Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh Lớp 9

 Trong chương trình học tập Tiếng Việt – Tập làm văn ở THCS và THPT, việc lập luận trong đoạn văn được đặt ra như một kĩ năng cần phải rèn luyện. Kĩ năng này có thể được luyện ngay trong một câu, một số câu , một đoạn văn hay trong cả một bài văn. Tuy vậy, trong câu do dung lượng không lớn nên việc lập luận đơn giản, thường chưa thể hiện đầy đủ bản chất. Còn trong một đoạn văn, một văn bản hoàn chỉnh, việc lập luận sẽ phong phú đa dạng hơn. Do đó việc hình thành kĩ năng lập luận trong đoạn văn, trong văn bản cho học sinh là điều rất quan trọng đặc biệt đối với học sinh lớp 9, làm cơ sở để các em học lên bậc THCS.

 Ở bậc Trung học cơ sở, trong phân môn Tập làm văn, học sinh đã học về đoạn văn và các thể văn nghị luận. Kiến thức về đoạn văn các em được tìm hiểu sơ lược từ lớp 6 (Tiết 20: Lời và đoạn văn tự sự), lớp 7(Tiết 99: Luyện tập viết đoạn chứng minh, giải thích) và tăng cường hơn ở lớp 8, lớp 9. Lớp 8 có 4 tiết :Tiết 10, tiết 76, tiết 100, 102 với các kiến thức kĩ năng về xây dựng đoạn trong văn bản, viết đoạn trong văn thuyết minh, xây dựng và trình bày luận điểm. Lên lớp 9, các em được học về liên kết câu và liên kết đoạn văn ( Tiết 102, 110).

Dạng văn nghị luận các em cũng được học từ lớp 7, khái quát về đặc điểm văn nghị luận, phép lập luận chứng minh, giải thích; Lớp 8 học tiếp văn nghị luận, về cách nói và viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả. Ở lớp 9 đã có sự kế thừa, nâng cao kiến thức về văn nghị luận. Các em học văn nghị luận xã hội (nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí) và nghị luận văn học (nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ). Có thể nói việc tìm hiểu về đoạn văn, về văn nghị luận có một hệ thống từ thấp đến cao phù hợp với lứa tuổi và cấu trúc của chương trình Ngữ văn THCS.

 

doc44 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 14666 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nôi” của đứa con.Từ hình tượng con cò, nhà thơ đã khái quát thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững và sâu sắc:
“Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con” 
Ở đây, cò trắng đã hoá thân vào hình ảnh người mẹ. Bốn câu thơ đầu chỉ có 4 chữ ngắn gọn, giọng thơ lắng lại, giống lời thủ thỉ của mẹ dành cho đứa con yêu. Sự lặp lại liên tục của các từ: dù, ở, con, cò, ... láy đi láy lại cảm xúc dâng trào trong sâu thẳm tâm hồn mẹ. “Lên rừng xuống bể” – phép đối nghĩa gợi ra hai chiều không gian với bao khó khăn chồng chất lên cuộc đời. Khoảng cách địa lý có thể “gần”, có thể “xa” nhưng chẳng thể nào cản được bầu trời yêu thương của mẹ. Dù một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên cuộc đời này nữa nhưng mẹ vẫn “luôn”, vẫn “sẽ” mãi tìm con, yêu con. Mai này con sẽ trở thành cánh cò vững chãi bay xa nhưng trong trái tim của mẹ con vẫn còn bé bỏng, ngây thơ như thuở nằm trong nôi được mẹ cưng chiều. Quả thật, đối với bất kỳ người mẹ nào trên thế gian, đứa con nhỏ của mình luôn dại khờ, luôn cần được che chở, bao bọc, cần một điểm tựa nâng đỡ. Bởi vậy, mẹ lúc nào cũng dõi theo từng bước chân con trên chặng đường đời lắm chông gai, thử thách. Tấm lòng mẹ muôn đời là vậy. Vượt ra ngoài mọi hoàn cảnh, mọi giới hạn vẫn không hề đổi thay. Từ những cảm xúc dâng trào, Chế Lan Viên đã đưa ra một triết lý sâu sắc, cảm động về tình yêu thương của người mẹ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời, lòng mẹ vẫn yêu con”– triết lý ấy bao giờ cũng đúng, triết lý ấy không ai có thể phủ nhận được.
“ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.
Bài tập 3: 
Phân tích 6 câu thơ đầu của bài thơ  “Mùa xuân nho nhỏ” bằng đoạn văn diễn dịch, có sử dụng cách lập luận so sánh.
