SKKN Nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh thông qua tích hợp chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng Lịch sử phần: Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại

Cơ sở lý luận

Dạy học tích hợp là một xu thế được các quốc gia trên thế giới và Việt Nam triển khai thực hiện, nhất là trong bối cảnh nước ta đang đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Dạy học tích hợp nhằm định hướng hình thành một số năng lực cho người học, thực hiện yêu cầu giảm tải và tránh sự trùng lặp về kiến thức giữa các môn học.

Dạy học tích hợp liên môn là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thuộc nhiều lĩnh vực (môn học/HĐGD) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.

Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông.

Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.

Là giáo viên dạy học lịch sử, qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy việc dạy học tích hợp, đặc biệt tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cả nhà trường, giáo viên, học sinh và thực tiễn đời sống xã hội.

Trong việc giảng dạy môn lịch sử ở nhà trường THPT, một yêu cầu tổng quát đặt ra cho mỗi giáo viên là truyền thụ chính xác, đầy đủ các tri thức khoa học của từng bài học. Trên cơ sở hiểu từng bài học, giáo viên cần giúp học sinh hiểu biết sâu hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử phát triển của nhân loại nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng.

Và một bài giảng được coi là thành công khi làm được hai nhiệm vụ sau: Thứ nhất, khôi phục lại bức tranh lịch sử. Mà một trong những biện pháp chủ yếu để có thể khôi phục bức tranh lịch sử là tạo biểu tượng lịch sử. Và trong các tác phẩm của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh có rất nhiều biểu tượng lịch sử. Chức năng thứ hai của bài giảng lịch sử là làm sáng tỏ bản chất lịch sử. Có nghĩa là có cái nhìn đúng, đánh giá đúng sự kiện, nhân vật lịch sử, bài học lịch sử. Đó là công việc mang tính khoa học.

Chính vì vậy, việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử ở nhà trường THPT là một luận điểm có tính chỉ đạo toàn bộ hoạt động dạy của người giáo viên và hoạt động học của người học sinh.

Trong quá trình vận dụng quan điểm Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử, giáo viên cần bảo đảm những nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất: Khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử, cần phải nhận thức rằng: học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không đối lập mà là hòa hợp, gắn bó với cộng đồng thế giới. Học thuyết đã làm giàu hơn nhận thức của loài người, làm phong phú hơn những di sản văn hóa của nhân loại. Không phải là đối lập với các bộ phận khác nhau của loài người mà chính là máu thịt của nhân loại - đó là bản chất của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

 

