụng dự án liên môn kết 
hợp sử dụng di sản văn hóa Việt Nam thì em thường biểu hiện: 
TT Nội dung 
Thường 
xuyên (4đ) 
Thỉnh 
thoảng(3đ) 
Hiếm 
khi (2đ) 
1 Chăm chú nghe giảng 
2 Tích cực tham gia vào hoạt động học 
3 Ngồi nghỉ ngơi, làm việc riêng hay 
ngủ trong giờ học 
4 Tìm hiểu thêm về những kiến thức 
thầy cô nhắc trong bài 
5 Hoàn thành mọi bài tập mà thầy/ cô 
giao 
6 Làm bài tập qua loa để thầy/ cô kiểm 
tra 
7 Thời gian ở nhà chủ yếu là dành cho 
môn các môn học khác 
8 Giành thời gian nhất định cho môn Sử 
Câu hỏi 3: Thầy/ Cô có thường sử dụng dự án liên môn kết hợp sử dụng 
di sản văn hóa Việt Nam khi giảng bày trên lớp không? 
TT Nội dung Đúng(4đ) Sai (2đ) 
1 Thầy/ cô chỉ sử dụng phương pháp trên khi dạy hội 
giảng 
2 Thầy/ cô thường xuyên sử dụng phương pháp trên 
3 Thầy/ cô không thường xuyên phương pháp trên 
4 Thầy/ cô rất hiếm khi sử dụng phương pháp trên 
5 Thầy/ cô không bao giờ phương pháp trên 
 Cảm ơn những ý kiến đóng góp của em! 
 Ngày ...tháng....năm 20.. 
 Người điều tra 
48 
PHỤ LỤC II - Dành cho giáo viên 
PHIẾU ĐIỀU TRA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN LIÊN MÔN 
KẾT HỢP VỚI SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG MÔN 
LỊCH SỬ 10 
Các Thầy/ cô kính mến! 
Nhằm tìm nâng cao chất lượng môn lịch sử 10 với phương pháp dự án liên 
môn kết hợp sử dụng di sản văn hóa Việt Nam, chúng tôi gửi đến các Thầy /cô 
phiếu xin ý kiến này. Các thầy cô đánh dấu X vào ô trả lời thích hợp với suy nghĩ 
của mình. 
Các Thầy /cô vui lòng cho biết thông tin về bản thân: 
Giới tính: Nam , nữ 
Họ và tên giáo viên....................................Trường................................ 
Câu hỏi 1: Thầy /cô có thấy việc sử dụng phương pháp dự án liên môn 
kết hợp sử dụng di sản văn hóa Việt Nam là cần thiết không? 
 Rất cần thiết Bình thường 
 Cần thiết Không cần thiết 
Câu hỏi 2: Thầy/Cô có thường xuyên sử dụng phương pháp dự án liên 
môn kết hợp sử dụng di sản văn hóa Việt Nam trong lịch sử 10 không? 
 Thường xuyên Không bao giờ 
 Đôi khi Thỉnh thoảng 
Câu hỏi 3: Việc sử dụng phương pháp dự án liên môn kết hợp sử dụng di 
sản văn hóa Việt Nam trong lịch sử 10 được sử dụng đối với các trường hợp 
nào? 
Khi kiến thức bài phù hợp để sử dụng phương pháp trên 
Chỉ một số bài điển hình 
Tất cả các trường hợp trên 
Câu hỏi 4: Theo Thầy/Cô, giáo viên có thể gây hứng thú học tập Lịch sử 
cho học sinh thông qua dự án liên môn kết hợp sử dụng di sản văn hóa Việt 
Nam trong lịch sử 10 không? 
Có Không 
Câu hỏi 5: Thầy /cô có đóng góp ý kiến gì về việc sử dụng phương pháp 
dự án liên môn kết hợp sử dụng di sản văn hóa Việt Nam trong môn lịch sử 
10? 
...........................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Xin chân thành cảm ơn! Ngày ...tháng....năm 20.. 
 Người điều tra 
49 
Phụ lục III 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH NHÓM HỌC SINH LỚP 10A1 BÁO CÁO SẢN PHẨM 
KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN – CHỦ ĐỀ “TÌM HIỂU VỀ CÁC QUỐC GIA CỔ 
ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM” – năm học 2020-2021 
50 
51 
52 
53 
54 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_day_hoc_du_an_tich.pdf
Sáng Kiến Liên Quan