Gợi ý
Bức tranh mùa xuân thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu được vẽ bằng vài nét chấm phá nhưng rất đặc sắc. Từ “mọc” được đặt ở đầu câu - nghệ thuật đảo ngữ nhằm nhấn mạnh, khắc hoạ sự khoẻ khoắn. “Mọc” tiềm ẩn một sức sống, sự vươn lên, trỗi dậy. Giữa dòng sông rộng lớn, không gian mênh mông chỉ có một bông hoa thôi nhưng không hề gợi lên sự lẻ loi đơn chiếc. Trái lại, bông hoa ấy hiện lên lung linh, sống động, tràn đầy sức (sống) xuân.Với gam màu hài hoà dịu nhẹ tươi tắn. Màu xanh lam của nước sông (dòng sông Hương) hòa cùng màu tím biếc của hoa, một màu tím giản dị, thuỷ chung, mộng mơ và quyến rũ. Đó là màu sắc đặc trưng của xứ Huế. Bức tranh đó còn rộn rã âm thanh của tiếng chim chiền chiện, loài chim của mùa xuân. Cách dùng các từ “ơi”, “chi” hay “chi mà” mang chất giọng ngọt ngào đáng yêu của người xứ Huế (thân thương, gần gũi), mang nhiều sắc thái cảm xúc như một lời trách yêu. Khung cảnh mùa xuân có không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng - một sắc xuân của xứ Huế - Một không gian bay bổng mà đằm thắm dịu dàng, tươi tắn. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải chẳng có mai vàng, đào thắm cũng chẳng có muôn hoa khoe sắc màu rực rỡ, mùa xuân trong thơ Thanh Hải thật giản dị, đằm thắm. Nhà thơ cảm thấy say sưa ngây ngất, xốn xang rạo rực trước cảnh đất trời vào xuân:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”:
Giọt long lanh rơi dù hiểu là giọt sương, giọt nắng, giọt mùa xuân hay giọt hạnh phúc, giọt âm thanh thì vẫn thể hiện cảm xúc ngây ngất say sưa của nhà thơ. Tiếng chim chiền chiện hót vang trời nhưng không tan biến vào không trung, nó như ngưng đọng lại thành từng giọt âm thanh, như những hạt lưu li trong vắt long lanh chói ngời. Ở đây có sự chuyển đổi cảm giác: từ thính giác đến thị giác, xúc giác. Những yếu tố huyền ảo trong bài thơ được thể hiện một cách sáng tạo, gợi cảm và tài tình.“Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp của thi nhân đối với vẻ đẹp của thiên nhiên, thể hiện sự đồng cảm của thi nhân trước thiên nhiên và cuộc đời.
3.2.4. Viết đoạn văn, với yêu cầu cụ thể về hình thức, kèm theo các yêu cầu về liên kết câu, ngữ pháp.
Ví dụ:
Bài tập 1: Cho ba câu thơ:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
 Viết một đoạn văn ngắn từ 9 đến 12 câu theo phép luận luận Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp để phân tích cái hay mà em cảm nhận được từ ba câu thơ trên. Chỉ ra các phép liên kết em đã sử dụng trong đoạn văn.
Gợi ý
 Ba câu thơ kết thúc bài thơ “Đồng chí” là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
 Trong cảnh “rừng hoang sương muối” nhưng những người lính vẫn đứng cạnh bên nhau, im lặng, phục kích chờ giặc tới. Từ “chờ” gợi lên tư thế chủ động của người lính. Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá. Toàn cảnh là tình cảm ấm nồng của người lính với đồng đội của các anh. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của thời tiết. Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng các anh giữa rừng hoang mùa đông và sương muối buốt giá. Hình ảnh“ Đầu súng trăng treo”là có thật trong cảm giác, được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc.Nhưng đây là hình ảnh đẹp nhất, gợi bao liên tưởng phong phú: Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng. Tất cả đã hòa quyện, bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Câu thơ như nhãn tự của cả bài, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí thân thiết. Ba câu thơ là bức tranh đẹp, là biểu tượng đẹp giàu chất thơ về tình đồng chí, đồng đội của người lính trong kháng chiến chống Pháp.
 Bài tập 2:
Trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” có câu thơ: 
“Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.”
Viết một đoạn văn khoảng 10 câu, trong đó sử dụng câu hỏi tu từ, thành phần tình thái để phân tích đoạn thơ em vừa chép.
Gợi ý:
Trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” có câu thơ: 
“Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.”