doc65 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh thông qua tích hợp chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng Lịch sử phần: Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự thành lập giai cấp nông dân tư hữu tự do”.
 Lênin chỉ ra rằng: “Việc dùng những biện pháp thực sự cách mạng để đánh đổ chế độ phong kiến là chế độ đã hết thời, việc toàn quốc chấp nhận một cách mau chóng với một tinh thần cương quyết và hi sinh thật sự dân chủ và cách mạng một phương thức cao hơn, tiếp nhận nông dân được quyền sở hữu ruộng đất một cách tự do, đó là những điều kiện vật chất, những điều kiện kinh tế đã cứu được nước Pháp một cách nhanh chóng “thần kì” đồng thời đã cải tạo, đổi mới cơ sở kinh tế nước ấy”.
 Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: 
	“Dân Pháp tuy lương thực ít, súng ống thiếu nhưng chỉ nhờ gan cách mạng mà trong dẹp nội loạn, ngoài phá cường quyền”.
	- Tại sao giữa lúc cách mạng đang lên, phái Gia-cô-banh lại suy yếu?
	GV hướng dẫn HS phân tích những đòi hỏi từ nhiều phía (tư sản, công nhân, nông dân) đối với chính quyền Gia-cô-banh lúc này dẫu chính đáng cũng không thể có điều kiện thực hiện. Đất nước vừa kết thúc một cuộc chiến gian khổ, kéo dài với những khó khăn chồng chất. Hậu quả chưa được khắc phục. Sự bất lực, lúng túng với những quyết sách sai lầm của phái Gia – cô -banh (đàn áp các lực lượng chống đối), dẫn đến việc họ không còn chỗ dựa. Ngay cả một bộ phận quần chúng cách mạng trung thành với với Gia-cô-banh đòi hỏi Rô-be-xpi-e phải hành động cương quyết trước hành động của kẻ thù thì ông lại lừng chừng không quyết đoán. Lực lượng tư sản cơ hội - kẻ mới giàu lên trong chiến tranh đã làm cuộc đảo chính bắt Rô-be-xpi-e và những cộng sự của ông lên đoạn đầu đài. Lòng nhiệt tình cách mạng của quần chúng Pa-ri lúc này đã nguội lạnh, để lực lượng phản động đẩy cách mạng vào giai đoạn thoái trào. Về sự thất bại của Gia-cô-banh. V.I.Lê-nin chỉ rõ: "Đưa ra những dự định đại quy mô mà lại không có chỗ dựa cần thiết để thực hiện, không biết ngay cả phải dựa vào giai cấp nào để áp dụng biện pháp này hay biện pháp khác”.
	GV cần hướng dẫn để HS nhận thức được rằng, các cuộc đảo chính liên tiếp kể từ sau thất bại của nền chuyên chính Gia-cô-banh, là quá trình đi xuống, thể hiện sự tụt lùi của cách mạng Pháp (Từ Cộng hoà tư sản qua các bước trung gian trở về quân chủ phong kiến). Có thể
biểu diễn sự thoái trào của cách mạng Pháp qua sơ đồ sau:
Gia-cô-banh (Cộng hoà: 6 -1793)
	Đốc chính (27-7-1794)
	Độc tài (Đế chế 1: 11-1799)
	Quân chủ (11 - 1815)
- Trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng Chính quyền Gia-cô-banh đã đưa ra những biện pháp kịp thời, hiệu quả. 
+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân. 
+ Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ. 
+ Ban hành lệnh “Tổng động viên”
+ Xoá nạn đầu cơ tích trữ ...
- Phái Gia-cô-banh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong, giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao. 
- Trong lúc cách mạng đang lên, mâu thuẫn nội bộ đã làm cho phái Gia-cô-banh suy yếu. Cuộc đảo chính ngày 27/7/1794 đã đưa chính quyền vào tay bọn phản động, cách mạng Pháp thoái trào.
Thời kì thoái trào
- Sau đảo chính, Uỷ ban Đốc chính ra đời đã thủ tiêu mọi thành quả của cách mạng. 
+ Hiến pháp mới được ban hành bảo vệ lợi ích TS mới. 
+ Xoá bỏ luật giá tối đa 
+ Thủ tiêu các quyền tự do dân chủ 
+ Khủng bố những người cách mạng. 
- Cuộc đảo chính (11- 1799) lật đổ 
chế độ Đốc chính, đưa Na-pô-lê-ông lên nắm quyền, xây dựng chế độ độc tài. 
- Sau nhiều năm chiến tranh, Đế chế I của Na-pô-lê-ông bị suy yếu, thất bại (1815). Chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi.
III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII
	- GV hướng dẫn HS so sánh những thành quả mà cách mạng Pháp đạt được, đặc biệt nhấn mạnh những thành quả đó đều do sức mạnh của quần chúng cách mạng tạo tên. Chính vì lẽ đó cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng điển hình nhất, tiêu biểu nhất, nó hơn hẳn bất cứ một cuộc cách mạng tư sản nào nổ ra trước hoặc sau nó. Với ý nghĩa to lớn đó nó xứng đáng được coi là cuộc “đại cách mạng”.
