Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh Lớp 9 trường THCS
Những năm gần đây, trước yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế tri thức đòi hỏi việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhằm từng bước cải tổ và chấn hưng nền giáo dục Quốc gia, đáp ứng và phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu. Trong đó, định hướng chủ đạo và xuyên suốt của việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo chú trọng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, khơi gợi năng lực tự nghiên cứu, lòng say mê, ham hiểu biết và học hỏi của học sinh. Thông qua sự đổi mới nội dung chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học nhằm đào tạo ra lớp người năng động, linh hoạt có đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ và hoàn thiện về nhân cách để đảm đương sứ mệnh chủ nhân tương lai của đất nước – một đất nước đang trong thời kỳ vươn mình ra biển rộng, hội nhập vào một sân chơi lớn mà ở đó ngoài việc được đối xử bình đẳng, được tiếp cận với những tiến bộ của nền kinh tế tri thức, ta còn khẳng định vị thế phát triển nước ta trên trường Quốc tế bằng lối đi riêng với bản sắc riêng của dân tộc mình. Đó là vấn đề lớn, những thách thức lớn đặt ra không những cho các nhà chiến lược, các nhà hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ các Bộ, ban, ngành, mà còn đặt ra với mọi công dân Việt Nam.
Môn địa lí lớp 9 là phần nối tiếp chương trình địa lí lớp 8 vì ở lớp 8 học sinh đã nghiên cứu về tự nhiên của Việt Nam thì lớp 9 tiếp tục nghiên cứu về kinh tế- xã hội của Việt Nam.
Môn địa lí lớp 9 nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ thông về dân cư, các ngành kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ kinh tế xã hội của nước ta và những hiểu biết cần thiết về địa phương( tỉnh, thành phố) nơi các em sống và học tập.
Trong tất cả các yêu cầu của môn Địa lý lớp 9 thì một yêu cầu vô cùng quan trọng mà giáo viên cần phải trang bị cho học sinh đó là phương pháp vẽ biểu đồ.
trở xuống, học sinh nên vẽ dạng biểu đồ hình tròn (hoặc biểu đồ cột chồng), còn số liệu từ 3 năm trở lên thì nên vẽ dạng biểu đồ miền. - Nếu bài tập yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện giá trị, tốc độthì dạng biểu đồ cần vẽ có dạng đường biểu diễn (đồ thị), biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột đơn gộp nhóm, biểu đồ thanh ngang * Bước 2: Xử lý số liệu (Nếu có) Đây là dạng bài tập mà người ta thường đưa ra số liệu mang giá trị tuyệt đối (Nghìn tỷ đồng, triệu con) => áp dụng cho biểu đồ cơ cấu. Đối với loại bài tập này bắt buộc học sinh phải chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Để tính được giá trị tương đối học sinh cần quan tâm đến tổng các giá trị tuyệt đối (Tổng = 100%) Trong trường hợp có những bài người ta cho tổng của các yếu tố, song khi học sinh cộng các yếu tố lại thì thấy vẫn thiếu (ít hơn) vì vậy khi lập bảng xử lý số liệu học sinh phải thêm cột các yếu tố khác (bảng số liệu khuyết). * Bước 3: Dựng khung biểu đồ - Chia tỷ lệ chiều cao, chiều rộng của các trục , bán kính đường tròn + Đối với biểu đồ cơ cấu Nếu là biểu đồ hình tròn (vẽ từ số liệu tuyệt đối đã xử lý sang số liệu tương đối) thì học sinh phải tính bán kính theo công thức: R2=R1 R2 là bán kính biểu đồ 2 R1 là bán kính biểu đồ 1 (thường được quy ước theo giá trị tuyệt đối nhỏ nhất) S1 là giá trị tuyệt đối của đường tròn 1 ( biểu đồ 1 theo quy ước) S2 là giá trị tuyệt đối của đường tròn 2 Nếu là biểu đồ cột chồng, biểu đồ miền thì tỷ lệ trục tung thường lấy là 10 cm cho 100% (1mm = 1%) từ đó học sinh dùng thước để vẽ. Chiều dài trục hoành phụ thuộc vào số năm, hoặc số các yếu tố cần vẽ (độ rộng của cột trong biểu đồ cột chồng nên lấy là 1cm, song nếu quá nhiều cột thì có thể thu hẹp độ rộng của cột, hoặc độ rộng khoảng cách giữa các năm) Nếu là biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột đơn gộp nhóm, biểu đồ đường(vẽ theo giá trị tuyệt đối) thì học sinh cần chú ý việc chia tỷ lệ trên trục tung. Hướng dẫn các em nên căn cứ vào số liệu cao nhất để xác định chiều cao của trục cho hài hòa, cân xứng với chiều dài của trục hoành. Tốt hơn hết là học sinh dựng độ dài của trục theo tỷ lệ thước. Cuối cùng là hoàn thiện các số liệu trên các trục, tên biểu đồ(tên biểu đồ nên đưa lên trên). Nếu là biểu đồ thanh ngang thì trục tung sẽ biểu hiện số năm còn trục hoành biểu hiện %. Cách chia tỷ lệ giống biểu đồ cột chồng và cột đơn. * Bước 4: Vẽ biểu đồ theo số liệu Lưu ý cho học sinh phải vẽ lần lượt từng yếu tố - Nếu là biểu đồ hình tròn thì vẽ lần lượt các yếu tố theo chiều quay của kim đồng hồ - Nếu là biểu đồ miền thì vẽ từng yếu tố từ dưới lên và lần lượt qua các năm Cuối cùng là chú giải ( chỉ sử dụng một chú giải cho tất cả các biểu đồ cùng chung yếu tố ) và tên biểu đồ. 3/ Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ - Đọc kỹ số liệu bài ra - Tuyệt đối không dùng màu để tô, nên dùng các ký hiệu - Nếu là biểu đồ tròn: Khi vẽ đường tròn, vẽ 1 bán kính trùng với phương kim đồng hồ chỉ 12 giờ và vẽ theo chiều kim đồng hồ - Bất kì một biểu đồ nào cũng cần chú giải và tên biểu đồ => Kết luận: Khi vẽ bất cứ một biểu đồ nào cũng phải đảm bảo được + Khoa học, chính xác + Trực quan rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu + Đảm bảo tính thẩm mĩ 4/ Bài tập áp dụng 4.1/ Biểu đồ miền Bước 1: Xử lý số liệu (nếu có) Ví dụ: xa = x 100% Bước 2:Dựng khung biểu đồ Giáo viên nên cho học sinh dùng thước để dựng vẽ Với biểu đồ miền thường dùng 10 cm cho 100% đối với trục tung và số cm cho các năm tương ứng (Ví dụ có 10 năm thì tương ứng sẽ là 10 cm) Bước 3: Nhận xét biểu đồ - Nhận xét chung: Lớn nhất, nhỏ nhất (bao nhiêu lần) - Nhận xét riêng: Sự thay đổi của từng yếu tố (tăng, giảm bao nhiêu lần) - Giải thích về sự thay đổi đó (Có lấy dẫn chứng, chứng minh) * Lưu ý: - Có những bảng số liệu khi xử lý học sinh còn phải thêm một số yếu tố vào cho đầy đủ - Cần chú ý đến từng giai đoạn (Tăng nhanh, chậm-bao nhiêu lần) - So sánh giữa các yếu tố với nhau (Chênh lệch số lần) Ví dụ: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991-2002 (%) Tổng số 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông-lâm-ngư nghiệp 40,5 29,9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0 Công nghiệp xây dựng 23,8 28,9 28,8 32,1 34,5 38,1 38,5 Dịch vụ 35,7 41,2 44,0 42,1 40,1 38,6 38,5 Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991-2002 và nhận xét ? Các bước tiến hành : Bước 1 : Xử lí số liệu (không có) Bước 2 : - Vẽ khung biểu đồ là hình chữ nhật hoặc hình vuông, cạnh đứng thể hiện 100%, cạnh ngang thể hiện khoảng cách các năm, chia sao cho phù hợp giữa các năm. - Ranh giới của biểu đồ miền là đường biểu diễn, thành phần nào cho trước thì vẽ trước và vẽ từ dưới lên. - Khi vẽ biểu đồ miền nếu có 3 thành phần thì vẽ thành phần đầu tiên sau đó ta vẽ thành phần thứ 3 vẽ từ trên xuống xem 100% = 0% - Phần chú giải thể hiện ngay trong biểu đồ 0% 0% 100% 50% 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Dịch vụ Nông – lâm – ngư nghiệp Công nghiệp xây dựng 50% 100% Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991-2002 