Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết bài văn và đoạn văn Nghị luận xã hội ngắn

- Đề tài nghị luận thường gần gũi vớiđời sống và sát hợp với trìnhđộ nhận thức của học sinh: tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bịô nhiễm, đại dịch AIDS, và mớiđây cóđại dịch Covid 19, hay những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, trong họcđường, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vậnđộng giúpđỡđồng bào vùng bị thiên tai, những tấm gương người tốt việc tốt, hiện tượng lãng phí, lối sống thờơ, vô cảm, hiện tượng chạy theo thời thượng, ăn mặc lòe loẹt, thói dối trá.

- Nghị luận về một hiện tượngđời sống không chỉ cóý nghĩa xã hội, tácđộngđến đờisống xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sốngđúngđắn,tích cựcđối với học sinh.

 

docx37 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết bài văn và đoạn văn Nghị luận xã hội ngắn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lời câu hỏi:
Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào một chiếu áo phông lòe loẹt, trước ngực loằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của một bộ phim đang “ăn khách”, một hình ảnh vừa thiếu đứng đắn lại hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên. Có bạn đòi mua bằng được chiếc quần bò đắt tiền để diện đến trường, nhưng đó lại là chiếc quần xé gấu và thủng gối... Hôm qua, ở cổng trường, chút nữa là tôi không nhận ra một bạn của lớp mình. Bên dưới mái tóc nhuộm một đường đỏ hoe, và bên trên đôi giày cao to, quá khổ là chiếc áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình (mặc dù bạn vốn là người gầy nhỏ) và chiếc quần trắng ống rộng lùng thùng. Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế !”
(Ngữ văn 8, tập hai, NXB GDVN, 2015, tr. 125,126)
Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
Tại sao người viết lại khẳng định: trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào một chiếu áo phông lòe loẹt, trước ngực loằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của một bộ phim đang “ăn khách”, là một hình ảnh vừa thiếu đứng đắn lại hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên.
Câu 2:(3.0 điểm)
Từ đoạn trích trên, hãy viết bài văn ngắn (khoảng 300-400 chữ) bàn về
“Trang phục -Nét đẹp văn hóa” đối với lứa tuổi học trò hiện nay.
Hướng dẫn chấm Câu 1:(2.0 điểm)
Ý
Nội dung
Điểm
a
Đoạn trích sử dụng các phương thức biểu đạt: Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận (nêu đúng mỗi phương thức biểu đạt cho 0,25 điểm)
1,0
b
Người viết khẳng định: một hình ảnh vừa thiếu đứng đắn lại hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên. vì:
- Lứa tuổi thiếu niên chỉ phù hợp với trang phục giản dị, thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng...
- Trang phục áo phông lòe loẹt, trước ngực loằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của một bộ phim đang “ăn khách” thể hiện người mặc nó thiếu tính thẩm mỹ, thiếu đứng đắn, chỉ biết đua đòi ăn chơi, chạy theo “mốt” đầy lố bịch, đánh mất đi vẻ đẹp thuần
phong mỹ tục của người Việt Nam
0,5
0,5
Câu 2: (3.0 điểm)
Ý
Nội dung
Điểm
Về hình thức và kĩ năng:
Học sinh được tự do lựa chọn các thao tác tạo lập văn bản, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn; huy động chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình... Xác định rõ vấn đề thuộc phạm vi nghị luận xã hội.
Học sinh cần đặt tâm thế của người trong cuộc để làm bài. Bàn về chuyện xã hội nhưng phải xuất phát từ bản thân mình.
0,5
* Về kiến thức:
Từ đoạn trích, học sinh làm nổi bật được “Trang phục – Nét đẹp văn hóa” để từ đó giúp các em biết mặc trang phục một cách phù hơp đối với lứa tuổi học trò hiện nay ... Học sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách. Sau đây là một số gợi ý :
1
Giải thích khái niệm trang phục
0,25
- Trang phục (hay còn gọi là y phục) là những thứ con người mang trên người như quần áo; giày dépmũ, nón; khăn, tất thắt lưng, đồ trang sức nhằm để bảo vệ thân thể đồng thời mang tính thẩm mỹ, tô điểm, làm đẹp cho con người.
2
Bàn luận: “Trang phục - Nét đẹp văn hóa” đối với lứa tuổi học trò hiện nay; Liên hệ, mở rộng vấn đề(lấy dẫn chứng trong văn học, trong cuộc sống để tạo tính thuyết phục)
2,0
“Trang phục - Nét đẹp văn hóa”:
-Trang phục thường thể hiện đẳng cấp, địa vị, tính cách, nét đẹp văn hóa, đạo đức, nhân cách; khả năng thẩm mỹ của con người. (VD: trang phục giản dị của Bác Hồ luôn thể hiện đức tính khiêm tốn, lối sống thanh bạch và đặc biệt là sự hy sinh cao cả của Người đối với dân tộc)
- Một người có văn hóa là người biết chọn cho mình bộ trang phục phù, lứa tuổi, hoàn cảnh giao tiếp, phải phù hợp với thời đại và mang tính thẩm mỹ
1,0
Trang phục đối với học trò hiện nay:
Hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh trong cách ăn mặc đã có sự thay đổi chóng mặt không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa mà trở nên đua đòi, hở hang, lố bịch, thiếu lịch sự như đã nêu trong đoạn trích trên. Các bạn lầm tưởng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trởthànhngười sành điệu, văn minh, được mọi người khen ngợi
Việc chạy theo “mốt” với cách ăn mặc như vậy để lại nhiều tác hại, hậu quả khi làm mất thời gian, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, tốn kém tiền bạc của cha mẹ, gia đình và là sự manh nha cho những trượt ngã, vấp váp sai lầm dẫn đến hủy hoại bản thân
Trang phục đối với học trò thường đơn giản, gọn nhẹ, thực hiện đúng quy định về trang phục của học sinh trong nhà trường cũng như đảm bảo tính hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng của lứa tuổi
1,0
3
Bài học nhận thức, hành động
Liên hệ bản thân: biết sử dụng trang phục phù hợp lứa tuổi học trò, giản dị, lịch sự, toát lên sự hồn nhiên ngây thơ, trong sáng.
Biết sử dụng trang phục phù hợp từng ngữ cảnh giao tiếp
động viên, tuyên truyền những bạn có trang phục chưa phù hợp tự điều chỉnh để phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo nội quy nhà trường
0,25
B. Gợi ý, định hướng cách viếtđoạn văn nghị luận xã hội:
Quy nạp
Tổng – phân– hợp
ĐOẠN VĂN CÓ CÂU CHỦ ĐỀ
Các cách trình bày đoạn văn:
Mở đoạn Câu chủ đề
*Dẫn chứng 1 *Dẫn chứng 1
*Dẫn chứng 2 *Dẫn chứng 2
...	...
-Lí lẽ n
*Dẫn chứng 1
*Dẫn chứng 2
Lí lẽ 2
-Lí lẽ 1
Thân đoạn
Thân đoạn
-Lí lẽ 1
Lí lẽ 2
*Dẫn chứng 1 *Dẫn chứng 1
*Dẫn chứng 2 *Dẫn chứng 2
...	...
-Lí lẽ n
*Dẫn chứng 1
*Dẫn chứng 2
Mở đoạn Câu giới thiệu
Mở đoạn Câu chủ đề
Diễn dịch
Thân đoạn
-Lí lẽ 1
Lí lẽ 2
*Dẫn chứng 1 *Dẫn chứng 1
*Dẫn chứng 2 *Dẫn chứng 2
...	...
-Lí lẽ n
*Dẫn chứng 1
Kết đoạn Câu chủ đề
Kết đoạn Câu chủ đề
Kết đoạn
Câu gợi mở/ cảm xúc/... (không chốt lại vấn đề)
Song hành
Mở đoạn
Câu giới thiệu đối tượng nghị luận
-Lí lẽ 1
Thân đoạn
- Lí lẽ 2
*Dẫn chứng 1
*Dẫn chứng 2
...
- Lí lẽ n
*Dẫn chứng 1
*Dẫn chứng 1
*Dẫn chứng 2
...
*Dẫn chứng 2
...
Kết đoạn
Không có
ĐOẠN VĂN KHÔNG CÓ CÂU CHỦ ĐỀ
Móc xích
Mở đoạn
Không có
Thân đoạn
-Lí lẽ 1	- Lí lẽ 2
*Dẫn chứng 1	*Dẫn chứng 1
*Dẫn chứng 2	*Dẫn chứng 2
...	...
- Lí lẽ n
*Dẫn chứng 1
*Dẫn chứng 2
Các câu gối đầu, đan xen nhau
Kết đoạn
Không có
Bố cục của đoạn văn nghị luận xã hội:
Dạngđề Nghị luận về tư tưởng, đạo lí:
Câu mởđoạn: Giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lí
Thân đoạn:
+ Giải thích: Tùy theo yêu cầu đề bài, có thể có những cách giải thích khác nhau:
. Giải thích khái niệm, trên cơ sởđó, giải thíchý nghĩa, nội dung vấn đề.
. Giải thích nghĩađen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sởđó giải thíchý nghĩa, nội dung vấn đề.
. Giải thích mệnh đề, hìnhảnh trong câu nói, trên cởđó xác định nội dung ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
+ Phân tích và chứng minh mặtđúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?); Vấn đề được biểu hiện như thế nào?; Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?;
+ Bình luận, đánh giá, nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độđúng - sai, đóng góp - hạn chế của vấn đề. Thực chất trả lời cho câu hỏi: Từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì cóý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?... Bài học hành động, phương hướng cụ thể.
Kết đoạn: Khẳngđịnh chung về tư tưởng, đạo líđã bàn luận.
Nghị luận về hiện tượngđời sống:
Mởđoạn: Dẫn dắt vào đềđể giới thiệu chung về những vấn đề mà xã hội quan tâm. Đi vào hiện tượngđời sống màđề bài đề cập... (chuyển ý)
Thân đoạn:
+ Trình bày thực trạng – Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sốngđó)
*Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.
+ Phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan – tác hại của hiện tượng đời sốngđã nêu (ảnh hưởng, tác động - hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội, đối với cá nhân mỗi người).
+ Bình luận về hiện tượng (tốt, xấu, đúng, sai...) Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sốngđã nghị luận; Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận.
+ Đề xuất những giải pháp: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra giải pháp khắc phục (Đối với bản thân, đối vớiđịa phương, đối với đất nước...)
Kết đoạn: Khẳng địnhchung về hiện tượngđời sốngđã bàn luận.
* Lưu ý:
Việc xây dựng đoạn văn trong văn nghị luận xã hội không chỉ đòi hỏi đảm bảo kỹ năng xây dựng đoạn theo các cấu trúc mà cần hướng dẫn cho học sinh biết tạo dựng phong cách ngôn ngữ, hành văn, lối viết phù hợp và có màu sắc và tư duy nghị luận sắc sảo hơn.
Ngôn ngữ, hành văn trong văn nghị luận xã hội nói chung cần tự nhiên, linh hoạt, sáng tạo và đa dạng hơn so với ngôn ngữ trong các kiểu bài văn khác. Phải có tính kết hợp phân tích, bình luận, đánh giá, đối thoại, phản biện cao... đồng thời phải uyển chuyển khi kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự miêu tả để bài viết có sức hấp dẫn và tăng tình thuyết phục hơn.
Đồng thời tùy tính chất nội dung của từng đoạn văn mà giáo viên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn ngôn ngữ phù hợp cho đoạn văn đó:
Công thức viếtđoạn ngắn gọn, đủý.
(Giành cho đối tượng học sinh Trung bình và yếu) Câu mởđoạn :nêu vấn đề
+... đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người.
+...là một trong những vấn đềđáng được quan tâm/ gây nhức nhối hiện nay.
Các câu thân đoạn:(Vận dụng một vài phép lập luận cơ bản để triển khailàm sáng tỏ vấn đề như: phân tích - chứng minh, bình luận):
+ Nêu khái quát về tư tưởng, đạo lý tình cảm đó; hoặc giải thích (đối với đề ra dưới dạng hàm ngôn, ẩn dụ, chưa rõ):
+ Nêu khái quát về nguyên nhân hiện tượng đó.
+Vậy...là gì? Tầm quan trọng/sựảnh hưởng,tác động của nó đến đời sống của chúng ta ra sao?Làm thế nào để chúng ta có thể phát huy/hạn chếđiều đó?
+ Bàn về vấn đề... có nhiều quan điểm/cách nhìn khác nhau, nhưng theo tôi... là...
+Tìm các từ/ cụm từ cùng nghĩa, gần nghĩa với từ cần giải thích để nêu khái niệm.
+Phân tích ngắn gọn các mặt/ biểu hiện/ vai trò (tư tưởng đạo lý);Trình bày thực trạng – Mô tả nguyên nhân hiệntượng ( hiện tượng đời sống).
+Lấy các ví dụđiển hình.
+ Đánh giá tính đúng/sai; trái/ phải; nên/không nên,... của vấn đề bàn luận.
Câu chốt kết đoạn: Khẳngđịnh vấn đề.Có thể liên hệ bản thân, hoặc có thểđưa ra thôngđiệp (thường có các từ: đừng,hãy,nên,cần, phải, muốn...thì...)
Tham khảo đề và hướng dẫn chấm
*. Đề 1: (Đề của phòng GD Đức Thọ - Có tích hợp câu đọc hiểu)
Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Không ai có thể tránh khỏi nghịch cảnh của đời người. Vậy vào những lúc ấy, ta cần phải đối đãi ra sao? Nghịch cảnh là cái bẫy, nhưng nó không phải là cái bẫy đáng sợ nhất. Những người có thể đứng dậy trong nghịch cảnh mới là vĩ đại thực sự. Nghị lực xuất phát ra trong tình cảnh tuyệt vọng mới phát huy được sức mạnh nội tại tiềm ẩn trong con người.
Nếu không có loại phấn đấu này, người ta sẽ không bao giờ phát hiện được năng lực tiềm ẩn thật sự của mình. Con người nếu không gặp phải nghịch cảnh, sống vô cùng thoải mái, vô ưu vô lo thì cũng chẳng bao giờ phát hiện ra khả năng tiềm ẩn thật sự bên trong của mình. Nếu muốn kiểm nghiệm phẩm cách của một người, cách tốt nhất là xem thái độ của anh ta trong nghịch cảnh ra sao. Thất bại cũng chính là cơ hội để ta bước đến một vị trí cao hơn. Điều mà bất cứ người thành công nào nhớ đến đầu tiên không phải là thành tựu mà là thất bại của họ. Những trải nghiệm đau khổ trong nghịch cảnh khiến họ tạc dạ, ghi lòng. Sở dĩ họ thành công	được	chính	là	bởi	biết	đối	mặt	và	chinh	phục	nghịch	cảnh. (https://www.dkn.tv/van-hoa/vi-sao-nghich-canh-chinh-la-mon-qua-tuyet-voi-nhat- cuoc-song-danh-tang-ban.html)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Chỉ ra hai phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3: Theo tác giả, “cách tốt nhất” khi muốn kiểm nghiệm phẩm cách của một người là gì?
Câu 4: Giải thích vì sao tác giả viết “Thất bại cũng chính là cơ hội để ta bước đến một vị trí cao hơn”?
Câu 5: Em có đồng tình với ý kiến: “Nghịch cảnh là cái bẫy, nhưng nó không phải là cái bẫy đáng sợ nhất”? Vì sao?
Làm văn:
Câu 1 (2 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của nghị lực trên con đường chinh phục nghịch cảnh.
* Hướng dẫn chấm:
PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu
Yêu cầu kiến thức- kĩ năng
Điể
m
1
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
0,5
2
Chỉ ra hai phép liên kết: Đoạn trích sử dụng nhiều phép liên kết, học sinh có thể chỉ ra hai trong số các phép sau:
Phép thế: cum từ “những lúc ấy” ở câu (2) thế cho toàn bộ câu (1)
Phép lặp từ ngữ: từ “nghịch cảnh”
Phép nối: Từ “sở dĩ ”ở câu (7) nối câu (7) với câu (6)
0,5
3
Theo tác giả “cách tốt nhất” khi muốn kiểm nghiệm phẩm cách của
một người là xem thái độ của anh ta trong nghịch cảnh ra sao.
0,5
4
Sở dĩ tác giả viết “Thất bại chính là cơ hội để ta bước đến một vị trí cao hơn” vì sau thất bại, con người có cơ hội được nhìn lại chính mình, phát hiện được năng lực tiềm ẩn của bản thân, rút ra được
những bài học kinh nghiệm quý giá
0,5
5
Học sinh có thể đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần, miễn sao lí giải hợp lí, thuyết phục.
Sau đây là một hướng lí giải: Đồng tình với ý kiến của tác giả: “Nghịch cảnh là cái bẫy, nhưng nó không phải là cái bẫy đáng sợ nhất”. Bởi lẽ: “Nghịch cảnh là cái bẫy” khiến con người trở nên sợ hãi, nhụt chí, thậm chí đầu hàng, bỏ cuộc. Nhưng đó không phải là “cái bẫy đáng sợ nhất”, điều đáng sợ là khi gặp phải nghịch cảnh mà
con người có thái độ run sợ, đầu hàng.
1,0
PHẦN LÀM VĂN
Ý
Yêu cầu kiến thức, kĩ năng
Điểm
a
Kĩ năng: Học sinh viết được 01 đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh
(khoảng 200 chữ), sử dụng thành thạo các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận một cách mạch lạc, chặt chẽ.
0,5
b
Kiến thức:
* Xác định đúng vấn đề nghị luận: bàn về vai trò của nghị lực trên con
0,25
đường chinh phục nghịch cảnh.
* Học sinh có thể lựa chọn nhiều hướng để triển khai, sau đây là một định hướng:
Giải thích ngắn gọn về nghị lực.
Trình bày về vai trò của nghị lực trên con đường chinh phục nghịch cảnh:
+ Nghị lực (thái độ sống tích cực, dám đương đầu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vươn tới thành công) là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của một người, là điểm tựa giúp chúng ta có thêm sức mạnh vượt qua nghịch cảnh.
+ Tạo nên sự tự tin để đương đầu với khó khăn và vượt qua nghịch cảnh.
+ Có nghị lực, khi đương đầu với nghịch cảnh, khó khăn con người mới có thể phát hiện ra khả năng tiềm ẩn thật sự của mình. Khi ấy, nghị lực giúp con người biến khó khăn thành cơ hội, tạo tiền đề vững chắc hướng tới thành công.
Chốt: Nghị lực là kết quả của một quá trình rèn luyện. Muốn có nghị lực con người phải trau dồi kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho
bản thân, phải quyết đoán, tự chủ.
0,75
0,25
Sáng tạo: Khuyến khích những bài viết có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện được những suy nghĩ riêng; chính tả, dùng từ, đặt
câu đảm bảo chuẩn ngữ nghĩa ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
Đề 2: (Có tích hợpđọc hiểu)
Câu 1 (2 điểm) : Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Một buổi chiều nọ, mẹ vào phòng hai anh em và cho mỗi đứa một quả táo. Mẹ nói: “Có hai quả táo một quả thì to và ngọt, một quả nhỏ hơi xanh và vị chát”. Nói xong mẹ để quả táo lên bàn, người em nhanh tay chỉ vào quả táo to và nhanh nhảu đáp: “Mẹ, con muốn quả này!”. Mẹ lắng giọng hỏi: “Con không nghĩ cho anh sao”. Người em không nói gì. Người anh trả lời: “Con ăn quả nhỏ cũng được ạ. Con lớn rồi, quả to để cho em”. Mẹ mỉm cười và đưa quả táo to cho người anh. Người em hậm hực khóc lóc: “Mẹ không công bằng”. Mẹ thấy vậy bèn giải thích: “Người chỉ muốn cái tốt về mình, không muốn chia sẻ với người khác là ích kỷ. Đó là hậu quả”.
(Trích Tuyển tập “Câu chuyện nhỏ ý nghĩa lớn”)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Lời nói của người mẹ trong câu văn sau được dẫn theo cách nào?
Mẹ thấy vậy bèn giải thích: “Người chỉ muốn cái tốt về mình, không muốn chia sẻ với người khác là ích kỷ. Đó là hậu quả”.
Từ đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 2 (2 điểm): Từ bài học được gợi ra qua ngữ liệu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự nhường nhịn trong cuộc sống?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Hình thức, kĩ năng và nội dung kiến thức
Điểm
1
a. Phương thức biểu đạt chính là : Tự sự
0,5
b. Lời nói của người mẹ trong câu văn được dẫn theo cách dẫn trực
0,5
tiếp
c. Đây là câu hỏi mở, học sinh có thể có những suy nghĩ, cách trình
1,0
bày khác nhau.
- Bài học rút ra có thể là: Nếu chúng ta biết nhường nhịn nhau nhất
định mọi người sẽ thoát ra ngoài những tranh chấp không đáng có và
sống hạnh phúc hơn; Không nên ích kỉ, chỉ biết dành những điều tốt
đẹp cho bản thân
2
YÊU CẦU CHUNG:
- Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận; đúng kiểu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: bàn về bài học được rút ra từ ngữ liệu: sự nhường nhịn.
- Triển khai đoạn văn mạch lạc, tự nhiên, hợp lý, kết hợp lý lẽ và dẫn chứng.
- Chỉ yêu cầu giới thiệu vấn đề, giải thích được khái niệm và bàn được ý nghĩa của vấn đề.
YÊU CẦU CỤ THỂ:
* Giới thiệu và giải thích ngắn gọn vấn đề cần nghị luận:
Đức tính nhường nhịn trong cuộc sống.
Nhường nhịn là chịu phần thiệt thòi về mình không tranh chấp hơn thiệt, được thua.
0, 25
* Bàn luận, làm rõ vấn đề:
Khi ta biết nhường nhịn sẽ tránh được tranh chấp không đáng có, tránh tai vạ vào thân.Trước bất cứ tình huống nào, người biết nhường nhịn có ý thức cao độ làm chủ bản thân mình, lời nói, cử chỉ từ tốn, nhẹ nhàng.
Biết nhẫn nhịn sẽ được mọi người yêu mến và quý trọng bởi sự điềm đạm, nhỏ nhẹ và có văn hóa của bạn. Phương châm ứng xử của người biết nhường nhịn: “Một điều nhịn, chín điều lành”.
Nhường nhịn sẽ biết thông cảm, tha thứ cho nhau, cùng nhau sống chân hòa, thân ái. Người biết nhường nhịn coi trọng hòa khí, lúc nào cũng đặt tình người, sự đoàn kết lên trên hết.
Nhường nhịn là nhân tố cực kì quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết nội bộ hóa gia đình hạnh phúc.
(Trong quá trình bàn luận học sinh có thể lấy những dẫn chứng từ các mối quan hệ trong gia đình, trong cuộc sống, mối quan hệ của các quốc gia, dân tộc với nhau để làm rõ vấn đề)
Ngược lại, nếu không biết nhường nhịn mà bức xúc, nổi nóng, tinh thần lấn át lý trí sẽ dẫn đến lời nói, hành vi sai trái, gây ra những hậu quả đáng tiếc
1,0
* Khẳng định vấn đề:
Đức tính nhường nhịn là cần thiết.
Cần biết rèn luyện để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp trong đời sống.
0,25
* Sáng tạo: khuyến khích những bài viết có cách diễn đạt độc đáo, có sự khám phá trong triển khai giải quyết vấn đề.
0.25
* Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25
Một số đề bài yêu cầu viết đoạn văn:
* Tham khảo:
(Tổng hợp từ đề ôn thi vào THPT, lược bỏ phần ngữ liệu và câu hỏi đọc hiểu)
Đề 1. Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện ở mỗi người?
Đề 2. ..., hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ thái độ của mình
trước tình trạng lòng tốt bị lợi dụng trong xã hội.
Đề 3. ...., hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về những giải pháp
nhằm giúp người thực sự muốn hoàn lương có thể làm lại cuộc đời.
Đề 4. ...., hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về cách nuôi dưỡng hạnh phúc từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Đề 5.	, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về giá trị của việc con
người biết đối mặt và chinh phục nghịch cảnh.
Đề 6	, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Mỗi người
cần làm gì để tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống?
Đề 7.	, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Thế nào là
thái độ hợp tác tốt với mọi người của mỗi cá nhân?
Đề 8. ...., hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về một cách ứng xử của con người khi gặp phải thất bại trong cuộc sống.
Đề 9.	, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về những hệ lụy của việc
ném đá tập thể xảy ra gần đây trên mạng xã hội.
Đề 10	, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về hậu quả của việc phán
xét người khác một cách dễ dàng.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_viet_bai_van_va_doan.docx
  • pdfchuyen_de_ngu_van_cum_1_2019-2020_a2745af9e0 (1).pdf
Sáng Kiến Liên Quan