SKKN Sử dụng một số tranh biếm họa trong dạy học chương Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII) - Lịch sử Lớp 10 THPT - Nhằm nâng cao hứng thú học tập lịch sử cho học sinh

Cơ sở lý luận của sáng kiến:

Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông giúp học sinh có biểu tượng chân thực

về quá khứ. Nhận thức được những kiến thức cơ bản như sự kiện lịch sử, không

gian, thời gian, nhân vật lịch sử tiêu biểu qua đó hình thành khái niệm, rút ra

quy luật và bài học lịch sử . Môn lịch sử ở trường THPT còn giáo dục cho học

sinh quan điểm, tư tưởng, lập trường phẩm chất đạo đức, nhân cách, tình cảm, tri

thức lịch sử. Do vậy, lịch sử góp phần đào tạo con người Việt Nam yêu tổ quốc,

lòng yêu quê hương, căm ghét áp bức bất công .

Dạy học lịch sử nhằm rèn luyện năng lực tư duy biện chứng trong nhận

thức và hành động, hình thành khả năng nhận thức tích cực độc lập, sáng tạo

biết phân tích đánh giá liên hệ, kỹ năng học tập và thực hành bộ môn biết vận

dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.

Môn Lịch sử có vai trò quan trọng như vậy, tuy nhiên thực tế hiện nay,

việc dạy và học lịch sử đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Nhiều nơi,

nhiều giáo viên vẫn áp dụng các phương pháp thầy đọc, trò chép. Hơn nữa, do

lịch sử là một trong những môn thuộc khối C ( là khối có nhiều ngành học

không được học sinh lựa chọn vì sau khi học các trường chuyên nghiệp ra

trường nhiều sinh viên không xin được việc làm ). Do vậy, nhiều học sinh không

thích học môn Lịch sử và xem bộ môn là một môn phụ, chỉ cần học cho qua,

không cần chú ý. Chính tư tưởng đó là một trong những nguyên nhân làm cho

chất lượng dạy và học môn lịch sử ở trường phổ thông trong những năm gần đây

rơi tình trạng đáng báo động, nhiều em học sinh quay lưng lại với môn lịch sử.

Vậy làm thế nào để các em thích học lịch sử, nhận thức được tầm quan

trọng của bộ môn. Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên đã tìm tòi nhiều

phương pháp, nhiều tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học và đưa vào bài

giảng để đem lại giờ dạy đạt hiệu quả cao. Và việc sử dụng tranh biếm họa trong

dạy học lịch sử là một trong những biện pháp gây hứng thú cho học sinh học tập

bộ môn.

 