 Câu thơ gợi lên hình ảnh người mẹ chịu thương, chịu khó trong lao động và vô cùng yêu con. Hai câu thơ trên vừa tả việc làm của mẹ, vừa biểu hiện tình cảm, sâu nặng của mẹ với con. Mẹ vừa địu con trên lưng vừa giã gạo góp phần nuôi bộ đội ăn no đánh giặc. Từ láy “nghiêng” vừa giàu chất tạo hình vùa gợi nhiều xúc động, diễn tả dáng điệu nghiêng nghiêng vất vả của mẹ bên cối gạo đồng thời cũng giúp ta cảm nhận về giấc ngủ của em cu Tai. Dường như trong giấc ngủ say nồng trên tấm lưng gầy của mẹ, cả người em cũng nghiêng nghiêng áp vào lưng mẹ và nhấp nhô lên xuống theo mỗi nhịp chày. Hình ảnh giọt mồ hôi nóng hổi khiến ta cảm nhận được sự vất vả, chịu thương, chịu khó của mẹ. Hình ảnh “vai mẹ gầy” kết hợp với từ láy “nhấp nhô” không chỉ diễn tả sự thiếu thốn mà còn cho ta thấy tất cả sự cố gắng, nỗ lực, kiên trì, nhẫn nại trong công việc của mẹ. Dù lao động cật lực nhưng mẹ vẫn chăm chút đến giấc ngủ của đứa con yêu. Phải chăng hình ảnh người mẹ Tà - ôi cần cù, nhân hậu chính là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ?
- Thành phần tình thái: Dường như
- Câu hỏi tu từ: Phải chăng hình ảnh người mẹ Tà - ôi cần cù, nhân hậu chính là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ?
Bài tập 3:
Viết một đoạn văn ngắn để nêu lên suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con qua khổ thơ sau:
 “Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.”
(Nói với con – Y Phương)
Trong đoạn có sử dụng: 
+ Lời dẫn trực tiếp. 
+ Phép lặp.
(Có gạch chân hoặc chú thích)
Gợi ý : “Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.”
 Những câu thơ là lời người cha nói với con về đức tính của “người đồng mình” . Người cha ca ngợi đức tính cao đẹp của “người đồng mình” bằng những hình ảnh đầy ấn tượng : “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”. Đó là những con người chân chất, khoẻ khoắn. Họ mộc mạc mà không nhỏ bé về tâm hồn. Họ giàu ý chí và niềm tin. Họ tự chủ trong cuộc sống, biết “tự đục đá kê cao quê hương” bằng tinh thần cần cù lao động, bằng ý chí và nghị lực. Họ muốn giữ lấy bản sắc văn hoá duy trì những tập quán tốt đẹp của người đồng mình. Họ tha thiết yêu quê hương, lấy quê hương làm chỗ dựa vững chắc cho tâm hồn. Nói với con những điều đó, người cha mong con biết tự hào về truyền thống quê hương, tự hào về dân tộc để tự tin hơn trong cuộc sống của mình.
- Các từ in đậm, nghiêng: phép lặp.
- Câu gạch chân in đậm, nghiêng: lời dẫn trực tiếp.
 Trên đây là những giải pháp nhằm rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 trong hai năm học ở trường THCS Thạch Hoà. 
IV. KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Qua hai năm thực hiện đề tài, tôi nhận thấy kĩ năng dựng đoạn của học sinh tăng lên rõ rệt sau từng năm học. Nhiều em đã có kĩ năng viết đoạn thành thạo, đảm bảo sự liên kết cả về nội dung cũng như hình thức. Cuối năm học tôi đã khảo sát, kiểm chứng kết quả thực hiện đề tài qua việc khảo sát kĩ năng viết đoạn của học sinh hai lớp 9 để đối chứng so với đầu năm chưa triển khai thực hiện đề tài.
Đề bài dùng để khảo sát: 
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn: “ Những ngôi sao xa xôi ” của Lê Minh Khuê.
* KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA HỌC SINH HAI LỚP 9
TRƯỜNG THCS THẠCH HOÀ SAU KHI TRIỂN KHAI ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
Khối lớp
Tổng số học sinh
KẾT QUẢ XẾP LOẠI
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Đầu năm
9A
38
2
5,2%
7
18,4%
18
47,4
11
29%
9B
33
1
3%
6
18,2%
16
48,5%
10
30,3%
Cuối năm
9A
38
10
26,3%
12
31,8%
14
36,8%
2
5,3%
9B
33
9
27,3%
12
36,4%
10
30,3%
2
6%
So với kết quả khi chưa thực hiện đề tài, kết quả có thay đổi rõ rệt, tỉ lệ khá giỏi tăng, tỉ lệ trung bình, yếu giảm. Dưới đây là thống kê số liệu tăng giảm cụ thể: 
BẢNG SO SÁNH ĐỐI CHỨNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SKKN.
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
9A
8
+ 21,1%
5
+ 13,4%
- 4
- 10,6%
- 9
- 23,7%
9B
8
+ 24,3%
6
+ 18,2%
- 6
-18,2%
- 8
- 24,3%
( Kí hiệu: + là tăng, - là giảm).
