Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kỹ năng sơ cứu nạn nhân thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11

 Học sinh lớp: 11A4, 11A5 trường THPT Đinh Tiên Hoàng

- Số lượng: 40 học sinh/1 lớp, chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10 học sinh, các nhóm được chia theo nguyên tắc đảm bảo độ đồng đều về kiến thức, kỹ năng, số lượng nam, nữ. Các nhóm đều có các bạn là cán bộ lớp, có học sinh học giỏi, để lôi kéo, động viên những học sinh yếu tích cực tham gia vào hoạt động học tập của nhóm.

- Đặc điểm: Phần lớn các em học sinh ngoan có ý thức học tập, có sự say mê trong tất cả các môn học. Đa số các em ở thành phố nên việc tiếp xúc với công nghệ thông tin rất nhanh nhẹn và cập nhật, nhiều em biết sử dụng máy ảnh nên việc thu thập, tìm hiểu thông tin trên mạng, tư liệu, thực tế và hoàn thiện các nhiệm vụ học tập trong dự án rất dễ dàng thực hiện.

 

doc50 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kỹ năng sơ cứu nạn nhân thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp dạy học theo dự án: mục tiêu, yêu cầu, đặc trưng, ưu điểm và hạn chế.
+ HS: Lắng nghe, trao đổi ý kiến.
+ GV: Nêu mục tiêu đạt được của học sinh sau dự án, hướng dẫn học sinh thảo luận tên dự án, mục tiêu dự án.
+ GV: Hướng dẫn học sinh một số kỹ năng thực hiện dự án:
Tìm kiếm và thu thập thông tin từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
Phân tích và giải thích các giả thiết, hiện tượng
 Tổng hợp thông tin.
Xây dựng sản phẩm dự án.
+ HS: ghi chép, trao đổi ý kiến cần thiết
Hoạt động 2: Thảo luận về nội dung dự án
- Thời gian: 5 phút.
- Nội dung: 
+ GV: đưa ra các tiểu chủ đề học sinh cần nghiên cứu trong tiết 2, 3, 4, 5 của dự án
Nhóm 1: 
+ Tìm hiểu về khái niệm tiêu hóa, quá trình tiêu hóa ở các nhóm động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, động vật có túi tiêu hóa và động vật có ống tiêu hóa. Sự khác nhau về cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
+ Tìm hiểu cách sơ cứu người bị hóc dị vật.
Nhóm 2 : 
+ Tìm hiểu về khái niệm hô hấp, đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. Các hình thức hô hấp.
+ Tìm hiểu cách sơ cứu người bị đuối nước.
Nhóm 3: 
+Tìm hiểu cấu tạo chung của hệ tuần hoàn. Các dạng hệ tuần hoàn. So sánh sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, giữa hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
+ Tìm hiểu cách sơ cứu người bị vết thương hở.
 Nhóm 4: 
+Tìm hiểu về đặc điểm hoạt động của tim: tính tự động, tính chu kì. Tìm hiểu cấu trúc của hệ mạch, khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp.
+Tìm hiểu cách sơ cứu người bị cao huyết áp và huyết áp thấp.
+ GV: hướng dẫn tài liệu cần nghiên cứu, các kiến thức liên môn học sinh cần vận dụng để hoàn thành tiểu chủ đề trên.
+ HS: tiếp thu nhiệm vụ, có ý kiến trao đổi những vấn đề còn chưa rõ.
+ GV: Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi phỏng vấn khi tới các cơ sở y tế, cách quay, chụp ảnh
- 1 ngày: Tìm hiểu thực tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình và các cơ sở y tế thuộc thành phố Ninh Bình về các tai nạn thường gặp và cách sơ cứu đúng cách
+ GV: hướng dẫn những phương tiện cần thiết, địa chỉ tìm kiếm tư liệu, dự kiến sản phẩm đạt được.
+ HS: tiếp thu nhiệm vụ, có ý kiến trao đổi những vấn đề còn chưa rõ.
3. Hoạt động 3: Hoàn thiện các nhóm, thống nhất tiêu chí đánh giá.
- Thời gian: 10 Phút.