pdf19 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng một số tranh biếm họa trong dạy học chương Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII) - Lịch sử Lớp 10 THPT - Nhằm nâng cao hứng thú học tập lịch sử cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háp phân tích 
tổng hợp, so sánh. 
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
 4 
1.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến: 
Bộ môn lịch sử ở trƣờng phổ thông giúp học sinh có biểu tƣợng chân thực 
về quá khứ. Nhận thức đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ sự kiện lịch sử, không 
gian, thời gian, nhân vật lịch sử tiêu biểu qua đó hình thành khái niệm, rút ra 
quy luật và bài học lịch sử . Môn lịch sử ở trƣờng THPT còn giáo dục cho học 
sinh quan điểm, tƣ tƣởng, lập trƣờng phẩm chất đạo đức, nhân cách, tình cảm, tri 
thức lịch sử. Do vậy, lịch sử góp phần đào tạo con ngƣời Việt Nam yêu tổ quốc, 
lòng yêu quê hƣơng, căm ghét áp bức bất công ... 
 Dạy học lịch sử nhằm rèn luyện năng lực tƣ duy biện chứng trong nhận 
thức và hành động, hình thành khả năng nhận thức tích cực độc lập, sáng tạo 
biết phân tích đánh giá liên hệ, kỹ năng học tập và thực hành bộ môn biết vận 
dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. 
 Môn Lịch sử có vai trò quan trọng nhƣ vậy, tuy nhiên thực tế hiện nay, 
việc dạy và học lịch sử đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Nhiều nơi, 
nhiều giáo viên vẫn áp dụng các phƣơng pháp thầy đọc, trò chép. Hơn nữa, do 
lịch sử là một trong những môn thuộc khối C ( là khối có nhiều ngành học 
không đƣợc học sinh lựa chọn vì sau khi học các trƣờng chuyên nghiệp ra 
trƣờng nhiều sinh viên không xin đƣợc việc làm ). Do vậy, nhiều học sinh không 
thích học môn Lịch sử và xem bộ môn là một môn phụ, chỉ cần học cho qua, 
không cần chú ý. Chính tƣ tƣởng đó là một trong những nguyên nhân làm cho 
chất lƣợng dạy và học môn lịch sử ở trƣờng phổ thông trong những năm gần đây 
rơi tình trạng đáng báo động, nhiều em học sinh quay lƣng lại với môn lịch sử. 
 Vậy làm thế nào để các em thích học lịch sử, nhận thức đƣợc tầm quan 
trọng của bộ môn. Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên đã tìm tòi nhiều 
phƣơng pháp, nhiều tƣ liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học và đƣa vào bài 
giảng để đem lại giờ dạy đạt hiệu quả cao. Và việc sử dụng tranh biếm họa trong 
dạy học lịch sử là một trong những biện pháp gây hứng thú cho học sinh học tập 
bộ môn. 
 5 
1.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng viết sáng kiến: 
Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo 
cũng đƣợc đặt ra một cách cần thiết. Một nội dung quan trọng trong đổi mới 
giáo dục, đào tạo là phải đổi mới phƣơng pháp dạy học lịch sử theo quan điểm 
lấy học sinh làm trung tâm. 
Trong những năm qua việc tiến hành đổi mới phƣơng pháp dạy học lịch 
sử ở trƣờng phổ thông đã đƣợc tiến hành. Thực tiễn của vấn đề khai thác và sử 
dụng hệ thống kênh hình có nhiều ƣu điểm tiến bộ. Một số giáo viên giỏi, có 
kinh nghiệm, tâm huyết với nghề đã sử dụng tìm tòi nhiều tƣ liệu, phƣơng pháp 
dạy học phù hợp với từng dạng bài, chú ý khai thác và sử dụng tốt hệ thống kênh 
hình trong đó có tranh biếm họa. Việc sử dụng đồ dùng trực quan có trong sách 
giáo khoa kết hợp với đầu tƣ suy nghĩ sẽ tạo nên hiệu quả bài học rất cao. Học 
sinh có thể nắm đƣợc kiến thức của bài học nhanh chóng, vững chắc đồng thời 
có ấn tƣợng sâu sắc với hiện tƣợng, sự kiện lịch sử. 
Tuy vậy việc tổ chức những giờ học hiệu quả cùng với việc khai thác và 
sử dụng hệ thống kênh hình nói chung và tranh biếm họa rất ít. Lối dạy truyền 
thống thầy giảng, trò chép, thầy đọc, trò ghi, giáo viên không tạo nên sự tìm tòi, 
hứng thú học tập bộ môn còn phổ biến. Điều đó làm vị trí của bộ môn lịch sử ở 
trƣờng phổ thông bị giảm sút, học sinh không hứng thú với các giờ học lịch sử. 
Mục tiêu và nhiệm vụ của bộ môn vì thế không đạt hiệu quả cao nhƣ mong 
muốn. 
Ở trƣờng phổ thông hiện nay hầu hết các giáo viên giảng dạy đều cho 
rằng tranh biếm họa là một nguồn kiến thức quan trọng cần đƣợc sử dụng. Song, 
đa số giáo viên ở các trƣờng THPT sử dụng tranh biếm họa vào dạy học lịch sử 
chƣa thƣờng xuyên, thƣờng trong sách giáo khoa có bức nào thì sử dụng bức ấy. 
Nhƣ vậy có thể thấy việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trƣờng 
phổ thông vẫn chƣa đƣợc chú ý một cách thích đáng. Giáo viên đã nhìn nhận 
đƣợc đây là nguồn tƣ liệu quan trọng nhằm tạo nên sự hứng thú trong học tập bộ 
môn cho học sinh nhƣng lại không dành cho tranh biếm họa một sự đầu tƣ về 
 6 
mặt thời gian. Điều này trực tiếp dẫn đến các tiết học lịch sử thực sự chƣa gây 
cho học sinh niềm thích thú. Đây là nguồn tài liệu rất hay chứa đựng nhiều tri 
thức lịch sử cần phải đƣợc khai thác nhiều hơn. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
 “ Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học chương " Các cuộc cách mạng tư sản" 
( từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII ) ( Lịch sử lớp 10 THPT) nhằm nâng 
cao hứng thú học tập lịch sử cho học sinh” tôi đã đƣa ra các giải pháp đó là: 
- Yêu cầu học sinh về nhà sƣu tầm một số tranh biếm họa có liên quan đến bài 
học. 
- Sử dụng một số bức tranh biếm họa cụ thể vào một số mục của bài học 
Cụ thể các giải pháp trên đƣợc thực hiện nhƣ sau: 
2.3.1. Yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm một số tranh biếm họa có liên quan 
đến bài học. 
- Đối với bài: “Cách mạng Hà Lan và Cách mạng tƣ sản Anh” yêu cầu học sinh 
sƣu tầm những bức tranh biếm họa nhƣ: Cảnh rào đất cƣớp ruộng hoặc cảnh vua 
Sác-lơ I bị xử tử... 
- Đối với bài: “ Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ” yêu 
cầu học sinh sƣu tầm những bức tranh biếm họa nhƣ: cuộc di dân từ châu Âu 
sang Châu Mĩ 
- Đối với bài: “ Cách mạng tƣ sản Pháp cuối thế kỷ XVIII” yêu cầu học sinh sƣu 
tầm những bức tranh biếm họa nhƣ: Tình cảnh ngƣời nông dân Pháp trƣớc cách 
mạng, Tranh biếm họa về Lui XVI... 
Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi tổ về nhà sƣu tầm tranh ảnh theo định hƣớng 
của giáo viên. Với việc yêu cầu học sinh sƣu tầm sƣu tầm tranh ảnh sẽ tạo sự 
hứng thú tìm tòi cho các em và hơn nữa các em đã hiểu đƣợc một phần nội dung 
bài học. Vì vậy, đây là khâu rất quan trọng giáo viên không nên bỏ qua . 
2.3.2. Sử dụng trình chiều Power point hoặc phóng to và treo bảng một số 
bức tranh biếm họa để sử dụng vào từng mục có liên quan đến bài học cụ 
thể : 
 7 
* Sử dụng tranh biếm họa vào bài: “ Cách mạng Hà Lan và Cách mạng tư 
sản Anh” 
Ở bài này, giáo viên sử dụng vào phần tình hình kinh tế nƣớc Anh trƣớc 
cách mạng ở mục 2 “Cách mạng tư sản Anh”. 
 Ở phần này, trƣớc hết giáo viên dùng phƣơng pháp khăn phủ bàn để học 
sinh tìm hiểu về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nƣớc Anh trƣớc cách 
mạng- nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cách mạng-. Học sinh thảo luận 
khoảng 5 phút, sau đó các tổ cử đại diện nhóm trình bày ý kiến. 
Sau đó giáo viên nhận xét kết luận, khi giảng về nền kinh tế, xã hội nƣớc Anh 
trƣớc cách mạng giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh sau: 
Tranh: Cảnh rào đất cướp ruộng ở Anh 
Giáo viên miêu tả và phân tích: Vào thế kỉ XVI ở Anh ngành sản xuất len 
dạ phát triển một cách nhanh chóng. Để thu đƣợc nhiều đặc lợi các lãnh chúa 
phong kiến chiếm đoạt đất đai của nông dân, đuổi họ ra khỏi ruộng đất mà họ 
đang canh tác để lập các đồng cỏ chăn nuôi cừu. Hàng vạn gia đình nông dân 
mất ruộng đất trở thành những ngƣời không có nhà cửa, không tài sản, phiêu bạt 
 8 
khắp nơi. Tình cảnh đó đƣợc nhà văn Toomat Morơ gọi là hiện tƣợng “cừu ăn 
thịt ngƣời”. 
Sau khi kết luận về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nƣớc Anh trƣớc 
cách mạng, giáo tiếp tục dẫn dắt để học sinh giải quyết vấn đề: Mâu thuẫn trong 
lòng xã hội Anh là gì ? Hƣớng giải quyết mâu thuẫn ? 
Học sinh trả lời và giáo viên dẫn dắt vào phần diễn biến. Ở phần này giáo 
viên sử dụng phƣơng pháp tƣờng thuật. Đó là giáo viên tƣờng thuật diễn biến, 
sau đó yêu cầu một học sinh trình bày diễn biến của cách mạng tƣ sản Anh 
Sau khi học sinh trình bày diễn biến, giáo viên hỏi: Sự kiện nào đƣợc xem 
cách mạng tƣ sản Anh đạt đến đỉnh cao ? Tại sao ? 
 Học sinh trả lời : Đó là sự kiện đầu năm 1649, vua Sác-lơ I bị xử tử 
.
Sau đó giáo viên kết luận và giới thiệu sự kiện bằng bức tranh trên và các 
em sẽ thấy đƣợc việc xử tử Sác-lơ I biểu tƣợng của chế độ phong kiến nên 
nhiệm vụ đặt ra cho cuộc cách mạng đã đƣợc thực hiện. Do vậy đây là sự kiện 
đạt đến đỉnh cao. 
 9 
* Sử dụng tranh biếm họa vào bài: “ Chiến tranh giành độc lập của các 
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ” 
Đối với bài này, giáo viên sử dụng bức tranh biếm họa về cuộc di dân từ 
châu Âu sang Châu Mĩ vào mục 1 “ Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở 
Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh ”. 
Tranh: Cuộc di dân từ châu Âu sang Châu Mĩ 
Khi giới thiệu khái quát về Bắc Mĩ về diện tích dân số... giáo viên có thể sử 
dụng bức tranh trên để cung cấp và lí giải hiện tƣợng cƣ dân Châu Âu di cƣ sang 
Bắc Mĩ. 
Để tìm hiểu hiện tƣợng lịch sử này giáo viên cho học sinh quan sát kĩ bức 
tranh. Sử dụng các câu hỏi để định hƣớng học sinh tìm hiểu: Quan sát bức tranh 
em thấy những gì ? Những hình ảnh đó phản ánh hiện tƣợng gì đang diễn ra? 
Sau khi học sinh đƣa ra các ý kiến của mình giáo viên nhận xét và giảng 
bài. Sử dụng kiến thức đã đƣợc tìm hiểu giáo viên thuyết trình về hiện tƣợng di 
dân của ngƣời Châu Âu sang châu Mĩ: Bức tranh trên là hình ảnh ngƣời châu âu 
xếp hàng lên thuyền để sang Bắc Mĩ. Đứng trƣớc cửa thuyền là hình ảnh một 
ngƣời to lớn đang dang cánh tay chào đón. Đây là hiện thân của một Bắc Mĩ 
đang phát triển. Bắc Mĩ luôn hân hoan chào đón các bạn. Bức tranh dƣới là hình 
 10 
ảnh một ngƣời đàn ông đang níu tay một ngƣời phụ nữ không cho theo đoàn 
ngƣời theo sang Bắc Mĩ. Bên cạnh ngƣời đàn ông là một con chó dữ tợn đại diện 
cho sự hà khắc, các chính sách áp bức của chính quyền Châu Âu lúc bấy giờ 
khiến ngƣời dân sợ hãi không dám ở lại. Trái ngƣợc với hình ảnh đó là hình ảnh 
một ngƣời đàn ông đang ở phía xa trong tƣ thế tự do đang vẫy chào những cƣ 
dân châu Âu. Hai bức tranh diễn tả cảnh cƣ dân châu âu đang du nhập sang Bắc 
Mĩ. Nên đến nửa đầu thế kỷ XVIII, Anh đã lập đƣợc 13 thuộc địa dọc theo bờ 
Đại Tây Dƣơng ở Bắc Mĩ 
Sau đó giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu về tình hình kinh tế, xã hội Bắc 
Mĩ trƣớc khi bùng nổ chiến tranh 
* Sử dụng tranh biếm họa vào bài: “ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ 
XVIII” 
Ở mục 1 phần I “ Tình hình kinh tế, xã hội” trong bài 31 sách giáo khoa 
lớp 10 THPT. Trƣớc hết giáo viên sử dụng phƣơng pháp hỏi đáp để học sinh tìm 
hiểu về tình hình kinh tế, chính trị Pháp trƣớc cách mạng. Đến phần tình hình xã 
hội giáo viên sử dụng phƣơng pháp khăn phủ bàn cho học sinh quan sát bức 
tranh “ Tình cảnh của ngƣời nông dân Pháp trƣớc cách mạng” và yêu cầu các 
nhóm thảo luận trong 4 phút trả lời câu hỏi: Bức tranh trên có mấy ngƣời ? Qua 
trang phục của họ các em đoán họ là những ai đại diện cho tầng lớp nào trong xã 
hội? Cán cuốc mòn kia ám chỉ điều gì ? Vì sao dƣới chân ngƣời nông dân lại có 
thỏ và chuột, hình ảnh đó phản ánh điều gì? 
 11 
Tranh: Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng 
Học sinh thảo luận theo nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập, sau đó giáo 
viên kết luận : Bức tranh trên có ba ngƣời, ngƣời ngồi đằng trƣớc mặc chiếc áo 
choàng, cổ đeo cây thánh giá, nét mặt có vẻ sung sƣớng thỏa mãn, tƣợng trƣơng 
cho tăng lữ ( Đẳng cấp thứ nhất). Ngƣời ngồi đằng sau đeo thanh kiếm dài ở 
cạnh sƣờn có nhiều đồ trang sức và mũ lông chim rất cao quý, tƣợng trƣng cho 
tầng lớp quý tộc (Đẳng cấp thứ hai). Cả hai đều béo mũm mĩm, má toàn mỡ, ăn 
mặc thì màu mè, diêm dúa và quý phái. Trong túi quần và túi áo của tăng lữ, quý 
tộc thò ra những loại văn bản vay nợ, cho thuê ruộng, những quy định về nghĩa 
vụ phong kiến của nông dân. Còn ngƣời gầy gò, lƣng còng xuống, trên tay 
chống bởi chiếc cuốc là hình ảnh ngƣời nông dân Pháp ( Đại diện cho đẳng cấp 
thứ 3). Ngƣời nông dân gầy gò lại phải cõng trên lƣng hai ngƣời to béo bị hai 
đẳng cấp trên bóc lột, không có đặc quyền đặc lợi, phải chụi mọi thứ 
thuếChiếc cuốc trên tay ngƣời nông dân là biểu hiện cho công cụ sản xuất thô 
sơ và lạc hậu của ngƣời nông dân cũng nhƣ nền nông nghiêp của Pháp trƣớc 
 12 
cách mạng. Dƣới chân ngƣời nông dân là những con vật thƣờng xuyên phá hại 
mùa màng nhƣ chuột, chim câu và thỏ sản phẩm làm ra đã ít ỏi thì vừa phải 
nộp cho quý tộc, tăng lữ vừa bị bọn thú vật phá hoại. 
Nhƣ vậy, qua bức tranh ta thấy đƣợc bất bình đẳng trong xã hội Pháp, tình 
cảnh ngƣời nông dân Pháp trƣớc cách mạng. Với việc cho học sinh tìm hiểu bức 
tranh trên, giáo viên đã khắc sâu đƣợc tình hình kinh tế, xã hội Pháp trƣớc cách 
mạng. 
Đối với mục 1 của phần II “Tiến trình của cách mạng”. Khi cho học sinh 
tìm hiểu tới sự kiện tháng 9/1791 Vua Lui XVI thông qua hiến pháp, xác lập nền 
quân chủ lập hiến. Sau đó vua Lui XVI đã có hành động chống phá cách mạng 
đó là việc câu kết với thế lực phong kiến bên ngoài để lật đỏ chính quyền giai 
cấp tƣ sản. Giáo viên có thể sử dụng bức tranh biếm họa vua Lui XVI để khắc 
họa cho học sinh thấy bản chất, tính cách và hành động không đúng của vua Lui 
XVI. 
Tranh biếm họa về Lui XVI... 
 13 
Sau khi treo tranh lên bảng giáo viên yêu cầu học sinh trả lời một số câu 
hỏi gợi mở nhƣ : Bức tranh có gì đặc biệt ? Theo em ngƣời ở giữa là ai ? Hai 
bên là những ai ? 
 Sau khi học sinh đƣa ra câu trả lời GV sử dụng một số phƣơng pháp để 
giúp các em tạo biểu tƣợng về nhân vật nhƣ thuyết trình, phân tích: Quan sát 
bức tranh chúng thấy ngƣời đứng giữa có hai mặt là vua LUI XVI. Bên tay phải 
là ngƣời đại diện cho liên minh phong kiến Áo- Phổ, ngƣời bên tay trái là ngƣời 
đại diện cho phái lập hiến đƣa bản hiến pháp đến. Bức tranh thể hiện tính hai 
mặt của vua LUI XVI khi một bên hƣớng về phái lập hiến để phê chuẩn hiến 
pháp còn một bên thì quay sang bắt tay với bọn phong kiến Châu Âu nhờ giúp 
đỡ. 
Giáo viên tiếp tục đƣa ra câu hỏi gợi mở: Hành động này của vua LUI 
XVI có tác hại gì đối với nƣớc Pháp lúc bấy giờ ?... 
Học sinh quan sát tranh kết hợp với kiến thức tìm hiểu để trả lời câu hỏi. 
Sau đó giáo viên kết luận: Hành động này của vua LUI XVI đã có tác hại rất lớn 
đối với nƣớc Pháp lúc bấy giờ đƣa nƣớc Pháp vào tình thế phải đấu tranh chống 
ngoại xâm và cũng gián tiếp đƣa cách mạng Pháp tiếp tục phát triển sang giai 
đoạn mới. 
Đối với mục 4 của phần II “Tiến trình của cách mạng”. Khi cho học sinh 
tìm hiểu về sự kiện 1804 Na-pô-lê-ông lên ngôi hoàng đế giáo viên có thể sử 
dụng bức tranh sau để tạo biểu tƣợng về Na-pô-lê-ông. 
 14 
Tranh biếm họa về Na-pô-lê-ông vầ đội quân của ông 
Giáo viên cho các em học sinh quan sát tranh và đƣa ra một số câu hỏi để 
các em chú ý tìm hiểu: Em thấy những gì trong bức tranh? 
Sau khi học sinh đƣa ra ý kiến giáo viên tiến hành trình phân tích bức 
tranh biếm họa và gợi mở đây là tranh biếm họa về Na-pô-lê-ông: Bức tranh là 
hình ảnh đội quân cá sấu xếp hàng ngay ngắn nghiêm trang tay cầm kiếm với tƣ 
thế sãn sàng chiến đấu đại diện cho đội quân của Na-pô-lê-ông lúc bấy giờ - một 
đội quân bách chiến bách thắng. Đứng đầu đội quân đó là con cá sấu có đội 
vƣơng miện đại diện cho hoàng đế Na-pô-lê-ông uy quyền, trên tay đang bắt 
một con ếch. Bên dƣới là hình ảnh những con ếch đang nhốn nháo sợ hãi trƣớc 
đội quân cá sâu hung tợn. Cá sâu biểu hiện cho tính cách của vua Na-pô-lê-ông 
là một ngƣời dũng mãnh, hiếu chiến. Na-pô-lê-ông cùng đội quân của mình đã 
khuynh đảo Châu Âu vào cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX. 
 Khi phân tích xong giáo viên đƣa ra câu hỏi chốt ý để giúp học sinh hình 
thành biểu tƣợng về nhân vật lịch sử này: Qua việc quan sát tranh em có nhận 
xét gì về tính cách và những hành động của Na-pô-lê-ông? Hành động ấy có ảnh 
hƣởng gì đến tiến trình phát triển của nƣớc Pháp lúc bấy giờ? 
 15 
 Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi, sau đó giáo viên kết luận: Với sức 
mạnh quân đội mạnh và bản tính hiếu chiến vào cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ 
XIX, Na-pô-lê-ông đã gây chiến với nhiều quốc gia, mang lại nhiều thắng lợi 
tuy nhiên những chuyến chinh phạt của Na-pô-lê-ông cũng đem đến cho nƣớc 
Pháp nhiều tổn thất. 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với 
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 
 Việc sử dụng một số bức tranh biếm họa khi dạy- học chƣơng " Các cuộc 
cách mạng tư sản" ( từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII ) ( Lịch sử lớp 10 
THPT- Chương trình chuẩn), tôi nhận thấy các em tích cực tìm tòi tƣ liệu, tranh 
ảnh phục vụ cho bài học, các giờ học diễn ra thoải mái, không nhàm chán, học 
sinh trong lớp đều hứng thú học tập, thảo luận các vấn đề mà giáo viên đƣa ra, 
hăng say phát biểu xây dựng bài. Vì vậy, mục tiêu giờ học đặt ra đạt hiệu quả 
cao, làm cho ngƣời dạy lịch sử cảm thấy say mê với việc giảng dạy bộ môn. 
Hơn nữa, bản thân cá nhân tôi và các đồng nghiệp, trong quá trình giảng 
dạy khi đƣa phƣơng pháp trên vào dạy học, đòi hỏi giáo viên không chỉ đơn 
thuần sử dụng sách giáo khoa làm tƣ liệu dạy học mà phải tìm tòi các loại tranh 
ảnh, tƣ liệu có liên quan đến bài học. Vì vậy thông qua quá trình đó, giáo viên 
càng nắm chắc và hiểu sâu về kiến thức lịch sử, cũng đồng thời giúp giáo viên 
tích cực nghiên cứu rút ra những phƣơng pháp phù hợp đối với từng bài trong 
dạy- học lịch sử . 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 
3.1. Kết luận: 
Học tập lịch sử là một quá trình nhận thức về hiện thực khách quan. Quá 
trình nhận thức lịch sử không diễn ra trực tiếp bởi đặc trƣng của môn học là tái 
hiện lại quá khứ đã diễn ra. Chính vì vậy việc đảm bảo tính khách quan trong 
dạy học lịch sử là một nguyên tắc quan trong cần đƣợc sử dụng. Khai thác tranh 
biếm họa chính là một biện pháp thực hiện đảm bảo tính trực quan bộ môn cũng 
nhƣ những đóng góp nâng cao hiệu qủa bài học. 
 16 
Mỗi nguồn tài liệu có một ý nghĩa và vai trò nhất định. Tranh biếm họa là 
nguồn tài liệu có ý nghĩa quan trọng với học sinh. Tranh biếm họa có khả năng 
giúp học sinh tạo biểu tƣợng, hình thành khái niệm cũng nhƣ giáo dục tƣ tƣởng 
tình cảm để học sinh phát triển một cách toàn diện. 
Tranh biếm họa có vai trò rất lớn trong giảng dạy lịch sử nhƣ vậy giáo 
viên phải biết khai thác và sử dụng tốt tranh biếm họa để bài học thêm phong 
phú, giảm bớt sự nặng nề, căng thẳng gây hứng thú học tập cho học sinh. Để có 
thể sử dụng tranh biếm họa có hiệu quả trƣớc hết giáo viên phải có quan niệm 
đúng đắn về tranh biếm họa. Trên cơ sở hiểu đúng vai trò, ý nghĩa của tranh 
biếm họa giáo viên cần nắm chắc những yêu cầu có tính nguyên tắc khi sử dụng, 
tìm hiểu, khai thác nội dung và đề ra phƣơng pháp sử dụng thích hợp. 
Việc sử dụng tranh biếm họa là một bộ phận hữu cơ của toàn bộ hoạt 
động giáo dục của thầy và trò trên lớp. Nó phải đƣợc kết hợp chặt chẽ với các 
phƣơng pháp dạy học khác, phải đảm bảo những yêu cầu về mặt sƣ phạm. Khai 
thác và sử dụng tốt tranh biếm họa sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch 
sử. 
Việc tìm hiểu nội dung tranh biếm họa là một việc làm phức tạp, tốn 
nhiều công sức, thời gian đòi hỏi ngƣời giáo viên phải nắm vững lý luận dạy học 
nói chung và dạy học môn lịch sử nói riêng. Bên cạnh đó ngƣời giáo viên cần có 
kiến thức lịch sử sâu và vốn văn hóa đa dạng. Có nhƣ vậy giáo viên mới có thể 
khai thác hết các thế mạnh mà tranh biếm họa có. 
3.2. Kiến nghị: 
 Để tri thức lịch sử dến với học sinh cần có nhiều con đƣờng khác nhau. 
Ngoài việc dạy học trên lớp, tổ chức kiểm tra định kỳSở giáo dục và các nhà 
trƣờng cũng cần nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa về lịch sử nhƣ tổ chức thi 
đóng kịch, thi ghép tranh và trả lời câu hỏi, thi kể chuyện nhân vật lịch sử... 
Trong các buổi sinh hoạt tập thể 15 phút đầu giờ hay sinh hoạt tập thể cuối tuần, 
nhà trƣờng cần khuyến khích các lớp mƣợn tại thƣ viện và đọc các tƣ liệu sách 
báo về các nhân vật, sự kiện lịch sử theo chủ đề của tuần, tháng. 
 17 
 Các nhà nghiên cứu, viết sách lịch sử cần viết thêm một số sách hƣớng 
dẫn sử dụng các kênh hình trong và ngoài sách giáo khoa liên quan đến nội dung 
bài học để giáo viên tham khảo làm tƣ liệu dạy học thêm phong phú. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG 
ĐƠN VỊ 
.......ngày 15 tháng 5 năm 2016 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình 
viết, không sao chép nội dung của ngƣời 
khác. 
Nguyễn Thị Duyến 
 18 
 19 

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_mot_so_tranh_biem_hoa_trong_day_hoc_chuong_cac.pdf
Sáng Kiến Liên Quan