Bước 3: Nhận xét biểu đồ - Tỷ trọng của Nông – Lâm – Ngư nghiệp giảm liên tục - Tỷ trọng của Công nghiệp – Xây dựng tăng liên tục => Nước ta thực hiện quá trình công nghiệp hoá, nên đã chú trọng phát triển Công nghiệp – Xạy dựng, phấn đấu mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp. - Tỷ trọng của dịch vụ tăng, giảm không ổn định do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới. 4.2/ Biểu đồ hình tròn Bước 1: Xử lý số liệu (Tương tự như phần vẽ biểu đồ miền) Bước 2: Quy đổi từ từ tỷ lệ % ra góc ở tâm để dùng thước đo độ vẽ Bước 3:Tính tỷ lệ bán kính (Áp dung cho số liệu tuyệt đối) R2 = R1(Bán kính R1 là nhỏ nhất) Bước 4: Vẽ biểu đồ - Vẽ theo chiều kim đồng hồ - Tâm của các đường tròn nằm trên 1 đường thẳng nằm ngang - Chỉ có 1 tên biểu đồ dùng chung - Chú giải: Chỉ có 1 chú giải Bước 5: nhận xét - Nhận xét chung: lớn nhất, nhỏ nhất (bao nhiêu lần) - Nhận xét riêng: sự thay đổi của từng yếu tố ( Tăng, giảm bao nhiêu lần) - Giải thích ( có lấy dẫn chứng chứng minh) Ví dụ : Cho bảng số liệu sau (Trang 38 SGK 9) (Số liệu: nghìn ha) Năm Các nhóm cây 1990 2002 Tổng số 9.040,0 12.831,4 Cây lương thực 6.474,6 8.320,3 Cây công nghiệp 1.199,3 2.337,3 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 1.366,1 2.173,8 a/ Từ bảng số liệu hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể cơ cấu các nhóm cây trồng qua 2 năm b/ Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét về sự thay đổi diện tích các nhóm cây? Bài làm Xử lý số liệu ta được bảng sau: (Đơn vị: % ) Năm Các nhóm cây 1990 2002 Tổng số 100 100 Cây lương thực 71.6 64.9 Cây công nghiệp 13.3 18.2 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 15.1 16.9 - Góc ở tâm (Đơn vị: độ) Năm Các nhóm cây 1990 2002 Tổng số 360 360 Cây lương thực 258 234 Cây công nghiệp 48 65 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 54 61 - Bán kính đường tròn Quy ước R1 = 2cm R2 = 2=2x1,4= 2,8cm - Từ bảng số liệu ta có biểu đồ sau Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm cây trồng năm 1990 và 2002 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác Năm 1990 Năm 2002 Cây lương thực Cây công nghiệp Chú giải * Nhận xét: * Về diện tích Từ bảng số liệu ta thấy diện tích gieo trồng năm 2002 tăng so với năm 1990 là 1,4 lần Diện tích các nhóm cây đều tăng, nhanh nhất thuộc nhóm cây công nghiệp (gần 2 lần) tiếp theo là nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác (1,6 lần) cuối cùng là nhóm cây lương thực ( 1,3 lần) * Về tỷ trọng Nhóm cây công nghiệp tăng nhanh nhất, sau đó đến nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác. Trong khi đó nhóm cây lương thực đang giảm nhanh về tỷ trọng * Nguyên nhân - Trong giai đoạn hiện nay cây công nghiệp đang là mặt hàng đem lại giá trị xuất khẩu cao, thị trường rộng và rất cần nên nước ta đang tập trung vào trồng các loại cây như: Cà phê, hồ tiêu, cao su - Nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác cũng tăng là do nhu cầu về rau quả ở các đô thị (đặc biệt là thực phẩm sạch) ngày càng tăng 4.3/ Biểu đồ cột chồng Bước 1: Xử lý số liệu-nếu có (Tương tự như phần vẽ biểu đồ miền và biểu đồ hình tròn) Bước 2: Dựng khung biểu đồ Trục tung: 10 cm cho 100% Trục hoành: chiều dài cm tuỳ thuộc vào các năm nhiều hay ít hoặc tuỳ thuộc vào các yếu tố cần vẽ Bước 3: - Vẽ biểu đồ: Phải vẽ lần lượt từng yếu tố, lưu ý chia khoảng cách giữa các cột, độ rộng của các cột - Đặt tên biểu đồ: tên đưa lên đầu, ngắn nhưng đầy đủ, - Chú giải: chỉ dùng 1 chú giải cho các cột - Điền đầy đủ các giữ kiện trên các trục Bước 4: Nhận xét - Nhận xét chung: Lớn nhất, nhỏ nhất (bao nhiêu lần) - Nhận xét riêng: Sự thay đổi của từng yếu tố (tăng, giảm bao nhiêu lần) - Giải thích về sự thay đổi đó (Có lấy dẫn chứng, chứng minh) * Lưu ý: - Có những bảng số liệu khi xử lý học sinh còn phải thêm một số yếu tố vào cho đầy đủ - Không cần chú ý đến từng giai đoạn (Tăng nhanh, chậm-bao nhiêu lần) - So sánh giữa các yếu tố với nhau (Chênh lệch số lần) VÍ DỤ 1: Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và của cả nước, thời kỳ 1995-2002 (nghìn tỷ đồng) trang 97 sgk Năm 1995 2000 2002 Duyên hải Nam Trung Bộ 5,6 10,8 14,7 Cả nước 103,4 198,3 261,1 a/ Dựa vào bảng số liệu hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước? b/ Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét? Bài làm a/ Vẽ biểu đồ - Xử lý số liệu ta được bảng (Số liệu %) Năm 1995 2000 2002 Duyên hải Nam Trung Bộ 5.4 5.5 5.6 Các vùng khác 94.6 94.5 94.4 Cả nước 100 100 100 Từ bảng số liệu đã xử lý ta vẽ được biểu đồ sau Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước giai đoạn 1995-2002 Chú giải: Các vùng khác Vùng duyên hải Nam Trung Bộ b/ Nhận xét * Từ bảng số liệu ta thấy - Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng duyên hải Nam Trung Bộ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước - Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng qua các năm đều tăng ( năm 2000 gấp 1,9 lần so với năm 1995, năm 2002 gấp 1,4 lần) * Từ biểu đồ đã vẽ ta thấy - Tỷ trọng công nghiệp của vùng duyên hải Nam Trung Bộ rất nhỏ so với cả nước (năm 1995 cả nước gấp 18,5 lần, năm 2000 gấp 18,2 lần, năm 2002 gấp 17,9 lần) - Tỷ trọng công nghiệp của vùng không ngừng tăng trong tổng tỷ trọng của cả nước * Giải thích Vùng duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều khó khăn trong chiến tranh, hiện nay vùng đang được nhà nước đầu tư phát triển kinh tế ( Đặc biệt là ngành công nghiệp và dịch vụ) với một số trung tâm công nghiệp như Nha Trang, Đà Nẵngvới những ngành như khai thác khoáng sản (Titan), đóng tàu, chế biến lương thực, thực phẩm . Ví dụ 2: ( Bài tập 2 – trang 33 sgk Địa lý 9) Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%) Năm Tổng số Gia súc Gia cầm Sản phẩm trứng, sữa Phụ phẩm chăn nuôi 1990 100 63,9 19,3 12,9 3,9 2002 100 62,8 17,5 17,3 2,4 Các bước vẽ biểu đồ: - Kẻ hệ trục toạ độ (trục tung thể hiện %, trục hoành thể hiện năm) - Chọn tỷ lệ thích hợp (độ cao của cột khác nhau, nhưng độ rộng của cột bằng nhau) và chọn khoảng cách phù hợp với các năm 62.8 17.5 19.9 2.4 100 3.9 80 19.9 13.9 Phụ phẩm chăn nuôi 60 Sản phẩm trứng sữa Gia cầm 40 Gia súc 63.9 20 0 2002 1990 N¨m Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (1990-2002) * Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ ta thấy: - Sản phẩm trứng, sữa có tỷ trọng tăng lên - Tỷ trọng gia súc, gia cầm, phụ phẩm chăn nuôi giảm * Lưu ý: Khi vẽ kí hiệu chú giải vào biểu đồ cột không được vẽ kí hiệu đường kẻ ngang hoặc dọc. Vì làm như vậy không nhận ra đâu là độ rộng và độ cao của cột. 4.4/ Biểu đồ cột đơn Bước 1: Chia tỷ lệ % cho các cột - Trục tung: Căn cứ vào số liệu cao nhất để xác định chiều cao của cột ( Theo cm ) - Trục hoành: Căn cứ vào khoảng cách các năm (dài ngắn), hoặc các yếu tố cần vẽ ( nhiều hay ít ) để xác định chiều dài trục Bước 2: Dựng khung biểu đồ, hoàn thành các nội dung cần thể hiện trên biểu đồ Bước 3: Nhận xét - Nhận xét chung: Lớn nhất, nhỏ nhất (bao nhiêu lần) - Nhận xét riêng: Sự thay đổi của từng yếu tố (tăng, giảm bao nhiêu lần) - Giải thích về sự thay đổi đó (Có lấy dẫn chứng, chứng minh) * Lưu ý: - Có những bảng số liệu khi xử lý học sinh còn phải thêm một số yếu tố vào cho đầy đủ - Cần chú ý đến từng giai đoạn (Tăng nhanh, chậm-bao nhiêu lần) - So sánh giữa các yếu tố với nhau (Chênh lệch số lần) VÍ DỤ Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thuỷ sản nước ta qua các năm Năm Thuỷ sản khai thác(Nghìn tấn) 1990 728.5 1994 1120.9 1998 1357 2002 1806 a/ Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản nước ta qua các năm theo bảng số liệu? b/ Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ em hãy rút ra nhận xét tình hình khai thác thuỷ sản ở nước ta? Bài làm a/ Vẽ biều đồ Biểu đồ sản lượng thuỷ sản khai thác nước ta giai đoạn: 1990-2002 1120.9 b/ Nhận xét * Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ ta thấy - Qua bảng số liệu ta thấy sản lượng khai thác thuỷ sản nước ta tăng đều qua các năm (so với 1990 thì năm 1994 tăng 1,5 lần: năm 1998 tăng 1,2 lần so với 1994 : năm 2002 tăng 1,3 lần so với 1998) - Qua biểu đồ ta thấy sản lượng khai thác thuỷ sản nước ta tăng nhanh vào giai đoạn 1990-1994 ( 1,5 lần) nhưng chậm vào giai đoạn 1994-1998 (Tăng 1,2 lần), sau đó lại tăng nhanh vào giai đoạn 1998-2002 (1,5 lần) * Nguyên nhân - Do việc đầu tư đánh bắt xa bờ 4.5/ Biểu đồ đường Ví dụ: ( Bài 2 trang 38 sgk địa lý 9) Dựa vào bảng sau, vẽ trên cùng hệ trục toạ độ bốn đường biểu diễn thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1990,1995,2000,2002. Năm Trâu (nghìn con) Chỉ số tăng trưởng (%) Bò (nghìn con) Chỉ số tăng trưởng (%) Lợn (nghìn con) Chỉ số tăng trưởng (%) Gia cầm (nghìn con) Chỉ số tăng trưởng (%) 1990 1995 2000 2002 2854,1 2962,8 2897,2 2814,4 100,0 103,8 101,5 98,6 3116,9 3638,9 4127,9 4062,9 100,0 116,7 132,4 130,4 12260,5 16306,4 20193,8 23169,5 100,0 133,0 164,7 189,0 107,4 142,1 196,1 233,3 100,0 132,3 182,6 217,2 Các bước tiến hành: Bước 1: Xử lí số liệu (%) (Không xử lí) Bước 2: - Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc. Trục tung thể hiện %, trục hoành thể hiện thời gian (Năm) - Xác định tỷ lệ thích hợp như: Tỷ lệ % và khoảng cách giữa các năm. Kẻ dóng các đường thẳng song song với trục tung và xác định các điểm mốc và nối với nhau bằng một đường thẳng để hình thành đường biểu diễn. 250 Lợn 200 150 100 Bò Trâu Gia cầm % 0 Năm 1990 2002 2000 1995 Biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1990-2002 4.6/ Biểu đồ kết hợp Bài tập mẫu: Hãy vẽ biểu đồ diễn biến diện tích gieo trồng và sản lượng cà phê ở nước ta thời kì 1980-1998 dựa vào bảng số liệu sau ? Bảng số liệu sau: Diện tích và sản lượng cà phê Năm 1980 1985 1990 1995 1997 1998 Diện tích cây trồng (nghìn ha) 22,5 44,7 119,3 186,4 270 370,6 Sản lượng (nghìn tấn) 8,4 12,3 92 218 400,2 409,3 Các bước tiến hành: Bước 1: Xử lí số liệu (biểu đồ đường và cột thường có mối quan hệ nhất định với nhau vì vậy số liệu thường không cần xử lí. Bước 2: - Do phải biểu hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau nên ta dùng hai trục đứng để thể hiện các đơn vị. (ví dụ: dân số, sản lượng lúa hoặc diện tích và sản lượng...) - Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc gồm: hai trục đứng nằm ở hai bên biểu đồ, trục hoành thể hiện thời gian (Năm). - Xác định tỷ lệ thích hợp ở cả 2 trục sao cho phù hợp như tỷ lệ %, độ rộng của cột và khoảng cách giữa các năm. 0 100 300 200 400 1980 1985 1990 1995 1997 1998 0 100 300 200 400 Diện tích cây trồng (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Năm 1990 Năm 2002 53.6% 38.4% 8% C©y thùc phÈm, c©y ¨n qu¶, c©y khaùc. C©y l¬ng thùc C©y c«ng nghiÖp 55% 36% 9% Năm 1990 Năm 2002 53.6% 38.4% 8% C©y thùc phÈm, c©y ¨n qu¶, c©y khaùc. C©y l¬ng thùc C©y c«ng nghiÖp 55% 36% 9% Biểu đồ diễn biến diện tích gieo trồng và sản lượng cà phê ở nước ta thời kì 1980-1998 * Chú ý : Khi vẽ biểu đồ đường kết hợp cột tuyệt đối không tô đậm hay dùng bút ngòi to để vẽ biểu đồ đường vì sẽ mất độ chính xác. IV/ Hiệu quả đạt được Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này kết quả đạt được như sau: - Học sinh xác định được yêu cầu của đề bài. - Học sinh xác định được cách chọn và vẽ biểu đồ phù hợp, đúng với yêu cầu của đề bài. - Tỷ lệ học sinh tự rèn luyện được kĩ năng vẽ biểu đồ chiếm tỷ lệ cao. - Học sinh nắm được các bước tiến hành trong khi vẽ biểu đồ. => Từ đó tỷ lệ học sinh đọc và phân tích bảng số liệu, xác định loại biểu đồ thích hợp đối với bài yêu cầu cao hơn so với khi chưa được áp dụng. Kết quả giảng dạy ở 2 lớp 9 Trường THCS Thạnh Lộc năm học 2011-2012 như sau: Lớp Tổng số học sinh Biết xác định và vẽ đúng Chưa biết cách xác định 9/1 37 37 0 9/2 40 40 0 Kết quả bài kiểm tra thực nghiệm đạt được như sau: Lớp Tổng số học sinh Điểm khá, giỏi Điểm trung bình 9/1 37 35 2 9/2 40 37 3 Tổng số học sinh 77 72 5 Tỷ lệ % 100 94 6 C/ PHẦN KẾT LUẬN I/ Bài học kinh nghiệm Qua thực tế giảng dạy tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau: Để giảng dạy tốt và giúp học sinh vận dụng kiến thức tự rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ thì người giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của người thầy trong việc hướng dẫn các em trong học tập với tình thần trách nhiệm cao. Giáo viên phải biết vận dụng một cách khéo léo, linh hoạt các phương pháp dạy học, có óc khai thác kiến thức, có lòng yêu nghề mến trẻ, nắm vững những nguyên tắc sư phạm khi hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ. Luôn luôn tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn bản thân nhất là những kiến thức cần thiết, những kỹ năng cơ bản của bộ môn một cách nhuần nhiễn, từ đó mới hướng dẫn được cho học sinh. Luôn tự trao dồi bản thân, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Cần quan tâm chú ý đến từng đối tượng học sinh từ đó mới nắm bắt được khả năng của từng em và có kế hoạch bồi dưỡng cho các em. II/ Ý nghĩa của đề tài đối với việc giảng dạy. Thông qua đề tài này giúp cho người giáo viên hiểu một cách sâu sắc về thực tiễn dạy học hiện nay và khả năng của từng giáo viên trong việc vận dụng kiến thức, kỹ năng hướng dẫn học sinh kỹ năng vẽ biểu đồ. III/ Khả năng ứng dụng của đề tài. Đề tài được ứng dụng rộng rãi đối với từng cán bộ giáo viên khi dạy chương trình địa lý lớp 9 đối với các bài thực hành: Bài 10, bài 16, bài 22, bài 27, bài 34, bài 37, bài 40, bài 44 và tất cả các bài tập trong sách giáo khoa Địa lí 9 IV/ Những đề xuất kiến nghị. 1/ Đối với Ban Giám Hiệu trường. Cần quan tâm giúp đỡ học sinh nghèo có đầy đủ các phương tiện học tập. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề dạy học rèn kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh. 2/ Đối với Phòng Giáo Dục. Cần thường xuyên mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng phương pháp dạy học bộ môn cho giáo viên. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã áp dụng trong các tiết dạy. Trong quá trình thực hiện đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của các thầy cô đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Chân thành cảm ơn! Thạnh Lộc, ngày 15 tháng 11 năm 2011 Người viết Nguyễn Diễm Nhân
File đính kèm:
- Noi dung.doc
- BIA.doc
- PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TRƯỜNG.doc