Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào phần khởi động trong giảng dạy môn Địa lý lớp 12

Trước những định hướng đổi mới của Đảng, nhà nước và của ngành về dạy học

phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh; cơ bản giáo viên trường THPT Quỳnh

Lưu 3 nói chung và giáo viên Địa Lý nói riêng đã có tinh thần đổi mới phương pháp

dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của các em. Tuy

nhiên, sự quan tâm đổi mới chưa nhiều, chưa thực sự đi vào chiều sâu; đôi khi còn qua

loa, hình thức. Việc thực hiện tiết dạy của giáo viên vẫn còn theo hình thức cũ: nặng về

lý thuyết, thiếu đi tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh ngay từ hoạt động vào bài; giáo viên

còn xem nhẹ việc dẫn dắt vào bài mà chủ yếu dành thời gian cho việc tìm hiểu kiến

thức mới dẫn đến tiết học khô khan, học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.

Một tiết dạy thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tò mò tìm hiểu của học

sinh phải xuất phát ngay từ đầu tiết dạy để tạo nên hứng thú học tập cho học sinh trong

suốt quá trình diễn ra tiết học. Tuy nhiên trên thực tế, chúng tôi (ở các năm học trước)

và hầu hết giáo viên khi thiết kế kế hoạch dạy học thường chỉ làm theo hình thức giới

thiệu qua một chút để vào bài, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho hoạt

động khai thác kiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian, cháy giáo

án do đó tiết học tương đối khô khan, thiên về lý thuyết và giảng giảng mà thiếu đi sự

hợp tác tích cực của học sinh; ngay từ bước vào bài học sinh đã có tâm lý thụ động chờ

giáo viên dẫn dắt nội dung và truyền thụ một chiều, từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các em

sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học.

Một số giáo viên đã chú trọng sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích

cực vào phần khởi động. Tuy nhiên, số lượng chưa được nhiều, chưa thật thường

xuyên, chỉ dừng lại ở các tiết thao giảng, dự giờ thăm lớp. Một số giáo viên cũng đã sử

dụng các video, bài hát vào phần khởi động nhưng cũng chỉ mang tính chất minh họa,

nên hiệu quả chưa cao. Một số giáo viên khác cho rằng việc sử dụng các phương pháp

như đóng vai, trò chơi thì sẽ tốn nhiều thời gian, tâm lý sợ học sinh không làm được,

lúng túng trong khâu tổ chức . Các kĩ thuật dạy học thì hầu như không sử dụng vào

hoạt động khởi động. Giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít, chưa hiểu hết tâm

lý của học sinh nên hay gò bó, nguyên tắc. Đôi lúc bản thân thầy cô giáo chưa kiềm chế10

được cảm xúc, đã để cảm xúc ảnh hưởng đến tiết học nên khó lòng có thể mang lại cảm

giác hạnh phúc cho học sinh.

pdf70 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào phần khởi động trong giảng dạy môn Địa lý lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc tốt nhất. 
C. Hoạt động luyện tập (4 phút) 
1. Mục đích 
- Kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức của từng HS. 
2. Nội dung 
- Trò chơi “Bão tuyết” 
3. Sản phẩm dự kiến 
- Nắm được kiến thức bài học 
4. Tổ chức thực hiện 
- Bước 1: GV phổ biến chơi 
HS viết ra những gì học được trên một mẩu giấy, sau đó vo lại thành quả bóng 
tuyết. Khi giáo viên đưa ra một tín hiệu, học sinh ném quả bóng giấy của mình đến một 
bạn trong lớp. Học sinh nào bị ném trúng phải đọc to và đưa ra phản hồi về câu hỏi 
trong quả bóng giấy đó. 
Bước 2: HS ghi những gì học được vào mẩu giấy. GV quan sát. 
56 
GV chỉ định ngẫu nhiên 1 HS ném quả bóng giấy của mình đến bất kỳ một bạn trong 
lớp. Bạn nhận bóng đọc to và đưa ra câu trả lời. Cứ như thế GV điều khiển cho đến khi 
cảm thấy đủ về mức kiểm tra và thời gian. 
D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (..phút) 
- GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm các tranh ảnh về các loại thiên tai ở nước ta. 
- Xem trước bài 15/SGK. 
V. RÚT KINH NGHIỆM 
GIÁO ÁN DẠY LỚP ĐỐI CHỨNG. 
 Bài 14: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức : 
- Biết được sự suy thoái của tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và đất; một số nguyên 
nhân và biện pháp bảo về tài nguyên, môi trường. 
- Biết được nội dung chiến lược quốc gia về bảo vệ nguồn tài nguyên 
2. Kỹ năng: 
+ Phân tích các bảng số liệu 
+ Liên hệ thực tế địa phương về biểu hiện suy thoái tài nguyên 
3.Thái độ : 
+ Đấu tranh chống lại những tư tưởng, hành vi xâm hại tài nguyên 
+ Tham gia các phong trào bảo vệ tài nguyên 
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, tư duy, hợp tác 
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng tranh ảnh, số liệu 
II/Phương pháp và Phương tiện dạy học : 
1. Phương pháp: 
- Nêu vấn đề 
- Thảo luận 
- Đàm thoại gợi mở 
2. Phương tiện 
Các bảng số liệu 
Các hình ảnh về các hoạt động chặt phá rừng, đất đai bị suy thoái, xói mòn. 
III/ Tiến trình dạy học : 
1/ Ổn định : 
57 
2/ Kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra việc sưu tầm tranh ảnh của HS 
3/ Giới thiệu bài mới: Tài nguyên thiên nhiên nước ta hiện nay đang suy giảm rất 
nhanh,vậy nguyên nhân và biện pháp bảo vệ như thế nào. Bài học hôm cô và các em sẽ 
cùng nhau tìm hiểu rõ hơn. 
Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung chính 
HĐ1 15 phút 
? Rừng có vai trò như thế nào trong kinh 
tế và đời sống? 
GV cho HS phân tích sự biến động diện 
tích rừng VN qua bảng số liệu 14.1 giải 
thích sự biến động đó. 
Tập trung vào việc làm cho HS hiểu diện 
tích rừng có tăng lên nhưng chất lượng 
rừng còn thấp (phần lớn là rừng non, rừng 
nghèo) 
Năm 2007, nước ta có: 28 vườn quốc gia, 
62 khu dự trữ thiên nhiên, 40 khu bảo vệ 
cảnh quan, di tích, môi trường) 
GV cho HS phân tích bảng 14.2 để thấy 
sự đa dạng sinh vật và sự suy giảm số 
lượng loài sinh vật. 
Để thực hiện bảo vệ đa dạng hoá sinh vật 
nhà nước ta ta đã thi hành những biện 
pháp nào? 
(lập rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên 
nhiên, ban hành “sách đỏ”, quy định về 
khai thác) 
(Năm 1986 có 7 vườn quốc gia đến năm 
2007 có 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ 
thiên nhiên. Trong đó có 6 khu được 
UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh 
quyển của thế giới. 
1/ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh 
vật: 
a/ Tài nguyên rừng: 
* Sự suy giảm: 
Diện tích rừng có tăng nhưng tài nguyên 
rừng vẫn bị suy thoái, chất lượng rừng 
chưa thể phục hồi. (70% diện tích là rừng 
nghèo, mới phục hồi) 
* Biện pháp bảo vệ: 
Nâng độ che phủ lên 45-50% (miền núi 
70-80%) 
+ Rừng phòng hộ: nuôi dưỡng rừng hiện 
có, trồng mới trên diện tích đất trống đồi 
trọc 
+ Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa 
dạng sinh vật của các rừng quốc gia, khu 
bảo tồn thiên nhiên. 
+ Rừng sản xuất: phát triển diện tích và 
chất lượng rừng 
Triển khai luật bảo vệ rừng 
Giao quyền sử dụng rừng cho người dân 
Trước mắt, đế năm 2011 độ che phủ đạt 
43% 
b/ Đa dạng sinh vật: 
* Sự suy giảm đa dạng sinh vật: 
Thu hẹp diện tích rừng, làm nghèo tính đa 
dạng của các hệ sinh thái, thành phần loài, 
nguồn gen. 
* Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh vật: 
+ Xây dựng hệ thống vườn quốc gia, khu 
58 
HĐ2: 10 phút 
 -Buớc 1: HS nghiên cứu SGK và trao đổi 
cặp đôi để trả lời câu hỏi: 
GV(?) Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất 
của nước ta. (HS trả lời) 
GV(?)Nêu các biểu hiện suy thoái tài 
nguyên đất ở nước ta. (xói mòn, rửa trôi, 
bạc màu, ô nhiễm...) 
(HS trả lời) 
GV(?)Nêu các biện pháp bảo vệ đất đồi 
núi và cải tạo đất đồng bằng. (HS trình 
bày) 
- Bước 2: GV nhận xét, khẳng định và ghi 
bảng. 
HĐ3: 10 phút 
 -Bước 1: HS nghiên cứu SGK, thảo luận 
tổ theo phân công: 
 + Tổ 1. Tài nguyên nước 
 + Tổ 2. Tài nguyên khoáng sản 
 + Tổ 3. Tài nguyên du lịch 
 + Tổ 4. Các nguồn tài nguyên khác 
 -Bước 2: HS trình bày 
 GV khẳng định, ghi bảng 
bảo tồn thiên nhiên. 
+ Ban hành sách đỏ VN. 
+ Quy định khai thác 
2/ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên Đất: 
a/ Hiện trạng sử dụng: 
Đất nông nghiệp 9,4 triệu ha (chiếm 
28,4% diện tích đất tự nhiên) bình quân 
0,1 ha/người. Khả năng mở rộng đất nông 
nghiệp rất thấp. 
Diện tích đất đai bị suy thoái còn lớn (9,3 
triệu ha đất bị đe doạ sa mạc hoá. 
a/ Các biện pháp bảo bệ: 
Đồi núi: Chống xói mòn bằng các biện 
pháp tổng hợp 
Đồng bằng: Thâm canh, canh tác hợp lý, 
chống nhiễm phèn, mặn, glây, chống ô 
nhiễm môi trường đất. 
3/ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác: 
- Nước: Sử dụng tiết kiệm, chống ô nhiễm 
- Khoáng sản: Tránh lãng phí tài nguyên, 
chống ô nhiễm môi trường. 
- Du lịch: Bảo tồn, tôn tạo bảo vệ cảnh 
quan 
- Khai thác sử dụng hợp lý và bền vững 
tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển. 
Củng cố: 
 Bài tập về nhà: 
 Sưu tầm các tranh ảnh về sự ô nhiễm môi trường 
Giáo án dạy thực nghiệm 
BÀI 17: LAO ĐỘNG VIỆC LÀM 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Liệt kê được những ưu điểm và hạn chế của lao động nước ta 
- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta. 
59 
- Chứng minh được việc làm là vấn đề gay gắt 
- Đề xuất các hướng giải quyết việc làm mang tính thực tiễn, phù hợp với bối cảnh 
hiện tại. 
2. Năng lực: 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng 
công nghệ thông tin. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng 
tranh ảnh. 
3. Phẩm chất: 
 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC 
1. Phương pháp 
- Nêu vấn đề 
- Thảo luận 
- Đóng vai 
2. Hình thức 
- Trên lớp 
- Hướng dẫn học sinh tự học 
III. CHUẨN BỊ GV VÀ HS 
1. GV: Máy tính, máy chiếu. 
2. HS: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Khởi động (5 phút) 
1. Mục đích 
- Nêu được vấn đề cơ bản liên quan đến lao động và việc làm 
- Liên hệ tình hình bản thân Hs đang gặp phải 
2. Nội dung 
- Đóng vai 
- Diễn tiểu phẩm 
- Bàn ghế, vật dụng 
3. Sản phẩm 
- Học sinh hiểu thêm về thực trạng lao động, việc làm của nước ta hiện nay 
4. Tổ chức thực hiện 
- Bước 1: Vở kịch diễn ra tự nhiên. HS dẫn chuyện 
Chuyện xảy ra trong 1 buổi tối cuối tuần của một gia đình có con học lớp 12 
- Bố: Hương này, con chuẩn bị làm hồ sơ thi ĐH phải không? Con đã có phương án 
cuối cùng chưa? 
- Con gái: Con muốn thi vào trường đại học sư phạm địa lý bố ạ 
60 
- Mẹ (thảng thốt): Trời ơi con ơi, học sư phạm làm gì, lương thấp ra trường lại khó 
xin việc, con không thấy con Bác Bình đó à, ra trường mấy năm rồi không xin được 
việc làm, lấy chồng sớm rồi còn gì 
- Bố: Theo bố thấy, con nhanh nhẹn, con cứ học kinh tế, về sau này bố xin vào công 
ty của Bác Chiến mà làm 
- Con: Nhưng con không thích kinh doanh. Rủi ro nhiều lắm bố ơi. 
- Con: Mẹ ơi đừng lo, con tự xoay sở được 
- Mẹ (tru tréo): Trời ơi, trứng lại còn đòi khôn hơn vịt. Không được, không sư phạm, 
sư viên gì hết. 
- Bố (phụ họa): Phải đấy, bố thầy nghề đó nghèo lắm 
- Con: (giãy nảy): Đó là niềm yêu thích của con. Sao bố mẹ không hiểu con gì hết, 
(đứng dậy vào phòng khóc). 
- Mẹ: Giời đất ơi, con ơi là con 
Dẫn chương trình: Các bạn thấy đấy, thi Đại học, chọn trường, chọn ngành không bao 
giờ là đơn giản. Giải quyết vấn đề việc làm cho 1 quốc gia đông dân như VN không bao 
giờ là dễ dàng. 
Bước 2: GV đặt 1 số câu hỏi 
Em có thấy hình ảnh của gia mình trong tiểu phẩm trên không? 
Em đã chọn cho mình trường đại học nào chưa? 
Em có đồng ý với quan niệm của bố và mẹ bạn Hương không? 
Làm thế nào để lựa chọn trường, ngành nghề phù hợp? 
HS: Suy nghĩ trả lời 
GV tiếp lời vào bài mới: Vậy nên, bài học hôm nay cô và các em cùng nhau tìm hiểu 
vấn đề lao động và việc làm, giải pháp cho vấn đề này. 
B. Hình thành kiến thức mới 
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm nguồn lao động (7 phút) 
1. Mục đích 
- Liệt kê được những ưu điểm và hạn chế của nguồn lao động nước ta 
2. Nội dung 
- Trò chơi “Hiểu ý đồng đội” 
- Giấy note, máy chiếu 
3. Sản phẩm 
I. NGUỒN LAO ĐỘNG 
1. Mặt mạnh 
+ Nguồn lao động rất dồi dào 54,4 triệu người, chiếm 75,5% dân số hoạt động kinh tế 
(năm 2017). 
+ Mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động. 
61 
+ Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú. 
+ Có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật. 
+ Chất lượng lao động ngày càng nâng lên. 
2. Hạn chế 
+ Thiếu kỉ luật và tác phong công nghiệp. 
+ Lao động có trình độ cao còn yếu và thiếu. 
+ Phân bố lao động chưa đều 
4. Tiến trình hoạt động 
- Bước 1: GV giới thiệu trò chơi: 
+ Gọi 2 HS ngẫu nhiên 
+ GV giới thiệu thể lệ chơi 
Có nhiều từ khóa: Cần cù, Sáng tạo, Kinh nghiệm, Thiếu kỉ luật, Phân bố không đều 
Chuyên gia, Chất lượng tăng, Tác phong công nghiệp, 1 triệu lao động, Dồi dào 
 Các HS dưới lớp sẽ gợi ý cho 2 thành viên bên trên thi nhau đoán 
 Người gợi ý không được lặp từ, tách từ có trong từ khóa 
 Ghi nhận điểm cộng cho người gợi ý tốt và đoán đúng 
- Bước 2: Tiến hành trò chơi 
- Bước 3: Yêu cầu HS nối kết các từ khóa để giới thiệu nhanh về các ưu điểm và hạn 
chế của lao động nước ta 
- Bước 4: GV tổng kết, chốt một số điểm quan trọng về đặc điểm nguồn lao động 
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về sự thay đổi cơ cấu lao động nước ta (10 phút) 
1. Mục đích 
- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta. 
- Nhận xét được các bảng số liệu về lao động 
- Rèn luyện kĩ năng đọc bảng số liệu, phân tích thông tin địa lí qua video 
- Phát triển năng lực tự học, năng lực phân tích 
2. Nội dung 
- Thảo luận, làm việc theo cặp 
- Sử dụng các phương tiện trực quan 
- Bảng số liệu về lao động, máy chiếu 
- Phiếu học tập 
3. Sản phẩm dự kiến. 
Cơ cấu lao động Theo ngành Theo thành phần 
kinh tế 
Theo khu vực 
thành thị và 
nông thôn 
62 
Xu 
hướng 
Khu vực 
giảm tỉ 
trọng 
Nông-lâm-thủy sản. Nhà nước Nông thôn 
Khu vực 
tăng tỉ 
trọng 
Công nghiệp-xây 
dựng và dịch vụ. 
Ngoài nhà nước 
và khu vực có 
vốn đầu tư nước 
ngoài 
Thành thị 
Khu vực chiếm ưu 
thế 
Nông -lâm - thủy 
sản 
Nhà nước Nông thôn 
Nguyên nhân - Đổi mới 
- Công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa. 
- Chuyển dịch cơ 
cấu theo ngành 
- Đổi mới 
- Nền kinh tế thị 
trường 
- Phân bố dân 
cư 
- Đô thị hóa và 
nhu cầu phát 
triển kinh tế. 
4. Tổ chức thực hiện 
- Bước 1: GV giới thiệu yêu cầu 
+ Các cá nhân làm việc trên phiếu học tập. 
+ HS dựa trên những thông tin từ SGK và giáo viên cung cấp. HS rút ra những thay đổi 
trong cơ cấu lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo khu vực thành thị và 
nông thôn trong vòng 2 phút. 
Bước 2: HS trình bày kết quả. Mỗi HS trình bày về một loại cơ cấu, các HS khác bổ 
sung, GV giúp HS chuẩn kiến thức. 
HS có thể trao đổi nhanh với nhau và rút ra những nguyên nhân khiến cơ cấu lao 
động nước ta có sự thay đổi theo ngành; theo thành phần kinh tế và theo khu vực thành 
thị, nông thôn. 
Bước 3: GV cho HS quan sát đoạn phim và trả lời câu hỏi: chủ đề của đoạn phim là gì? 
Từ đoạn phim, GV nhấn mạnh đến một số hạn chế, vấn đề lớn trong việc sử dụng 
nguồn lao động. 
Bước 4: GV chốt ý, liên hệ với cơ cấu nghề nghiệp hiện nay để chuyển sang nội dung 
mới. 
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu vấn đề việc làm và giải pháp (12 phút) 
1. Mục đích 
- Chứng minh được việc làm đang là vấn đề gay gắt hiện nay ở nước ta 
- Giải thích được tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta còn cao 
63 
- Đề xuất một số giải pháp 
2. Nội dung 
- Thảo luận/kĩ thuật Khăn trải bàn 
- Sử dụng các phương tiện trực quan 
3. Sản phẩm dự kiến 
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 
4. Tiến trình hoạt động 
- Bước 1: GV giới thiệu yêu cầu: 
+ Nghiên cứu đoạn trích và bài báo mà GV đã chuẩn bị 
+ Thảo luận 2 câu hỏi theo kĩ thuật Khăn trải bàn 
 Chứng minh rằng việc làm ở nước ta là vấn đề KTXH gay gắt 
 Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta còn cao >>> liệt kê các giải 
pháp quan trọng nhất hiện nay. 
Bước 2: HS làm việc, GV hỗ trợ 
HS làm việc cá nhân 2 phút 
3. Vấn đề việc làm 
3.1. Việc làm là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt. 
Biểu hiện: 
+ Tỉ lệ thất nghiệp trung bình trên 2% /năm, ở thành thị cao hơn nông thôn 
+ Tỉ lệ thiếu việc làm cao 
+ Mỗi năm tăng khoảng 1 triệu lao động 
Nguyên nhân: 
- Nước ta có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu 
lao động. 
- Nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực nhưng còn chậm phát triển nên khả năng 
tạo việc làm còn hạn chế. 
- Chất lượng lao động chưa cao, lao động còn yếu và thiếu nhiều kĩ năng quan 
trọng 
3.2. Hướng giải quyết việc làm 
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. 
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. 
- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất 
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất 
hàng xuất khẩu. 
- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo 
64 
HS thống nhất ý kiến trong 2 phút 
Bước 3: HS báo cáo theo vòng tròn, mỗi HS được gọi ngẫu nhiên chỉ trình bày 1 ý kiến 
Bước 4: HS chuyền sản phẩm >>> chấm chéo >>> báo cáo điểm 
Bước 5: GV khen ngợi phần làm việc của nhóm, công bố kết quả và chốt ý. Liên hệ tình 
hình việc làm tại địa phương để nhấn mạnh vấn đề xã hội gay gắt này 
C. Luyện tập và nâng cao (10 phút) 
1. Mục đích 
- HS trình bày nguyện vọng và ước mơ của mình 
2. Nội dung 
Thuyết trình/hùng biện 
3.Sản phẩm dự kiến. 
- HS lên thuyết trình 
4. Tiến trình hoạt động 
Bước 1: GV nêu yêu cầu trên máy chiếu, chọn 3 giám khảo 
Bước 2: Tiến hành cuộc thi – Ước mơ tôi, tương lai tôi 
Thể lệ: HS thuyết trình trong 1 phút 
Tiêu chí đánh giá: Thuyết trình tự tin; ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc; Nêu được mục tiêu 
và giải pháp cho bản thân mình ngắn gọn và cụ thể 
Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên hoặc cho xung phong 
Bước 4: HS trình bày. GV lưu ý là chỉ được trong 1 phút 
Bước 5: BGK nhận xét và công bố điểm 
Bước 6: GV kết luận và liên hệ với vở kịch đầu tiên 
D. Vận dụng và mở rộng 
- HS thiết kế mục tiêu 5 năm của mình trên giấy A4, trang trí, hoàn thiện 
- HS nộp sản phẩm vào tiết sau 
- Tiêu chí: Bố cục rõ ràng, cân đối; Mục tiêu cụ thể, khả thi; Có hình vẽ, biểu tượng 
khoa học, trực quan. 
V. RÚT KINH NGHIỆM 
GIÁO ÁN DẠY LỚP ĐỐI CHỨNG 
Bài 17 - LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 
I. MỤC TIÊU 
Sau khi học xong bài này, HS cần: 
1 Kiến thức 
- Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động 
ở nước ta. 
65 
 2. Kĩ năng . 
- Phân tích được số liệu thống kê, biểu đồ về nguồn lao động, sử dụng lao động, việc 
làm. 
3. Thái độ: Quyết tâm học tập để trở thành người lao động có chuyên môn nghiệp vụ. 
4. Định hướng phát triển năng lực. 
- phân tích bảng số liệu, lược đồ, thuyết trình, giao tiếp 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
1. Phương pháp: 
- Thảo luận nhóm 
- Đàm thoại gợi mở 
- Nêu vấn đề 
- Giảng giải 
 2. Phương tiện dạy học: 
- Át lát địa lí VN trang 11 
- Số liệu thống kê trong SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. Ổn định lớp 
2. Bài mới 
Trong một quốc gia vấn đề việc làm luôn được quan tâm hàng đầu vì nó liên quan đến 
việc đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy ở nước ta vấn đề 
lao động và việc làm có gì nổi bật, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay. 
Bài mới 
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 
Hoạt động l: cá nhân 
- GV: yêu cầu HS nhớ lại kiến thức lớp 10 
nêu lại khái niệm: nguồn lao động là gì? 
- HS trả lời. 
- GV y/c HS dựa vào SGK, bảng 17. 1 và 
vốn hiểu biết bản thân nêu những mặt 
mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước 
ta. 
- HS trình bày, bổ sung 
 GV chuẩn kiến thức. 
1. Nguồn lao động 
a. Mặt mạnh: 
- Số lượng: nguồn lao động đông, dồi dào. 
+ 2005 số dân hoạt động kinh tế của nước 
ta là: 42,53 triệu người (2005), chiếm 
51,2% dân số. 
+ Mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu lao 
động. 
- Chất lượng: 
+ Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh 
nghiệm sản xuất phong phú. 
66 
Hoạt động 2: nhóm đôi 
- GV chia lớp ra 6 nhóm lớn: 
 + Nhóm 1 và 2 dựa vào bảng 17.2 rút ra 
nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu 
lao động trong các ngành kinh tế của nước 
ta. Nguyên nhân. 
 + Nhóm 3 và 4 dựa vào bảng 17.3 rút ra 
nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu 
lao động theo thành phần kinh tế của nước 
ta. Nguyên nhân. 
 + Nhóm 5 và 6 dựa vào bảng 17.2 rút ra 
nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu 
lao động theo thành thị và nông thôn của 
nước ta. Nguyên nhân. 
- HS trả lời, bổ sung. 
- GV chuẩn kiến thức. 
+ Chất lượng lao động ngày càng được 
nâng lên. 
b. Hạn chế 
- Lao động thiếu tác phong công nghiệp. 
- Lực lượng lao động có trình độ cao còn 
ít và phân bố chưa hợp lý. 
2. Cơ cấu lao động. 
a. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế 
- Xu hướng: 
+ Phần lớn lao động tập trung ở kv N-L-
NN nhưng đang có xu hướng giảm tỉ 
trọng. 
+ Tỉ trọng lao động ở khu vực công 
nghiệp – xây dựng và dịch vụ còn thấp 
nhưng đang có xu hướng tăng. 
- Nguyên nhân: phù hợp với xu thế công 
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và sự 
tiến bộ của khoa học kĩ thuật. 
b. Cơ cấu lao động theo thành phần 
kinh tế 
- Xu hướng: 
+ Lao động ở thành phần kinh tế trong 
nước chiếm tỉ trọng cao nhưng đang có xu 
hướng giảm. 
+ Lao động ở thành phần kinh tế có vốn 
đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng còn thấp 
nhưng đang có xu hướng tăng. 
- Nguyên nhân: phù hợp với nền kinh tế 
thị trường theo định hướng xã hội chủ 
nghĩa. 
c. Cơ cấu lao động theo thành thị và 
nông thôn 
- Xu hướng: 
+ Phần lớn lao động tập trung ở nông 
thôn (do trình độ thấp và yêu cầu xã hội) 
nhưng đang có xu hướng giảm. 
+ Lao động ở khu vực thành thị còn thấp 
67 
- Nêu những hạn chế trong sử dụng lao 
động ở nước ta. 
Hoạt động 3: cả lớp 
- Hỏi: Tại sao việc làm lại là vấn đề kinh tế 
– xã hội lớn ở nước ta? 
- So sánh vấn đề việc làm ở nông thôn và 
thành thị. Tại sao có sự khác nhau đó? 
- Dựa vào nội dung SGK nêu các phương 
hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện 
nay. 
 - Địa phương em đã đưa những chính sách 
gì để giải quyết việc làm? 
 HS trả lời, bổ sung 
Gv chuẩn kiến thức. 
nhưng đang có xu hướng tăng. 
- Nguyên nhân: Phù hợp với quá trình 
CNH – ĐTH đất nước. 
3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết 
việc làm 
 a. Vấn đề việc làm 
- Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở 
nước ta vì: 
+ Tỉ lệ thất nghiệp cao: 2,1% 
+ Tỉ lệ thiếu việc làm cao: 8,1% 
Do lực lượng lao động đông, kinh tế chậm 
phát triển, cơ cấu ngành nghề và đào tạo 
chưa hợp lí. 
 b. Hướng giải quyết việc làm 
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động . 
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức 
khoẻ sinh sản. 
- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất. 
- Tăng cường hợp tác thu hút vốn đầu tư 
nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng XK. 
- Đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao 
chất lượng nguồn lao động. 
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 
IV. CỦNG CỐ 
 Trả lời các câu hỏi ở SGK 
V. DẶN DÒ 
 - Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo ngành, theo thành 
phần và theo thành thị và nông thôn (dựa vào BSL ở SGK) 
 - Xem trước bài mới 
V. RÚT KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA TIẾT HỌC HẠNH PHÚC 
68 
69 
70 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_cac_phuong_phap_va_ki_thuat_da.pdf
Sáng Kiến Liên Quan