 Về vấn đề này, trong cuốn Mác - Ăngghen, tuyển tập, tập 1, trang 624, Mác viết: “Nhát chổi khổng lồ của cuộc cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII đã quét sạch tất cả các tàn tích của các thời đã qua”.
 Lênin trong cuốn Lênin, Hà Nội, 1963, trang 55, nhận xét: “Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao điều cho giai cấp của nó (tức giai cấp tư sản) để đến trọn thế kỉ XIX, thế kỉ đem lại ánh sáng văn hóa, văn minh cho nhân loại đều diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng này”.
	Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi những người Pháp ở Đông Dương có viết: “Chúng tôi không ghét không thù gì dân tộc Pháp, trái lại chúng tôi kính phục dân tộc ấy đã là kẻ đầu tiên truyền bá tư tưởng rộng rãi vì tự do, bình đẳng, bác ái và đã cống hiến rất nhiều cho văn hóa, khoa học và cho văn minh”. Chính vì vậy trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, Người đã nhắc lại những lời bất hủ của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1789: “Người ta sinh ra được tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình:
+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó. 
+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân) 
+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển. 
+ Giai cấp tư sản lãnh dạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng. 
- Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới. 
4. Sơ kết bài học
GV hướng dẫn HS nhận thức vấn đề chủ yếu sau:
- Vì sao cách tư sản Pháp là cuộc cách mạng tiêu biểu, điển hình?
- Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của cách mạng tư sản đó?
Tổng kết nội dung trên, GV tiếp tục giúp HS củng cố khái niệm cách mạng tư sản. (Có thể so sánh với cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ, cách mạng tư sản Hà Lan, cách mạng tư sản Anh để nhận thức thêm sự đa dạng về hình thức của cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại).
PHỤ LỤC 4
Ngày soạn: 14/3/2018
Ngày giảng: 20/3/2018
Tiết 41 - Bài 33
HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ MỸ 
GIỮA THẾ KỶ XIX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được:
1. Kiến thức
	Nắm được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc đấu tranh thống nhất Đức, Italia và nội chiến ở Mỹ.
	Giải thích được tại sao cuộc đấu tranh thống nhất Đức, Italia và nội chiến ở Mỹ là cuộc cách mạng tư sản.
	Vẽ lược đồ quá trình thống nhất Italia, Đức.
2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ
	Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh chống các thế lực phong kiến, bảo thủ, lạc hậu đòi quyền tự do dân chủ.
3. Kỹ năng
	Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, giải thích các sự kiện lịch sử qua đó khẳng định tính chất đó chính là những cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau.
	Kỹ năng khai thác lược đồ, tranh ảnh.
4. Hình thành, phát triển năng lực học sinh
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét đánh giá.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Lược đồ quá trình thống nhất Đức, Italia và nội chiến ở Mỹ.
- Tranh ảnh đến những nhân vật lịch sử có liên quan đến thời kỳ này.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 
1. Ổn định tổ chức lớp:
Lớp
10A6
10A9
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
 Câu hỏi 1: Nêu mốc thời gian và những thành tựu chủ yếu của Cách mạng công nghiệp Anh?
 Câu hỏi 2: Hệ quả của Cách mạng công nghiệp?
3. Dẫn dắt vào bài mới
	Trong các thập niên 50 – 60 của thế kỷ XIX nhiều cuộc cách mạng tư sản liên tục nổ ra dưới những hình thức khác nhau ờ Châu Âu và Bắc Mỹ đã khẳng định sự toàn thắng của phương thức sản xuất tư bản chú nghĩa, chấm dứt cuộc đấu tranh "Ai thắng ai" giữa thế lực phong kiến lạc hậu, bảo thủ với giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ. Để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến cuộc đấu tranh thống nhất Đức, Italia và nội chiến Mỹ? Diễn biến diễn ra như thế nào? Tính chất, ý nghĩa ra sao? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên.
4. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Các hoạt động của thầy và trò
Những kiến thức HS cần nắm vững
1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức.
Hoạt động 1: 
	- Trước hết GV giới thiệu cho HS thấy rõ: Từ những năm 1848 – 1849 một cao trào Cách mạng tư sản lại diễn ra sôi nổi ở Châu Âu. Ở Pháp nhằm lật đổ bộ phận tư sản tài chính, thiết lập nền cộng hoà ,thứ 2, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Ở Đức và Italia ngoài nhiệm vụ thủ tiêu quan hệ sản xuất phong kiến còn thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước, mở đường cho chủ nghĩa tư bản đi lên.
	- Tiếp đó GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình hình nước Đức trước khi thống nhất?
	- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi.
	- GV nhận xét chốt ý:
+ Đến giữa thế kỷ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng, Đức từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp.
+ Phương thức kinh doanh theo đường lối tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập vào sản xuất: Sử dụng máy móc, thuê mướn công nhân, đẩy mạnh khai thác tạo nên tầng lớp quý tộc tư sản gọi chung là Gioong-Ke.
 Ăngghen trong cuốn Cách mạng dân chủ tư sản Đức, NXB Khoa học, trang 16, cho biết: “Trong vòng 20 năm ấy, nước Đức đã sản xuất nhiều hơn so với cái mà cả thế kỉ của một thời đại khác mang lại”. 
	+ Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, là trở ngại lớn nhất để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa (GV kết hợp việc trình bày với chỉ lược đồ về nước Đức để thấy được tình trạng chia rẽ của quốc gia này).
	- GV nêu câu hỏi: Yêu cầu cấp bách của Đức là làm gì để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa?
	- HS trả lời câu hỏi.
	GV kết luận: Yêu cầu cấp bách lúc này là thống nhất đất nước, chấm dứt tình trạng phân tán, chia rẽ.
	- GV trình bày và phân tích: Ờ Đức do sự thoả hiệp của giai cấp tư sản và quý tộc phong kiến, giai cấp vô sản chưa đủ trưởng thành để tiến hành thống nhất đất nước bằng con đường Cách mạng – con đường "Từ dưới lên", quá trình thống nhất đất nước được thực hiện bằng con đường chiến tranh vương triều – "từ trên xuống", thông qua vai trò của quý tộc Phổ – đại diện là Bi-xmác. Với những chính sách phản động đã đưa nước Đức trở thành một đồn luỹ phản động, nhất là nguồn gốc chủ yếu dẫn đến chủ nghĩa quân phiệt xâm lược và là trung tâm xảy ra các cuộc chiến tranh ở châu Âu.
*Tình hình nước Đức trước chiến tranh: 
+ Giữa thế kỷ XIX kinh tế tư bản chủ nghĩa Đức phát triển nhanh chóng, Đức trở thành nước công nghiệp.
+ Phương thức kinh doanh theo lối tư bản đã xâm nhập vào các ngành kinh tế.
+ Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ® đặt ra yêu cầu cần thống nhất đất nước.
- Đức tiến hành thống nhất bằng vũ lực "Từ trên xuống" thông qua các cuộc chiến tranh với các nước khác.
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
	- GV sử dụng lược đồ quá trình thống nhất Đức để trình bày diễn biến quá trình thống nhất nước Đức.
- Gọi 1 – 2 HS lên bảng trình bày lại quá trình thống nhất Đức để củng cố kiến thức mục này.
- Quá trình thống nhất Đức chủ yếu tập trung vào những nội dung sau:
	+ Năm 1864 Bi-xmác tấn công Đan Mạch chiếm Hôn-xtai-nơ và Sơ-lê-xvích hai địa bàn chiến lược quan trọng ở Ban Tích và Bắc Hải. Đan Mạch phải ký hoà ước (10/1864). Đồng ý trao hai công quốc cho Ao và Phổ thành lập một liên bang mới.
	- Kết quả: Năm 1867 Liên Bang Bắc Đức ra đời gồm 18 quốc gia Bắc Đức và 3 thành phố tự do, Hiện pháp được thông qua.
	- Năm 1870, 1871 Bi-xmác tiến hành chiếm Pháp, Pháp phải ký hiệp định đầu hàng thu phục được các bang miền Nam hoàn toàn thống nhất đất nước.
	- GV giải thích rõ: việc thống nhất nước Đức mang tính chất một cuộc Cách mạng tư sản tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Đức.
 Mác trong cuốn Mác, Ăngghen, Tuyển tập, tập 2, trang 33 nhận xét: “Một nền chuyên chính quân sự được tổ chức theo lối quan liêu, được bảo vệ bằng cảnh sát, được trang sức bằng những hình thức nghị viện, với một mớ hỗn hợp những tạp chất phong kiến và những ảnh hưởng của giai cấp tư sản”.