Nhìn vào bảng so sánh đối chứng ta thấy sau khi thực hiện đề tài số học sinh đạt điểm giỏi của lớp 9A tăng 21,1%, lớp 9B tăng 24,3%. Số học sinh đạt điểm khá của 9A tăng 13,4%, 9B tăng 18,2%. Số học sinh đạt điểm trung bình 9A giảm 10,6%, 9B giảm 18,2%. Số học sinh bị điểm yếu của 9A giảm 23,7%, 9B giảm 24,3%. Kết quả này cũng được khẳng định một cách khách quan qua các kì thi tuyển học sinh giỏi Ngữ văn 9 và thi vào 10 môn Ngữ văn của trường THCS Thạch Hoà trong hai năm vừa qua. Cả hai năm học 2010 – 2011, 2011 - 2012 đều có 2/2 học sinh đạt học sinh giỏi Văn cấp huyện, năm học có 2011 – 2012 có 1 học sinh đạt giải khuyến khích môn Văn cấp Thành phố; Đội truyển môn Ngữ văn của trường được xếp hạng thứ nhất trong huyện. Kết quả thi vào 10 môn Ngữ văn năm học 2011 – 2012 có 32/64 =50% học sinh đạt điểm khá giỏi, tỉ lệ chung cả trường môn Ngữ văn đạt 6,4 điểm đứng thứ tư trong huyện, đưa kết quả thi vào 10 môn Ngữ văn của Thạch Hoà từ xếp tốp cuối ( Năm học 2010 -2011, môn Ngữ văn vào 10 của Thạch Hoà xếp thứ 21/24 trường của Thạch Thất) lên đứng trong tốp đầu của huyện chỉ sau các trường Thạch Thất, Đại Đồng, Bình Phú. Cuối năm học 2011 - 2012, kết quả khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 9B của PGD với đề bài: “Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật”, có 26/32 = 81,3% học sinh đạt điểm khá giỏi, chỉ có 4/32 = 12,5% học sinh đạt TB, 2/32 học sinh = 6,3% bị điểm yếu. 
Kết quả như trên đã nằm ngoài dự kiến và mong muốn của người thực hiện đề tài. Mong rằng kết quả này sẽ được tiếp tục khẳng định qua những kì thi trong các năm học tới.
C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 Sáng kiến kinh nghiệm được rút từ thực tế giảng dạy, qua quá trình hướng dẫn học sinh kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Những giải pháp thực hiện đã giúp học sinh nhất là đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống có kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận. Như chúng ta đã biết, trên thực tế, đoạn văn là một phần của văn bản. Khi các em có kĩ năng viết đoạn thành thạo thì cũng nâng cao kĩ năng viết bài tập làm văn. Các kĩ năng dựng đoạn trong phạm vi đề tài này đều là những kĩ năng có thể sử dụng hiệu quả khi viết các đoạn thân bài của bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích, đoạn thơ, bài thơ. 
Mặc dù, khi viết bài văn, đoạn văn nghị luận văn học cần phải có kĩ năng phân tích tác phẩm theo từng thể loại (Trong phạm vi đề tài này tôi không đề cập đến). Nhưng các kĩ năng dựng đoạn đã thực hiện trong đề tài cũng đã góp phần nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận, nhất là nghị luận văn học cho học sinh, từng bước nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở bộ môn Ngữ văn trong nhà trường cũng như khả năng tạo lập văn bản khi bước vào cuộc sống. Tạo cho các em luôn có khả năng lập luận mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục khi trình bày một vấn đề, một ý tưởng. Một số bài học rút ra của tôi sau khi thực hiện đề tài là:
- Giáo viên cần cho học sinh nắm vững kiến thức về đoạn văn: Khái niệm, cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
- Giáo viên phải có điều tra khảo sát thực tế, và tuỳ theo đối tượng học sinh khá, giỏi hay trung bình, yếu mà vận dụng lựa chọn các dạng bài tập phù hợp. Qua đó mà củng cố hoặc nâng cao kiến thức về đoạn văn, rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn cho học sinh.
- Đặc biệt là phải cho học sinh nắm vững kiến thức về các tác phẩm văn học ( qua các giờ học phân môn Văn) để có nội dung thực hành khi viết đoạn.
	Trên đây là những kinh nghiệm của tôi qua việc thực hiện đề tài ở trường THCS Thạch Hoà. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm mang tính chủ quan của bản thân và mới áp dụng trong phạm vi hẹp. Rất mong sự đóng góp ý kiến, trao đổi, bổ sung của bạn bè đồng nghiệp và sự phổ biến nhân rộng của đề tài để kết quả giáo dục nói chung, dạy và học văn nói riêng của học sinh ngày càng được nâng cao.
Xin chân thành cám ơn!
Thạch Hoà, ngày 18 tháng 5 năm 2012 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
 mình viết, không sao chép nội dung 
 của người khác.
 Ngô Thị Nghị
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
NGÀNH GD&ĐT THẠCH THẤT
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................
........................, ngày....tháng....năm 2012
......................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docskkn_van_ren_ki_nang_hoc_sinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan