Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề tích hợp: Quang hợp ở thực vật - Sinh học 11

Phần I. Tìm hiểu về khái niệm quang hợp, những sinh vật có khả năng quang hợp.

1. Khái niệm quang hợp:

- Khái niệm: Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.

- Phương trình tổng quát:

CO2 + H2O + Năng lượng ánh sáng (nhờ diệp lục hấp thụ) → (CH2O) +O2

2. Các sinh vật có khả năng quang hợp:

Các sinh vật thuộc nhóm tự dưỡng như vi khuẩn lam, tảo và chủ yếu là thực vật vì chúng có sắc tố quang hợp.

Phần II. Quang hợp ở thực vật.

1. Cơ quan thực hiện quang hợp:

- Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá xanh vì lá xanh là cơ quan chuyên trách của quá trình quang hợp. Ngoài ra, các phần có màu xanh khác như vỏ thân, đài hoa, quả xanh cũng thực hiện quang hợp.

- Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp:

+ Cấu tạo ngoài: Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng. Phiến lá mỏng thuần lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng. Trong lớp biểu bì của mặt lá có chứa tế bào khí khổng để khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp. Hệ gân lá có mạch dẫn (gồm mạch gỗ và mạch rây), xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đến tận từng tế bào nhu mô của lá giúp cho nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá. Trong lá có nhiều nhiều tế bào chứa diệp lục, đó là bào quan quang hợp.

+ Cấu tạo trong: Có tế bào mô giậu và mô xốp có chứa diệp lục.

2. Bào quan thực hiện quang hợp:

Lục lạp là bào quan quang hợp: có sự phù hợp về cấu trúc và chức năng của lục lạp: màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng. Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp. Chất nền stroma của lục lạp là nơi diễn ra các phản ứng của pha tối quang hợp.

3. Hệ sắc tố quang hợp:

+ Clorôphin (diệp lục): gồm diệp lục a và diệp lục b là nguyên nhân làm cho lá cây có màu lục.

+ Crotenoit (sắc tố phụ): gồm carotene và xantophyl tạo nên màu đỏ, da cam, vàng ở lá, quả (màu đỏ của quả gấc chín, lá rau dền đỏ, màu vàng của củ cà rốt )

 

doc75 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề tích hợp: Quang hợp ở thực vật - Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng suất sinh học lại thấp hơn rất nhiều vì : 
+ Điều kiện sống của chúng quá khắc nghiệt, không thuận lợi cho quá trình quang hợp (quá nóng và khô hạn, nồng độ CO2 thấp).
+ Do đặc điểm di truyền nên khả năng đồng hóa CO2 của chúng kém hơn thực vật C4.
+ Pha sáng cần ánh sáng nhưng chúng thường đóng lỗ khí vào ban ngày àNên tạo được ít ATP và NADPH, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong pha tối.
- Thực vật C4 có năng suất quang hợp cao hơn thực vật C3 vì có cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn.
Câu 2: Tại sao khi hái quả thanh long, để thanh long có vị ngọt hơn thì phải hái vào lúc chiều tối khi ánh nắng yếu?
Hái các loại quả thường hái vào thời điểm sáng sớm. Với thanh long, cây thanh long thuộc nhóm thực vật CAM. Chu trình C4 của thực vật CAM diễn ra vào ban đêm nên tích lũy các axit hữu cơ vào ban đêm. Nếu hái quả vào buổi sáng ăn sẽ chua hơn.
GV chuyển giao nhiệm vụ về nhà:
 Nhóm 1 và 2: tìm hiểu về ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp.
Nhóm 3 và 4: tìm hiểu về ảnh hưởng của nồng độ CO2 và nước đến quang hợp.
Nhóm 5 và 6: tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ và nguyên tố khoáng đến quang hợp.
Sản phẩm của mỗi nhóm là bài báo cáo bằng Powerpoint được trình bày ở tiết sau (tiết 5).
* Tiết 5: Tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp:
- Đại diện HS mỗi nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình đã tìm hiểu ở nhà bằng Powerpoint. HS các nhóm đặt câu hỏi và nhận xét theo tinh thần 3 khen, 2 chê, 1 góp ý. 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Nêu các khái niệm: điểm bù ánh sáng, điểm bão hòa ánh sáng? Tăng điểm cường độ quang hợp cao hơn điểm bù ánh sáng thì cường độ quang hợp như thế nào? Cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 tương tác với nhau ảnh hưởng đến cường độ quang hợp như thế nào? 
Câu 2. Giải thích về quang phổ ánh sáng (vận dụng kiến thức vật lí)? Quang phổ ánh sáng có ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào? Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay thành phần quang phổ? Hai loại ánh sáng nói trên thích hợp với nhóm thực vật nào? Tại sao?
Câu 3. Để chứng minh sự cần thiết của CO2 đối với quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
Giữ cây trong chậu ở chỗ tối 2 ngày.
Tiếp theo lồng một lá của cây vào bình tam giác A chứa nước ở đáy và đạy kín, tiếp đó lồng một lá tường tự vào bình tam giác B chứa KOH đạy kín.
Sau đó để cây ra ngoài ánh sáng trong 5 giờ.
Cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở 2 lá bằng iot.
Hãy cho biết:
Vì sao phải để cây trong tối trước 2 ngày?
Kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả như thế nào?
Nhận xét vai trò của khí CO2 với quang hợp.
 Để cung cấp đủ CO2 cho quang hợp ở cây trồng thì người nông dân phải có biện pháp gì?
Câu 4. Ảnh hưởng của nước đến pha sáng và pha tối của quang hợp như thế nào?
Câu 5: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp.
Câu 6: Giải thích câu tục ngữ: “Công cấy là công bỏ, công chăm sóc, làm cỏ là công ăn”.Trình bày vai trò của nguyên tố khoáng đến quang hợp. Cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây trồng như thế nào?
Câu 7: Vai trò của việc trồng cây trong nhà kính.
- HS trả lời các câu hỏi và tự ghi lại kiến thức vừa lĩnh hội được. 
	GV nhận xét, góp ý với HS để đưa ra nội dung hoàn thiện: 
Đáp án: Bổ sung phần chưa có trong nội dung:
Câu 1: 
Câu 2: Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cả cường độ quang hợp và thành phần quang phổ. Ánh sáng phía tán cây thích hợp với cây ưa bóng. Ánh sáng nơi quang đãng thích hợp với cây ưa sáng. Vì mỗi loài cây có khả năng thích nghi với một cường độ ánh sáng và quang phổ khác nhau, cây ưa bóng có diệp lục b nhiều hơn nên có thể hấp thụ ánh sáng có bước song ngắn để quang hợp
Câu 3: 
Để cây trong tối 2 ngày để cây không quang hợp tạo tinh bột (lá cây không tinh bột).
Lá cây trong bình A tạo tinh bột do có CO2 nên thử iot có màu xanh, lá cây trong bình B không tạo tinh bột nên không có phản ứng màu với iot vì CO2 đã phản ứng hết với KOH theo phản ứng:
CO2 + 2KOH K2CO3 + H2O
CO2 có vai trò quan trọng với quang hợp, tham gia vào phản ứng khử trong pha tối quang hợp. Phải xới đất tạo nguồn cung cấp CO2 cho cây
Câu 6: Bổ sung thêm phần chưa có trong nội dung: việc cấy trồng chưa quyết định được năng suất cây trồng mà chủ yếu là việc chăm bón như tưới nước, làm cỏ, bón phân đặc biệt việc bón phân phải hợp lí để đạt năng suất cao.
 và nhấn mạnh: 
- Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp không tác động đơn lẻ mà trong mối tương tác với các nhân tố khác của môi trường. Khi các nhân tố ngoại cảnh khác trong giới hạn sinh học với mỗi loài cây, cường độ ánh sáng làm tăng cường độ quang hợp.
- Nguyên tố khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp. Bón phân là phương pháp chủ yếu cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây trồng. Tuy nhiên bón phân phải hợp lí tùy thuộc từng giống cây, từng giai đoạn phát triển của cây. Việc bón phân không hợp lí không những gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến nông phẩm. Dư lượng NO3- trong mô thực vật là một trong những chỉ tiêu đánh giá độ sạch của nông phẩm. Lượng NO3- tồn đọng quá nhiều trong mô thực vật (bón phân thừa) có thể gây ung thư.
- GV: chuyển giao nhiệm vụ cho HS về nhà chuẩn bị cho hoạt động ở tiết 6.
Chuyển giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm:
Nhóm 1, 2: quang hợp quyết định năng suất cây trồng, phân biệt năng suất sinh học và năng suất kinh tế.
Nhóm 3, 4: tăng diện tích lá làm tăng năng suất cây trồng, tăng cường độ quang hợp. (Cơ sở khoa học và biện pháp)
Nhóm 5, 6: tăng hệ số kinh tế, thế nào là bón phân hợp lí cho cây trồng . (Cơ sở khoa học và biện pháp)
* Tiết 6: Tìm hiểu về quang hợp và năng suất cây trồng:
- GV nghiệm thu kết quả mà các nhóm đã làm ở nhà.
Chia lớp thành 6 nhóm theo tháng sinh, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 đưa ra các câu hỏi:
Câu 1: Tại sao nói quang hợp quyết định năng suất cây trồng?
Câu 2: Cho hình ảnh:
Hình 4: Năng suất cây trồng
Cho biết các sản phẩm thu được của các loại cây trồng trên và cho biết sản phẩm được con người sử dụng để làm thực phẩm từ các loại cây trồng đó.
Từ đó phân biệt năng suất sinh học và năng suất kinh tế.
Câu 3: Người ta tính được: 1 ha cà chua sau 60 ngày cho 3000 kg sinh khối, trong đó có 2400kg quả. Tính năng suất sinh học và năng suất kinh tế. Từ đó đưa ra công thức.
Câu 4: Tại sao khi trời hạn hán kéo dài làm giảm năng suất cây trồng?
Câu 5: Một người nông dân nói: “Bưởi sau thu hoạch thường bón phân chuồng, phân đạm; sau đậu quả bón NPK; khi quả to không sử dụng đạm mà tưới kali. Các loại rau ăn lá thường tưới đạm, trồng đỗ không tưới đạm.”
Bằng những hiểu biết của mình hãy giải thích cách bón phân của người nông dân trên và rút ra nhận xét.
Câu 6: Tại sao tăng diện tích lá làm tăng năng suất cây trồng?
- GV yêu cầu mỗi nhóm làm một câu hỏi theo số thứ tự của nhóm với thứ tự câu hỏi. Mỗi thành viên trong nhóm viết ý kiến riêng của mình vào phía rìa ngoài tờ giấy A0 trong khoảng thời gian một phút, sau đó có 3 phút hoạt động thảo luận và viết ý kiến chung vào phần giữa tờ giấy.
Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm chấm chéo nhau. 
GV nhận xét góp ý thống nhất nội dung.
HS nghiên cứu SGK, vận dụng kiến thức thực tế trả lời. 
c. Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi và hoàn thiện bảng kiến thức.
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng: (tiết 7)
a. Nội dung: Như tài liệu
b. Tổ chức hoạt động:
- GV kiểm tra HS bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm ở Phụ lục mục I.7
Đáp án: 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
d
b
a
A
c
d
b
c
c
d
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
d
d
d
A
b
b
d
c
a
c
- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Mỗi HS của nhóm hoàn thiện một cánh hoa trong bông hoa chung là quang hợp ở thực vật với thực vật.
HS quan sát, đánh giá việc tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ và kết quả hoạt động học tập của HS.
- GV nghiệm thu kết quả hoạt động.
- GV giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm HS: vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung chủ đề?
c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của các nhóm, HS báo cáo và sản phẩm vào góc học tập của lớp.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
9.1. Đối với giáo viên :
 Khi áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, giờ giảng của GV trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. HS là trung tâm nhưng vai trò, uy tín của GV được đề cao hơn. Bên cạnh đó, khả năng chuyên môn của GV sẽ tăng lên nhờ áp lực của phương pháp, bởi nội dung kiến thức của từng giờ giảng phải được cập nhật liên tục để đáp ứng các câu hỏi của người học trong thời đại thông tin rộng mở.
 Dạy học là quá trình trao đổi kiến thức giữa GV và HS. Nếu GV chỉ thuyết trình, có gì nói nấy thì những gì GV giảng chỉ là kiến thức một chiều. Có thể người học đã biết những kiến thức ấy, hay đó là những nội dung không hữu ích đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của họ. GV phải luôn đổi mới bài giảng cũng như phong cách đứng lớp. Như vậy, GV sẽ học được từ học trò của mình rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Mối quan hệ thầy trò sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học và cuộc sống của người h
- GV phải có kiến thức cơ bản về Vật lí, Hoá học, Sinh học khá vững vàng. Muốn vậy giáo viên phải tích cực tham gia sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học và sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối. Trên cơ sở cấu trúc logic của chủ đề này, giáo viên có thể sử dụng các kĩ thuật dạy học khác nhau để phù hợp với từng đối tượng học sinh và cơ sở vật chất nhà trường hiện có.
- GV phải hiểu cặn kẽ và thật tâm đắc với những tư liệu mình đã lựa chọn.
- Không nên ôm đồm, quá tải trong việc vận dụng kiến thức.
- Luôn luôn đảm bảo tính vừa sức của học sinh.
9.2. Đối với HS : 
HS phải chuẩn bị bài thật tốt để GV không bị động và có thời gian để tổ chức các hoạt động học cho HS.
 Trước hết, các chủ đề tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực giúp HS càng thêm hứng thú, yêu thích môn học. HS không phải ghi nhớ một cách máy móc kiến thức mà chủ động tìm tòi và vận dụng kiến thức trong đời sống, giải thích được các hiện tượng trong thực tế. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực còn rèn luyện cho HS tính nhạy bén trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, thấy được hiệu quả của việc hoạt động nhóm trong việc giải quyết các tình huống, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
 Qua chủ đề HS cũng hiểu thêm về thiên nhiên, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ và trồng cây xanh, bảo vệ môi trường sống, có niềm đam mê khoa học và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 
9.3. Khuyến nghị:
- Các cấp lãnh đạo nên có chế độ khuyến khích, động viên GV ở các trường THPT trên toàn tỉnh xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn khác để nâng cao năng lực cho HS.
- Để nâng cao chất lượng môn Sinh học ở các trường THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải thay đổi chương trình giáo dục và sách giáo khoa sao cho phù hợp với thực tiễn dạy và học hiện nay.
- Mỗi GV phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, chủ động xây dựng các chủ đề dạy học liên môn, ứng dụng nhuần nhuyễn công nghệ thông tin vào dạy học.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
10.1.1. Đối với giáo viên
 Với việc đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh. Vì vậy, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn và các phương pháp dạy học tích cực vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết, hữu ích. Điều đó đòi hỏi giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác, nắm chắc các kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, tích cực nhất. 
 Khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp GV tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó, tổ chức hướng dẫn HS sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Mặt khác, khi dạy học theo các chủ đề tích hợp liên môn và các kĩ thuật dạy học tích cực còn giúp GV giảm thuyết trình gây mệt mỏi và nhàm chán cho cả GV và HS. 
10.1.2. Đối với học sinh
a. Định tính
 Tôi chọn 3 lớp trong khối 11 của trường THPT Triệu Thái là 11A1, 11A2, 11A5 vì 3 lớp này có trình độ năng lực HS là tương đương nhau (HS học trung bình – khá).
 Sau khi dạy thực nghiệm (11A1 –lớp thí nghiệm) và đối chứng (lớp 11A2, 11A5 - lớp đối chứng) tôi nhận thấy kết quả như sau:
Kết quả thu được ở 3 lớp:
Kết quả thu được ở lớp 11A2 (dạy theo phương pháp truyền thống:
không sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực và cũng không dạy theo chủ
đề tích hợp liên môn): Tiết học trầm, học sinh ít hoạt động, không có hứng thú, không tích cực trong học tập, khả năng tiếp thu kiến thức
không cao.
 Kết quả thu được ở lớp 11A5 (sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực nhưng không dạy theo chủ đề tích hợp liên môn)
HS hứng thú và tích cực trong học tập nhưng kiến thức còn rời rạc, chưa tổng quát, chưa gắn với thực tiễn nên khả năng vận dụng kiến thức của HS vào giải quyết tình huống thực tiễn còn rất hạn chế.
 Kết quả thu được ở lớp 11A1 (Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề tích hợp liên môn) 
- Lớp học sôi nổi, học sinh hoạt động nhiều, rất hứng thú, tích cực trong học tập, khả năng tiếp thu kiến thức cao hơn, các em cảm thấy yêu thích tiết học, HS vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống thực tiễn một cách dễ dàng.
Hình 5. Phiếu kĩ thuật dạy học mảnh ghép của học sinh
Hình 6. Sơ đồ tư duy tóm tắt chủ đề của học sinh
Ngoài quay phim, chụp ảnh hoạt động học của HS như trên, tôi còn sử dụng phỏng vấn, điều tra để chứng minh hiệu quả đạt được của đề tài.
 * Phỏng vấn HS 11A1 
Sau khi sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học liên môn, tôi đã tiến hành phỏng vấn 30 em học sinh của lớp 11A1 với nội dung: em cảm thấy như thế nào khi sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề liên môn? Em có thích cách dạy học như vậy không?
Kết quả: 30 HS cùng có câu trả lời em rất thích thầy, cô giáo dạy như vậy.
* Dùng phiếu điều tra
Đồng thời với phỏng vấn tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra để thăm dò ý kiến về thái độ của HS trong nhà trường về bộ môn Sinh học và đánh giá của HS về phần chuyển giao nhiệm vụ của GV, kết quả thu được như sau:
* Thăm dò thái độ của HS với môn Sinh học
Bảng 1. Thái độ của HS với môn Sinh học
Trước khi sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học liên môn
Sau khi sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học liên môn
23 HS trả lời không thích
10 HS thay đổi cách nhìn với bộ môn
7 HS thích học bộ môn
20 HS hứng thú với bộ môn
 	Vậy ta có thể kết luận việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy liên môn Vật lí – Hoá học – Sinh học – Công nghệ - Giáo dục công dân có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm số lượng HS không thích học môn này.
* Thăm dò thái độ của HS về phần chuyển giao nhiệm vụ của GV
Sau khi hoàn thành bảng KWL, HS đã làm phiếu đánh giá phần chuyển giao nhiệm vụ của GV, kết quả như sau:
Bảng 2. Đánh giá phần chuyển giao nhiệm vụ của giáo viên
Đánh giá của học sinh
Tỉ lệ %
Nhiệm vụ rất hay
53%
Nhiệm vụ bình thường
29%
Nhiệm vụ khó
18%
Trước đây, trong dạy học phần chuyển giao nhiệm vụ ít được chú trọng. Nhưng hiện nay, chuyển giao nhiệm vụ là một khâu quan trọng trong dạy học. Nhiệm vụ được chuyển giao phải là tình huống có vấn đề nhưng phải vừa sức với học sinh, nhiệm vụ này không được giải quyết ngay mà HS cần có thời gian để đi tìm, gỡ nút thắt trong vấn đề và sẽ được trả lời vào phần hình thành kiến thức mới trong bài học. Đa số HS 
cho rằng nhiệm vụ của GV chuyển giao rất hay. HS thấy hứng thú, thích
được tìm tòi, khám phá.
b. Định lượng 	
	Sau khi tôi dạy xong chủ đề “Quang hợp ở thực vật”, để đánh giá kết quả học tập của học sinh về phương pháp dạy học tích hợp liên môn và các kĩ thuật dạy học tích cực tôi đã tiến hành kiểm tra thực nghiệm sư phạm đối với 3 trên bằng bài kiểm tra 15 phút bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong hoạt động luyện tập ở tiết 7. 
Qua thực tế áp dụng cho thấy việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề tích hợp đã đem lại nhiều hiệu quả cao trong dạy học, nó thực sự làm tăng hứng thú học tập của học sinh và làm giảm điểm thấp trong dạy học sinh học ở nhà trường phổ thông hiện nay.
* Điểm mới trong dạy chủ đề ở lớp 11A1
Trước kia giáo viên dạy 1 lớp gồm 40 HS thì nay GV dạy 40 HS 1 lớp có nghĩa là trước kia GV chỉ dạy cả lớp còn hiện nay GV dạy từng đối tượng HS trong lớp. GV phải có khả năng quan sát tốt, quan sát cả lớp, quan sát đến từng đối tượng HS để có biện pháp giúp đỡ HS kịp thời khi cần, hoặc nhờ những HS khá giỏi giúp đỡ HS yếu kém trong lớp.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Trường THPT Triệu Thái
TT Lập Thạch- Lập Thạch- Vĩnh Phúc
Dạy học
LậpThạch, ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
Lập Thạch, ngày.....tháng......năm......
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Kim Anh
LậpThạch, ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
Lập Thạch, ngày.....tháng......năm......
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Kim Anh
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Nội dung
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
THPT
Trung học phổ thông
NXB
Nhà xuất bản
NLAS
Năng lượng ánh sáng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Công nghệ lớp 10, NXB Giáo dục.
2. Sách giáo khoa sinh học 10. NXB giáo dục
3. Sách giáo viên Sinh học lớp 10, NXB Giáo dục, 2000.
4. Sách giáo khoa Sinh học lớp 11, NXB Giáo dục, 2000.
5. Sách giáo viên Sinh học lớp 11, NXB Giáo dục, 2000.
6. Sách giáo khoa hóa 10, NXB Giáo dục, 2000.
7. Sách giáo khoa Vật lí lớp 12, NXB Giáo dục, 2000.
8. Chuẩn kiến thức kĩ năng sinh học 10, NXB Giáo dục Việt Nam.
9. Chuẩn kiến thức kĩ năng sinh học 11, NXB Giáo dục Việt Nam.
10.Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn – Lĩnh vực KHTN – Hà Nội 2015
11. Tài liệu tập huấn: "Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh" môn Sinh học cấp THPT - Lưu hành nội bộ.
12. Mạng internet, sách báo tham khảo.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời giới thiệu...............................1
Tên sáng kiến...............2
Tác giả sáng kiến ................2
Chủ đầu tư ra sáng kiến...............................................3
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.....3
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 3
Mô tả bản chất của sáng kiến ..........................................................3
 8. Những thông tin cần được bảo mật . ...............................................64
 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:.................................64
 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến...................................................................................................66
Danh mục chữ viết tắt......73
Danh mục tài liệu tham khảo....74

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_cac_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc.doc
Sáng Kiến Liên Quan