* Quá trình thống nhất Đức được tiến hành bằng ba cuộc chiến tranh:
+ Năm 1864: chống Đan Mạch.
+ Năm 1866: Chống Áo.
+ Năm 1870-1871 chống Pháp giành thắng lợi, hoàn thành việc thống nhất nước Đức.
- 1/1871, lễ thành lập Đế chế Đức được tổ chức tại Cung điện Véc-xai (Pháp).
 - 4/1871, Hiến pháp mới được ban hành, quy định nước Đức là một liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do.
* Tính chất: là một cuộc cách mạng tư sản.
2. Cuộc đấu tranh thống nhất Italia – Đọc thêm
3. Nội chiến ở Mĩ
Hoạt động 5: cá nhân và cả lớp
	- GV cho HS quan sát trên lược đồ nước Mĩ giữa thế kỷ XIX trong SGK và giới thiệu cho HS thấy được sự mở rộng đất đai nước Mĩ giữa thế kỷ XIX.
	- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình hình nước Mỹ trước khi nội chiến?
	- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
	- GV trình bày và phân tích.
+ Kinh tế Mĩ giữa thế kỷ XIX tồn tại theo 2 con đường: Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, miền Nam phát triển kinh tế đồn điền dựa trên bóc lột sức lao động nô lệ.
	+ Về nông nghiệp ở Miền Bắc và Miền tây kinh tế trang trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế phục vụ thị trường công nghiệp. Trong khi đó ở miền Nam kinh tế đồn điền phát triển dựa trên sức lao động nô lệ làm giàu nhanh chóng cho giới chủ nô. Tuy nhiên, chế độ nô lệ đã cản trở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
	+ Mâu thuẫn giữa tư sản và trại nhỏ ở miền Bắc với các chủ nô ở miền Nam ngày càng gay gắt ® Phong trào đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ nô lệ mở đường cho CNTB phát triển.
 Mác trong cuốn Mác, Ăngghen, Toàn tập, tập 12, trang 251 viết rằng đây là “cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội - hệ thống lao động nô lệ và hệ thống lao động tự do”. 
	- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nội chiến?
	- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
	- GV nhận xét chốt ý:
	+ Lincôn ứng cử viên của Đảng Cộng hoà đại diện cho giai cấp tư sản và trại chủ miền Bắc trúng cử Tổng thống đe doạ quyền lợi các chủ nô ở Miền Nam (vì Đảng Cộng hoà chủ trương bác bỏ chế độ nô lệ).
	- GV kết hợp giới thiệu hình 62 "Tổng thống Lin-côn (người ngồi bên trái) thẩm duyệt bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ" với nội dung về Lincôn trong SGK.
	+ 11 bang phản đối tách khỏi Liên bang thành lập Hiệp bang mới có chính phủ, Tổng thống riêng và chuẩn bị lực lượng chống lại Chính phủ Trung Ương.
* Tình hình Mĩ trước nội chiến:
+ Giữa thế kỷ XIX: kinh tế Mỹ tồn tại hai con đường: 
- Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa; 
- Miền Nam kinh tế đồn điền vào bóc lột nô lệ.
+ Chế độ nô lệ ở miền Nam đã cản trở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Mĩ.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản, trại chủ ở Miền Bắc với chủ nô ở Miền Nam ngày càng gay gắt.
Nguy cơ một cuộc nội chiến đang đến gần.
* Nguyên nhân trực tiếp:
+1860, Lincôn đại diện Đảng Cộng hoà trúng cử Tổng thống. Sự kiện này đe doạ quyền lợi của chủ nô ở miền Nam.
+ Để phản đối, 11 Bang miền Nam tách khỏi liên bang thành lập Hiệp bang riêng.
Hoạt động 6: cả lớp và cá nhân
	GV trình bày: Ngày 12/4/1861 nội chiến bùng nổ, ban đầu quân đội liên bang kiên quyết và không sử dụng biện pháp triệt để nên bị thua liên tiếp.
	- GV nêu câu hỏi: Trước tình hình đó chính phủ Lincôn có biện pháp gì?
	- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi.
	- GV nhận xét, bổ sung, và chốt ý:
	+ Chính phủ thay đổi kế hoạch tác chiến và có những biện pháp tích cực hơn.
	+ Giữa năm 1862 ký sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư.
	+ Ngày 01/1/1863 ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ ® hàng vạn nô lệ và người dân gia nhập quân đội Liên bang.
	+ Ngày 09/4/1865 quân đội miền Bắc giành thắng lợi quyết định trong trận đánh thủ phủ Hiệp bang miền nam (Xaratôga), nội chiến chấm dứt.
	- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc nội chiến?
	- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
	- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý:
 Lênin trong cuốn Lênin, Toàn tập, tập 37, trang 58 viết: “Nội chiến ở Mĩ có ý nghĩa tiến bộ, ý nghĩa cách mạng, ý nghĩa lịch sử thế giới lớn lao...”
	+ Là cuộc cách mạng tư sản lần thứ II ở Mỹ.
	+ Xoá bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
	+ Nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.
- Diễn biến:
+ Ngày 12/4/1861 nội chiến bùng nổ – ưu thế về Hiệp Bang.
+ Ngày 01/1/1863 Lincôn ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ ® nô lệ được giải phóng cùng nông dân tham gia quân đội của chính phủ Liên bang..
+ Ngày 09/04/1865 nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về quân Liên bang.
- Ý nghĩa:
+ Là cuộc cách mạng tư sản lần thứ II ở Mỹ.
+ Xoá bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.
4. Sơ kết bài học
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi đặt ra ngay từ đầu giờ học. Nguyên nhân và diễn biến cuộc đấu tranh thống nhất Đức, Italia và nội chiến Mỹ? Tại sao đó lại là những cuộc cách mạng tư sản?
5. Dặn dò, bài tập
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
PHỤ LỤC 5
ĐIỂM KIỂM TRA 15P SAU KHI TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM 
LỚP 10A9 - ĐỐI CHỨNG
TT
Họ tên
Ngày sinh
Điểm hệ số 1
Điểm miệng
Viết
TH
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
1
Nguyễn Ngọc Hoàng Anh
06/06/2002
7
2
Nguyễn Thị Lan Anh
02/12/2002
6
3
Trần Tiến Anh
14/02/2002
7.5
4
Nguyễn Thị Hồng Ánh
14/12/2002
9
5
Trần Thị Ngọc Ánh
06/04/2002
8
6
Dương Việt Bắc
22/11/2002
6.5
7
Nguyễn Mai Chi
12/11/2002
7.5
8
Nguyễn Công Chính
15/03/2002
6.5
9
Trần Thị Kim Dung
04/12/2002
9
10
Lưu Khương Duy
28/12/2002
8
11
Nguyễn Tiến Đạt
29/10/2002
5
12
Nguyễn Anh Đức
20/12/2002
7
13
Nguyễn Huy Tuấn Hải
24/08/2002
6
14
Lương Thị Thu Hằng
09/09/2002
8.5
15
Đỗ Thị Hòa
08/07/2002
9.5
16
Nguyễn Quang Huy
06/02/2002
6
17
Đậu Công Hạn Hữu
29/05/2002
6
18
Nguyễn Diệu Linh
12/09/2002
8
19
Nguyễn Thị Linh
01/06/2002
8
20
Nguyễn Thị Khánh Linh
28/10/2002
6.5
21
Trần Diệu Linh
03/01/2002
7
22
Nguyễn Xuân Mai
24/12/2002
7.5
23
Trần Thị Mai
28/01/2002
9
24
Trần Thị Hồng Minh
21/12/2002
6.5
25
Nguyễn Huy Hoàng Nam
26/05/2002
8
26
Trần Tiến Nam
15/06/2002
6
27
Phùng Minh Nguyệt
24/11/2002
8
28
Nguyễn Thị Nhâm
04/07/2002
6.5
29
Nguyễn Yến Nhi
17/08/2002
6
30
Nguyễn Thị Kiều Ninh
27/01/2002
6.5
31
Nguyễn Ngọc Thành
22/06/2002
7.5
32
Lương Thị Thu
10/11/2002
6
33
Phương Minh Tiến
25/09/2002
5
34
Nguyễn Thu Trà
09/05/2002
7
35
Tạ Thu Trang
11/11/2002
7
LỚP 10A6 - THỰC NGHIỆM
TT
Họ tên
Ngày sinh
Điểm hệ số 1
Điểm miệng
Viết
TH
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
1
Dương Thị Kim Anh
22/11/2002
8
2
Vũ Nhật Anh
17/09/2002
7
3
Ngô Thị Ngọc Ánh
13/08/2002
9
4
Nguyễn Thị Ánh
16/12/2002
7.5
5
Nguyễn Thị Khánh Bình
21/09/2002
8
6
Nguyễn Mạnh Cường
04/11/2002
8.5
7
Nguyễn Thị Thùy Dung
14/11/2002
9
8
Nguyễn Thị Mỹ Duyên
05/01/2002
8
9
Trần Quang Dương
04/04/2002
8
10
Nguyễn Thị Giang
12/04/2002
8
11
Trần Thị Hảo
11/09/2002
8.5
12
Nguyễn Ngọc Hiếu
11/01/2002
6.5
13
Nguyễn Thị Hương
01/03/2001
7
14
Nguyễn Thị Thu Hương
07/02/2002
7
15
Nguyễn Thị Hường
16/04/2002
7.5
16
Nguyên Duy Hữu
08/11/2002
8
17
Nguyễn Thị Khánh
20/04/2002
7.5
18
Nguyễn Thị Thanh Lan
27/07/2002
9
19
Dương Nhật Linh
14/02/2002
7
20
Nguyễn Thị Linh
22/08/2002
7.5
21
Nguyễn Thị Khánh Linh
08/07/2002
8.5
22
Trần Thị Ngọc Linh
18/04/2002
8
23
Lưu Thị Thanh Ngọc
07/12/2002
7.5
24
Nguyễn Thị Ngọc
10/04/2002
5.5
25
Lê Thị Ánh Nguyệt
27/09/2002
6
26
Trần Thị Bích Nguyệt
08/04/2002
8.5
27
Nguyễn Thị Kim Oanh
16/06/2002
7
28
Dương Thái Phương
30/04/2002
9
29
Nguyễn Thị Quế Phượng
20/01/2002
8
30
Nguyễn Thị Kim Thanh
04/10/2002
8
31
Phan Thủy Tiên
14/01/2002
8.5
32
Lê Thị Huyền Trang
19/08/2002
8
33
Lưu Thi Thu Trang
16/10/2002
8
34
Nguyễn Thị Trang
20/03/2002
7
35
Nguyễn Thị Hồng Tú
08/01/2002
7
Bình Xuyên, ngày ... tháng ... năm 201...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Bình Xuyên, ngày ... tháng ... năm 201..
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trần Thị Kim Thơ

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_hoc_tap_cho_hoc_sinh_thong_qua_tich_h.doc
Sáng Kiến Liên Quan