- Nội dung:
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, đảm bảo sự đồng đều giữa các nhóm: Nhóm trưởng là những học sinh tiêu biểu, có khả năng lãnh đạo và lôi kéo những học sinh ý thức kém, lười học, tham gia vào các hoạt động.
+ Giáo viên phân công nhiệm vụ từng nhóm, thời gian hoàn thành và thống nhất tiêu chí đánh giá:
Các nhóm tự đánh giá ý thức, năng lực, hiệu quả làm việc của từng thành viên trong nhóm trong quá trình tìm tài liệu, thu thập thông tin, báo cáo, hướng dẫn sơ cứu nhóm khác. (Phiếu tự đánh giá của nhóm học sinh)
Giáo viên đánh giá hiệu quả hoạt động nhóm của từng nhóm thông qua các hoạt động trong các tiết học (phiếu đánh giá của giáo viên).
 Các nhóm đánh giá chéo hoạt động của nhóm khác thông qua việc báo cáo sản phẩm, chất lượng sản phẩm, số lượng và chất lượng các câu hỏi, trả lời câu hỏi của nhóm bạn, việc hướng dẫn sơ cứu của các nhóm bạn. (Phiếu đánh giá của nhóm học sinh).
Điểm cá nhân = (điểm tự đánh giá của nhóm+ đánh giá của giáo viên + điểm đánh giá chéo)/3
+ HS: Lắng nghe, tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá, phân công học sinh trong nhóm cho phù hợp nhất.
+ HS: Đề đạt nguyện vọng tham gia nhóm mà mình muốn
4. Hoạt động 4: Thảo luận của từng nhóm
- Thời gian: 15 phút.
- Nội dung: 
+HS: Từng nhóm bầu nhóm trưởng, thư ký, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, đặt tên cho nhóm:
Nhóm 1: Tiêu hóa
Nhóm 2: Hô hấp
Nhóm 3: Tuần hoàn
 Nhóm 4: Tim, mạch
+ HS: (Các nhóm trưởng điều hành thảo luận của nhóm) Phác thảo đề cương: dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên thảo luận về các nhiệm vụ của nhóm cần giải quyết, lập kế hoạch thực hiện, dự tính sản phẩm.
+ GV: Giám sát, hướng dẫn, đôn đốc các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, giải thích các khúc mắc của học sinh
+ Giáo viên cung cấp cho học sinh một số nguồn tài nguyên tư liệu đề tìm kiếm thông tin
5. Hoạt động 5: Củng cố 
Thời gian: 5 phút
- Các nhóm nộp bản đề cương, kế hoạch thực hiện
- Giáo viên góp ý kiến hoàn thiện
 Tiết 2. BÁO CÁO VÀ THẢO LUẬN: TIÊU HÓA Ở ĐÔNG VẬT VÀ CÁCH SƠ CỨU NẠN NHÂN HÓC DỊ VẬT.
Hoạt động 1: Nhóm Tiêu hóa báo cáo kiến thức cơ bản về tiêu hóa ở động vật
- Nội dung: 
+ Khái niệm tiêu hóa, quá trình tiêu hóa ở động vật không có cơ quan tiêu hóa, tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa, tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
+ So sánh sự khác nhau về cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- Thời gian: 25 phút
- Thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
HS: Đại diện nhóm tiêu hóa báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
Các nhóm học sinh còn lại chú ý lắng nghe, ghi chép.
GV: Tổ chức thảo luận để rút ra kiến thức cơ bản.
Nhóm tiêu hóa: Chiếu hình ảnh tiêu hóa ở trùng đế giày H 15.1 và mô tả chi tiết các giai đoạn tiêu hóa.
GV:Theo em vì sao tiêu hóa ở động vật đơn bào gọi là tiêu hóa nội bào?
Nhóm tiêu hóa: Chiếu hình ảnh quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa H.15.2 và mô tả
? Tại sao sau khi tiêu hóa ngoại bào ở túi tiêu hóa, thức ăn lại tiếp tục chuyển vào tế bào thành túi?
Nhóm tiêu hóa: Chiếu hình ảnh quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa H.15.3 và mô tả. Yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 15 trong SGK
GV: Nêu chiều hướng tiến hóa của quá trình tiêu hóa ở động vật
Nhóm tiêu hóa: Chiếu hình ảnh so sánh sự khác nhau về cơ quan tiêu hóa giữa thú ăn động vật và thú ăn thực vật. yêu cầu các nhóm khác hoàn thiện phiếu học tập
Khái niệm tiêu hoá:
Tiêu hoá là quá trình biến đổi và hấp thụ thức ăn.
Quá trình tiêu hoá xảy ra ở:
- Bên trong tế bào: tiêu hoá nội bào.
- Bên ngoài tế bào: tiêu hoá ngoại bào. 
Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá (động vật đơn bào):
Thức ăn vào không bào tiêu hoá.
Không bào tiêu hóa gắn với Lizôxôm. 
Enzim tiêu hoá của Lizôxôm biến đổi thức ăn thành chất đơn giản đi vào tế bào chất, còn chất thải được đưa ra ngoài.
Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá:
 *Đại diện: Ruột khoang, Giun dẹp.
 1. Đặc điểm cấu tạo của túi tiêu hóa: 
- Có dạng túi, miệng cũng chính là hậu môn
 2. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa:
Thức ăn → miệng → túi tiêu hoá:
*Tiêu hóa ngoại bào: thức ăn được phân huỷ nhờ Enzim của tế bào tuyến trên thành cơ thể 
*Tiêu hóa nội bào: Các chất tiêu hóa dở dang chuyển vào trong tế bào trên thành túi tiêu hoá, thức ăn được phân huỷ hoàn toàn .
Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá:
 *Đại diện: ĐV có xương sống và nhiều loài ĐV không xương sống.
 1.Đặc điểm cấu tạo của ống tiêu hóa:
- Ống tiêu hoá được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau.
- Thức ăn đi theo một chiều, và được tiêu hoá ngoại bào trong ống tiêu hoá.
2.Quá trình tiêu hóa:
STT
Bộ phận
Tiêu hóa cơ học
Tiêu hóa hóa học
1
Miệng
 +
+
2
Thực quản
+
3
Dạ dày
+
+
4
Ruột non
+
+
5
Ruột già
+
V.Tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật
Bộ phận
Động vật ăn động vật
Động vật ăn thực vật
Cấu tạo
Chức năng
Cấu tạo
Chức năng
Miệng
Dạ dày
Ruột
Hoạt động 2: Nhóm Tiêu hóa hướng dẫn sơ cứu nạn nhân hóc dị vật
(15 phút = 3 phút hướng dẫn mẫu + 12 phút hướng dẫn nhóm)
Hoạt động 3 Kiểm tra và đánh giá (5 phút)
- Giáo viên chọn bất kì mỗi nhóm còn lại 1 em về cách sơ cứu nạn nhân hóc dị vật.
- Thông qua đó đánh giá hoạt động của nhóm Tiêu hóa đã hướng dẫn nhiệt tình chưa? Nhóm khác đã tích cực lắng nghe chưa?(Theo phiếu đánh giá số 2)
- Qua đó thư kí sẽ đánh giá thành viên nhóm mình trong phiếu nhóm tự đánh giá, (Theo phiếu đánh giá số 1)
 - Các nhóm còn lại đánh giá nhóm tiêu hóa (Theo phiếu đánh giá số 6)
Tiết 3. BÁO CÁO VÀ THẢO LUẬN: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT VÀ CÁCH SƠ CỨU NẠN NHÂN BỊ ĐUỐI NƯỚC.
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
GV: Các động vật sau hô hấp bằng gì ?
Chuẩn bị: Các nhóm khác viết ra bảng phụ
Kết quả : Nhiều nhóm làm chưa chính xác, chưa biết hình thức hô hấp bằng hệ thống ống khí
Hoạt động 2: Nhóm Hô hấp báo cáo kiến thức cơ bản về hô hấp ở động vật
(20 phút = 7 phút báo cáo + 13 phút phân tích củng cố)
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
HS: Đại diện nhóm hố hấp báo cáo bài thu hoạch.
Nhóm Hô hấp: Mô tả lại quá trình trao đổi khí ở các nhóm động vật
Nhóm hô hấp chiếu hình 17.1 SGK và mô tả quá trình trao đổi khí qua da ở giun đất.
GV: tại sao con giun đất bị lau khô da rất nhanh chết ?
Nhóm hô hấp chiếu hình 17.2 SGK và mô tả quá trình trao đổi khí qua hệ thống ống khí ở châu chấu
GV: Nêu hiện tượng và giải thích:
TN1: nhúng đuôi con chuồn chuồn vào nước sau 2 tiếng.
TN2: Nhúng đầu con chuồn chuồn vào nước sau 2 tiếng
Chuồn chuồn ở mẫu nào chết, vì sao?
Nhóm hô hấp chiếu hình 17.3 SGK và mô tả quá trình trao đổi khí qua mang ở cá
GV: Mang cá lại chia nhỏ thành phiến mang, tia mang có ‎y nghĩa như thế nào trong quá trình hô hấp
Nhóm hô hấp chiếu hình 17.4 SGK và mô tả quá trình trao đổi khí bằng phổi
Tại sao chim là động vật trên cạn có hiệu suất hô hấp cao nhất?
I.Khái niệm hô hấp (SGK)
- Đáp án B
- là quá trình lấy O2 từ bên ngoài để oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng đồng thời thải CO2
II. Bề mặt trao đổi khí:
1.Khái niệm 
- là bộ phận khuếch tán O2 đi vào trong tế bào và CO2 khuếch tán từ tế bào ra ngoài.
2. Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí: (SGK)
III. Các hình thức hô hấp:
1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể:
- Các động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp như: giun đũa, giun đất,
- O2 và CO2 khuếch tán trực tiếp qua màng tế bào, các mạch máu trên bề mặt cơ thể.
2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí:
- Các động vật sống trên cạn tổ chức cơ thể chưa tiến hóa như côn trùng hô hấp bằng ống khí.
- Cấu tạo của ống khí: (SGK)
- Cơ chế: 
+ O2 àlổ thởàống khí lớnà ống khí nhỏàtế bào.
+ CO2 àống khí nhỏàống khí lớnàlổ thởàra ngoài.
3. Hô hấp bằng mang: (SGK)
- Lớp cá, giáp xác, thân mềm
- Mô tả hoạt động hô hấp của cá (SGK)
4. Hô hấp bằng phổi: (SGK)
Mũi- > khí quản-> phế quản-> phổi (gồm nhiều phế nang)
Hoạt động 3: Nhóm hô hấp hướng dẫn sơ cứu nạn nhân bị đuối nước.(15 phút = 3 phút hướng dẫn mẫu + 12phút hướng dẫn nhóm
Hoạt động 4: Kiểm tra và đánh giá (5 phút)
- Giáo viên chọn bất kì mỗi nhóm còn lại 1 em về cách sơ cứu nạn nhân bị đuối nước.
- Thông qua đó đánh giá hoạt động của nhóm Hô hấp đã hướng dẫn nhiệt tình chưa? Nhóm khác đã tích cực lắng nghe chưa? (Theo phiếu đánh giá số 2)
- Qua đó thư kí sẽ đánh giá thành viên nhóm mình trong phiếu nhóm tự đánh giá (Phiếu đánh giá số 1)
- Các nhóm khác đánh giá nhóm hô hấp đã hướng dẫn tích cực chưa, đã hợp ly chưa (Phiếu đánh giá số 6)
Tiết 4. BÁO CÁO VÀ THẢO LUẬN: TUẦN HOÀN MÁU VÀ CÁCH SƠ CỨU NẠN NHÂN BỊ VẾT THƯƠNG HỞ.
Hoạt động 1: Nhóm tuần hoàn báo cáo kiến thức cơ bản. (20 phút)
- Nội dung: Cấu tạo hệ tuần hoàn, so sánh hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, so sánh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
- Tiến hành
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
HS: Đại diện nhóm tuần hoàn báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
Các nhóm học sinh còn lại chú ý lắng nghe, ghi chép.
GV: Tổ chức thảo luận để rút ra kiến thức cơ bản.
Nhóm Tuần hoàn chiêu hình 18.1 và 18.2 nêu các điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
GV:Vì sao gọi là hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín ?
I Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
 1/ Cấu tạo chung
Hệ tuần hoàn có 3 phần
- Dịch tuần hoàn: Máu hoặc hỗn hợp máu ( dịch mô)
- Tim
- Hệ thống mạch máu (ĐM, TM, MM) 
2/ Chức năng.
Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác đáp ứng cho các họat động sống của cơ thể
II/ Các dạng hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn kín: Gồm 2 loại
- Hệ tuần hoàn đơn
- Hệ tuần hoàn kép
(HS ghi và học theo phiếu học tập)
Hệ tuần hoàn đơn
Hệ tuần hoàn kép
Khái niệm
Đại diện
Máu đi nuôi cơ thể
Đáp án bài tập 1
Hệ tuần hoàn hở
Hệ tuần hoàn kín
Loài đại diện
Đa số ĐV thân mềm:( ốc sên,trai,ngheo,sò )và chân khớp(tôm,cua )
Mực ống,bạch tuộc,giun đốt,chân đầu, động vật có xương sống
Hệ thống mạch máu 
ĐM và TM
ĐM, MM và TM
Đường đi của máu
Được tim bơm vào ĐM sau đó tràn vào khoang cơ thể
Được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín: Từ ĐM- MM-TM-Tim
Phương thức trao đổi chất
Trao đổi trực tiếp với các tế bào 
Trao đổi với tế bào qua thành mao mạch
Áp lực, tốc độ 
Máu chảy với áp lực thấp, tốc độ chảy chậm
Máu chảy với áp lực cao hoặc trung bình,tốc độ chảy nhanh
Hoạt động 2: Nhóm Tuần hoàn hướng dẫn sơ cứu nạn nhân bị vết thương hở
 (20 phút = 5 phút hướng dẫn mẫu + 15 phút hướng dẫn từng nhóm)
	Hoạt động 3: Kiểm tra và đánh giá (5 phút)
- Giáo viên chọn bất kì mỗi nhóm còn lại 1 em về cách sơ cứu nạn nhân bị vết thương hở.
 - Thông qua đó đánh giá hoạt động của nhóm Hô hấp đã hướng dẫn nhiệt tình chưa? Nhóm khác đã tích cực lắng nghe chưa? (Theo phiếu đánh giá số 2)
- Qua đó thư kí sẽ đánh giá thành viên nhóm mình trong phiếu nhóm tự đánh giá (Theo phiếu đánh giá số 1)
- Các nhóm còn lại đánh giá nhóm tuần hoàn vào phiếu đánh giá chéo (Theo phiếu đánh giá số 6)
Tiết 5. BÁO CÁO VÀ THẢO LUẬN
HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH VÀ CÁCH SƠ CỨU NẠN NHÂN BỊ HUYẾT ÁP CAO, THẤP
Hoạt động 1: Nhóm tim mạch báo cáo kiến thức cơ bản về hoạt động tim, mạch. (20 phút)
- Nội dung: Đặc điểm hoạt động của tim, khái niệm huyết áp, sự biến động của huyết áp trong hệ mạch.
- Tiến hành
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
HS: Đại diện nhóm tim mạch báo cáo bài thu hoạch.
Nhóm tim mạch chiếu hình ảnh 19.1 SGK và mô tả hoạt động của hệ dẫn truyền tim.
GV: Vì sao tim sau khi bị cắt ra vẫn có thể co bóp trong thời gian ngắn.
Nhóm tim mạch chiếu hình ảnh 19.2 và mô tả về chu kì hoạt động của tim
GV: Vì sao tim hoạt động cả đời mà không bị mệt mỏi ?
- Nhóm tim mạch chiếu hình các loại mạch trong hệ thống mạch máu
- Các nhóm khác nhận xét vị trí, tiết diện và vai trò của từng loại mạch.
GV: Vì sao người già không nên ăn nhiều mõ động vật và ăn nhiều muối ?
- Tại sao vận động viên sau khi vận động nhiều ra nhiều mồ hôi thì không nên uống nước lọc mà uống nước muối loãng ?
Nhóm tim mạch chiếu hình 19.3 và nêu mối quan hệ giữa huyết áp, tổng tiết diện
GV: Vân tốc máu ở mao mạch là nhỏ nhất có y nghĩa gì?
III. Hoạt động của tim
 1.Tính tự động của tim:
*KN : Là khả co dãn tự động theo chu kì của tim.
* Nguyên nhân gây ra tính tự động của tim: Do hệ dẫn truyền tim.
 - Hệ dẫn truyền tim gồm: 
+ Nút xoang nhĩ tự phát xung điện, truyền xung điện đến nhĩ thất và cơ tâm nhĩ co. 
+ Nút nhĩ thất nhận xung điện từ nút xoang nhĩ truyền đến bó His.
+ Bó His dẫn truyền xung điện đến mạng Puôckin.
 + Mạng Puôckin truyền xung điện đến cơ tâm thất co.
2. Chu kì hoạt động của tim:
- Tim co giãn nhịp nhàng theo chu kì.
- Mỗi chu kì 0.8s, gồm 3 pha: 
+tâm nhĩ co 0,1s.
+ tâm thất co 0,3s.
+ dãn chung 0,4s.
 - Nhịp tim là số chu kì tim trong 1 phút.
 - Nhịp tim tỉ lệ nghịch với kích thước cơ thể.
IV/ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH:
 1. Cấu trúc của hệ mạch 
(Nội dung SGK )
 2. Huyết áp: 
 + KN : Là áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch.
 + Nguyên nhân: Gây ra huyết áp: Do tâm thất co đẩy máu vào hệ mạch .
 * Sự co bóp của tim và nhịp tim.
* Sức cản trong mạch.
* Khối lượng máu và độ quánh của máu.
 3. Vận tốc máu: 
 Là tốc độ máu chảy trong 1 giây.
 VD : SGK
 Vận tốc máu liên quan đến tổng tiết diện của mạch và chêch lệch HA giữa 2 đầu đoạn mạch. (Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch).
Hoạt đông 2: Nhóm Tim mạch hướng dẫn sơ cứu nạn nhân bị huyết áp cao và huyết áp thấp (15 phút = 5 phút hướng dẫn mẫu + 10 phút hướng dẫn từng nhóm)
Hoạt động 3: Kiểm tra và đánh giá (10 phút)
- Giáo viên chọn bất kì mỗi nhóm còn lại 1 em về cách sơ cứu nạn nhân bị vết thương hở .
- Thông qua đó đánh giá hoạt động của nhóm Hô hấp đã hướng dẫn nhiệt tình chưa? Nhóm khác đã tích cực lắng nghe chưa? (Phiếu đánh giá số 2)
 - Qua đó thư kí sẽ đánh giá thành viên nhóm mình trong phiếu nhóm tự đánh giá (Phiếu đánh giá số 1)
- Các nhóm còn lại đánh giá nhóm tuần hoàn vào phiếu đánh giá chéo (Phiếu đánh giá số 6)
Tiết 6: TỔNG KẾT DỰ ÁN
Hoạt động 1: Viết báo cáo( 20 phút)
- Học sinh hoàn thành bài tập vào phiếu thu hoạch (Phiếu số 5)
Hoạt động 2: Tổng kết dự án (10 phút) 
- Nội dung: 
+ Ban thư ký tập hợp và thống kê kết quả từ phiếu đánh giá số 1,2,6.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm.
+ Giáo viên tổ chức học sinh bình bầu học sinh hoàn thành xuất sắc nhất, học sinh tiến bộ nhất.
+ Giáo viên thông báo kết quả chung của từng nhóm (Theo phiếu đánh giá số 3).
Hoạt động 2: Rút kinh nghiệm
Cô giáo trao đổi trực tiếp với học sinh sau khi thực hiện dự án theo các câu hỏi sau
Câu 1. Sau khi hoàn thành dự án em đã học được những gì?
Câu 2. Em có hài lòng về kết quả nghiên cứu không?
Câu 3.Em đã gặp khó khăn nào và đã giải quyết ra sao?
Câu 4.Cảm nhận của em sau khi thực hiện xong dự án?...
+ Giáo viên rút kinh nghiệm cho học sinh; động viên, gợi ý cho học sinh về hướng phát triển tiếp theo của dạy học theo dự án.
Phiếu số 1
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM
Tên chủ đề: Tích hợp kĩ năng sơ cứu nạn nhân trong giảng dạy phần chuyển hóa vât chất, năng lượng ở động vật – sinh học 11
Tên trường, lớp: ..
Nhóm: .
Thời gian: 16/11/2016 đến 30/11/2016
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
NHÓM.
Stt
Họ và tên
Nhiệm vụ
Đánh giá
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
 Ninh Bình, ngày.....tháng.......năm 2016
 Nhóm trưởng 
Phiếu số 2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO CHỦ ĐỀ
Tên chủ đề: Tích hợp kĩ năng sơ cứu nạn nhân trong giảng dạy phần chuyển hóa vât chất, năng lượng ở động vật – sinh học 11
Tên trường, lớp: 
Nhóm: ..
Thời gian: 
Stt 
Mục đánh giá
Tiêu chí
Điểm tối đa
Kết quả
1
Hoạt động nhóm
(Tối đa 5 điểm )
Tham gia của các thành viên
2
Lắng nghe của các thành viên
1
Hợp tác của các thành viên
1
Quản ly‎ nhóm
1
2
Thuyết trình
(Tối đa 5 điểm)
Nội dung
3
Hình thức
1
Thuyết trình
1
3
Tổng điểm
 Ninh Bình, ngày.....tháng.......năm 2016
 Giáo viên bộ môn 
Phiếu số 3
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP
Tên chủ đề: Tích hợp kĩ năng sơ cứu nạn nhân trong giảng dạy phần chuyển hóa vât chất, năng lượng ở động vật – sinh học 11
Tên trường, lớp: .
Nhóm: .................................
Thời gian: 16/11/2016 đến 30/11/2016
Stt
Tên thành viên
Tự đánh giá của nhóm
Đánh giá chéo nhóm 
Bài báo cáo của nhóm
Bài thu hoạch
Tổng điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
 Ninh Bình, ngày.....tháng.......năm 2016
 Nhóm trưởng Giáo viên bộ môn 
Phiếu số 4
SỔ THEO DÕI
Tên chủ đề: Tích hợp kĩ năng sơ cứu nạn nhân trong giảng dạy phần chuyển hóa vât chất, năng lượng ở động vật – sinh học 11
Tên trường, lớp: ..
Nhóm: 
Thời gian: 16/11/2016 đến 30/11/2016
1. Phân công nhiệm vụ trong nhóm
Stt
Họ và tên
Nhiệm vụ
Phương tiện
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
2. Biên bản thảo luận
Ngày 
Địa điêm
Nội dung
 Ninh Bình, ngày.....tháng.......năm 2016
 Nhóm trưởng 
Phiếu số 5 
 BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN
Tên dự án: Chuyển hóa vât chất, năng lượng ở động vật và vận dụng kiến thức để sơ cứu trong môt số tình huống
Tên trường, lớp: .
Nhóm: .................................................................................
Họ và tên :..
Thời gian: 16/11/2016 đến 30/11/2016
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
1. Em đã học được những kiến thức gì?
.
2. Em đã phát hiện được những kĩ năng gì ?
3.Em đã gặp những khó khăn gì?
4.Em sẽ làm gì nếu gặp một số tình huống sau:
Tình huống 1: Em về quê chơi thì gặp một em nhỏ bị ngã xuống sông
Tình huống 2: Tiết học thứ 5, bạn Hương đang ngồi trong lớp thì mặt tái nhợt, bạn có tiền sử bị tụt huyết áp. Em sẽ làm gì ?
..
Tình huống 3: Một em nhỏ bị hóc hạt nhãn, trong trường hợp đó em sẽ làm gì ?
Tình huống 4: Em bị ngã xe chân chảy rất nhiều má, bên cạnh em không có ai. Trong tình huống đó em sẽ xử l‎ý như thế nào
 Ninh Bình, ngày.....tháng.......năm 2016
 Giáo viên bộ môn 
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh trải nghiệm sáng tạo của học sinh trong quá trình thực hiện chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

File đính kèm:

  • docphụ lục.doc
  • docĐơn công nhận SK cấp tỉnh.doc
Sáng Kiến Liên Quan